Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hai Hình Ảnh Hy Sinh Thiêng Liêng

02 Tháng Bảy 201923:14(Xem: 4880)
Hai Hình Ảnh Hy Sinh Thiêng Liêng

HAI HÌNH ẢNH HY SINH THIÊNG LIÊNG 

 

Lễ tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức Vị Pháp thiêu thân được tổ chức vào ngày Chủ nhật (06/23) của mùa An Cư Kiết Hạ 2019, tại Như Lai Thiền Tự, San Diego, California. Là Phật tử ắt hẳn ai cũng từng nghe qua câu chuyện Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào ngày 11 tháng 6 năm 1963. Không tìm hiểu nguyên nhân sâu xa mang tính chính trị và thời cuộc, hiểu biết của tôi chỉ dừng lại ở tinh thần của một người Phật giáo, sự hy sinh thân mình của Hòa Thượngmục đích gì.Thông điệp Ngài muốn gửi đến chính quyền đương thời nói riêng và toàn thế giới nói chung là điều gì khi Giáo Pháp đức Phật, điều thứ nhất là: “Không được sát sanh, không được hại người và cả bản thân mình”. 

Năm 1963 tôi vẫn chưa ra đời. Suốt thời kỳ là học trò dưới chế độ Cộng Sản sau 1975, những bài học lịch sử tôi phải học thuộc lòng cho những kỳ thi lại hoàn toàn không hề đề cập đến những sự thật này mà đáng ra chúng tôi có quyền được biết. Lịch sử thời đó hoàn toàn bị che đậy, thậm chí xuyên tạc trắng trợn. Ra hải ngoại tôi có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn những về văn hóa, chính trị lẫn tôn giáo qua Internet và sách báo. Tìm hiểu về nguyên nhân việc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức là một trong những điều tôi tò mò muốn biết. Khi còn ở Việt Nam tôi vẫn thường đi ngang qua ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng 8 nơi có tòa tháp nhỏ kỷ niệm nơi Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, để đến sinh hoạt tại nhà thờ Vườn Chuối gần đó. Cái cảm giác “sợ sợ” của một đứa trẻ 13 tuổi mỗi khi nhìn vào tòa tháp tối thui, hoàn toàn không thấy cũng không hề hiểu tháp “Xá Lợi” là gì và sau này trở thành câu hỏi lớn trong tôi khi đã là người Công Giáo.Vì sao và tại sao một việc làm “đáng sợ” như vậy có thể xảy ra ở một vị Hòa Thượng Phật giáo luôn dùng sự ôn hòatừ bi để cảm hóa chúng sanh. Trong thời gian tìm hiểu việc này không ít lần tôi hoang mang, nhận thức sai lầm khi sự thật được viết và giảng tại thánh đường lại mang tính chính trị nhưng bọc trong cái vỏ tôn giáo

Ngày 28 tháng 4 năm 2019 tôi trở thành Phật tử sau gần 20 năm là người Công Giáo. Trước khi đến dự lễ tưởng niệm Bồ Tát Thích Quảng Đức tôi lại một lần nữa dùng tinh thần của một người con Phật mà suy ngẫm và quán chiếu lại việc Ngài tự thiêu 56 năm trước. Tôi đã ngộ ra hai chữ “Hy sinh” và “Từ bi” trong điều thứ tư của Lời nguyện tâm quyết mà Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã gửi đến Chính phủ thời đó: Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc”. Vì tình yêu thương dành cho quê hương, đất nước, dân tộc, đồng bào Ngài đã hy sinh tánh mạng cho ý nghĩa cao đẹp đó. Cũng như vì con chiên mình mà Chúa Giêsu tử đạo đó thôi. Những bi kịch đau thương đến với đạo Phật để Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự đốt thân xác mình gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự đàn áp tôn giáo mà đến tận ngày nay tôi mới hiểu được. Đó không phải là sự phản kháng thù hận mà là tình yêu thương của Ngài đối với quốc gia và dân tộc. 

 

Cùng ngày lễ tưởng niệm sự hy sinh của Bồ Tát Thích Quảng Đức tôi tình cờ được chứng kiến một sự hy sinh khác trong tinh thần của Phật Pháp, đó là lễ xuống tóc báo hiếu cho Cha của Phật tử DL (vì chưa được sự đồng ýtôn trọng sự riêng tư của chị, tôi xin chỉ viết tắt pháp danh của chị). 

Hôm sau khi dự lễ của Bồ Tát Thích Quảng Đức tôi chuẩn bị ra về thì được Thầy Hạnh Tuệ gọi ở lại nhờ chụp hình cho lễ xuống tóc của một Phật tử nữ. Tôi ngơ ngác chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì Thầy Hạnh Tuệ đưa máy hình cho tôi và chạy đi tìm Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu và Hòa Thượng Thích Minh Hồi chứng minh cho lễ xuống tóc của Phật tử DL. Chị DL có gương mặt đẹp phúc hậuphảng phất buồn, nét buồn của người con vừa mất đi người Cha yêu thương của mình cách đây hai hôm. Bên cạnh chị là bác gái, mẹ của chị. Tôi chào bác xin chia buồn cùng gia đình, và nhất là sự đồng cảm với chị DL vì tôi cũng vừa mất Cha hơn 3 tháng. 

Bác gái ôm tôi vỗ về an ủi và nói bác chia buồn cùng tôi làm tôi cảm động và có thêm chút can đảm hỏi nhỏ với bác: “Thưa bác, chị DL quyết định xuống tóc là sao vậy bác?”. Bác gái trả lời chị DL ăn chay trường cầu nguyện cho Cha khá lâu rồi, giờ chị xuống tóc để trả hiếu. 

Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu dùng một cành hoa trắng rảy nước lên tóc chị DL và dùng kéo cắt tượng trưng một nhúm tóc nhỏ của chị. Món tóc nhỏ được để vào trong chuông thật lớn ngay tại chánh điện chùa Như Lai. Tôi thoáng nghĩ lễ xuống tóc mang tính tượng trưng như vậy là xong. Tôi đưa lại máy hình cho Thầy Hạnh Tuệ và định ra về. Nhưng không phải như vậy, Thầy Hạnh Tuệ nói chưa xong mà, để Thầy đi tìm cái tông-đơ. Tôi đứng trân người mở to mắt nhìn Thầy mà không dám hỏi, sao cần đến tông-đơ để làm gì ? 

Năm phút sau Thầy Hạnh Tuệ trở lại với cái tông-đơ trên tay và cả cái thùng nhỏ nói là để đựng tóc, và Thầy nói tôi chuẩn bị giúp Thầy chụp hình. Gương mặt chị DL thật bình an với nụ cười phảng phất buồn nhưng rất hạnh phúc như đón chờ một điều thiêng liêng đang đến với chị. Chị quỳ và chắp tay như một búp hoa sen đang sẵn sàng dâng lên hương hồn người cha kính yêu của chi. Chị thanh thản nhẹ nhàng và người hốt hoảng lại là tôi. Khi thầy Hạnh Tuệ bắt đầu đặt tông-đơ lên mái tóc chị tôi vẫn bàng hoàng chưa tin vào mắt mình. Mất vài giây đầu khi những lọn tóc của chị DL rơi xuống tay tôi vẫn còn run không thể bấm được tấm hình nào. Nhìn chiếc tông-đơ vang lên tiếng ro ro cùng lời niệm “Nam mô A Di Đà Phật” liên tục của chị DL cùng những lọn tóc rơi xuống chiếc thùng đựng bên dưới bỗng dưng tôi chảy nước mắt. Một cảnh tượng quá thiêng liêng xúc động đến ngỡ ngàng mà tôi chưa bao giờ được tận mắt chứng kiến. Mắt tôi nhòe đi và không còn nhớ nhiệm vụ được giao của mình. Khi chiếc tông-đơ của Thầy Hạnh Tuệ đã gần xong công việc của nó thì tôi mới qua được cơn xúc động. Tôi vội chạy gần đến chỗ chị DL đang 

chắp tay kính cẩn niệm Phậtcố gắng ghi lại thật nhanh những giây phút thiêng liêng còn lại trước khi việc hy sinh mái tóc của mình báo hiếu cho Cha của chị DL kết thúc. Đây sẽ là những hình ảnh cảm động trang nghiêm nhất tôi ghi vào tâm trí mình. Tôi cảm thấy mình có duyên lành khi được vinh dự giao cho công việc chụp hình buổi lễ mang tính báo hiếu thiêng liêng và rất riêng tư này để tôi được cơ hội quán chiếu và cảm nhận ý nghĩa sâu xa của việc xuống tóc báo hiếu cho Cha. Điều mà tôi có nghe nói nhưng chưa bao giờ tận mắt chứng kiến cho đến hôm nay. Điều mà tôi dù có thương Cha mình đến mấy, muốn hồi hướng công đức cho Cha cũng không bao giờ dám nghĩ đến nói chi có được sự can đảm hy sinh như chị DL đang làm dâng lên Cha chị. 

Mái tóc là phần “gốc” thứ hai rất quan trọng của mỗi con người, đặc biệt là với phụ nữ. Mái tóc dù dài hay ngắn, thưa hay dày, óng mượt hay dợn sóng, tóc là phần “tài sản” quý giá trong vẻ đẹp giản dị lẫn kiêu sa của người phụ nữ. Cùng với thời gian mái tóc của ai cũng rơi rụng dù ít hay nhiều. Mỗi khi chải tóc thấy tóc mình vương vãi trong sàn nhà chắc hẳn phụ nữ chúng tôi đều xót xa tiếc nuối. Vậy mà chị DL đã can đảm trong tâm thiện lành, hy sinh phần đẹp nhất của người phụ nữ để báo hiếu cho Cha. Nghĩa cử này tôi rất khâm phục và ngưỡng mộ chị. Mái tóc chị không còn đã không làm xấu đi gương mặt vốn rất bình an phúc hậu của chị, mà giờ gương mặt ấy thêm thanh thoátan lạc. Vẻ đẹp thoát tục đó chỉ có ở những người có tâm đẹp, trí an lạc và phẩm hạnh từ bi

Hình ảnh cuối cùng tôi chụp cho chị là tấm hình chị trong dáng quỳ khiêm cung thánh thiện, vẻ mặt bình an cùng nụ cười hạnh phúc thoáng nhẹ trên môi vì vừa làm được việc chị tâm nguyện báo hiếu cho Cha. Những tưởng đó là hình cuối cho buổi lễ thiêng liêng của chị. Thế nhưng với tôi tấm ảnh tôi cảm độngtâm đắc nhất chính là tấm chị ngồi nhặt từng mẫu tóc nhỏ của chị còn rơi lại trên nền thảm chánh điện. Tóc chị đã rơi xuống để hồi hướng cho cha chị được siêu thoát. Từng ngọn tóc nhỏ chị nhặt và gom góp lại là lời cầu nguyện với lòng thành kính tha thiết nhất chị dâng lên cho cha mình. Còn gì đẹp hơn tấm lòng của một người con gái báo hiếu cho cha bằng nghĩa cử và tấm lòng như thế. 

 

Trước khi rời chánh điện Như Lai Thiền Tự, tôi quay lại ngắm nhìn một lần nữa tượng Phật ngồi uy nghi đang nhìn chúng sanh bằng đôi mắt từ bi. Tôi cảm ơn Phật, cảm ơn duyên lành ngày hôm nay cho tôi được cảm nhận hai chữ “Hy sinh” trong tinh thần Phật Pháp từ một vị Bồ Tát và một người con gái từ đời thường nhưng rất cao đẹp. Rời chánh điện những cơn gió mát lành thoảng nhẹ như giúp đưa tôi tới vùng trời phật pháp trong mai sau

Thảo Nguyên 

(2019-06-23) 

 Dieu Lien 1Dieu Lien 2Dieu Lien 3Dieu Lien 4Dieu Lien 5Dieu Lien 6Dieu Lien 7Dieu Lien 8Dieu Lien 9Dieu Lien 10Dieu Lien 11Dieu Lien 12Dieu Lien 13Dieu Lien 14Dieu Lien 15Dieu Lien 16

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9470)
Bái sám nhiều mà tội diệt phước sinh là không đúng về nhân quả.
(Xem: 8003)
Giáo pháp do Đức Phật dạy có rất nhiều nhưng trọng tâm vẫn là Bát Chánh đạo.
(Xem: 8854)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu,
(Xem: 22243)
Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống.
(Xem: 9203)
Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
(Xem: 17643)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao.
(Xem: 9952)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả,
(Xem: 10389)
Đức Phật nêu lên Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất và gọi Sự Thật này là dukkha. Thuật ngữ dukkha trong tiếng Pa-li thường được dịch là "khổ đau" (suffering)
(Xem: 10724)
Phát Bồ-đề tâm là phát sanh một ý nguyện đạt đến giác ngộ để cứu thoát tất cả chúng sanh.
(Xem: 9599)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9180)
Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng.
(Xem: 10217)
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài.
(Xem: 9243)
Nói đến tình thương, theo thế tục, chúng ta liên tưởng đến đối tượng của tình thương với những điều kiện (như một sự trao đổi tương xứng).
(Xem: 10398)
Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí.
(Xem: 9498)
Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đìnhxã hội.
(Xem: 15187)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
(Xem: 8403)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có ...
(Xem: 10997)
Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không
(Xem: 9113)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở.
(Xem: 8372)
Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa.
(Xem: 8595)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối.
(Xem: 14349)
Chùa Khánh Anh - Paris Pháp Quốc
(Xem: 12462)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh;
(Xem: 9441)
Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý. Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.
(Xem: 9140)
Môi trường sống để tu học rất quan trọng cho tiến trình thành quả của người thực hành, nếu không nhận ra sự khác biệt trên giáo pháp Đức Thế Tôn dạy và...
(Xem: 9687)
Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật.
(Xem: 14574)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
(Xem: 8885)
Mỗi khi phải đương đầu với nghịch cảnh hoặc các thứ chướng ngại, thì quý vị nên xem đấy như là một món quà thấm đượm từ biĐạo Pháp mang tặng mình,
(Xem: 10300)
Chúng ta ai cũng biết sân hậnđau khổ vì nó áp lực chúng ta phải giải tỏa những mối đe dọa bằng mọi giá.
(Xem: 10278)
Đức Phật thường ví mình như một vị y sĩ, và Đạo Pháp là phương thuốc Ngài dùng để chữa bệnh.
(Xem: 9422)
"Tu là quá trình: quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
(Xem: 9316)
Họa hay phước không phải do ngày tháng xấu, tốt tạo ra; họa hay phước là do nhân quả mà có
(Xem: 10108)
Tất cả mọi sự sống ở trên đời này từ khổ đau cho đến hạnh phúc của thế gian cũng đều từ cái ta mà ra.
(Xem: 9639)
Không làm điều ác; không chán nản, không bỏ cuộc, kiên trì và nhẫn nại quyết làm xong việc lành mới thôi; chính là hai “tướng mạo” của người trí.
(Xem: 9150)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10586)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10116)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9714)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 10999)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18579)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9528)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 8704)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9281)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 8904)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9126)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 8761)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9502)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10318)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9165)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 9718)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant