Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tiếng khuya, tiếng khua

03 Tháng Bảy 201907:49(Xem: 4681)
Tiếng khuya, tiếng khua

Tiếng khuya, tiếng khua

THÁNH TÂN

 

Viết từ địa hạt hoa dầu vẫn bay, 
dáng xưa đã về cõi Phật.
 

 

Đêm, thời gian để nghỉ ngơi sau một ngày bận rộn với trăm mối lo toan, ấy thế mà, từ góc sân thượng nhìn xuống đường, vẫn còn bao người mưu sinh. Những xe máy đi ngang tòa chung cư, có tiếng nổ chậm thật chậm như chút sức lực còn sót lại cuối ngày; lại có tiếng xe xé gió lao đi, như sợ sắp tàn canh. Tiếng rao đêm, “xôi cúc, bánh giò”; tiếng mõ lốc cốc khô khốc của hủ tíu gõ; tiếng người xì xầm nhỏ to nơi quán cà phê ven đường; tiếng nhạc từ chiếc loa di động của người bán kẹo kéo, tăm bông, kẹo cao su;… tất cả hòa quyện nhưng lại có phần rạch ròi, rõ ràng hơn ban ngày. Hẳn vì, khi mặt trời còn thức, người bận rộn với nhiều việc, tay làm, đầu nghĩ một lúc năm bảy chuyện; đêm, thân yên, chỉ nghe và nghĩ về những chuyện đã qua trong ngày, chuyện của ngày mai, nên khó lòng để sót dù một tiếng động nhỏ. 

Khi mặt trời đem ánh sáng đến thì hẳn bóng đêm phải lùi đi, đó là định luật tất yếu. Màn đêm kéo đến, phủ lên bầu trời cũng bởi mặt trời lùi bước. Bởi cho nên, dân gian có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng – Trời tháng mười chưa cười đã tối,” là một cách bổ khuyết, lý giải hiện tượng tự nhiên về mặt thời gian, cũng là điều đáng cho người suy ngẫm. 

Tiếng khuya là tiếng người còn khổ nhọc mưu sinh. Tiếng của lo âu thấp thỏm tiền trọ cho chủ nhà vào ngày mai của một ai đó. Tiếng cười lẫn nước mắt của người mượn men quên đời. Tiếng thở dài của người thừa tiền thiếu hạnh phúc. Tiếng trở mình. Tiếng nói mớ của một tâm hồn trẻ thơ trong thân thể người trưởng thành... Khuya, khi không còn bận rộn việc nọ việc kia, người sẽ dễ bắt gặp phải tiếng lòng của chính mình. Và như một lẽ tất dĩ ngẫu, không ít người phải đối diện với tiếng lòng, ấy là TIẾNG KHUA.

 

Tiếng Khua

“Ta về một cõi tâm không 

Vẫn nghe quá khứ ngập trong nắng tàn.” 

(Tuệ Sỹ) 

 

Ngày trở về đất cũ, khách trần mang theo hành trang là kỷ niệm hiếm hoi với Người; sân chùa vẫn vậy, tiếng xe máy ra vào, tiếng học sinh tíu tít sau giờ học; hoa dầu (rái dầu) vẫn bay trong gió, họa chăng khác là, trong ánh nắng vàng vọt cuối ngày, không còn dáng thiền hành, không còn tiếng “ôn lại” bài thơ của Trương Minh Ký – Nữ Nhi Ca… Hồn khách trần bãng lãng, giữa mộng thực, chợt nhớ câu kinh trong rương cũ: “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhơn hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai” (Nếu dùng hình tướng mà cho đó là ta, nghe tiếng lại cho đó là ta, thì không khác gì người đi lạc đường, sẽ không bao giờ có thể gặp được Như Lai). Người là con gái Phật, học lời Phật, hành hạnh Phật, vậy phải chăng lữ khách đã học lại không hành, nhớ lời Phật lại tìm kiếm trong ký ức hỗn độn chút kỷ niệm về Người đã quãy dép về Tây?

Kẻ học đạo mươi năm, nhặt nhạnh ít “lá rừng xưa,” đựng trong đãy cũ, lại gom chút ít vào lòng làm hành trang xử sự khi đối cảnh. Ấy vậy, vì lẽ chút ít, nên trong cuộc sống hằng ngày, tiếng khua không ít. Mỗi lần như thế, mỗi chuyện như thế, cứ dần bào mòn tập khí thế gian, đem vào “sợi nga mi” tâm tính thuần hậu, kiệm lời, cẩn ngôn, biết phòng hộ và né tránh. Đôi khi, tự nghe lòng mình, thở dài, thầm nhủ: “Biết làm sao được!” Lắm lúc, ‘khép rèm,’ buộc sợi dây tâm, tự thủ thỉ: “Chắc họ chưa hiểu mình!” Vậy đó, thần chú thì nhiều lắm, học từ khi vô cửa không, nào là: Đại bi thần chú, Thập chú, Đại Phật đỉnh Thủ lăng nghiêm chú,… nhưng lại cứ phải tự chế thêm “thần chú” cho mình. Dường như, con đường nuôi dưỡng tâm từ bằng thần chú ấy lại hiệu quả, bởi người càng hiền tính ra. 

“Đường về sinh tử, hồn ai nấy giữ,” một câu nói bâng quơ của người lạ lạ quen quen không khỏi khiến người khua lòng. Ý gì đây? Đúng thì đúng thật, mà nghĩ trong nhận thức thông thường trần tục thì thấy lòng khó chịu lắm. Lẽ dĩ nhiên, đến cuối cùng, người về bên cửa mãn kiếp chỉ còn lại nghiệp đã gây tạo, chẳng ai thay thế nhận lãnh hay chịu đựng giúp ai được, mình không giữ mình, ai giữ giúp mình đây.

Nhớ đêm thanh vắng xưa, vua Ajatashatru (A-xà-thế) trong tâm thế đầy bất an, trăn trở đến viếng Phật, cả khu rừng nơi Phật và Tăng đoàn cư ngụ chỉ còn ánh trăng chiếu rọi, cả trên ngàn người, ấy vậy lại im phăng phắc, không tiếng động, chính sự im lặng này khiến cho vua lòng đang bất an lại càng sợ hãi. Chỉ một duyên khởi kinh này, đã thấy có những sự im lặng thật đáng sợ. Im lặng của Phật, im lặng của Tăng đoànim lặng trong tĩnh lặng, bình an, không còn vương vấn chút việc trần. Còn người thường, im lặng vì bất lực, vì khổ đau không thể thốt nên lời, vì tâm bất xứng ý, sự bất dung thông, im lặng mà lòng khua hơn trống. Đó là sự “im lặng sấm sét” (ở nghĩa thông thường, không phải thiền ý Đông phương) đối với người xung quanh. Vậy thì, đừng để sự im lặng mà lòng khua, đừng để im lặng đến rạn vỡ, đừng để lặng im đến “vô ngôn” trong nghĩa thông thường. Nếu im lặng là lòng tĩnh tại, không tìm kiếm gì ngoài sự an đã có, thì “tự tâm sinh tướng,” mọi sự đều rõ, và sẽ trả tướng – tánh về đúng bản vị của nó.

Cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn nếu có sự tương thông. Bản nhạc hay thì lời và nhịp phách phải hòa điệu. Người người có thể nói chuyện và sống với nhau lâu dài vì kính–trọng như thuở ban sơ. Hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng yêu thương, bao dung, biết đủ, hy sinh, xả bỏ, cầu tiến, ham học hỏi và tử tế. Tiếng khua lòng hẳn sẽ vì thế mà vơi đi. Đêm nằm nghe tiếng tự đáy tâm, dù sâu hun hút hay cạn cợt thì không còn chút thẹn với chính mình. Nghe sột soạt từ cái duỗi chân, từ tiếng ho khan, từ tiếng nói ngủ mơ, từ tiếng mèo động mái tôn,… sẽ không còn chút động lòng khó chịu, thay vào đó là thương cảm, lắng nghe, biết chỉ để biết và để thương hơn.

Tiếng khuya một bóng trăng tàn

Hồn khua một dáng Niết-bàn như in.

 

T. T.

An cư Kết hạ PL: 2563, 17/05/ Kỷ Hợi

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11670)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui.
(Xem: 10133)
Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa.
(Xem: 9447)
Cha mẹ chúng tôi thương yêu, kính thuận nhau, và cũng hết mực thương yêu con trẻ, không bao giờ có ý ngăn cản sự góp mặt chào đời của mỗi đứa chúng tôi trong gia đình ấy.
(Xem: 10299)
Thuở đó, tăng đoàn thường ba Y, một Bát, từng bước chân trần hoằng hóa đó đây, đêm nghỉ trong rừng, tìm gốc cây êm mát, gối đầu mà ngủ.
(Xem: 9746)
Tập quán lì xì của người Việt chúng ta thực sự bắt nguồn từ một truyền thống lâu đời của Trung Quốc...
(Xem: 11785)
Ta đưa đôi mắt thiền quán nhìn sâu vào danh tướng, để thấy rõ danh tướng có làm cho ai khổ đau không? Danh tướng không làm cho ai khổ đau cả, mà danh tướng cũng không làm cho ai hạnh phúc hết.
(Xem: 11471)
Như từ một đống hoa tươi, Lựa ra ghép lại cho đời tràng hoa, Nhiều tràng phô sắc mặn mà, Người đời cũng vậy khác xa đâu nào
(Xem: 10492)
Mỗi ngày khi vừa thức giấc, Hãy nghĩ rằng, May mắn thay hôm nay, Tôi đã thức dậy, Thấy mình vẫn còn sống, Vẫn giữ được sự sống quý giá của con người.
(Xem: 11834)
Khắp nơi trong cõi dương gian, Hận thù đâu thể xua tan hận thù, Chỉ tình thương với tâm từ, Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm, Đó là định luật ngàn năm.
(Xem: 10262)
“Khi tôi trông thấy một con vật dường như ngu đần mà lại biết khóc, cặp mắt của nó còn lộ vẻ đầy hãi sợ và buồn khổ, tôi bỗng rùng mình!”
(Xem: 10448)
Cứ mỗi lần nhìn bức thư pháp nơi chánh điện chùa Phổ Từ, tôi lại nhớ đến Sư Ông. Không những qua hàng chữ mường tượng ra bóng dáng người mà trong nét bút màu mực lưu lại như còn văng vẳng lời nhắc nhở tràn đầy ưu ái của Sư Ông đối với tôi và mọi người.
(Xem: 10694)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949), mang tựa là Muttodaya (Un Coeur Libéré/A Heart Released/Con Tim Giải Thoát).
(Xem: 11509)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách mang tựa Con tim giải thoát (A Heart Released) của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949).
(Xem: 12251)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi.
(Xem: 10092)
Cho, không phải chỉ là làm vui kẻ đón nhận; mà còn là một thái độ, một nghệ thuật sống ở đời để có hạnh phúc...
(Xem: 9780)
Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn; Ngài muốn cho chúng ta biết và thấy năm uẩn...
(Xem: 10382)
... ngài Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu một ngày của mình bằng việc lễ lạy. Từ tư thế đứng, ngài buông dài người ra sàn nhà, với chỉ một tấm đệm mỏng trải trên tấm ván đủ cho phần thân mình.
(Xem: 9647)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới...
(Xem: 11243)
Nụ cười của Ngài thật là tinh tế. Thế nhưng tại sao Ngài lại mỉm cười? Có phải đấy là một thể dạng phúc hạnh mà Ngài cảm nhận được trong khi thiền định hay chăng?
(Xem: 9894)
Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổphiền não tham sân si, mạn, nghi, ác kiến.
(Xem: 11970)
Ngủ nghỉ mới thức dậy, xin nguyện cho chúng sanh, có trí giác hoàn toàn, nhìn rõ khắp mười phương...
(Xem: 9676)
Mãi cho đến mấy chục năm sau, Thầy mới tìm ra được hình ảnh của một vị Thầy đích thực, một vị Bổn Sư. Bổn Sư chỉ có nghĩa là "Thầy của tôi" thôi.
(Xem: 21964)
30 năm qua được coi là quá đủ cho một thế hệ tiếp nối. Nếu không được ghi lại, kể lại thì lớp người sau chắc chắn sẽ đi vào quên lãng hay hiểu một cách lờ mờ hoặc qua trung gian một người khác kể...
(Xem: 10210)
Thi phẩm “Hạt Cát Mịn” như bản tóm lược, hay nói khác thì đây là công trình “Thi Hóa Duy Thức Học” để làm tài liệu tu học. Một môn học quan trọng bậc nhất đối với người học Phật.
(Xem: 9492)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này.
(Xem: 10225)
Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện...
(Xem: 16704)
Đạo sư nói: "Tôi cũng là một người du lịch qua cuộc đời này nên không mang theo đồ đạc gì nhiều".
(Xem: 14302)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi, Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa, Múc bình nước mát về qua, Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa”
(Xem: 10285)
Người tụng kinh lâu ngày sẽ hiểu ý kinh, Người niệm Phật lâu ngày sẽ thấy cảnh Phật...
(Xem: 9267)
Triều Nguyên sinh năm 1953 tại Đại Lộc, Quảng Nam, bên bến sông Thu Bồn lồng lộng gió nắng, ngan ngát hương đồng cỏ nội.
(Xem: 9335)
“Khi một ý xấu vừa manh nha, biết ngay tai họa của nó, ta liền giữ chánh niệm như cây bám chặt vào đất”.
(Xem: 13075)
Phật giáo đã có ít nhất 2500 năm lịch sử; và có lẽ, cũng đã có chừng ấy lần các thế hệ Phật giáo đồ xao lòng nhớ lại câu chuyện Phật dự hứa ngày viên tịch, báo trước giây phút bỏ lại trần gian.
(Xem: 10902)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi.
(Xem: 12431)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có những lời dạy thật chí thiết về con người và sự vật, cảnh giớicõi nầy hay những cõi khác.
(Xem: 10867)
Shunryu Susuki Đại sư (1904-1971) là người sáng lập Trung tâm Thiền San Francisco và là một khuôn mặt chủ chốt trong việc truyền bá đạo Phật sang phương Tây.
(Xem: 13044)
Cuối tuần qua, tại Trại Huấn luyện Huyền Trang V ở Hayward, CA. Vừa lắng nghe và thông dịch lại cho các Trại sinh không hiểu tiếng Việt qua đề tài Thấu đáo về Hiện tình Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
(Xem: 11539)
Phật ngồi đó, tiếp tục thiền định với ánh mắt từ bi hướng về những người đang thảnh thơi thưởng thức một tách cà phê ấm hoặc bận chăm chú xem màn ảnh của điện thoại...
(Xem: 9851)
Trong khuôn viên khu nhà tập thể của quân đội, xe Bus của từng đơn vị lần lượt chuyển bánh rời khỏi vùng Fribourg vào sáng ngày cuối khóa tu học
(Xem: 12902)
Tường thuật lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập chùa Bảo Quang và Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL 2558
(Xem: 11405)
Suốt bãi biển dài rộng, không ai mong đợi một cái gì trường cửu. Tất cả đều tạm bợ, có đó, rồi để cho sóng vô tình cuốn đi...
(Xem: 13110)
Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có, thương yêu, giận lẫy cũng có.
(Xem: 12652)
Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa.
(Xem: 13452)
"Cơn Dông Giữa Mùa Hạ" là tựa đề bài tường thuật của Trần Thị Nhật Hưng nói lên nỗi niềm bâng khuâng và xúc động cùng những kỷ niệm tràn ngập dội về tâm trí của tác giả khi hay tin Sư Ông Khánh Anh viên tịch.
(Xem: 25172)
Thể theo giáo luật và truyền thống Phật Giáo, mùa An Cư Kiết Hạ lần 26 năm nay của GHPGVNTN Canada được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn.
(Xem: 12443)
Buổi lễ khai giảng diễn ra trong bầu không khí trang nghiêmtrầm lặng đầy nước mắt, bao trọn hình ảnh của cố Hòa Thượng Minh Tâm trong những lời phát biểu.
(Xem: 12937)
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
(Xem: 13743)
Loài cỏ bệnh úa tàn thân xác, Đã gầy hao từ gốc rễ cằn khô, Chắc tại nắng, tại mưa, tại bao điều khác, Nằm co ro đợi chết đến giờ
(Xem: 11205)
Trước khi khởi sự tu tập để phát huy lòng từ bi và tình thương, cũng cần nên tìm hiểu ý nghĩa của hai chữ ấy là gì...
(Xem: 11339)
Tất cả chúng sanh vì chẳng thấy Phật tánh nên thường bị phiền não trói buộc mà phải lưu chuyển trong sanh tử.
(Xem: 9838)
Phàm những gì có hình tướng thì tất cả đều bị chi phối bởi sự vô thường, mà đã vô thường thì nguyên nhân chính của nó là khổ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant