Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật GiáoĐạo Đức Sinh Học Hiện Đại

02 Tháng Bảy 201904:42(Xem: 4963)
Phật Giáo Và Đạo Đức Sinh Học Hiện Đại

Phật GiáoĐạo Đức Sinh Học Hiện Đại

Thích Trung Định

 

Dây Trói Bền Chắc Nhất

Ngày nay, khi khoa học phát triển, người ta đã tìm thấy sự gần gũi giữa Phật giáo và khoa học. Nhiều bài viết nghiên cứu về sự tương đồng giữa Phật giáo và khoa học ngày càng nhiều. Khi Phật giáo tiếp tục lan rộng ở các nước phương Tây, sự tiếp cận Phật giáo với khoa học hiện đại ngày càng được nghiên cứuứng dụng trong việc lý giải một số vấn đề về nền tảng đạo đức cơ bản. Phật giáo xuất phát từ Ấn Độ, một đất nước thuộc truyền thống văn hóa châu Á. Do vậy, người ta thường tò mò về cách thức truyền thống châu Á cổ đại này sẽ đáp ứng như thế nào đến những tình huống tiến thoái lưỡng nan về đạo đức đang đối mặt với thế giới hiện đại. Đạo đức sinh học Phật giáo là một lĩnh vực nghiên cứu học thuật ở phương Tây không phải là mới mẻ, nhưng trong những năm gần đây cũng đã có sự gia tăng đáng kể ở các nước châu Á. Các trường phái Phật giáotruyền thống phong phú về tư tưởng đạo đức sinh học. Nhà nghiên cứu đạo đức Phật giáo phải đối mặt bây giờ là phải tạo ra một sự thích ứng đối với vấn đề mới, phù hợp với tinh thần của các giá trị Phật giáophù hợp với truyền thống kinh điển phong phú của nó. Đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng vì có rất ít bài kinh và sự nghiên cứu bài bản trong lĩnh vực mới mẻ này. Bởi lẽ, nền văn học tiên phong nhất của Phật giáo đã hơn 2600 năm nay, và nhiều vấn đề chúng ta phải đối mặt ngày nay là kết quả của sự phát triển kinh tế, xã hội hiện đại mà gần như không thể tưởng tượng được trong thời cổ đại. Trong việc xây dựng cây cầu từ cũ đến mới, có rất nhiều vấn đề khập khiễng và bất đồng có thể xảy ra. Và còn quá sớm để nói đến những giải pháp dứt khoát. Đồng thời, nó trở nên thích hợp để điều tra làm thế nào những vấn đề trong thực tế giữa các Phật tử, những người hoạt động tự nhiên trong một thế giới mà vai trò của tôn giáo ảnh hưởng lớn đến hành vi của họ.

Trong phạm vi bài nghiên cứu nhỏ này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát về các báo cáo đề xuất liên quan đến các lợi ích của nghiên cứu đạo đức sinh học và các vấn đề liên quan khác từ quan điểm đạo đức Phật giáo.

Đạo đức sinh học (Bioethics)

Đạo đức sinh học là một xu hướng hiện tượng trong thế giới mới của nền văn minh hiện đại. Nó như là một lĩnh vực nghiên cứu nhằm theo dõi một số nguyên nhânnguyên nhân quan trọng trong các lĩnh vực công nghệ khoa học và những giá trị cơ bản của con người, nhất là vấn đề sức khỏe. Vấn đề này đã trở nên nóng bỏng và được quan tâm rất lớn đối với các nhà đạo đức học, khoa học và những nhà quản lýthẩm quyền. Mặc dù nhiều vấn đề về đạo đức sinh học đã được thảo luận từ thời cổ đại. Việc giới thiệu các công nghệ y sinh học hiện đại, đặc biệt là từ những năm 1950, ngành nghiên cứu này đã có những thành tựu đáng kể. Thứ nhất, nó đã khám phá ra khá nhiều điều mới mẻ, trong đó chủ yếu là việc làm sao kéo dài cuộc sống của con người, chẩn đoán trước khi sinh, phá thai, thử nghiệm của con người, các can thiệp di truyền và công nghệ sinh sản, sự tử tế, kiểm soát hành vitâm lý học. Định nghĩa về cái chết, quyền bảo vệ động vật, phân bổ các nguồn lực sức khoẻ và những khó khăn trong việc duy trì sức khoẻ môi trường… Thứ hai, có sự quan tâm sâu rộng đối với đạo đức sinh học, bởi nó tạo ra một thách thức về trí tuệđạo đức. Thứ ba, sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực đạo đức sinh học đã tạo điều kiện một cách cởi mở đối với các nghiên cứu đa ngành, cho nhiều học giả và các viện hàn lâm ngày nay. Đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến các khía cạnh hành vi con người cá nhânxã hội.

Đạo đức sinh học là một thuật ngữ hỗn hợp có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp ‘bios’, nghĩa là đời sống, (life) và ethike đạo đức (ethics). Nó có thể được định nghĩa là nghiên cứuhệ thống về hành vi của con người trong lĩnh vực khoa học về sự sống và chăm sóc sức khoẻ. Công việc này được kiểm tra dưới ánh sáng của các giá trị đạo đức và nguyên tắc chặt chẽ. Sinh đạo đức được G. Hottois định nghĩa như: “Một toàn thể nghiên cứu, phát biểuthực hành, thường là đa ngành, nhằm mục đích làm sáng tỏ hoặc giải quyết những vấn đề mang tính chất đạo đức, gây nên bởi những phát triển và áp dụng kỹ thuật khoa học trong sinh học và y học.”[1] Đạo đức sinh học mở rộng đến các vấn đề liên quan đến giá trị nghiên cứu về sinh học và hành vi. Mặt khác nó cũng tìm hiểu các vấn đề xã hội, cuộc sống và sức khoẻ con người, nhằm làm sáng tỏ mối liên hệ hữu cơ giữa con người với môi trường thiên nhiên, các hệ sinh thái, động và thực vật. Khái niệm về đạo đức sinh học đã cung cấp một nền tảng đạo đứctriết học. Đồng thời làm rõ khái niệm và đồng đánh giá đúng nghĩa về hòa bình, sự hài hòa giữa nhân loại và môi trường sinh học. Nó có thể được xem là một khoa học khái niệm có chiều hướng triết học, đồng thời là một hướng hoạt động thực tiễn. Từ góc độ triết học, đạo đức sinh học liên quan chặt chẽ đến nguyên tắc tôn trọng cuộc sống. Điều quan trọng nhất đối với đạo đức sinh học là ý tưởng triết học rằng bất kỳ cá nhân, bất kỳ hình thức bios nào cũng có giá trị tuyệt đối duy nhất. Ý tưởng triết học cơ bản về sự thống nhất nội tại của cuộc sống con người và các sự sống khác đòi hỏi trách nhiệm của con người đối với tất cả các bios. Sự phát triển của đạo đức sinh học đòi hỏi phải vượt qua những thái độ biểu hiện cho rằng các sinh vật chỉ những công cụ hữu ích, và thái độ xem nhẹ đối với cuộc sống, phủ nhận sự khác biệt chủ yếu giữa chúng sinhvật chất không phải là sinh vật.

Các vấn đề đạo đức sinh học

Đạo đức sinh học đã trở thành một hiện tượng quốc tế thật sự. Đạo đức sinh học có cơ sở và ý nghĩa đối với các yếu tố tôn giáo, chính trị và pháp lý của các nền văn hoá. Là một lĩnh vực nghiên cứu, đạo đức sinh học đã thèm muốn một diễn đàn chính trị quốc tế. Các nhà đạo đức sinh học Tây phương muốn có một tiếng nói chung, phổ quát về sự đúng đắn của luân lý đạo đức chính đáng, bao gồm cả nền tảng của luật pháp và chính sách công, cũng như quyền đạo đức cho các thể chế trong nước và quốc tế để đảm bảo tính đồng nhất của thực tiễn, đảm bảo các quyền cơ bản của con ngườithúc đẩy công bằng xã hội. Chuyên môn về đạo đức học được tìm kiếm rộng rãi trong khuôn khổ của chính sách công và các thể chế. Sự đa dạng đạo đức tôn giáo và văn hoá đang tiến sâu trong đời sống con người. Đạo đức sinh học đã đạt được những tiến bộ rõ rệt. Chúng tách biệt với các viễn cảnh y sinh học, đạo đức khu vực, tôn giáo và văn hoá. Nghiên cứu này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về trạng thái phản chiếu sinh học trên khắp thế giới ở ngưỡng cửa của thế kỷ 21. Một mặt, họ chứng minh rằng sự quan tâm đến đạo đức sinh học lan tỏa và có sức ảnh hưởng trên toàn cầu. Nó cũng rất hữu ích để xem xét một số trục dọc. Theo đó, sự khác biệt đạo đức trong đạo đức sinh học có thể được hiển thị. Chúng tôi đã cố gắng để thảo luận về các vấn đề nghiên cứu tế bào gốc trong đạo đức sinh học. Mục đích của chúng tôi là nêu lên tất cả các vấn đềliên quan đến đạo đức sinh học đang phải đối mặt với thế giới do kết quả của nền công nghệ mới, những quan điểm thế giới khác nhau và sự đóng góp của Phật giáo đến các xã hội khác nhau. Khi thế kỷ 21 mở ra một chân trời mới rộng lớn hơn về các thành tựu khoa học công nghệ, đó là một trong những thách thức lớn nhất mà Phật giáo phải đối mặt. Trong thế giới hiện đại này, việc thiết lập một hệ thống nền tảng đạo đức toàn diện là điều rất cần thiết. Mặc dù, nó vượt quá phạm vi của bất kỳ một nghiên cứu nào để đạt được cả hai mục tiêu này.

Những thập kỷ gần đây đã chứng kiến một sự bùng nổ về sự quan tâm đến tất cả các khía cạnh trong nghiên cứu Phật giáo. Đặc biệt là các đặc tính cơ bản của Phật giáo, liên quan đến ranh giới của các tông phái đã trở thành một xu thế trong nghiên cứu. Gần đây có các dấu hiệu cho thấy rằng, điều này đang bị lãng quên, cần phải được khắc phục và những sáng kiến đã không đến từ các nghiên cứu Phật học, mà đến từ những nghiên cứu so sánh về đạo đức tôn giáo. (Little, D. and Twiss: 1978). Trong khi Reynolds cho rằng, cần có những tạp chí nghiên cứu Phật học và khoa học mang tính định kỳ để tìm hiểu sâu hơn về sự đóng góp của đạo đức Phật giáo cho các ngành khoa học hiện đại. (Reynolds, 1979). Một số học giả cho rằng phần lớn các nghiên cứu về Phật giáo là dưới hình thức chung chung, và chưa có một nghiên cứu nào có hệ thống nhằm cung cấp cho mọi người một cách cụ thể về đặc tính, cấu trúc chính thức của hệ thống đạo đức Phật giáo làm chuẩn mực để sử dụng trong việc đánh giá các giá trị đạo đức triết học khác. Vấn đề này chúng tôi sẽ giới thiệu một cách cụ thể về quan điểm đạo đức học Phật giáo được trích dẫn trong Kinh tạng để xem xét đối chiếuứng dụng rộng rãi trong việc giải quyết các vấn đề đạo đức trong thời hiện đại.

Đạo đức sinh học và Phật học (Bio -ethics and Buddhism)

Nếu Phật giáo không vượt qua những thách thức của thế giới hiện đại, thì sẽ bị lụi tàn và diệt vong. Phật giáo có thể cung ứng tất cả những thắc mắc và lý giải đến tận cùng về bản chất thật của sự vật hiện tượng trong đó bao gồm cả vấn đề đạo đức sinh học. Khi động lực của hiện đại hoá tập trung, khó có thể duy trì một thái độ dửng dưnghy vọng những vấn đề của hiện đại sẽ biến mất. Sự phát triển toàn cầu trong khoa học và công nghệ y tế có nghĩa là thế giới hiện đại xâm nhập bất cứ điều gì chúng ta thích hay không. Đức Phật đã dạy về sự tồn tại của một đạo luật luân lý vĩnh cửu (dhamma sanātano) và tin rằng qua lý trí, phân tích, suy tư và thiền định, người ta có thể biết được các yêu cầu của luật này trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Đạo đức sinh học là một khía cạnh liên quan trực tiếp đến giáo lý Phật giáo và đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều kinh điển Phật giáo. Lời dạy của Đức Phật về bất bạo động (non-violence) và không xâm lược (non-aggression), không hận thù (non-anger) là sự thể hiện những lẽ thật tuyệt vời của đạo đức sinh học. Khái niệm Brahmavihāras hay ‘Tứ vô lượng tâm’ bao gồm từ (maitrī), bi (karuṇā), hỷ (muditā) và xã (upekkhā) và Lục-độ-ba-la-mật: bố thì (dāna), trì giới (sīla), nhẫn nhục (kṣanti), tinh tấn (vīraya), thiền định (samādhi) và trí tuệ (paññā) có thể được diễn giải để tái cấu trúc đạo đức Phật giáo cho thế giới hiện đại. Hơn nữa mô tả về giới (sīla) đầu tiên xuất hiện trong văn học Phật giáo là không giết hại sinh vật sống (panatipāta vermāni) cũng thể hiệnquan điểm của Phật giáo đối với đạo đức sinh học. Trong kinh Sa-môn-quả (Samaññaphala) của Trường-bộ-kinh (Dīgha Nikāya), có nhắc đến năm loại hạt giống như “hạt giống từ rễ sanh, hạt giống từ nhánh cây sanh, hạt giống từ đốt cây sanh, hạt giống từ chiết cây sanh, hạt giống từ hạt giống sanh, (mūlabījam, khandhavījam, phalubījam, aggavījam và vījavījam) và có những hướng dẫn rõ ràng về việc đừng làm hại chúng. “Vị ấy từ bỏ làm hại đến các hạt giống, và các loại cây cỏ.”[3] Tức không làm tổn hại đến bất kỳ sự sống nào, ngay cả những mầm sống mới bắt đầu. Trong kinh Từ bi (Mettā Sutta) của Kinh Tập (Suttanipāta) dạy rằng, những tạo vật thậm chí không có hình dạng của chúng, cũng không được giết hại (bhūta vā sambhevesia vā sabbe sattā bhavantu sukkhitatta). Còn Kinh Pháp cú (Dhammapada) cho rằng: ‘Thân người là khó được, việc duy trì đời sống lại càng khó hơn. Bất kỳ loại giết chóc nào cũng gây ra bất thiện nghiệp, và nhận kết quả là bất thiện. Do đó chịu đau khổthọ báo trong luân hồi sinh tử.’ Trong kinh Chánh kiến (Sammādiṭṭhi) của Trung-bộ-kinh (Majjhima Nikāya), có một mô tả rõ về nghĩa jāti ‘sinh’. “Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào trong từng mỗi loại hữu tình, sự sanh, hiện khởi, xuất hiện, hiện diện, hiện hành các uẩn, tụ đắc các xứ; Chư Hiền, như vậy gọi là sanh.”[4] Sinh được mô tả thành bốn loại đó là, noãn sanh, thai sanh, thấp sanhhóa sanh. Noãn sanhchúng sinh sanh ra từ trứng, như gà vịt, chim chóc…, thai sinh là sinh từ bào thai như người, trâu bò…thấp sanh là các loại côn trùng sanh ra từ nơi ẩm thấp, và hóa sanh là sanh do biến hóa, như ong, bướm, tằm, kén… Trong cùng một kinh điển chúng ta tìm thấy mô tả về cái chết. Cái chết đã được định nghĩa là “Chư Hiền thế nào là chết? Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào trong từng mỗi loại hữu tình, sự mệnh một, từ trần, hủy hoại, hoại diệt, tử biệt, mệnh chung, hủy hoại các uẩn, vất bỏ hình hài; chư Hiền, như vậy gọi là chết.”[5] (cutti cavantā bhedo antardhanan maccu marnaṃ kālaṅdiriyā khandhānaṅ bhedo kalavarassanākkhepo jivītindriyassupacchado).

Sinh và chết được kinh điển định nghĩa rõ ràng, đó là tiến trình của quy luật tự nhiên. Mọi hành động của con người can dự và làm trái ngược vào hai tiến trình này được xem là không chánh đáng và cần nghiêm cấm. Như vậy, có rất nhiều hình thức của sự sống được mô tả trong kinh điển. Bất kỳ hình thức của sự sống nào, theo Phật giáo cũng không được giết hại. Phật giáo luôn đề cao tinh thần tôn trọngbảo vệ sự sống kể cả động, thực vật. Sự tôn trọngbảo vệ sự sống này rất hợp với quan niệm của đạo đức sinh học hiện đại.

Như vậy, trên nền tảng đạo đức dựa trên các cấm giới cho thấy đạo đức sinh học hiện đại cũng bao hàm trong các nội dung của đạo đức Phật giáo. Trong các chú giải chi tiết về các giới điều cho người xuất gia cũng như tại gialiên quan mật thiết với các nền tảng đạo đức sinh học. Sự sống, bao gồm cả vật hữu tình và vô tình đều được tôn trọngbảo vệ. Hai yếu tố từ bitrí tuệ luôn là hạt nhân chính yếu để giải quyết tất cả các vấn đề.

 

 Chú thích

[1] Hottois g., Parizeau m.h., Les mots de la bioéthique. Un vocabulaire encyclopédique, De Boeck-Université, coll “Sciences Ethiques Sociétés”, 1993

[2] Trường-bộ-kinh, Kinh Tướng số 30.

[3] Trường-bộ-kinh, Kinh Sa Môn quả.

[4] Trung-bộ- kinh, kinh Chánh kiến.

[5] Ibid,

Nguồn: Stem Cell Research and Bioethical Issues: A Buddhist Perception, by, Dr. Arvind Kumar Singh (Director, International Affairs & Assistant Professor), School of Buddhist Studies & Civilization, Gautam Buddha University.

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 323 15-6-2019
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10148)
Một con người phi thường đã xuất hiện trên thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi íchhạnh phúc cho muôn loài... Thiện Ý
(Xem: 10571)
Nguyện rằng suốt đời tôi, từ bây giờ cho tới mãi mãi sẽ là người che chở cho những người không được chở che, là người hướng dẫn cho những ai lạc lối... Hoa Lan Thiện Giới
(Xem: 10206)
Viết để tưởng nhớ những người Nhật Bản đã hy sinh qua trận động đất và Tsunami vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 tại 5 tỉnh thuộc miền Đông nước Nhật... HT Thích Như Điển
(Xem: 5960)
Trong sáu nẻo luân hồi, nếu không tinh tấn tu luyện hẳn nhiều người còn phải “ghé vào” ở các kiếp kế tiếp.
(Xem: 11234)
Cho nên, không thể nói Phật ở ngoài tâm hay trong tâm được. Nói ở ngoài là nói thấp, nói ở trong là cao hơn một chút. Ðến chỗ rốt ráo, thì Phật là tâm và tâm là Phật. Cả hai vừa là thực vừa là huyễn... Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
(Xem: 10562)
“Đàm Hoa lạc khứ hữu dư hương” không sai chút nào hết. Hoa Ưu Đàm dầu cho có rơi rụng; nhưng hương thơm ấy vẫn còn đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 9735)
Mùa lễ Vu Lan vừa mới qua đi. Những buổi lễ lớn, các nhạc hội, và các khóa tu... đã được tổ chức hoàn mãn ở nhiều chùa tại hải ngoại... Nguyên Giác
(Xem: 10408)
Những khám phá vĩ đại của ngành khoa học vật lý lượng tử đem đối sánh với kinh điển nhà Phật đã phần nào hé lộ chân tướng vũ trụ trong con mắt loài người... Nhụy Nguyên
(Xem: 10643)
Cái nhì không đơn thuần là một quá trình vật lý, mà là một chuổi những quá trình vật lýtâm lý tiếp nối nhau. Trong chuỗi quá trình tâm vật lý ấy xuất hiện những thái độ tâm lý buồn, vui, ưa, ghét… Thích Chơn Thiện
(Xem: 9868)
Tâm Minh Ngô Tằng Giao - Trích dịch theo Ngụ Ngôn Thiền Ngày Nay của Richard McLean... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 10956)
Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn, Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao, Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát, Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao...
(Xem: 11033)
Ngôn ngữ của Thiền trong Thi ca bất luận sử dụng theo một cấu trúc nào nó vẫn luôn hàm chứa những triết lý siêu việt, vượt ra ngoài cảm quantri giác của cuộc sống đời thường... Thiện Long - Hàn Long Ẩn
(Xem: 10948)
Tôn giáo là liều thuốc làm giảm thiểu xung đột và khổ đau của con người chứ không phải làm chúng thêm trầm trọng. Đức Dalai Lama.
(Xem: 12855)
Thân như cánh nhạn lạc bầy, Chợt vàng thu chớm nhớ ngày Vu Lan, Nhớ ngài Đại Hiếu Mục Liên, Công ơn của Mẹ lời nguyền xin dâng !
(Xem: 17686)
"Sức mạnh của Phật Giáo không phải là ở nơi chính trị mà ở văn hóaxã hội, giáo dục là hàng đầu..." Quang Trường Võ Văn Xuân
(Xem: 14532)
Cơ hội làm người của chúng ta trong đời sống quý báu của kiếp người nầy không bền lâu. Không sớm thì muộn, cái chết rồi cũng sẽ đến với tất cả mọi người... Thiện Phúc
(Xem: 11449)
“Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” là tập thơ gồm 23 bài – đúng hơn là 23 điệp khúc - của Thầy Tuệ Sỹ được xuất bản trong nước vào năm 2009... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 11328)
Nhưng lạ lùng thay, trước đó các nhà sư Phật giáo khi đến vùng hiểm trở này lại đi lẻ loi một mình. Vậy mà đủ trí tuệ đức hạnh cảm hóa cả quốc gia theo Phật mà không hề ép buộc, hãm hại ai... Huyền Lam
(Xem: 11241)
Lắc đầu cho mọi ý nghĩ bay theo bão, thầy đi vòng quanh nhà, tay sờ vào từng chỗ cửa. Thấy đã nêm nẹp chặt chẽ. Rồi thầy lẹ làng rời căn nhà, hướng về ngôi chùa...
(Xem: 10523)
Cuộc đời con người sống chỉ khoảng 80 năm, nhưng loanh quanh, lẫn quẫn trong sự vui buồn, thương ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, thành bại và được mất... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9965)
Một trong những yếu tố khiến con người của thế giới văn minh đương thời quan tâm đến Phật giáođặc tính nhân bản của Đức Phật... Viên Trí
(Xem: 10653)
Cơm Hương Tích, cũng giống như Trăng Lăng Già, Thuyền Bát Nhã, Trà Tào Khê,… là những thuật ngữ trong cửa chùa mà ai ai cũng đã hơn một lần nghe qua.
(Xem: 11584)
He's Leaving Home, quyển tự truyện của tác gỉa Kiyohiro Miura, đã được giải thưởng đặc biệt AKUTAGAMA của Nhật. Quyển sách miêu tả về sự mâu thuẫn trong tình cảm của các bậc cha mẹ có con xuất gia...
(Xem: 9300)
Trời vừa trút xuống cơn mưa, lúc hạt nặng, lúc như mưa rào, tung tăng trên mái nhà, mặt đường, nhưng cũng đủ làm dịu mát lại bầu không gian, sau bao ngày nóng bức... Cư sĩ Liên Hoa
(Xem: 9785)
Đến với thành phố Đà Lạt, rồi xa cách, rồi chia lìa, ai cũng có lòng nhung nhớ, nhất là những người tha hương... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 9381)
Lòng tin theo Phật giáo phải là chánh tín, tức niềm tin sau khi đã được cân nhắc, nghiệm xét, quán chiếu, hành trì, chuyển hoá nhờ phát sinh trí tuệ.
(Xem: 12034)
Văn chương Bát Nhã ca ngợi trí tuệ (prajñā) là Ba-la-mật (pāramitā), nghĩa đúng là “đi xa hơn” (đến Niết Bàn), và những sự “hoàn thiện” khác liên quan đến con đường của Bồ Tát (Bodhisattva-path).
(Xem: 10285)
Chúng ta đang dần dần mất đi một giá trị vô cùng to lớn, một lối nghĩ suy, một cách trải nghiệm thời gian. Ấy là chiều sâu... Trần Hữu Dũng
(Xem: 10771)
Suối biếc chuyển lời kinh vọng khắp, Bụi hồng theo ngọn gió tung hê, Bổng dưng tìm thấy con người thật, Của chính mình xưa trót lạc đề… Trần Đan Hà
(Xem: 11619)
Tóm Lược Văn Học Hoa Kỳ là Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 5/2007.
(Xem: 11207)
Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu vẫn duy trì mãi, để đem đến một làn gió mới về Phật pháp cho chúng con được nhờ. Và mong rằng hương thơm này vẫn còn mãi bay xa... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 9309)
Kỷ niệm một Chuyến Hoằng Pháp Âu Châu thật tuyệt vời và đáng nhớ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11256)
Xin cảm ơn Đạo, cảm ơn Đời đã tặng cho tôi cái may mắn nầy, mà nhiều người trong chúng ta chắc rằng cũng có được nhiều cơ hội như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 10880)
Chuyển đổi từ ý niệm xấu để trở thành ý niệm tốt. Do đó, nhà Phật nói chuyển nghiệp mà không nói sửa nghiệp là vậy... Lê Sỹ Minh Tùng
(Xem: 12450)
Khóa Tu Học Phật Pháp kỳ 3 tại Hòa Lan từ 28 tháng 3 đến mùng 1 tháng 4 năm 2013... Thiện Giới
(Xem: 13730)
Phật pháp vốn không có biên giới; cho nên tôi đã đến với giáo lý Phật Đà cũng như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 11657)
Hành giả quan sát những tư tưởng của mình được đan kết lại cùng nhau như thế nào và dính mắc vào y ra sao... Trịnh Xuân Thuận
(Xem: 15382)
Một nỗi buồn nhớ vu vơ xâm chiếm tâm hồn, tôi nhận ra vô thường trong từng sát na... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 11410)
Người Cha đầu tiên của Việt Nam là vua Lạc Long Quân, thuộc giống Rồng mang họ Hồng Bàng, sắc dân Lạc Việt, gặp Mẹ Việt Nam là bà Âu Cơ, thuộc giống Tiên.
(Xem: 13311)
Hứa hẹn sẽ vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn và phát triển các khóa tu học Phật pháp mỗi năm một lần vào mùa nghỉ lễ Phục Sinh... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7654)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã...
(Xem: 12539)
Ở xứ Đức nầy mỗi năm thời tiết được chia ra làm 4 mùa rõ rệt. Mùa Đông khởi đi từ hạ tuần tháng 12 và chấm dứt vào hạ tuần tháng 3... HT Thích Như Điển
(Xem: 12548)
Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị... Tâm Nhiên
(Xem: 14372)
Hướng về rặng núi xa, đồi cây xanh, Thầy quảy trên vai hai túi đồ, có lẽ một túi đựng đồ dùng cá nhân và túi kia là y hậu, đôi cuốn sách đọc... Nguyên Siêu
(Xem: 15261)
Lời Thầy nói giống như hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát hóa thân vào đời ác năm trược, nơi nào có khổ đau, nơi đó có Bồ Tát... Nguyên Siêu
(Xem: 11975)
Cô không có ấn tượng gì về mẹ ruột của mình, lúc mẹ cô bỏ nhà ra đi cô còn quá nhỏ, hai tuổi là cái tuổi không có ký ức đối với một đứa bé...
(Xem: 13508)
Năm tôi lên 10 tuổi, bố mua về cho một con búp bê. Đó là món quà đầu tiên trong đời tôi nhận được khi kết thúc lớp 4 với kết quả học sinh giỏi.
(Xem: 13709)
Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn...
(Xem: 11318)
Thủa nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người.
(Xem: 15120)
Không biết khởi sự tự bao giờ và do đâu, ngay từ thuở còn thanh xuân mới vào đời thì thi nhân đã rơi xuống nguồn mạch sầu bi thiết...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant