Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tinh Thần Văn Hóa Dân Tộc

24 Tháng Sáu 201909:43(Xem: 6002)
Tinh Thần Văn Hóa Dân Tộc
Trong thời giankhông gian Chư Tôn Đức và Phật tử xa gần tưởng niệm cố Hòa Thượng thượng Quảng hạ Thanh, viện chủ Bảo Quang tự viện vừa viên tịch ngày 9 tháng 6 năm 2019, chúng tôi xin giới thiệu một nét chấm phá trên hành trình thiên lý mà Hòa Thượng từng độc hành trên đường phụng sự Giáo Pháp và Dân Tộc)  


TINH THẦN
VĂN HÓA DÂN TỘC

Thích Nữ Huệ Trân

           
Khoa Học, Nghệ Thuật Và Tính Tâm Linh

Trong thời gian An Cư Kiết Hạ, tháng 7, năm 2012, tại chùa Bảo Quang, chúng tôi được Hòa Thượng Thích Quảng Thanh cho biết là có thể trong khoảng tháng 10, cùng năm, sẽ chính thức khánh thành Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo chùa Bảo Quang, mà mặt tiền, tầng lầu hai, là nơi lưu giữ những cổ vật vô giá.  

            Cá nhân tôi, vì có lần tình nguyện lên quét dọn, lau bụi trên đó nên có cơ duyên được ngắm nhìn biết bao cổ vật độc đáo, không chỉ là giá trị tuổi tác thăng trầm theo lịch sử mà còn là những tuyệt tác nghệ thuật vô cùng đa dạng.

            Tôi thực sự thán phục tấm lòng bền bỉ của thầy, luôn mang nặng ưu tư tìm tòi, gìn giữ những nét đặc thù mang sắc thái Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam. Thầy thường nói “Văn hóa còn, là dân tộc còn”. Niềm tin đó, nếu không đủ thiết tha, không đủ mạnh mẽ thì chắc thầy cũng khó kiên trì, để nhiều thập niên qua đã âm thầm góp nhặt, nâng niu bao cổ phật quý hiếm cho hôm nay đại chúngcơ duyên chiêm ngưỡng.

            Ước nguyện của thầy đã thành tựu, qua những tấm thiệp mời dự Đại Lễ Khánh Thành Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Chùa Bảo Quang, được gửi đi muôn phương. Lễ chính thức là Chủ Nhật 14 tháng 10 năm 2012 nhưng trong chương trình, chùa Bảo Quang đã dành hai ngày, Thứ Sáu 12  và Thứ bảy 13 tháng 10 để thiết lễ Trai Đàn Chẩn Tế.

            Thầy chia sẻ rằng năm xưa, thầy từng là một thuyền nhân, đã bước xuống con thuyền mong manh với quyết tâm lao ra biển cả, nên thầy đã cảm nhận sâu sa bao bi thương của dân tộc cũng như bao phước báu của những hoài bão được thành tựu. Thế nên, sáng Thứ Sáu 12 tháng 10 năm 2012 thầy thỉnh mời Chư Tôn Đức và Phật tử, cùng đưa thuyền ra khơi, vớt vong về chùa để liên tiếp hai ngày dự Trai Đàn Chẩn Tế.

Đây cũng là dịp Phật tử tham dự, được Chư Tôn Đức hướng dẫn tạ ơn Chư Phật, Chư Bồ Tát, nhủ lòng cứu vớt bao oan hồn đồng bào còn lênh đênh ngoài biển cả, bao hương linh chiến sỹ trận vong còn vất vưởng nơi núi thẳm rừng sâu …          Vạn lòng thành sẽ cảm ứng mười phương Chư Phật.

            Và sáng chủ nhật 14 tháng 10 năm 2012 đã đến, với nắng vàng rực rỡ. Bãi đậu xe mênh mông đã đầy kín, trước giờ khai mạc cả giờ đồng hồ! Hiếm có buổi lễ nào lại nhiều người đến trước giờ như thế.

            Nắng vàng và y vàng sáng rực khuôn viên chùa, xen lẫn mầu áo lam của Phật tử, đủ mọi thành phần nam phụ lão ấu, linh động, nao nức như một ngày chẩy hội. Phóng viên các đài truyền thanh, truyền hình địa phương hầu như có mặt đầy đủ. Thành phần tiếp tân không phải chỉ một nhóm, mà gồm nhiều nhóm, vì đại lễ khánh thành hôm nay gồm nhiều chủ đềHòa Thượng viện chủ chùa Bảo Quang đã âm thầm cưu mang qua các bộ môn văn hóa, thi ca, nghệ thuật …..

Mỗi ban tiếp tân mang mỗi mầu áo, và có nhiệm vụ ở mỗi địa điểm khác nhau. Sự chu toàn nhiệm vụ cũng là sự đóng góp sắc thái đặc thù dân tộc qua hình ảnh các tà áo dài thướt tha đã gây sự thích thúcảm phục của quan khách ngoại quốc. Có lẽ không ai hiện diện tại khuôn viên chùa Bảo Quang, sáng chủ nhật 14 tháng 10 năm 2012 mà không bị thu hút vào mầu sắc, âm thanh, cảnh trí cực kỳ rực rỡ nét văn hóa nghệ thuật. Mỗi bước đều mỗi thấy Tôn Tượng Chư Phật, Chư Bồ Tát, giữa hoa lá, cỏ cây, tưởng như thiên nhiên mà thực là được chăm sóc tỷ mỉ. Đó mới chính là cái đẹp của nghệ thuật!

            Buổi lễ bắt đầu với chuông trống Bát Nhã dồn dập ngân vang, cung nghinh Chư Tôn giáo phẩm chậm bước theo đội hình của các ban tiếp tânPhật tử hai bên nghinh đón để tiến lên lầu hai, nơi lần đầu tiên bao cổ vật vô giá được chính thức trưng bày. Mỗi bước đi đều mang theo tiếng trầm trồ khen ngợi. Dù là Phật tử hay khách tham quan du ngoạn các cơ sở Phật Giáo, chắc chúng ta từng thấy hình ảnh Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Tổ, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên vì trên tầng lầu hai này, những hình ảnh đó đều khoác lên chiều sâu tâm linh, một chiều rộng mênh mông của nghệ thuật tiềm ẩn. Nghệ thuật này lại lồng lộng cưu mang chiều dài gần 26 thế kỷ của những tấm lòng kính ngưỡng và tri ơn một giáo pháp xuất thế gian mà không hề rời thế gian pháp.

            Lễ cắt băng khai mạc khánh thành được đoàn lân trẻ gọi mời bằng những hồi chiêng trống rộn rã. Đoàn lân uốn lượn với nắng, hòa nhập nhau tới mức không biết nắng lung linh hay lân lung linh …. Và lượn sóng y vàng lưu chuyển vào Đại Hùng Bửu Điện, giữa hai hàng Phật tử trang nghiêm cất vang tiếng niệm Phật là những hình ảnhâm thanh cực kỳ cảm động, không chỉ đối với các quan khách ngoại quốc mà Phật tử Việt nam cũng không ít người rơi lệ!

            Nghi lễ trong Chánh Điện là cơ hội cho Phật tử được nghe lại tiếng nói còn đầy hào sảng của Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu, vị trưởng lão Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam trên Thế Giới đã 92 tuổi mà vẫn chống gậy đi khắp năm châu, bất cứ nơi nào cần sự hiện diện của ngài.

            Trước Chư Tôn thiền đức và quan khách mọi giới, Ngài hân hoan tán thán công đức của Hòa Thượng viện chủ chùa Bảo Quang đã tận tâm tận lực hoàn thành sứ mệnh của một trưởng tử Như Lai trong thời gian kỷ lục, thể hiện nét đẹp của nghệ thuật và văn hóa đặc thù để giới thiệu Đạo Pháp. Trong niềm hân hoan này, Đại Lão Hòa Thượng cũng ngậm ngùi nhắc nhở con dân Việt hãy cảnh tỉnh trước hiểm họa Cộng Sản Việt Nam đang dâng đất, dâng biển cho Trung Quốc đã gần như công khai. Người Việt Nam đi biểu tình chống Trung Quốc lấn đất, chiếm biển, mà bị nhà nước Việt Nam bắt giữ, thì ai sẽ là những thành phần bảo vệ khi Tổ Quốc lâm nguy?!

            Câu hỏi và câu trả lời đã ở sát bên nhau!

            Đây cũng là niềm ưu tư khôn nguôi của Hòa Thượng viện chủ chùa Bảo Quang mà một lần thuyết giảng trong mùa An Cư, thầy đã thốt lên: “ Trước thảm họa Trung Quốc đang cướp biển, cướp đất Việt Nam, tự ái dân tộc có cho phép tăng lữ Việt Nam ngoảnh mặt làm ngơ không?”

            Thông tin trên các mạng lưới toàn cầu đang phổ biến tin tức về các cuộc biểu tình bất bạo động của người Việt ở khắp nơi, phản đối Trung Quốc đã và đang ỷ thế mạnh, cướp biển cướp đất của dân tộc Việt Nam. Thời gian gần, và địa thế xa, là vào ngày 20 tháng 10 tới đây, tại thành phố Munchen Đức Quốc, đồng bào Việt Nam dự trù sẽ biểu tình thầm lặng khắp thành phố, cùng dương cao bản đồ Việt Nam với diện tích toàn vẹn lãnh thổ mà Cha Ông đã để lại.

            Ngạn ngữ Hoa Kỳ có câu “The apple never falls far from the tree.” Quả thật, trái táo không thể rơi xa gốc cây táo. Dẫu phải tha phương nơi nào, trong trái tim mỗi người đều còn mãi nguồn cội của mình.

            Tiếp lời Đại Lão Hòa Thượng là các vị dân cử đại diện thành phố Santa Ana,  và các vùng phụ cận, đã lên ngỏ lời chào mừng và nhiệt liệt cám ơn sự có mặt của  ngôi chùa nguy nga, góp phần không nhỏ làm tăng nét đẹp và giá trị thành phố.

            Nghi thức dâng hươngcầu nguyện, lại một lần nữa cảm động lòng người. Âm thanh Chú Đại Bi, Bát Nhã, được toàn thể đại chúng, trong Chánh Điện cũng như ngoài khuôn viên, đồng cất lên, tạo năng lượng vô hình mà cực kỳ thiết tha dõng mãnh khiến quan khách ngoại quốc cũng chắp tay búp sen lúc nào, mà có lẽ chính họ không nhận biết!

            Buổi thiết lễ Cúng Dường Trai Tăng và mời quan khách, đồng hương Phật tử cùng thọ trai cũng là lúc chương trình văn nghệ được bắt đầu với những tiết mục chuyên chở ý-từ vi diệu của giáo pháp mầu nhiệm. Dòng hương nhạc thiền vị này cũng là những nét chấm phá, xen kẽ trong chương trình ra mắt tác phẩm “Dấu ấn nghệ thuật II” của nghệ sỹ Thanh Trí Cao, là Hòa Thượng Thích Quảng Thanh, viện chủ Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo chùa Bảo Quang.

Không biết hai chữ “Nghệ Sỹ” có đủ để nói về vị tu sỹ đa năng đa dạng, thể hiện ở hầu hết các bộ môn văn, thơ, nhạc, nhiếp ảnh, hội họa, cây kiểng …v….v….  Điều kỳ diệu là ở mỗi bộ môn, thầy đều đạt tới chiều sâu tâm thức nghệ thuật. Văn thơ Thanh Trí Cao dễ dàng tìm thấy trên các trang mạng Phật Giáo. Nhạc cũng đã trầm bổng qua mấy CD. Hội họa thì từng triển lãm và cũng là bìa nhiều quyển sách. Riêng lãnh vực nhiếp ảnh, vị tu-sỹ-nghệ-sỹ tâm sự là chỉ cầm ống kính vì yêu thiên nhiên, vì nghe được ngôn ngữ thầm lặng của bông hoa, của vạt nắng. Chỉ đơn giản thế thôi, nhưng chính những giao cảm kỳ diệu này đã tạo nên linh hồn cho tác phẩm, một điều rất cần thiết mà nếu người nghệ sỹ thiếu rung động sẽ chẳng thể đạt được.

            Bất ngờ và lý thú, bộ ảnh mang tên “Huyền Thoại Ngôn Ngữ Hoa Sen” mà hầu hết đối tượng là những đóa sen trong khuôn viên chùa, đã đoạt giải “World Top Photographer – Nhiếp ảnh gia hàng đầu thế giới” do Hội Nhiếp Ảnh Quốc Tế PESGPC Photo Club bầu chọn.

            Chỉ trong mấy tiếng đồng hồ của ngày, từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều mà người tham dự Lễ Khánh Thành Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo chùa Bảo Quang đã được mời cất bước suốt chặng đường dài, từ những mái nhà dột, vách gỗ mục, tường xiêu, thành ngôi tự viện trang nghiêm, lộng lẫy. Ngôi tự viện hôm nay, dù mang đầy tính chất nghệ thuật nhưng không chỉ là nơi để thế nhân chiêm ngưỡng, mà vượt lên tất cả, là hoài bão thể hiện phần nào, nét văn hóa dân tộc trên xứ người, là điểm tựa để những người con của Như Lai, quy về mái ấm Như Lai, cùng học giáo pháp Như Lai, trải rộng con đường Như Lai cho tự thân và tha nhân, để cùng được Giác Ngộgiải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

            Luôn luôn và luôn luôn, bất cứ khi nào có dịp chia sẻ, Hòa Thượng Quảng Thanh đều xác định rằng, nếu không được Chư Phật gia hộ, không được đàn na tín thí khắp nơi tin tưởngyểm trợ tài lực, nhân lực thì hoài bão này chẳng thể thành tựu. Thế nên, trước những công trình được viên mãn hôm nay, Hòa Thượng kính cẩn lạy tạ Chư Phật mười phương đã hộ trì qua bao gian nan vất vả, cám ơn bao Phật Tử hộ pháp đã thể hiện Bố Thí Ba La Mật những khi Hòa Thượng ngỏ lời cầu cứu sự tiếp sức, cám ơn bao Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di âm thầm làm việc ở mọi ban, mọi lúc, không quản ngại, không nề hà, cũng không chỉ ngày hôm nay, mà miệt mài từ nhiều chục năm qua, để chùa Bảo Quang có thể chia sẻ miếng cơm manh áo tới những người thiếu thốn, mang niềm vui, nụ cười tới những nơi u buồn ảm đạm …..

            Ngôn ngữ thế gian chẳng thể nói hết tấm lòng những người con Phật, trong muôn một. Chỉ sự đồng tâm, đồng cảm mới giúp chúng ta đồng hành trên con đường Trung Đạo.


Nam Mô
Công Đức Lâm Bồ Tát. Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát.

TN Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1298)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1582)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2081)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1836)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1203)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1383)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1376)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1662)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1440)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1307)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1453)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1386)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1701)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1406)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1356)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1370)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1448)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1628)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1527)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1482)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1338)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1435)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1144)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1892)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1324)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1491)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2825)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1493)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1665)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1544)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1983)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1527)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1725)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1929)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2099)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1572)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2553)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1664)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1842)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1791)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1544)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2296)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1729)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1791)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1659)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2033)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2013)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2165)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1663)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1978)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant