Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nghe “Xuân Hành” của Phạm Duy, Suy Nghĩ về “Người Là Ai”

10 Tháng Bảy 201902:20(Xem: 5238)
Nghe “Xuân Hành” của Phạm Duy, Suy Nghĩ về “Người Là Ai”
Nghe “Xuân Hành” của Phạm Duy,

Suy Nghĩ về “Người Là Ai”

 

Nguyên GIác

 

Nhạc sĩ Phạm Duy là một thiên tài. Rất hiếm hoi để có một tài năng như thế. Tôi đã nghe nhạc Phạm Duy từ thời mới lớn, qua nhiều thể loại nhạc, phần lớn thời xa xưa là nghe qua các làn sóng phát thanh tại Sài Gòn, và rồi nghe qua băng Cassette – đó là những năm chưa có máy truyền hình màu, và dĩ nhiên là rất xa với kỷ nguyên Internet bây giờ. Chỉ gần đây, nghe được ca khúc “Xuân Hành” qua CD Phạm Duy Hát Vào Đời trong đó gồm 10 ca khúc do ca sĩ Bích Liên chọn và hát. Tôi không biết rằng việc mưu sinh bằng nghề bác sĩ của chị Bích Liên có ảnh hưởng gì tới việc chọn lựa nhóm ca khúc này từ cả ngàn ca khúc của Phạm Duy hay không, nhưng tự nhiên một bài trong CD lưu mãi một câu hỏi trong tôi, và nhiều ngày đầu mới nghe, tôi cứ nghĩ rằng ca khúc đó có tên là “Người Là Ai” – nhưng đó là nhớ nhầm, nhan đề đúng của ca khúc đó là “Xuân Hành”…

Ngay từ dòng nhạc đầu tiên, sức mạnh của chữ “ai” đã chụp lấy suy nghĩ của tôi:

Người là ai, từ đâu tới 

và người ơi, người sẽ bước chân về nơi nao? 

Tôi đã sống với chữ “ai” nhiều năm từ thời mới lớn ở Việt Nam. Mở bất kỳ Kinh Phật nào ra, trong nhóm chữ đầu tiên luôn luôn có chữ “vô ngã” – tức là, không hề có cái gì gọi là ta, người, hay ai đó; tức là, sự thật hãy thấy rằng không ta, không người, không ai. Trong các công án thường gặp cũng là những câu hỏi: Ai niệm Phật đây? Ai lôi cái xác sống này đây? Trước khi cha mẹ sinh ra, ngươi là ai? Và tương tự… Nhưng lần đầu khi nghe ca khúc Xuân Hành của Phạm Duy, tôi kinh ngạc khi câu hỏi này được nêu trong âm nhạc như thế.

Kho tàng âm nhạc Phạm Duy là một ngọn núi khổng lồ, với bóng mát trải dài trên nhiều lối đi. Các nhạc sĩ đi sau sẽ có một hành trình gian nan, khi phải sáng tác nhạc khác đi và phải bước chệch ra khỏi bóng mát của Phạm Duy. Nhưng để bước ra khỏi bóng mát Phạm Duy, không thể không học từ ông. Cũng y hệt như các nhà thơ sau Nguyễn Du, phải học từ họ Nguyễn và rồi phải tìm cách bước đi những lối ngõ khác. 

Trong cương vị nhà báo, tôi có cơ duyên phỏng vấn, kết thân, quen biết với nhiều nhạc sĩ trong vùng Nam California. Một lần được tới nhà Phạm Duy ở Midway City để phỏng vấn, khoảng hai thập niên trước, tôi biết thêm một phương diện ít người khác so bằng ông: Nhạc sĩ Phạm Duy đưa tay chỉ về dàn máy điện toán, và dàn âm thanh kềnh càng lúc đó, ông nói là của hãng Apple. Tôi chưa bao giờ giỏi về máy móc, cho nên chỉ gật gù, lòng rất mực thán phục khi thấy nhạc sĩ họ Phạm rất giỏi về sử dụng các phương tiện kỹ thuật mới. Trong khi đó, bản thân mình cũng không biết gì về âm nhạc, và thâm tâm vẫn xem họ Phạm như một nghệ sĩ lớn, nhưng tự nghĩ là không bao giờ có đủ trình độ thẩm âm để đánh giá chính xác ảnh hưởng về nghệ thuật của ông.

Thêm nữa, thật sự là rất nhiều trường hợp tôi tránh né âm nhạc. Vì từ thơ ấu đã mê chữ hơn âm thanh, về sau lại tự nhủ lòng mình phải dè dặt, chớ để đắm say cõi thanh và sắc, trong khi âm nhạc vốn ru lòng người, và các ca sĩ luôn luôn là những giọng ca ngọt ngào đi kèm với nhan sắc tuyệt vời. Mỗi khi nhìn một nữ ca sĩ hát, lòng tôi vẫn tự nhủ rằng ráng đứng cho vững, không thì sẽ tan xương nát thịt. Đó là lý do có những ngày mệt mỏi vì đọc, vì viết… tôi mở YouTube ra xem, chỉ ưa tìm xem các hình ảnh phố chợ quê nhà, hay tìm xem các kỹ năng bóng đá thế giới, và tương tự. Do vậy, bản thân không dám nghe nhạc nhiều, cũng không dám xem phim lãng mạn, vì sợ thấy người đẹp, sợ nghe nhạc hay. Có những bạn đạo nói với tôi rằng họ thích nghe thượng tọa này giảng, ưa nghe ni sư kia giảng. Tôi không dám hỏi về ngờ vực của mình, dựa vào phân tích của một nhạc sĩ: có phải cô này ưa nghe giọng đầy nam tính của thầy kia, và có phải anh này ưa nghe giọng đầy nữ tính của vị ni kia… Đặc biệtâm nhạc, tôi sợ là mình sẽ rơi vào say đắm cõi sắc thanh… bất kể là trong nghề báo, mình ngồi giữa những người đẹp nhất và hát hay nhất, và cứ phải viết về các hoạt động âm nhạc, ca múa. Kể cả, khi nhạc sĩ Trần Chí Phúc yêu cầu, tôi đã làm thơ thiền cho bạn này phổ nhạc, và lòng vẫn tự nhủ là phải cố gắng trong từng chữ một, không để ai rời chánh pháp.

Nhưng đối với CD Phạm Duy Hát Vào Đời do ca sĩ Bích Liên thực hiện, tôi đã nghe đi, nghe lại ca khúc Xuân Hành nhiều lần. Trong trí nhớ của mình, tự nhiên cứ nghĩ ca khúc này có tên là “Người là ai”… và rồi khi ráng nhớ, mới nhận ra mình nhớ lầm, tên đúng nguyên thủyca khúc “Xuân Hành”… Đây là một bài hát kỳ dị, mang đầy sức mạnh, lôi kéo tôi tức khắc vào từng chữ, từng câu, từng âm thanh. Khi thoạt nghe CD, tới ca khúc này (đặt theo thứ tự thứ 10 trong 10 ca khúc của Phạm Duy), tôi muốn bật lên lời nói rằng, bác Phạm Duy tuyệt vời, và tự hỏi sao tới năm 2019 mình mới nghe ca khúc này. Thêm nữa, giọng ca của ca sĩ Bích Liên rất mực hiếm hoi, có thể thích nghi với ca khúc đầy những câu hỏi về Thiền này của Phạm Duy.

Một lời nằm giữa ca khúc “Xuân Hành” thoạt nghe có vẻ kinh dị, nhưng là sức mạnh ngàn cân của sự thật Khổ đế:

Trưa hôm qua còn là người  

Đêm hôm nay hồn lạc loài, 

thành vị thần hay lũ ma lẻ loi… 

Nhạc sĩ Phạm Duy giải thích ra sao về ca khúc này? Trên trang mạng phamduy.com, bài viết “Những Xuân Ca Trong Đời Tôi” ghi lời của nhạc sĩ, trích:

Mùa Xuân bao giờ cũng làm cho lòng tôi xáo động. Sau bài Lữ Hành có tính chất siêu hình, vào mùa Xuân năm 1959, tôi có soạn một bài hát cũng mang tính chất tâm linh là XUÂN HÀNH. Với bài này tôi muốn trả lời câu hỏi muôn đời: qui es tu? d'où viens-tu? où vas-tu? Cũng là câu hỏi mà tôi luôn luôn tự hỏi.

Tôi cho rằng: Người từ lòng người đi ra rồi sẽ trở về lòng người. Người vừa là người, vừa là thần thánhma quỷ, biết thương yêu dai và cũng biết hận thù dài, rất là đắm say ... Nhưng trong khoảnh sống ngắn ngủi này, người phải biết nhìn toàn đời trong từng chớp mắt, phải biết vui biết buồn ngay trong một cơn tim đập, tim ngưng...” (ngưng trích) (1)

Hóa ra, nhạc sĩ Phạm Duy luôn luôn tự hỏi rằng người là ai, từ đâu tới và sẽ đi về đâu. Đó cũng là một bất ngờ, khi người sáng tác cả ngàn ca khúc, nhiều thể loại, nhiều chủ đề, nhưng vẫn giữ trong lòng các câu hỏi cốt tủy nhất của đời người.

Tôi không biết rõ nhạc sĩ Phạm Duy khi viết dòng nhạc trên có nghĩ tới sáu nẻo luân hồi trong cái nhìn nhà Phật, và rằng “thành vị thần” có phải là chỉ cho cõi A tu la hay cõi chư thiên, và “lũ ma lẻ loi” là chỉ cho cõi ngạ quỷ… Nhạc sĩ dĩ nhiên không lý luận, nhưng tôi biết rằng Phạm Duy là một người rất uyên bác, đọc nhiều và đọc kỹ. Tôi nghe CD tới câu nhạc “thuyền theo lái về kiếp cũ” và cảm nhận như đang tràn ngập toàn thân giữa vô lượng làn sóng vô thường của cõi này… Làm sao chiếc thuyền có thể chống cự muôn ngàn lượn sóng để không bao giờ trở về kiếp cũ nữa… Thiên tài âm nhạc Phạm Duy đã đẩy người nghe tới nơi những câu hỏi cốt tủy lắng sâu hơn vào lòng người, vào cõi của băn khoăn, của xao xuyến… 

Tới đây, xin mời nghe trực tiếp lời nói của nhạc sĩ Phạm Duy trên mạng 

https://youtu.be/oGV8AHpFrjc

 và được người viết chép lại như sau:

Nhân nhà văn Phạm Xuân Đài có viết một bài nghiên cứu nhan đề "Cái Chết Trong Ca Khúc Phạm Duy" đăng trên Tập San Thế Kỷ 21, tôi xin được đóng góp vào sự soi sáng của nhà văn đó bằng một audio CD gồm một số bài hát của tôi nói tới toàn bộ cuộc nhân sinh và nói về cái chết là một hình thái biểu hiện sự sống. Ở VN cũng có nhiều nhạc sĩ của nền tân nhạc cũng đã đề cập tới cái chết, dường như họ đã xem như một chấm hết, một giải thoát, ví dụ như ý “sống để chờ xem có chết không” của Nguyễn Đình Toàn, hoặc “ô hay tại sao ta sống chốn này quay cuồng mãi hoài” của Vũ Thành An, tôi thì nhìn cái chết hơi khác các bạn đó, nhìn nó dưới nhiều góc độ và thấy rằng sự chết đến từ sự sống, cho nên cần nhìn cái chết thật đẹp để mong mỏi tìm được ý nghĩa sự sống. Ngay khi còn trẻ, tuy tôi nói nhiều tới sự sống, như trong Tâm Ca có bài Giọt Mưa Trên Lá đem lại sự sống: một cành củi khô, một tờ lá úa... hay một ngọn gió may... đã tạo nên cuộc đời chung quanh. Nhìn vào cả hai cõi tử sinh, tôi cũng không muốn nhìn vào chuyện eo sèo trước mắt, tôi quan tâm tới cái đẹp của cả hai cõi đó, cái chết đang chờ nơi đầu kia của mỗi người, nào có xa xôi gì trong chớp mắt của thời gian, cái chết đã tới để bắt đầu một chuyển hóa mới, cuộc du hành mới. Trước hết tôi xin mời quý bạn nghe một bài tôi soạn năm 1959 nói tới toàn bộ cuộc nhân sinh, đó là bài Xuân Hành. Nó là sự trả lời câu hỏi muôn đời Người Là ai, từ đâu tới, đi về đâu -- qui es tu? d'où viens-tu? où vas-tu? -- ba câu hỏi từ muôn đời của lòai người, nhưng không bao giờ cũ cả. Vì ngày nào con người không đặt ra những câu hỏi đó về thân phận mình, nghĩa là con người đã dừng lại trên con đường hoàn thiện chính mình. Trong bài Xuân Hành tôi cho rằng người từ lòng người đi ra, rồi sẽ trở về lòng người, người vừa là người, là thần thánh và là ma quỷ. Làm người thì phải biết thương yêu dai và cũng phải biết hận thù dài.  Yêu hay ghét cái gì cũng phải rất là đắm say, như trong khoảnh sống ngắn ngủi này, người phải biết nhìn toàn đời trong từng chớp mắt, phải biết vui, biết buồn, ngay cả trong một cơn tim đập, tim ngưng (tới đây, nhạc sĩ Phạm Duy hát để kết thúc audio).” 

Cũng nên ghi nhận rằng, thói quen “thương yêu dai và hận thù dài” của chúng sinh luôn luôn là cội nguồn sinh tử luân hồi, nhưng để “hoàn thiện chính mình” trước tiên cần nhìn ra sự thực đó, cội nguồn dẫn tới Khổ đế

Nơi đây, xin chép lại toàn văn lời ca khúc “Xuân Hành” do nhạc sĩ Phạm Duy hát trong link trên:

XUÂN HÀNH

Người là ai, từ đâu tới và người ơi, người sẽ bước chân về nơi nao? 

Người vì sao mà chớm nở, rồi sớm tối, cánh hoa tươi tơi bời theo với những lá úa. 

Người là chi? Là cơn gió, là giọt mưa, là cát trắng hay bụi xanh lơ? 

Người từ xưa, thuyền theo lái về kiếp cũ. 

Người lên xe đi từ hư vô qua hư vô

Ta ra đi từ lòng người, với tiếng khóc và nụ cười, thương yêu dai, hận thù dài, nuôi đắm say 

Trưa hôm qua còn là người, đêm hôm nay hồn lạc loài, thành vị thần hay lũ ma lẻ loi 

Mỗi chớp mắt nhìn toàn đời, nuốt thế giới vào lòng rồi 

Muôn năm vui ở nửa vời câu hát đôi 

Nghe con tim chạy miệt mài, khi tim ngơi nhịp từng hồi 

Buồn nghìn đời len giữa cơn đập vui. 

Người là ta, một mùa Xuân toả ánh nắng mai 

Bước lên đời mang một đôi tình duyên mới 

Người là ta, đường nhân ái còn đi mãi mãi 

Hết bước Xuân, ta gọi nhau về trong người

về trong người…(hết ca khúc)

Nhà văn Phạm Xuân Đài đã viết gì, để nhạc sĩ Phạm Duy lên YouTube giải thích thêm ở audio trên? Tôi tìm đọc và nhận ra: đó là, viết về cái chết. Trên mạng phamduy.com đăng lại từ Thế Kỷ 21 bài viết “Cái Chết Trong Ca Khúc Phạm Duy” của Phạm Xuân Đài, trong đó có nói về “Xuân Hành” với cách nhìn của Phạm Duy rằng trong chớp mắt là cả sống và chết, trích:

Khi chúng ta còn nhỏ, sự chết đối với chúng ta là chuyện... của người lớn. Khi vào đời ở tuổi thanh niên thì đó là chuyện của... người già. Chính mình thì chối hết. Nhưng khi bắt đầu vào tuổi già thì như một khả năng tự nhiên, càng ngày ta càng cảm nhận được trong thân tâm mình cái "khả năng chết" một rõ hơn, mãi đến một lúc, hết chối nữa, đành nhận nó là của mình. Nó dần dà, tự nhiên biến thành một phần của sự sống. Phạm Duy là một người hiếm hoi "biết" cái chết, "sống" với cái chết ngay từ tuổi thanh niên. Tại sao? Để làm gì? Trong nhân loại, thỉnh thoảng nẩy ra một người có khả năng trình bày hộ cho mọi người khác ý nghĩa toàn bộ cuộc nhân sinh mà thông thường người phàm mắt thịt chỉ thấy rất ngắn, toàn là chuyện eo sèo trước mắt. Chứ sao, phải nói về cái chết chứ, làm sao có sự sống nếu không có sự chết? Cái chết chờ bên đầu kia cuộc đời mỗi người, nào có xa xôi gì, trong chớp mắt của thời gian đã tới nơi, để bắt đầu một chuyển hóa mới, một cuộc du hành mới.” (hết trích)(2)

Minh bạch như thế: cảm nhận về sự chết đã ẩn tàng trong sự sống… Trong khi đó, ca sĩ Quỳnh Giao, cũng là một nhà phê bình nghệ thuật uyên bác, nhận định rằng nhạc sĩ Phạm Duy đã để lại một thông điệp tôn giáo.

Ca sĩ Quỳnh Giao viết trên Diễn Đàn Thế Kỷ vào năm 2013, bài nhan đề “Ngày Xuân, Nghe Lại Ca Khúc "Xuân Hành" Của Phạm Duy” – bài này cũng đăng lại trên mạng phamduy.com trong đó có ý:

“...Phạm Duy đã dẫn chúng ta vào tác phẩm với lời giới thiệu về câu hỏi muôn đời là người từ đâu tới và đi về đâu. Nhưng trong ca khúc mà cũng là một đời người từ thuở là mầm non chớm nở đến khi trở thành lá úa, ông còn diễn tả nhiều điều khác nữa. Nổi bật trong đó là chữ nhân, hay tinh thần nhân ái là chữ mà ông dùng. Chúng ta sinh ra là từ lòng người với tiếng khóc và nụ cười, với thương yêuhận thù lẫn đắm say. Nhưng chân lý muôn đời là trưa hôm qua có thể còn là người, đêm hôm sau thì đã thác, có khi là vị thần hoặc một lũ ma lẻ loi....

…Khi liên lạc với chú Phạm Duy - người viết vẫn gọi ông như vậy với sự tôn kính - về bài Xuân Hành, tôi đã lẩm nhẩm hát lại và ngẫm lại rồi nghĩ đến một thông điệp tôn giáo.

Đó là lẽ tử sinh của luân hồi, là ngũ uẩn gồm có sắc-thọ-tưởng-hành-thức. Nhờ sự suy ngẫm đó mình tìm ra một chữ "hành" trong kinh sách nhà Phật. Đấy là ý khác của "hành" trong bài Xuân Hành. Rất đơn giản thì hành động tốt sẽ tạo ra thiện nghiệp để có ngày vượt khỏi lẽ tử sinh. Phải chăng, câu "Đường nhân ái còn đi mãi mãi" của ca khúc nói về một cách sống bất tử? Nếu quả như vậy thì thông điệp này còn sâu xa hơn lời ca trong bài "Đường Chiều Lá Rụng" của Phạm Duy...”(hết trích) (3)

Tới đây, người viết xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn  ca sĩ Bích Liên, người đã bỏ ra 2 năm để thực hiện CD Phạm Duy Hát Vào Đời. Nghĩa là, chọn ra 10 ca khúc từ cả ngàn ca khúc, và thực hiện thu âm là một hành trình rất gian nan của chị.

Nhà báo Doãn Hưng trong bài viết trên Việt Báo vào tháng 6/2019, nhan đề “Bích Liên - Người Cầu Toàn Đối Với Âm Nhạc Phạm Duy” kể về CD nhạc này, trích:

“…với CD Phạm Duy Hát Vào Đời. Bạn bè đều biết chị Bích Liên là một người cầu toàn, từ trong lĩnh vực chuyên môn y khoa đến niềm đam mê âm nhạc. Có một lần chị đã nói với tôi rằng hát nhạc Phạm Duy  “toàn bích” giống như Thái Thanh là một điều không tưởng. Mà chị cũng chẳng muốn làm điều này. Chị yêu mến, hiểu nhạc Phạm Duy theo cách riêng của mình, và muốn diễn đạt nó bằng tâm tình và giọng hát của chính mình… 

…Chị Bích Liên cho biết chị đã hoàn thành 10 bài hát trong CD Phạm Duy Hát Vào Đời trong vòng gần 2 năm. Tôi tưởng tượng ra rằng, trong suốt thời gian đó, chị đã nghiền ngẫm ý nghĩa của từng bài, chọn cách diễn đạt cảm xúc cho từng câu hát, thử cách ngân nga cho từng nốt nhạc, phát âm từng lời ca sao cho phù hợp nhất. Mỗi bài có lẽ chị phải thâu đi thâu lại đến hàng chục lần mới vừa ý. Đành rằng kỹ thuật phòng thâu sẽ giúp cho chị hoàn thiện bài hát theo đúng ý mình. Nhưng nếu không có niềm đam mê âm nhạc, không có tinh thần “tri kỷ” đối với các ca khúc Phạm Duy, sẽ rất khó cho một người không phải là ca sĩ chuyên nghiệp có thể thực hiện được “sự cầu toàn” này.

…Xuân Hành là một trong những ca khúc tuyệt diệu nhất của Phạm Duy trong chủ đề thân phận con người, nhưng ít được phổ biến. Có lẽ chị Bích Liên cảm nhận ca khúc này sâu sắc lắm, cho nên trong CD chị đã hát Xuân Hành thật khoan thai, thênh thang, sâu thẳm. Hành trình tử sinh “từ hư vô qua hư vô” là không thể tránh khỏi. Và vô thường. Chỉ trong khoảnh khắc, một kiếp người đã trở thành “một vị thần hay lũ ma lẻ loi”. Thế nhưng, mỗi người trong chúng ta đều có thể tự chọn cho mình cách đi riêng của mình trong kiếp lữ hành đó. Và Phạm Duy đã chọn cho mình một con đường đầy nhân ái…

Trong cuộc sống thường nhật, tôi vẫn đang cố hướng về mục tiêu vượt thoát vòng tử sinh.  Nhưng khi nghe CD Phạm Duy Hát Vào Đời của chị Bích Liên, tôi chợt thoáng nghĩ: nếu có một niềm đam mê nào đó kéo tôi trở lại với kiếp người, thì đó có lẽ là niềm đam mê âm nhạc…”(ngưng trích) (4)

Cũng nên ghi nhận rằng nhà báo Doãn Hưng cũng là một người thiền tập hàng ngày, và là một trong những Phật tử góp sức thành lập nhóm Giới Trẻ Mây Từ. Khi anh viết rằng anh đang cố gắng vượt thoát vòng tử sinh và sau khi nghe chị Bích Liên hát CD Phạm Duy Hát Vào Đời, anh viết “nếu trở lại với kiếp người” thì sẽ giữ mãi niềm đam mê âm nhạc, nghĩa là một lời ca ngợi các nghệ sĩ đã nêu lên được ý thức mạnh mẽ về pháp ấn vô thường. Doãn Hưng cũng ghi rằng các độc giả có thể tìm CD Phạm Duy Hát Vào Đời qua điện thoại: 714-894-2500.

Một điều tôi suy nghĩ là: nhạc sĩ Phạm Duy có CD Thiền Ca (10 ca khúc), CD Tâm Ca (10 ca khúc), CD Đạo Ca (10 ca khúc), CD Hương Ca (10 ca khúc)... nhưng ca khúc Xuân Hành lại nằm riêng trong nhóm 6 ca khúc về Xuân.

Không rõ vì sao. Nhưng có thể nhạc sĩ Phạm Duy khi nói về cái chết và đã nghĩ về mùa xuân, như trong bài thơ của Thiền sư Mãn Giác (1052-1096), viết về mùa xuân và cành mai: “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua – sân trước – một cành mai.”

Điều chắc chắn rằng, nhạc sĩ Phạm Duy đã ý thức về vô thường rất mạnh mẽ, đã ghi lại với dòng nhạc nêu bật được pháp ấn này. Và qua giọng ca trong vắt của ca sĩ Bích Liên với CD Phạm Duy Hát Vào Đời, ca khúc “Xuân Hành” của Phạm Duy đã tự động trở thành ca khúc “Người Là Ai” trong tâm thức tôi. Từng âm thanh một vang lên, từng nốt nhạc được trình diễn, từng lời ca được nghe trong tôi, và cũng là khi cảm nhận lạnh buốt rằng không hề có ai nghe, không hề có ai hát, không hề có ai viết nhạc… Tất cả chỉ là ngọn gió vô thường chảy xiết, không ngừng nghỉ… nơi các âm thanh biến tức khắc vào tịch lặng.

GHI CHÚ:

(1)Những Xuân Ca Trong Đời Tôi: https://phamduy.com/en/am-nhac/chu-de/tinh-ca/5856-nhung-xuan-ca-trong-doi-toi 

(2)Phạm Xuân Đài. Cái Chết Trong Ca Khúc Phạm Duy: https://phamduy.com/vi/viet-ve-pham-duy/phe-binh/5594-cai-chet-trong-ca-khuc-pham-duy

(3) Quỳnh Giao. Ngày Xuân, Nghe Lại Ca Khúc "Xuân Hành" Của Phạm Duy. https://phamduy.com/vi/viet-ve-pham-duy/phe-binh/5115-ngay-xuan-nghe-lai-ca-khuc-qxuan-hanhq-cua-pham-duy

(4) Doãn Hưng, Việt Báo. “Bích Liên - Người Cầu Toàn Đối Với Âm Nhạc Phạm Duy”

https://vietbao.com/a295528/bich-lien-nguoi-cau-toan-doi-voi-am-nhac-pham-duy

 

PHOTO:

Bìa CD Phạm Duy Hát Vào Đời.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15047)
Sống giữa đời, ai cũng mưu cầu một vài niềm hạnh phúc. Hạnh phúc được xem nhưmục tiêu thiết yếu nhất mà loài người nói riêng và vạn loài tồn sinh khác nói chung hướng đến tìm cầu.
(Xem: 14767)
Trong cuộc sống có đôi khi chúng ta lầm tưởng, mọi thứ đều diễn ra quá êm đẹp và theo chiều hướng tốt để ta có thể đạt được cái mà chúng ta muốn có.
(Xem: 14850)
Có thể nói vạn vật hữu hình khó đứng vững và tồn tại trước những cơn thịnh nộ của bão tố. Thế nhưng, đôi khi đâu đó cũng có những cành hoa bé nhỏ yếu ớt đã sẵn sàng trụ lại sau những cơn cuồng nộ của tự nhiên.
(Xem: 17811)
Mỗi khi nghe đến mấy bài hát diễn tả những sinh hoạt nơi đồng quê, như cảnh gặt hái của ngày mùa, hay những buổi tối giả gạo dưới trăng tôi chợt nhớ đến quê tôi tha thiết.
(Xem: 15573)
Chúng ta luôn đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu, song trên bước đường theo đuổi chúng, phải chăng bạn đã đánh mất giá trị tự thân của cuộc sống? Lao đầu vào việc theo đuổi mục đíchtrở thành nô lệ của mục đích.
(Xem: 16538)
Việc con người chạy theo các dục, vì họ sống với các chủng tử tâm hành liên hệ đến vô minh, mọi sinh hoạt của họ là sinh hoạt trong bóng đêm, và ngay cả ánh sáng cũng chỉ là bóng đêm của họ mà thôi...
(Xem: 14223)
Khu vực tôi ở có một con đường hai hàng thông cổ thụ, tàn lá giao nhau như lọng che, vừa tạo nét đặc thù, vừa luôn luôn cho bóng mát.
(Xem: 14146)
Mùa hạ về… bao suy tư được trải nghiệm, bao ước vọng lại xâu kết bên lòng. Âm vang ngày hạ là nắng là hoa, là hương thơm từ đất, là hơi ấm từ bóng mặt trời lan tỏa.
(Xem: 16345)
Ông lão ăn xin nom thật tội nghiệp với một tay chống gậy, một tay run run cầm chiếc nón rách hướng về phía chị, giọng thều thào...
(Xem: 17231)
Những làn sóng biển đùa chơi với nhau và cùng nhau chạy vào bờ chạm lên cát trắng, rồi tan biến vô sự giữa trời nước mênh mông. Sóng là nước và nước là sóng.
(Xem: 18463)
Thuở xưa, khi vua Phạm Dự (Brahmadatta) trị vì Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh làm một con Tắc kè. Bấy giờ, có một ẩn sĩ khổ hạnh sống trong một thảo am...
(Xem: 16768)
Chúng ta tự thuyết phục mình rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn sau khi ta hoàn tất một dự án này, học hết chương trình này, xong một khoá trị liệu này...
(Xem: 16163)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời.
(Xem: 15475)
Chỉ hai tuần, sau khi dọn tới căn nhà mới, tôi đã biến đổi hoàn toàn mảnh vườn, khi được người chủ nhà bảo: “Muốn trồng gì, làm gì, xin tùy ý!”
(Xem: 16268)
"Hãy cho con thành một đóa hồng cao lớn, bởi vì con ước mong được ngẩng cao đầu với một niềm kiêu hãnh; đây sẽ là việc của riêng con, con bất chấp số phận mình ra sao."
(Xem: 15244)
Hình ảnh một thiền sư chậm rãi thiền hành trong nắng mai hay an nhiên lặng lẽ tĩnh tọa giữa rừng chiều là tặng phẩm tuyệt đẹp cho những ai có tâm hồn nhạy cảm...
(Xem: 14059)
Em là những giọt nước nằm sâu dưới lòng đất, nhưng em muốn đi về với đại dương có được không anh? - Được chứ, điều ước mơ của em là rất đẹp...
(Xem: 15230)
Trước kia các cuộc khủng hoảng phát minh bởi sự khai thác những tài nguyên và bóc lột khả năng con người. Hiện tại khủng hoảng vì sự lạm dụng các học thuyết chủ nghĩa, nên càng khốc hại, nguy hiểm và phá hoại hơn.
(Xem: 14608)
Ngồi một mình bên tách trà xanh, nhìn chung quanh mình là mùa thu có màu vàng bao phủ khắp không gian. Thiên nhiên khoe mình, kiêu hãnh.. biết bao nhiêu cây lá mỉm cười...
(Xem: 7382)
... cái quan niệm ta có về Bụt ấy cũng như một cái hố xí, và theo nghĩa đó, Bồ TátLa Hán cũng chỉ là những kẻ đem tới gông cùm.
(Xem: 17053)
Thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo cứ hễ chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi nilông.
(Xem: 12174)
Dì Năm dự định mang cậu con trai về trại ruộng Thới Sơn, Châu Đốc nương náo với đồng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tu dưỡng thân tâm, tiện đường dì ghé lại chùa Tây An(1) đảnh lễ Đức Phật Thầy để cầu nguyện cho con sớm lành bệnh.
(Xem: 12047)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
(Xem: 16311)
Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng...
(Xem: 14505)
Một lát sau, chiếc xe thứ ba chạy tới. Chiếc xe này không cũ, không có đông khách nhưng bạn vẫn không hài lòng: "Cái xe này không có điều hoà, thôi mình cố đợi chiếc sau".
(Xem: 14393)
Mùa Vu Lan lại về. Bên cạnh nụ cười rạng rỡ trên gương mặt những người diễm phúc còn có Mẹ, chúng tôi, những người cài hoa trắng, lòng bâng khuâng nhớ Mẹ đã khuất bóng nơi xa...
(Xem: 13665)
Đời có tươi thì có phai; tình có ấm lên thì có nguội. Vẫn biết thế nhưng tình cảm tự nhiên con nhớ Mẹ, thương Mẹ vượt ra ngoài biên giới chật hẹp của sự hợp lývô lý thường tình.
(Xem: 12257)
Em nằm yên giấc mồ côi Đoá hồng lắng đọng bên dòng phù du gió nguồn ngày tháng vi vu sóng đời dồn dập vô thường viễn xa...
(Xem: 13637)
Thằng bé nhìn con bướm chết lần cuối. Dưới ánh trăng đôi cánh nó lấp lánh như ánh vàng. ”Cậu đẹp thật đấy”, thằng bé nghĩ. Rồi một lát sau cậu thả con côn trùng rơi trên đất và chạy về phía mẹ.
(Xem: 12164)
Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
(Xem: 15102)
Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào.
(Xem: 13643)
Là một thành viên trong cộng đồng thế giới, tôi không thể nói rằng tôi không có trách nhiệm gì đối với những khổ đau, bất ưng, nghịch lý, bất công, hiểm nguy đang xảy ra chung quanh tôi.
(Xem: 13469)
Nỗi thất vọng lớn nhất của con người là chạy bươn về phía trước hay chạy ngược về phía sau để kiếm tìm cho mình một bản ngã. Bản ngã trong cơm áo, gạo tiền, trong kiến thức chữ nghĩa...
(Xem: 12976)
Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của ta đi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác.
(Xem: 13848)
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát.
(Xem: 13518)
Con bé không chú ý đến câu hỏi của tôi, đang bận bịu thổi kẹo thành quả bong bóng nhỏ. Có lúc nó thổi không khéo, quả bóng vỡ gây một tiếng bụp nhẹ, để lại chất kẹo nằm vắt ngang đôi môi mọng đỏ.
(Xem: 13670)
Mùa đông năm ấy tuyết không rơi nhiều, nhưng cái lạnh vẫn theo sương khói ùa về làm xác xơ thêm cho khu rừng mới trải qua một mùa dông bão kéo dài trước đó.
(Xem: 14605)
Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở...
(Xem: 12519)
Khi nắng vội vã đổ về trên từng con đường, nhà cửa, phố phường, cây cối, sông ngòi và nắng cũng chan hoà, hong đầy tâm của người con Phật, bằng chất liệu tươi trẻ ấm áp.
(Xem: 13626)
Bà Chín hồi nào đến giờ vẫn vậy, vẫn quạnh quẽ sống mình ên trong cái chòi lá bên một ao sen trắng. Cả làng chỉ biết bà là người xứ khác trôi giạt đến, cách nay đã ba mươi năm.
(Xem: 14533)
Sau khi nói chuyện với cô bé tôi ra về. Wendy nói cô bé rất vui, và đúng là tôi thấy nhẹ nhõm hơn nhiều.
(Xem: 14766)
Từ ngàn xưa, Ấn Ðộ đã là thánh địa đối với người con Phật. Chính từ vùng đất lịch sử này mà những danh tăng Pháp Hiển, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh... đã trở thành bất tử...
(Xem: 14910)
Chú Tư nhai với trâu, nhai một hồi thấy đúng là mình đang nhai cỏ; chú vừa nhai cỏ vừa ngước mắt nhìn trời xa xăm...
(Xem: 17667)
Có đôi lúc giữa đêm tôi tự hỏi mình có già cỗi quá không? Và mình đã thu lượm được những gì trên con đường mình đã chọn?
(Xem: 15863)
Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc không biết cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ làm bút chì nói chuyện với nhau.
(Xem: 15730)
Thủy tiên nhỏ bé, xinh xắn với hương thơm cao sang, cánh hoa trắng muốt, mọc từng chùm trên củ như loại hành tây. Những chiếc lá mịn màng đang vươn mình ra ánh sáng.
(Xem: 17312)
Cứ ngỡ hoa được thả từ đâu đó trên không trung xuống rồi đậu lên hàng rào. Hoa không thành chùm lớn, cách nhau vừa tầm xa, như họa sĩ thiên nhiên...
(Xem: 16471)
Mỗi năm, vào ngày trăng tròn tháng tư, chúng ta cung kính, hân hoan đón nhận Đấng Giác Ngộ ra đời. Đó là Đức Phật lịch sử, Đức Phật đã mang hình người để đến với chúng ta.
(Xem: 15732)
Trong các chùa thuộc Bắc tông, thường treo bức tranh một hành giả dữ tướng, cao to, quắc thước, râu hùm, hàm én, mắt lóe kỳ quang, mình vận cà sa, vai quảy một chiếc dép...
(Xem: 13337)
Cơn nắng giao mùa đã bắt đầu rực sáng; những tàng lá non xanh đã trở nên đậm sắc hơn; những cây phượng hồng vẫn còn nở rực; đằng xa trong vườn nhà ai...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant