Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trẩy Hội Đại Lễ Chùa Viên Giác

19 Tháng Bảy 201901:50(Xem: 5470)
Trẩy Hội Đại Lễ Chùa Viên Giác

Trẩy Hội Đại Lễ Chùa Viên Giác

Trần Thị Nhật Hưng

 

   Không chỉ mình tôi mà rất nhiều người trên thế giới từ một, hai năm nay đã ráo riết chuẩn bị chờ mong ngày đặc biệt đến. Đó là lễ Khánh Thọ kỷ niệm sinh nhật 70 tuổi của Hoà Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác Đức quốc kết hợp với nhiều lễ văn hoá: 40 năm thành lập chùa Viên Giác, 40 năm thành lập Hội Phật Tử Việt Nam Tỵ nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, 40 năm xuất bản báo Viên Giác và còn nhiều lễ giới đàn khác...v.v.và.v.v...Chưa kể cả tháng trước đó còn có chương trình Hoằng Pháp của phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ năm 2019 tại Âu Châu do Hòa Thượng Phương Trượng làm trưởng đoàn.

   Ôi, không thể nghĩ bàn trước những sự kiện đặc biệt có một không hai trên thế gian này. 

   Những ngày tưng bừng như trẩy hội. Ai nấy bận rộn. Kẻ lo sắp xếp khâu tổ chức, người xôn xao tham dự cũng rối cả lên. Đúng là „những ngày không như mọi ngày.“ Rộn ràng lòng vui như mở hội. Mà mở hội thật mà. Nội đặt vé bay đúng ngày, giờ; rồi xe buýt 50 chỗ kêu gọi rủ rê nhau đi cho đủ số; rồi đặt khách sạn cũng nhiêu khê không kém. Ai cũng mong khách sạn sát bên chùa, tất cả, tất cả xôn xao cùng hướng về một mục đích mừng các đại lễ trên.

   Tôi chỉ tham dự chạy theo chương trình cũng đã „vắt giò lên cổ“quay cuồng chóng mặt huống hồ người đứng ra tổ chức mà tổ chức đâu vào đấy mới là đáng kể, không chỉ riêng tôi, ai nấy đều nghiêng mình thán phục

 

    Bốn mươi năm về trước, chùa Viên Giác với một vị sư trẻ chân ướt chân ráo đến Đức, trời lạnh chưa có nổi đôi găng tay thế mà bây giờ, sau 40 năm, tất cả đều đổi khác, vị sư đó đã viết lên (nói theo giọng phàm tục của tôi) viết lên...trang sử oai hùng cho Phật giáo đưa Phật giáo có một tầm vóc đáng kể tại hải ngoại, đem lợi lạc cho biết bao Phật tử, không chỉ cho nước Đức mà cả Âu Châu nếu không dám nói góp phần cho cả hải ngoại.

 

    Này nhé, nói không cần chứng minhsự kiện rành rành ra đó, số người từ khắp thế giới từ Á đến Âu, Mỹ, Úc về tham dự phải kể hằng chục ngàn thay phiên từng lớp đến rồi đi đều biết và thấy cả.

 

   Đại lễ chính thức từ 27.6-30.6.2019 chi chít với biết bao tiết mục, tôi không ghi lại đây vì đã có rất nhiều bài viết đề cập vấn đề này và đã đăng tải nhiều trang nhà. Tôi chỉ lược sơ những nhận xét và cảm nghĩ của riêng tôi.

   Vậy tôi thấy được gì, tôi tin cũng giống cái thấy của Quí vị, rằng, không ai phủ nhận ngoài tài năng, Hòa Thượng Như Điển còn tạo đức để có phước báu nữa. Phước báu tích tụ từ bao đời và tiếp tục thêm kiếp này mới thành công rực rỡ ngoài sức tưởng tượng của mọi ngườiPhật giáo mình nói nôm na là NHÂN QUẢ đó.

   Tôi xin lược sơ cái thấy của tôi và trình bày đến Quí vị qua nhân quả nhãn tiền theo nhận xét của tôi. 

 

  • Ngày 27.6.2019 Hội Thảo Văn Hóa Phật Giáo

 

 Với sự hiện diệnthuyết trình của những nhân vật quan trọng:

-     Hòa Thượng Tiến Sĩ Seelawansa, người Tích Lan, Giáo Sư Đại Học Wien, Áo quốc.

-     Hòa Thượng Tiến Sĩ Seevali, Giáo Sư Đại Học Senath, Ấn Độ.

-     Tiến Sĩ Olaf Beuchling Pháp danh tên Việt NamThiện Trí (qui y với Hòa Thượng), Giáo Sư Đại Học Magdeburg, Đức quốc.

  Chưa kể dưới trướng Hòa Thượng biết bao đệ tử xuất gia lẫn tại gia với cấp bằng Tiến Sĩ, Thạc Sĩ, Cao học, Kỹ Sư, Bác Sĩ, Kiến Trúc Sư..v.v...về trợ lực. Thử hỏi, thỉnh được những vị này bỏ thời gian công sức đến tham dự và hỗ trợ đương nhiên không thể dễ dàng nếu Hòa Thượng bao năm không chỉ chịu khó học hành đào luyện mình ngang tầm với họ mà còn chuyên tu tinh tấn tạo giới đức để “Tàicho người ta mến và Đứccho người ta trọng“.

  Buổi tối lúc 20 giờ, lễ kỷ niệm 40 năm xuất bản báo Viên Giác. Ngoài 4 cuốn sách được in làm quà tặng độc giả, còn có kỷ yếu của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng mang từ Úc sang mừng sinh nhật Hòa Thượng. Lễ về sách báo thì toàn đề cập chuyện văn chương. Nhiều bài viết đã ghi lại rồi, không ai để ýquan tâm đến những cây bút nữ báo Viên Giác, có tất cả 9 cô, nhưng vì sức khỏegia đạo chỉ hiện diện còn 6 thôi.

  Tôi viết ra đây không có mục đích đề cao những cây bút nữ mà điều tôi muốn nhấn mạnh là phước báu của Hòa Thượng có duyên lành được cả nhóm bút nữ chúng tôi hết lòng kính trọng và phù trợ. 

  Quí vị cũng thấy đó, tìm một người cầm bút, chịu cầm bút nhất là phái nữ viết về Phật giáo rất khó, đếm trên đầu ngón tay, ở đây có những 9 cô (bây giờ chính thức còn 8, một người vì sức khỏe từ lâu đã gác bút). Điều đó không ngẫu nhiên mà có, nếu Hòa Thượng không là người tận tụy với văn chương, hết lòng duy trì và phát triển văn hóa nước nhà tại hải ngoại. Hòa Thượng từng bỏ công sức, tiền bạc (những 15 ngàn Euro) để tổ chức những giải thưởng tuyển văn tài. Đó là kết quả ngày nay dưới trướng Hòa Thượng vô số người cộng tác, được độc giả ủng hộ nên giữ vững tờ báo Viên Giác đến 40 năm nay, đặc biệt qui tụ 8 cây bút nữ, chưa kể vài cây bút nữ khác trong và ngoài Âu Châu, yêu văn chương cùng hướng về chùa Viên Giác hết lòng phù trợ và quí kính khâm phục Hòa Thượng, không cần thù lao, cho dù nhóm „Đàn Chim Việtchúng tôi (mỗi cô có một tên „dzui dzui“ của loài chim dựa theo tính tình, vóc dáng: Két, Chích Chòe, Bìm Bịp, Tu Hú, Vịt Bầu, Ngỗng, Bồ Câu, Hạc. Tôi thích ca, múa nên có tên loài chim Công) đôi lần cũng chịu nhiều tiếng thị phi chưởi rủa của những người không hiểu chuyện, chúng tôi cũng không vì thế mà nản lòng vì chúng tôi đã nhìn ra vị lãnh đạo của mình là ai.

 

  • Ngày 28.6.2019: Lễ Khánh Thọ.

 

  Tại chánh điện, giữa muôn hoa khoe sắc bài trí rất đẹp mắt với một băng rôn thật lớn in hình Hòa Thượng do chùa Linh Thứu cúng dường, bao Tăng, Ni, Phật tử ngồi chi chít lấn ra cả ngoài hiên. Những cặp mắt đổ dồn về phía trước, nơi Hòa Thượng ngồi đó trong sắc phục đại lễ vô cùng trang nghiêmrực rỡ.

   Lần lượt hết phái đoàn này đến các chùa kia trên khắp thế giới từ Á sang Âu, Mỹ, Úc; từ nhóm nhỏ đến nhóm lớn, từ đệ tử xuất gia đến tại gia....ôi, kể sao cho hết đã thay phiên nhau lên chúc tụng và tặng quà. Thầy MC Thích Hạnh Tuệ đến từ Mỹ quốc, với giọng rổn rảng rõ ràng đã khéo léo điều động mới kịp giờ theo chương trình. Một vài lời xì xào quanh tôi: „Hòa Thượng phước báu quá mới có ngày nay, đến...vua chưa chắc đã được như vậy“. Hẳn nhiên rồi, tất cả đều tự nguyện do tấm lòng hiếu kính của hàng đệ tử để đền đáp ân sư  giáo dưỡng, và mến mộ của mọi người giành cho Hòa Thượng vì bao năm qua, Hòa Thượng đã tận tụy gầy dựng ngôi nhà Phật giáo không chỉ tại nước Đức mà phát triển rộng khắp Âu Châu và hải ngoại nữa, sao đem so bì với vua được. Vua  ra lịnh, người nể vì cũng có, nhưng hầu hết từ thần dân cho đến quan viên ai giám cãi lời nếu còn muốn giữ cái đầu, chỗ ngồi trong triều?!

   Một phần quà đặc biệt, không tính bằng vật chất thế gian của Thượng Tọa Thích Hạnh Tấn, trụ trì Tu Viện Vô Lượng Thọ, đại đệ tử của Hòa Thượng, hướng dẫn Môn Phong Pháp Phái Viên Giác cùng chư Tôn Đức Tăng, Ni, Phật tử đồng phát nguyện thọ trì bộ kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa suốt hai tuần từ ngày 15-26.6.2019 để tạ ơn Thầy tổ. Thật là một món quà tinh thần độc đáo không thể nghĩ bàn.

 

 Buổi chiều và tối cùng ngày, hân hoan góp niềm vui vào lễ sinh nhật, tạo không khí thêm tưng bừng, nhộn nhịp, trong khi tại chánh điện quí Thầy có chương trình riêng khảo hạch giới tử, thì ngoài hội trường một chương trình văn nghệ do các ca sĩ đến từ Hoa Kỳ và 7 Gia Đình Phật Tử (GĐPT) tại Đức đảm trách. Ca sĩ chuyên nghiệp hát hay là điều hiển nhiên, còn các anh em GĐPT „cây nhà lá vườn“mà hay không thua chuyên nghiệp mới là điều đáng ca ngợi. Các em thuần nhất đem tấm lòng ròng như cây lá Bio an lành không hóa chất, trước dâng lên Hòa Thượng mừng sinh nhật Ngài, sau là cống hiến đến quí khán giả qua những tiết mục nối kết từ ca, vũ, nhạc, kịch kể lại tuần tự quá trình tiểu sửhành trạng cuộc đời tăng lữ của Hòa Thượng thật là...trên cả tuyệt vời! 

  Một chương trình như vậy, nếu chỉ một hay hai GĐPT không thể thực hiện được vì rất công phu và đòi hỏi nhiều nhân lực. Ở đây phải cần sự đóng góp chặt chẽ của 7 GĐPT tại Đức. Vậy thì, 7 GĐPT ấy từ đâu ra, nếu 40 năm qua, Hòa Thượng không ưu ái thành lậpyêu thương nâng đỡ các em?!

 

  • Ngày 29.6.2019 Đại Giới Đàn Quán Thông

 

  Song song với các lễ „Tuyển Phật Trường“ tấn đàn truyền giới Sa Di, Sa Di Ni, Thức Xoa, Tỳ KheoTỳ Kheo Ni tại chánh điện, thì chúng Phật tử tập trung tại hội trường nghe Hòa Thượng Thích Thông Hải, đến từ Hạ Uy Di, nơi mệnh danh „Thiên đường hạ giới“ của Mỹ quốc, cùng Sư Bà Thích Nữ Giới ChâuNi Sư Minh Liên cũng đến từ Hoa Kỳ giảng pháp.

  Không khí thật cởi mở gần gũi qua lời giảng thân thiện thân tình của quí Thầy, Cô.

  Thầy Thông Hải hết lời ca ngợi phước báu của Hòa Thượng Như Điển cùng chúng Phật tử tại Âu Châu „dễ thương“, ham tu (hỏi Phật pháp thì trả lời vanh vách, kinh Lăng Nghiêm, một loại kinh „Đi lính sợ ải, làm sãi sợ kinh Lăng Nghiêm“ thế mà Phật tử Âu Châu tụng trôi chảy như nước, trừ tôi) nên giữa Thầy và trò có sự tương ưng với nhau như „hiền sĩ“gặp „minh chúa“ và ngược lại. Những tràng pháo tay và những nụ cười ròn rã khi được khen đã khích lệ Phật tử trên con đường tinh tấn tu tập. Hòa Thượng Thông Hải còn kể, cùng là tu sĩ nhưng phước báu không phải ai cũng giống nhau. Giữa khi Hòa Thượng của chúng ta dưới trướng có 45 đệ tử xuất gia đa số tốt nghiệp bằng cấp cao, tu hành tinh tấn (Hòa Thượng từng tài trợ cấp học bổng cho 132 Tăng, Ni sinh ăn học trên khắp thế giới), 7000 đệ tử tại gia, thì bên Mỹ, cũng có vị sư suốt bao năm trời xây xong một ngôi chùa thật nguy nga, xây xong ngã bịnh viên tịch không có một đệ tử nào. Điều đó cho thấy phước báu vô cùng quan trọng tích tụ từ bao kiếp mới có được và phước báu thường  từ giữ giới mà ra.

   Một điều khác đáng mừng cho Phật giáo là các Ni ngày nay cũng giỏi giang, tháo vát không  thua gì nam giới. Như Sư Bà Thích Nữ Giới Châu tốt nghiệp đại học Harvard danh tiếng nhất thế giới. Ni Sư Minh Liên tự trèo lên nóc nhà lợp ngói xây chùa cho mình. Ngoài ra quí Ni cũng đăng đàn thuyết pháp hào hứng và thu hút không thua gì quí Tăng, đôi khi còn có phần hơn, đã tạo không khí sống động vui tươi, lôi cuốn Phật tử với lòng ngưỡng mộ vô vàn.

  Cũng trong ngày, vào xế trưa, một chương trình cũng độc đáo không kém là sự hiện diện của 12 Tăng, Ni đến từ Châu Á, Úc, Châu Mỹ, Châu Âu, một sự tụ họp đặc biệt của phái đoàn Hoằng Pháp năm 2019 do Hòa Thượng phương trượng chùa Viên Giác làm trưởng đoàn. 20 năm qua, phái đoàn đã đi giảng pháp từ Mỹ (gồm Canada) tới Á Châu với các nước Thái Lan, Đại Hàn, Lào..v.v..và nhiều nước tại Âu Châu. Theo Hòa Thượng, vì tuổi hạc đã cao đây là lần cuối cùng của Hòa Thượng, tuy nhiên, để bánh xe pháp vẫn quay nối tiếp sau 20 năm, Hòa Thượng đã công cử, tại Úc sẽ do Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn, tại Mỹ có Thượng Tọa Thích Thông Triết và Âu Châu có Thượng Tọa Thích Viên Giác, tức ca, nhạc sĩ Phi Long gánh vác

  Hôm đó từng quí Thầy, Cô lần lượt, người thì ca hoặc ngâm thơ hay tâm tình trò chuyện cùng chúng Phật tử tạo không khí rất ư thân thiện. Riêng tôi, tôi nhớ mãi lời Thầy Nguyên Tạng căn dặn, là Phật tử, nếu tụng kinh thì phải học thuộc lòng, bằng không chỉ là đọc kinh mà thôi.

 

  • Ngày 30.6.2019 hoàn mãn.

 

   Tôi đã phải bay về Thụy Sĩ, ngay khi công phu khuya chưa kết thúc, bỏ lại sau lưng với bao nỗi luyến tiếc về các lễ sau đó: Lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập Chi Bộ Giáo Hội PGVNTN Đức quốc. Lễ Tấn Đàn Truyền Giới Bồ Tát xuất giatại gia (đã có 130 giới tử thọ Bồ Tát giới, một con số kỷ lục từ trước đến nay). Lễ Tấn Phong chư Tăng, Ni lên hàng Giáo Phẩm. Đại lễ cúng dường Trai Tăng, Mông Sơn Thí Thực, và một lễ đặc biệt chúc thọ giành cho các Đạo Hữu, Phật tử từ 60 tuổi trở lên. 

   Ra về, lòng tôi vẫn man man những cảm giác thân thương của bốn ngày qua, khắc sâu trong tâm khảm những kỷ niệm khó quên, và ghi nhớ sâu đậm cả một lực lượng âm thầm làm việc trong góc khuất, ít người để ý, quan tâm bởi vì không rình rang tuyên bố trước công chúng, nhưng không kém phần quan trọng đó là khâu hậu cần phục vụ các bữa ăn miễn phí. Họ hầu như trong bóng tối, đầu tắt mặt tối nấu nướng để mong mọi người có những bữa ăn no, ngon. Đó là công lao của các chùa cúng dường, hoan hỉ đóng góp tận tình, trước đền ơn đáp nghĩa cho Hòa Thượng, sau là phục vụ chúng sinh trong tinh thầnPhục vụ chúng sinhcúng dường Chư Phật“. Trong số các chùa đó đặc biệtphái đoàn từ quê nhà Hội An cống hiến cho món mì Quảng đặc sản quê hương thật tuyệt vời.

 

   Tóm lại nhìn chung, 4 ngày đại lễ liên tiếp vừa qua với khối lượng công việc đồ sộ, những tiết mục lớn, nhỏ xen kẽ san sát nhau đều hoàn thành một cách khoa học đem lại thành công rực rỡ trên mọi phương diện. Điều đó Không thể tự nhiên mà có, nếu không xuất phát từ những tấm lòng chân thành kết nối lại tạo sức mạnh cho Phật giáo và cả cho Hòa Thượng, một người tài đức vẹn toàn, 40 năm qua, với sự nỗ lực bản thân, chuyên tu giới hạnh lái con thuyền Bát Nhã đưa mọi người về Bến Giác và đưa Phật giáo ở vị thế có tầm vóc hiện nay tại hải ngoại.

   Con xin chân thành tri ân Hòa Thượng cùng Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Phật tử trên khắp thế giới từ Á, Âu, Úc, Mỹ đã cùng nhau nỗ lực tạo những ngày vui và an lạc cho cộng đồng Phật tử chúng ta.

   Kính nguyện tất cả dồi dào sức khỏe và vững tiến trên con đường Phật đạo.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

Trần Thị Nhật Hưng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3109)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2198)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2270)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2426)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2372)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2421)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2089)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2462)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2936)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2548)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2593)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 2870)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2450)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2482)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 3906)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2696)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 2901)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3174)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2193)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2412)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2713)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 2898)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2747)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2523)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2530)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3096)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2514)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2198)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2299)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2400)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2493)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2588)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2617)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3156)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2455)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2062)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2512)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 1974)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2714)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2815)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2835)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2609)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2412)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2710)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2266)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 3168)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2450)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2399)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2306)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 3050)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant