Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Công Hạnh Xây Chùa

10 Tháng Bảy 201921:38(Xem: 4412)
Công Hạnh Xây Chùa

Công Hạnh Xây Chùa 

 

● Phương Quỳnh

 

     Theo tinh thần Phật Giáo Đại Thừa bất cứ việc làm nào của hàng đệ tử Phật cũng nhắm đến lợi ích và niềm an lạc trong cuộc sống cho mọi người. Sự thấm nhuần Phật pháp như vậy đã được thể hiện qua câu ca dao:

     Xây chùa, tô tượng, đúc chuông

     Trong ba việc ấy thập phươngn làm.

 

     Chùa chiền là nơi thanh tịnh để mọi người ký thác tâm sự. Chính vì ảnh hưởng tốt lành đó, nên khi chúng ta thấy ai gặp khó khăn, phiền muộn họ thường đến chùa để tiếp nhận sự thanh thản hầu có thể giúp cho họ vững bước vượt qua nghịch cảnh.

     Nhưng việc xây chùa không phải là chuyện dễ dàng, đơn giản. Nếu một khi đã có ý chíquyết tâm thì dù: „Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi; mà khó vì lòng người ngại núi e sông“. Chính vì Thầy Thích Như Điển là người không ngại cách núi ngăn sông, nên Thầy đã từ Á sang Âu và sang cả các nước ở châu lục khác, tiên phong xây dựng Chùa viện, Tịnh thất, Đạo tràng. Tất cả đều do ước nguyện gieo giống Bồ đề, trồng sen trên xứ lạ và cũng để xoa dịu nỗi nhớ về quê cha đất tổ:

 

     Mái chùa thắm đượm tình thương

     Là nơi muôn loại đồng nương tựa về

     Những người con Phật xa quê

     Mái chùa sưởi ấm vỗ về tâm linh.

 

     Vì vậy vào ngày 22 tháng 4 năm 1977, Thầy từ Nhật Bản sang Đức, không ai nghĩ rằng chỉ một năm sau, Niệm Phật Đường Viên Giác tại Hannover được thành lập ngày 2 tháng 4 năm 1978. Thời gian đóThầy chỉ là một tu sĩchưa tròn 29 tuổi! Tuổi trẻ, tài cao, có ý chí, có quyết tâm, giỏi sinh ngữ… nên Thầy sớm vượt qua những khó khăn trở ngại ban đầu. Đến cuối năm 1978, theo lời mời của Hội Phật Giáo Úc Châu, Thầy bay sang Sydney để góp ý vận động xây chùa…

*

     Chiều 30 Tết năm Mậu Tuất vừa qua, chúng tôi về Tổ Đình Viên Giác đón Giao thừa mừng Xuân Kỷ Hợi. Tôi và nhà tôi được phép vào thư phòng đảnh lễ Thầy. Thầy rất vui, trong lúc hàn huyên Thầy vừa cười vừa nói „Công việc của tôi rất là nhiều, nhưng tôi vẫn có thời gian để nhớ về quê hương. Thỉnh thoảng tôi vẫn mở chương trình hài kịch của Hoài Linh để nghe nói giọng Quảng Nam. Đó cũng là một cách làm cho mình đỡ nhớ về quê nhà!“, vì quê hương là chùm khế ngọt… Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người.
2 Anh Em

     Chúng tôi được Thầy mở cho xem Video clip do Thượng Tọa Thích Hạnh Tuệ tri sự chùa Phật Đà ở San Diego cũng là Chủ Biên của trang nhà hoavouu.com ở Hoa Kỳ thực hiện ngày 21.01.2019 với tâm ý kính tặng HT Thích Bảo Lạc và HT Thích Như Điển, nhằm giới thiệu Thiền Lâm Pháp Bảo Úc Châu. HT Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo VNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, cho biết Thiền Lâm Pháp Bảo là vùng đất thiêng đã được xây dựng từ 4 năm qua. Tháp Vãng sanh sẽ được xây dựng tại Tự Viện Pháp BảoThiền Lâm Pháp Bảo cũng đang tiến hành công trình những hạng mục mới. Thiền Lâm Pháp Bảo là nơi hoàn toàn thiên nhiên hùng vĩ, núi đồi xanh tươi bao la bát ngát. Trong Vườn Thiền có 4 câu thơ được khắc vào trong đá:

 

     Dấu Thiền lắng giữa hư không

     Tháp hành ? soi bóng Thiền Lâm đậm màu

     Ngày xưa mãi đến ngàn sau

     Tâm Không vật cũng nhuốm màu hư không

      (Thơ Sông Thu TBL)

 

     HT Thích Bảo Lạc luôn nghĩ đến nhu cầu cho người Phật tử tín tâm về nơi này học giáo lý Phật Đà và cũng là để thư giãn tâm hồn. Thiền Lâm Pháp Bảo là nơi tạo vốn liếng ươm mầm tự giác hiện tại và tương lai.

     Thiền Lâm Pháp Bảo nằm bên ngoài thành phố Sydney, có diện tích 52 mẫu, có núi đồi, có công viên, có Kangaroo và các loài thú khác.

     HT Thích Bảo Lạc năm nay 77 tuổi, là bào huynh của HT Thích Như Điển, sinh quán Quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây đã có trên 50 vị xuất gia

     Chúng tôi được xem tiếp một Video clip khác, cũng do TT Thích Hạnh Tuệ thực hiện ngày 06.01.2019 trong khuôn viên của Tự Viện Pháp Bảo tại Sydney. Trong đó, Thầy Thích Như Điển, đệ II Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu, thuật lại nhân duyên Thầy đến Úc từ cuối năm 1978 đến 1979. Lần đầu tiên Thầy đến cư xá sinh viên thuộc Đại học New South Wales, Sydney; sau đó Thầy đến giảng pháp và nói chuyện với bà con Phật tử Việt Nam tại nhà hàng của anh Lê Thẳng Tiến. Anh này là sinh viên du học đến Úc trước năm 1975 và cũng là Hội Trưởng của Hội PGVN tại New South Wales cùng với các anh Võ Cổn, Nhường, Phước, Khôi, Tươi, anh chị Phụng… 

     Sau đó Thầy đến làm chủ lễthuyết pháp nhân ngày Phật Thành Đạo mùng 8 tháng 12 năm Kỷ Mùi nhằm ngày 26.12.1979 tại Chùa Thái Lan. Sau lễ, đài truyền hình và báo chí tại Sydney có phỏng vấn Thầy về sinh hoạt của người Việt tại Đức.

     Hội Phật Giáo tại Sydney có thuê một căn nhà cải gia vi tự từ năm 1980. Ba năm sau đó phải dời đi nơi khác. Phật tử Sydney muốn nhờ Thầy thỉnh một vị tu sĩ về trụ trì Niệm Phật Đường, nên tháng 4.1980 Thầy từ Úc về lại Nhật gặp Thầy Thích Bảo Lạc đang dự định sang Hoa Kỳ. Thầy Như Điển đề nghị Thầy Bảo Lạc sang Úc. Ban đầu Thầy Bảo Lạc chưa đồng ý, nhưng nhờ những lời vận đồng của Thầy Như Điển rất hợp tình hợp lý, vì ở Úc có nhiều thứ giống quê hương mình. Thời tiết có nắng ấm vào đông, có ve sầu, có bầu trời xanh ngát. Trái cây có đủ loại xoài, ổi, mít…, có rau muống và nhất là có cộng đồng Phật tử Việt Nam đa dạng. Qua những lời thuyết phục và đề nghị đơn giản của Thầy Như Điển, vì thế hơn một tuần sau Thầy Bảo Lạc suy nghĩ lại và đồng ý.

     Tháng 6.1980 các anh em trong Hội làm giấy bảo lãnh cho Thầy Bảo Lạc sang Úc với 300 chữ ký giống như một „Thỉnh Nguyện Thư“ gởi lên Chánh phủcơ quan Di trú Úc.

     Ngày 16.02.1981 xây dựng đạo tràng gặp khó khăn, nhưng sau đó được chánh phủ Úc cho thuê một miếng đất rộng 5.000 mét vuông ở miền Tây trong vòng 60 năm, mỗi năm chỉ trả tượng trưng 1 đồng, nhưng phải cần có 2.000 chữ ký để làm nơi tín ngưỡng của Phật giáo. Đến năm 1983 được nhận đất, đến năm 1984 lễ đặt viên đá xây dựng. Năm sau 1985 khánh thành chùa Pháp Bảo vào dịp Lễ Phật Đản (1).

     Trong thời gian những năm đi-về giữa Đức và Úc, Thầy Như Điển vẫn chú trọng đến nhu cầu phát triển Niệm Phật Đường Viên Giác, vì số Phật tử ngày càng đông trong số 2.500 thuyền nhân Việt Nam của tàu Hải Hồng được Thủ Hiến Ernst Albrecht bang Niedersachsen tiếp nhận. Nên Niệm Phật Đường Viên Giác được dời về nhà kho đường Eichenkampstr.35 A vào năm 1981 và được thành Chùa Viên Giác.

     Đến năm 1984 Thầy Như Điển quyết định xây dựng chùa Viên Giác trên một một khu đất với diện tích 4.000 mét vuông (đối diện với chùa cũ). Số tiền mua đất và dự định xây dựng ngôi chùa thời đó là 9 triệu Đức Mã, tương đương với 4,5 triệu EURO, nếu không có sự đóng góp tài vật và công quả của quý vị Phật tử cũng như của anh chị em Đông Âu thì số kinh phí còn cao hơn nữa.    

     Mọi người đều thán phục nghị lựctâm nguyện quyết chí của Thầy. Thời gian kêu gọi, vận động ban đầu và chính Thầy là người đi „Hành Khất“ (2) khắp mọi nơi, ở đâu cũng có dấu chân Thầy đến. Từ nhà hàng đến các tiệm bán thực phẩm lớn nhỏ và cả những nơi tổ chức vui chơi Thầy đều đến „ăn xin“ và kêu gọi đóng góp. Đâu phải đến đâu cũng được sự ủng hộ, có nơi có, có nơi không, có nơi cũng chỉ 5, 10 đồng. Ít hay nhiều đều là công đức cả.

     Chùa Viên Giác được đặt viên đá đầu tiên vào năm 1987. Lễ khánh thành vào ngày 13 tháng 4 năm 1991. Lễ Hoàn Nguyện được tổ chức vào đầu tháng 9 năm 1993. Trong dịp này, Thầy đã hiến dâng chùa Viên Giác cho Giáo Hội PGVNTN Âu Châu. Trong thời điểm đó, chùa Viên Giác là ngôi chùa lớn nhất ở Châu Âu theo Bản Tin Khánh Anh ghi lại:      

     “… Một ngôi chùa rộng lớn nhứt, huy hoàng nhứt của người Việt ở Âu Châu và của người Việt hải ngoại. Nhiều Thầy và quan khách về dự lễ khánh thành đều khen như vậy. Còn về mặt đẹp nhứt, có hình ảnh Á Đông nhứt, thì nhiều ý kiến còn ngập ngừng… (ngưng trích).

     Nhưng 40 năm sau, chùa viện ở các quốc gia được xây dựng ngày càng nhiều, trong đó có Chùa Khánh Anh của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm là đẹp nhất, hùng vĩ nhất ở Châu Âu, hiện do Thượng Tọa Thích Quảng Đạo trụ trì.

      Sau đó, vào năm 2004 Thầy sang Ý để thành lập chùa Viên Ý tại làng Polverara, tỉnh Padova, vùng Veneto. Khu đất rộng 6.000 mét vuông.

     Chùa gồm có 2 tầng, mỗi tầng rộng 80 mét vuông. Tầng dưới làm phòng khách, phòng nghỉ cho Phật tử, phòng ăn và nhà bếp. Tầng trên gồm chánh điện, phòng nghỉ cho khách Tăng, phòng Thầy trụ trì.

     Vào những ngày lễ lớn như Tết, Phật Đản, Vu Lan có Thầy trụ trì là Thượng Tọa Thích Hạnh Bảo làm chủ lễ, cùng với 2 Thầy người Ý cư ngụ tại địa phương. TT Thích Hạnh Bảo cũng là vị trụ trì Chùa Liên Tâm ở Phần Lan. Những dịp lễ này chùa phải căng lều để có thể chứa khoảng 300 người tham dự. Mỗi tháng chùa có tổ chức lễ Phật đầu tháng do một vị trong Ban Chấp Hành làm chủ lễ. Hiện nay tại chùa có hai Ưu bà tắc ở để trông nom, một người lo các thời công phu sáng, người còn lại lo việc cúng vong…

 

     Ý nguyện xây chùa của Thầy không dừng lại ở đây, mà Thầy còn muốn tiến về miền Nam nước Đức. Cho nên khi được giới thiệu, Thầy quyết định mua khu đất rộng trên 10.000 mét vuông và diện tích xử dụng 1.500 mét vuông ở tại Rebholzstr. 36 Ravensburg bang Bayern. Sau đó được kiến tạo từ năm 2007 đến 2008 thành Tu Viện Viên Đức. Tiền mua và sửa sang từ đó đến nay là 1 triệu EURO. 

     Tu Viện mỗi năm sinh hoạt Tết, Rằm Tháng Giêng, Phật Đản, Vu Lan có khoảng 300 đến 500 người từ 3 quốc gia Đức, Áo, Thụy Sĩ về tham dự. Ngoài ra mỗi tháng có một tuần huân tu do Tu viện trưởng ĐĐ Thích Hạnh Vân và ĐĐ Hạnh Hòa hướng dẫn.

 

     Đến cuối năm 1995 Thầy đến Moscow để động viên Phật tử có nhiệt tâm là Thiện Xuân và Thiện Mẫn để thành lập Niệm Phật Đường, nhưng cộng đồng người Việt lúc đó rất khó khăn, số tiền thuê Niệm Phật Đường hay bị thiếu hụt. Nên Thầy cố gắng tìm cách quyên góp giúp cho Hội Thảo Đường. Đến tháng 9.2013, Thầy trở lại Moscow khởi công xây dựng Chùa Thảo Đường. Mỗi lần Thầy sang Nga, hình như mang theo một năng lượng lớn cho mọi người.

     Khi xây dựng luôn gặp nhiều khó khăn không giải quyết được thì có câu thần chú „chờ Hòa Thượng sang“. Điều rất lạ là việc lớn việc nhỏ gì cũng được Thầy sắp xếp hoàn hảo hết,

    Phật tử Moscow họ tin Thầy có một uy đức vô cùng to lớn, nên biết bao nhiêu sự chống đối quấy nhiễu, cứ thấy bóng dáng của Thầy là tự nhiên tan biến mất.

     Sau hơn 20 năm hạt giống của Người Mẹ là Sư Ông Thích Minh Tâm gieo. Còn Người Cha là Hòa Thượng Phương Trượng chăm sóc nên có được ngôi chùa Phật Giáo đầu tiên ở Moscow. Đây là một công trình to lớn được khánh thành vào tháng 10 năm 2017 và Sư Cô Tuệ Đàm Hương được Giáo Hội PGVNTN cử giữ chức vụ trụ trì (3).

*

     Ở đời người ta thường nói nhìn thành quả của con cái thì biết được sự giáo dục của cha mẹ như thế nào. Còn ở chốn Thiền môn thì nhìn vào các đệ tử ta cũng biết được sự giáo huấn của Sư phụ ra sao.

 

     Thầy Thích Như Điển là vị Tổ khai sơn Tổ Đình Viên Giác từ năm 1978, và cũng có thể nói rằng Thầy là vị Tổ của Phật Giáo Việt Nam tại nước Đức. Thầy là bậc Cao Tăng thạc đức, trí tuệ Bát Nhã và tâm Đại Bi luôn tha thiết với Phật đạo trong vai trò Sứ giả của Như Lai làm cho Phật pháp được xương minh.

     Sau 40 năm trên nước Đức, nhìn lại những đệ tử của Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác, quý vị này cũng đã phát nguyện dấn thân bước theo chân Sư phụ để thành lập chùa chiền, tịnh thất

 

     Thượng Tọa Thích Hạnh Nguyện, Đại đệ tử, là người đầu tiên xây dựng Trung Tâm Tu Học Viên Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ vào năm 2000 và Chùa Cực Lạc Cảnh Giới ở Chiengmai, Thái Lan vào năm 2005 trên một diện tích 7 hecta. Công trình xây dựng ngôi phạm vũ thắng cảnh kỳ vĩ và mỹ lệ sau thời gian khá dài 25 năm. Chùa khánh thành giai đoạn thứ nhất là 3 triệu đô la. Ngoài ra các công trình khác đang tiến hành xây dựng như Đại Hùng Bửu Điện, Tây Phương Tam Thánh- tượng ngồi cao 20 mét; Thượng-Trung Phẩm Liên Hoa; 108 Bảo Tháp Xá Lợi; Chùa Một Cột, Điện Văn Thù, Điện Phổ Hiền; Tôn Tượng Di Lặc; Tứ Kim Cang… Đặc biệt là có ngôi làng Việt Nam trên đất Thái.

     Các công trình tuyệt đẹp này đang mở ra cảnh giới Tây Phương Cực Lạc ở trần gian (4). 

 

     Tiếp nối Sư huynh, sau 5 năm trụ trì chùa Viên GiácThượng Tọa Thích Hạnh Tấn kiến tạo Tu Viện Vô Lượng Thọ (Amitayus Buddhist Retreat Center) năm 2010 tại Schönfeld 104 Dippoldiswalde, Dresden Đức Quốc, nằm ở độ cao 650 m so với mực nước biển, với mục đích tu tập, bởi vì có „tu tập mới chuyển hóa tâm thức, đưa tâm ô nhiễm thế gian đến trở lại với chân tâm ô nhiễm“.     

     Chương trình tu tập tại Tu Viện mỗi tháng 2 lần vào ngày 14 và 29 hoặc 28 tháng thiếu. Tu Viện luôn mở rộng để chào đón hành giả nào muốn tìm lại bản lai chân thật của mình.

     Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn, 54 tuổi, là một Tăng sĩ trẻ thuộc thế hệ mới, tốt nghiệp Cao Học Tôn Giáo Nghiên Cứu Học. TT Hạnh Tấn đã cùng với TT Hạnh Nguyện xây dựng Tu Viện Viên Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng tại Ấn Độ năm 2000 và khánh thành năm 2002.

 

     Đại Đức Thích Hạnh Định, đệ tử của Thầy Như Điển, sau nhiều năm tu trì ở Đức,  Thầy trở về Việt Nam đại trùng tu chùa Phật Linh tại Bà Rịa Vũng Tàu và khánh thành vào ngày 04.7.2009. Kể từ đó, chùa tổ chức tu họcsinh hoạt phát triển mãi cho đến ngày hôm nay.  

 

    Ngoài ra, vị đệ tử ở xa tận Hoa Kỳ là Sư Cô Thích Nữ Hạnh Trì, từ nhiều năm qua đã xây dựng Tịnh Thất Hòa Bình vào năm 2004 tại Fremont Califoria, Hoa Kỳ, khánh thành Bảo Tháp từ năm 2011. Sư Cô cũng đã thành lập Hội từ thiện có tên là Hội Tôi Nguyện Vì Hòa Bình Thế Giới từ năm 1998 (I am for World Peace Foundation) với lời nguyện „giúp đỡ cho những ai cần đến sự hòa bình, an lạc để giải thoát những khổ đau trong cuộc sống“. Hội có chi nhánh tại Đức từ năm 2007. Hội đã xây dựng các lớp học ở vùng sâu vùng xa; cấp học bổng cho các học sinh nghèo học giỏi; trợ giúp tài vật cho những người già tàn tật, neo đơn; xây các cây cầu xi-măng nối qua các sông rạch ở miền Nam…

 

     Sau thời gian trụ trì chùa Viên Giác từ năm 2008 đến 2017, Đại Đức Thích Hạnh Giới đã thành lập Tịnh Thất Viên Lạc ở Winkelsherder moorweg 3 – 26316 Varel, Đức Quốc vào tháng 10.2017. Diện tích của chánh điện và các phòng sử dụng là 250 mét vuông, vườn rộng 2.000 mét vuông. Lâu lâu Tịnh Thất cũng tổ chức các khóa huân tu, còn những ngày lễ lớn Đại Đức trở về chùa Tổ Viên Giác.

 

Ngoài ra Sư CôThích Nữ Hạnh Khánh, Trụ Trì chùa Quan Thế Âm ở Odense, Đan Mạch. Sư Cô Thích Nữ Như Quang, Trụ Trì chùa Phổ Hiền ở Straßburg, Pháp Quốc cũng là những đệ tử Ni xuất gia của Hòa Thượng Phương Trượng, đã tạo dựng được hai ngôi tự viện tại 2 Quốc Gia nầy thật là hùng vĩ, để có nơi cho Phật Tử nương nhờ.

*

     Tóm lại những công trình kiến tạo chùa viện ở hải ngoại được thành tựu viên mãn là do thuận duyên và tài-đức-đạo hạnh của Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác nên đuợc nhiều người kính trọngphát tâm ủng hộ hay trợ duyên giúp đỡ trong chí nguyện hoằng dương đạo pháp. Và quan trọng hơn hết là những người Phật tử đã ý thức được chùa chiền là nơi nương tựa tâm linh của người Phật tử tha hương. Chùa chiền cũng là nơi truyền bá giáo pháp của Đức Phậtphổ biến giáo lý từ bi hỷ xả đem lại niềm an lạc giải thoát cho mọi người

     Với những công hạnh xây chùa to lớn như vậy mà cuộc sống của Thầy trò Thầy Như Điển rất đơn giản, khiêm tốn và và luôn biết ơnbiết ơn xứ Đức đã mở vòng tay nhân đạo tiếp nhận người Việt tỵ nạn, mà… „Hai tiếng cảm ơn suông ư? Như thế chưa đủ, phải thể hiện tấm lòng của mình cho mọi người rõ, phải phơi trải lòng mình để mọi người cùng tin tưởng mà góp việc chung, phải hiến dâng kế sách hoặc khả năng của mình để góp phần làm đẹp cho quê hương này cũng như Đạo pháp. Đó là tất cả tấm chơn tình của tôi đối với Đời cũng như với Đạo. Còn khen chê, hơn-thua, được-mất hãy trả lại cho Đời, xin để phía sau lưng và không cần mang theo hành trang đi vào cõi yên tĩnh của cuộc đời…“(5).

 

Phương Quỳnh

(Kính dâng HT Phương Trượng, vị Thầy tâm linh, nhân ngày Khánh Tuế ln th70)

 

     (1) Nước Úc Trong Tâm Tôi của HT Thích Như Điển, Viên Giác xb năm 2016. 

     (2) Người Hành Khất là bài viết cùng tên của Thầy Phương Trượng đã đăng trong báo Viên Giác.

     (3) “Tình Thương của Cha“ của Tâm Diệu Hương Bùi Lan Hương trong Đặc San Văn Hóa 40 năm Viên Giác, VG xb năm 2019.

     (4) Nguồn: www.chuacuclac.com

     (5) Cảm Tạ Xứ Đức của HT Thích Như Điển, Viên Giác xb năm 2002. 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2464)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 1994)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2438)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1816)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1900)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2190)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2714)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1619)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1552)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1733)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1571)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2155)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2303)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2004)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1799)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1713)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1900)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1636)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2601)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1757)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2096)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2094)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2424)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1734)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1917)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1795)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 1966)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2537)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3566)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2223)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2239)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1618)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1913)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2261)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2255)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2102)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3045)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2073)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2476)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2001)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1927)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2135)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2410)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 1983)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2388)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2330)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2908)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1996)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1898)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(Xem: 2212)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant