Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mười Biến Xứ Và Mười Pháp Vô Học Theo Quan Điểm Hữu Bộ Trong Tập Dị Môn Luận

31 Tháng Tám 201915:59(Xem: 6115)
Mười Biến Xứ Và Mười Pháp Vô Học Theo Quan Điểm Hữu Bộ Trong Tập Dị Môn Luận
Mười Biến Xứ Và Mười Pháp Vô Học Theo Quan Điểm Hữu Bộ Trong Tập Dị Môn Luận

Thích Phước Nguyên dịch và chú

Mười Biến Xứ Và Mười Pháp Vô Học Theo Quan Điểm Hữu Bộ Trong Tập Dị Môn Luận

Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế ISBN: 978-604-89-6649-2
PHẨM MƯỜI PHÁP[1]
(
Trích từ bản dịch Việt, A-tì-đạt-ma Tập dị môn túc luận,

đã xuất bản, 1/2019, phát hành tại Sách Hà Nội)

A. DUYÊN KHỞI

(60) Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi Tử lại nói với đại chúng:

Cụ thọ nên biết! Đức Phật đối với mười pháp sau khi đã tự mình khéo thông đạt, hiện đẳng giác, liền tuyên thuyết khai thị cho các đệ tử[2]. Hôm nay chúng ta nên hòa hợp kết tập, để ngăn ngừa sau khi đức Phật diệt độ xảy ra sự tranh cãi, khiến cho pháp luật tùy thuận phạm hạnh được an trụ lâu dài mang lại lợi lạc cho vô lượng hữu tình; lại vì thương xót thế gian, chúng chư thiênnhân loại, khiến cho họ có được nghĩa lợi an lạc thù thắng[3].

(61) Những gì là mười pháp?

Ở đây khái lược có hai loại mười pháp, đó là mười biến xứ và mười pháp vô học.

B. LUẬN GIẢI

1. Mười biến xứ

Mười biến xứ[4]: Những gì là mười?

1. Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Địa biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ nhất.

2. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Thủy biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ hai.

3. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Hỏa biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ ba.

4. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Phong biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ tư.

5. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Thanh biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ năm.

6. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Hoàng biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ sáu.

7. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Xích biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ bảy.

8. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Bạch biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ tám.

9. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Không biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ chín.

10. Lại nữa, Cụ thọ nên biết! Một vị tưởng được Thức biến, trên dưới, ngang, bất nhị, vô biên, vô tế, đó là Biến xứ thứ mười[5].

i. Địa biến xứ

Thế nào là gia hành của Địa biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Địa biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với đa dạng phương sở của đại địa này, hoặc cao hoặc thấp, hoặc gai gốc, hoặc cây cỏ, hoặc đất muối, hoặc lùm bụi, hoặc hiểm trở, hoặc cấu bẩn, đều không tư duy các xứ như thế. Đối với đa dạng phương sở của đại địa này, bình đẳng hiển liễu, như là trong bàn tay, đầy đủ vườn rừng sạch đẹp, môi trường đáng yêu thích, nắm bắt bất cứ dấu hiệu nào, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng[6] quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu địa ấy.

Do vị ấy đối với địa này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu địa ấy, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là địa mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là địa, thì chưa thể chứng nhập địa biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một địa tướng, tức đây là địa, chẳng phải là thủy các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập địa định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là địa.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là địa tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập địa định, nhưng chưa thể chứng nhập địa biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Địa biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Địa biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Địa biến xứ định?

Y chỉ địa định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về địa ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là địa.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về địa ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là địa mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là địa.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là địa, thì chưa thể chứng nhập địa biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một địa tướng: biến này là địa, chẳng phải là biến thủy các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập địa biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là địa.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là địa, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập địa biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp[7].

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ nhất: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ nhất.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc - thọ - tưởng - hành - thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

ii. Thủy biến xứ

Thế nào là gia hành của Thủy biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Thủy biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, hoặc nắm lấy dấu hiệu đại thủy chú, hoặc nắm lấy dấu hiệu đại tuyền thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu đại trì thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu đại bi thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu đại hồ thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu Căng-già thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu Diêm-mẫu-na thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu Thiết-lạp-bà thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu A-thị-la-phiệt-để thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu Mạc-ê thủy, cho đến: hoặc nắm lấy dấu hiệu Đông đại hải thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu Nam đại hải thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu Tây đại hải thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu Bắc đại hải thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu bốn đại hải thủy, hoặc nắm lấy dấu hiệu đại thủy luân[8].

Đối với bất cứ dấu hiệu nào được nắm bắt như thế, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu thủy ấy.

Do vị ấy đối với thủy này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là thủy mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là thủy, thì chưa thể chứng nhập thủy biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một thủy tướng, tức đây là thủy, chẳng phải là địa các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập thủy định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là thủy.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là thủy tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập thủy định, nhưng chưa thể chứng nhập thủy biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Thủy biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Thủy biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Thủy biến xứ định?

Y chỉ thủy định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về thủy ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là thủy.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về thủy ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là thủy mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là thủy.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là thủy, thì chưa thể chứng nhập thủy biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một thủy tướng: biến này là thủy, chẳng phải là biến địa các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập thủy biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là thủy.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là thủy, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập thủy biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ hai: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ hai.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc - thọ - tưởng - hành - thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

iii. Hỏa biến xứ

Thế nào là gia hành của Hỏa biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Hỏa biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, nắm lấy hình ảnh lửa của vầng nhật trong sáng; hoặc nắm lấy hình ảnh ánh lửa của diệu dược, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa của thần châu[9], hoặc nắm lấy hình ảnh lửa của cung điện tinh tú; hoặc nắm lấy hình ảnh lửa cháy rực lớn của hỏa tụ; hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy thôn ấp, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy thành trì, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy sông ngòi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy đồng hoang; hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy mười bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy hai mươi bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy ba mươi bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy bốn mươi bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy năm mươi bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy một trăm bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy một ngàn bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy một trăm ngàn bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy vô lượng trăm bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy vô lượng ngàn bó củi, hoặc nắm lấy hình ảnh lửa đốt cháy vô lượng trăm ngàn bó củi. Vị ấy nhìn thấy các hình ảnh lửa đốt cháy như thế, trước tiên dần dần rực cháy, lại cực kỳ rực cháy, chuyển biến rực cháy, sau đều tỏa sáng.

Đối với bất cứ dấu hiệu nào được nắm bắt như thế, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu hỏa ấy.

Do vị ấy đối với hỏa này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là hỏa mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là hỏa, thì chưa thể chứng nhập hỏa biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một hỏa tướng, tức đây là hỏa, chẳng phải là thủy các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập hỏa định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là hỏa.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là hỏa tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập hỏa định, nhưng chưa thể chứng nhập hỏa biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Hỏa biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Hỏa biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Hỏa biến xứ định?

Y chỉ hỏa định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về hỏa ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là hỏa.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về hỏa ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là hỏa mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là hỏa.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là hỏa, thì chưa thể chứng nhập hỏa biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một hỏa tướng: biến này là hỏa, chẳng phải là biến thủy các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập hỏa biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là hỏa.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là hỏa, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập hỏa biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ ba: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ ba.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc - thọ - tưởng - hành - thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

iv. Phong biến xứ

Thế nào là gia hành của Phong biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Phong biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, hoặc nắm lấy dấu hiệu bất cứ gió đông nào, hoặc nắm lấy dấu hiệu bất cứ gió tây nào, hoặc nắm lấy dấu hiệu bất cứ gió nam nào, hoặc nắm lấy dấu hiệu bất cứ gió bắc nào, hoặc nắm lấy dấu hiệu gió có bụi bặm, hoặc nắm lấy dấu hiệu gió không bụi bặm, hoặc nắm lấy dấu hiệu gió phệ-thấp-ma[10], hoặc nắm lấy dấu hiệu gió phệ-lam-bà, hoặc nắm lấy dấu hiệu gió nhẹ, hoặc nắm lấy dấu hiệu gió lớn, hoặc nắm lấy dấu hiệu gió vô lượng, hoặc nắm lấy dấu hiệu đại phong luân[11].

Đối với bất cứ dấu hiệu nào được nắm bắt như thế, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu Phong ấy.

Do vị ấy đối với Phong này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là Phong mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Phong, thì chưa thể chứng nhập Phong biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Phong tướng, tức đây là Phong, chẳng phải là hỏa các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập Phong định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là Phong.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Phong tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập Phong định, nhưng chưa thể chứng nhập Phong biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Phong biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Phong biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Phong biến xứ định?

Y chỉ Phong định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về Phong ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Phong.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về Phong ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Phong mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là Phong.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là Phong, thì chưa thể chứng nhập Phong biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Phong tướng: biến này là Phong, chẳng phải là biến hỏa các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập Phong biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là Phong.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là Phong, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập Phong biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ tư: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ tư.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc - thọ - tưởng - hành - thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

v. Thanh biến xứ[12]

Thế nào là gia hành của Thanh biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Thanh biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, hoặc nắm lấy thanh thọ, hoặc nắm lấy thanh diệp, hoặc nắm lấy thanh hoa, hoặc nắm lấy thanh quả, hoặc nắm lấy thanh y, hoặc nắm lấy đa dạng thanh nghiêm cụ, hoặc nắm lấy thanh vân, hoặc nắm lấy thanh thủy, hoặc nắm lấy đa dạng thanh tướng nào khác của vật thể.

Đối với bất cứ dấu hiệu nào được nắm bắt như thế, vị ấy bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu Thanh ấy.

Do vị ấy đối với Thanh này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là Thanh mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Thanh, thì chưa thể chứng nhập Thanh biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Thanh tướng, tức đây là Thanh, chẳng phải là hoàng các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập Thanh định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là Thanh.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Thanh tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập Thanh định, nhưng chưa thể chứng nhập Thanh biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Thanh biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Thanh biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Thanh biến xứ định?

Y chỉ Thanh định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về Thanh ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Thanh.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về Thanh ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Thanh mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là Thanh.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là Thanh, thì chưa thể chứng nhập Thanh biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Thanh tướng: biến này là Thanh, chẳng phải là biến hoàng các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập Thanh biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là Thanh.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là Thanh, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập Thanh biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ năm: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ năm.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc - thọ - tưởng - hành - thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

vi. Hoàng biến xứ

Thế nào là gia hành của Hoàng biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Hoàng biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, hoặc nắm lấy Hoàng thọ, hoặc nắm lấy Hoàng diệp, hoặc nắm lấy Hoàng hoa, hoặc nắm lấy Hoàng quả, hoặc nắm lấy Hoàng y, hoặc nắm lấy đa dạng Hoàng nghiêm cụ, hoặc nắm lấy đa dạng Hoàng tướng nào khác của vật thể.

Đối với bất cứ dấu hiệu nào được nắm bắt như thế, vị ấy bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu Hoàng ấy.

Do vị ấy đối với Hoàng này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là Hoàng mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Hoàng, thì chưa thể chứng nhập Hoàng biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Hoàng tướng, tức đây là Hoàng, chẳng phải là thanh các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập Hoàng định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là Hoàng.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Hoàng tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập Hoàng định, nhưng chưa thể chứng nhập Hoàng biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Hoàng biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Hoàng biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Hoàng biến xứ định?

Y chỉ Hoàng định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về Hoàng ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Hoàng.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về Hoàng ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Hoàng mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là Hoàng.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là Hoàng, thì chưa thể chứng nhập Hoàng biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Hoàng tướng: biến này là Hoàng, chẳng phải là biến thanh các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập Hoàng biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là Hoàng.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là Hoàng, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập Hoàng biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ sáu: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ sáu.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc - thọ - tưởng - hành - thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

vii. Xích biến xứ

Thế nào là gia hành của Xích biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Xích biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, hoặc nắm lấy xích thọ, hoặc nắm lấy xích diệp, hoặc nắm lấy xích hoa, hoặc nắm lấy xích quả, hoặc nắm lấy xích y, hoặc nắm lấy đa dạng xích nghiêm cụ, hoặc nắm lấy xích vân, hoặc nắm lấy xích thủy, hoặc nắm lấy đa dạng xích tướng nào khác của vật thể.

Đối với bất cứ dấu hiệu nào được nắm bắt như thế, vị ấy bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu Xích ấy.

Do vị ấy đối với Xích này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là Xích mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Xích, thì chưa thể chứng nhập Xích biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Xích tướng, tức đây là Xích, chẳng phải là hoàng các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập Xích định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là Xích.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Xích tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập Xích định, nhưng chưa thể chứng nhập Xích biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Xích biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Xích biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Xích biến xứ định?

Y chỉ Xích định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về Xích ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Xích.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về Xích ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Xích mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là Xích.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là Xích, thì chưa thể chứng nhập Xích biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Xích tướng: biến này là Xích, chẳng phải là biến hoàng các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập Xích biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là Xích.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là Xích, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập Xích biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ bảy: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ bảy.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc - thọ - tưởng - hành - thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

viii. Bạch biến xứ

Thế nào là gia hành của Bạch biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Bạch biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, hoặc nắm lấy bạch thọ, hoặc nắm lấy bạch diệp, hoặc nắm lấy bạch hoa, hoặc nắm lấy bạch quả, hoặc nắm lấy bạch y, hoặc nắm lấy đa dạng bạch nghiêm cụ, hoặc nắm lấy bạch vân, hoặc nắm lấy bạch thủy, hoặc nắm lấy đa dạng bạch tướng nào khác của vật thể.

Đối với bất cứ dấu hiệu nào được nắm bắt như thế, vị ấy bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu Bạch ấy.

Do vị ấy đối với Bạch này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là Bạch mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Bạch, thì chưa thể chứng nhập Bạch biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Bạch tướng, tức đây là Bạch, chẳng phải là xích các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập Bạch định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là Bạch.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Bạch tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập Bạch định, nhưng chưa thể chứng nhập Bạch biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Bạch biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Bạch biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Bạch biến xứ định?

Y chỉ Bạch định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về Bạch ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Bạch.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về Bạch ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Bạch mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là Bạch.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là Bạch, thì chưa thể chứng nhập Bạch biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Bạch tướng: biến này là Bạch, chẳng phải là biến xích các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập Bạch biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là Bạch.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là Bạch, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập Bạch biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ tám: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ tám.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc - thọ - tưởng - hành - thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

ix. Không biến xứ

Thế nào là gia hành của Không biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Không biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, hoặc nắm lấy khoảng không trên nhà, khoảng không trên đất, khoảng không trên cây, khoảng không trên vách đá, khoảng không trên núi non, khoảng không trên sông ngòi, khoảng không trên sơn cốc.

Đối với bất cứ dấu hiệu nào được nắm bắt như thế, vị ấy bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu Không ấy.

Do vị ấy đối với Không này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là Không mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Không, thì chưa thể chứng nhập Không biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Không tướng, tức đây là Không, chẳng phải là thức các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập Không định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là Không.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất địnhKhông tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập Không định, nhưng chưa thể chứng nhập Không biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Không biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Không biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Không biến xứ định?

Y chỉ Không định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về Không ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Không.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về Không ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Không mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là Không.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là Không, thì chưa thể chứng nhập Không biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Không tướng: biến này là Không, chẳng phải là biến thức các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập Không biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là Không.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là Không, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập Không biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ chín: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ chín.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc - thọ - tưởng - hành - thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

x. Thức biến xứ

Thế nào là gia hành của Thức biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà có thể chứng nhập Thức biến xứ định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành đối với thế giới này, hoặc nắm lấy đặc điểm nhãn thức thanh tịnh, hoặc nắm lấy đặc điểm nhĩ thức thanh tịnh, hoặc nắm lấy đặc điểm tỷ thức thanh tịnh, hoặc nắm lấy đặc điểm thiệt thức thanh tịnh, hoặc nắm lấy đặc điểm thân thức thanh tịnh, hoặc nắm lấy đặc điểm ý thức thanh tịnh.

Đối với bất cứ đặc điểm nào của các thức này được nắm bắt như thế, vị ấy bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quan sát, an lập tín giải: đây là dấu hiệu Thức ấy.

Do vị ấy đối với Thức này, bằng lực thắng giải, hệ niệm tư duy, giả tưởng quán sát, nếu khi ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này là Thức mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Thức, thì chưa thể chứng nhập Thức biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Thức tướng, tức đây là Thức, chẳng phải là Không các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, chứng nhập Thức định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này này nhất định là Thức.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh này nhất định là Thức tướng, không hai, không chuyển, thì có thể chứng nhập Thức định, nhưng chưa thể chứng nhập Thức biến xứ định.

Nếu người ngang mức này chưa thể nhập Thức biến xứ định, vậy thế nào là gia hành của Thức biến xứ định? Tu quán hành giả, do phương tiện nào mới có thể chứng nhập Thức biến xứ định?

Y chỉ Thức định được chứng nhập như trước, khiến tâm tùy thuận, điều phục, hướng đến, dần dần nhu hòa, nhu hòa phổ khắp, dồn về một mối định rồi, lại tưởng về Thức ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Thức.

Nếu khi đó, vị ấy vì tưởng về Thức ấy tuần tự rộng lớn, phổ khắp Đông, Tây, Nam, Bắc đều là Thức mà tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là Thức.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này nhất định là Thức, thì chưa thể chứng nhập Thức biến xứ định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một Thức tướng: biến này là Thức, chẳng phải là biến Không các thứ, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, mới tuần tự chứng nhập Thức biến xứ định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này là đều là Thức.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy cảnh biến này đều là Thức, không hai, không chuyển, từ đây mới có thể chứng nhập Thức biến xứ định.

Nói “trên dưới”: phương trên, phương dưới.

“Ngang”: Các hướng đông, nam v.v..

“Không hai”: không gián tạp.

“Vô biên, vô tế”: biến tế khó trắc lượng.

Đó gọi là thứ chín: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ chín.

Biến xứ: trong định này, những gì là sắc - thọ - tưởng - hành - thức thuộc thiện, đều gọi là biến xứ.

2. Mười pháp vô học

Mười pháp vô học[13]: Những gì là mười? 1. Vô học chánh kiến; 2. Vô học chánh tư duy; 3. Vô học chánh ngữ; 4. Vô học chánh nghiệp; 5. Vô học chánh mạng; 6. Vô học chánh cần; 7. Vô học chánh niệm; 8. Vô học chánh định; 9. Vô học chánh giải thoát; 10. Vô học chánh trí[14].

i. Thế nào là vô học chánh kiến[15]?

Những gì là Tuệ vô học không được kể trong tận trí, vô sinh trí. Đó gọi là vô học chánh kiến.

ii. Thế nào là vô học chánh tư duy[16]?

Chư vị Thánh đệ tử, đối với khổ tư duy là khổ, đối với tập tư duy là tập, đối với diệt tư duy là diệt, đối với đạo tư duy là đạo[17]; những gì là tư duytương ưng với tác ý vô học, hoàn toàn tư duy, tiếp cận tư duy; tầm cầu, hoàn toàn tầm cầu, tiếp cận tầm cầu; suy cứu[18], hoàn toàn suy cứu, tiếp cận suy cứu, khiến cho tâm ở nơi pháp hoạt động với tính thô[19]. Đó gọi là vô học chánh tư duy[20].

iii. Thế nào là vô học chánh ngữ[21]?

Chư vị Thánh đệ tử, đối với khổ tư duy là khổ, đối với tập tư duy là tập, đối với diệt tư duy là diệt, đối với đạo tư duy là đạo; vì lực thẩm sát[22] tương ưng với tác ý vô học, ngoại trừ bốn ác hành thuộc ngữ hướng đến tà mạng; còn đối với các ngữ ác hành khác đắc được vô lậu viễn ly, viễn ly vượt trội, thân cận viễn ly, tịch tĩnh, luật nghi[23], vô tác[24], vô tạo[25], loại bỏ, phòng hộ, như thuyền bè, cầu đò, bờ đê, tường vách[26]; đối với điều được chế định không leo qua, không có trạng thái leo qua, không vượt qua, không có trạng thái vượt qua, vô biểu ngữ nghiệp[27]. Đó gọi là vô học chánh ngữ.

iv. Thế nào là vô học chánh nghiệp[28]?

Chư vị Thánh đệ tử, đối với khổ tư duy là khổ, đối với tập tư duy là tập, đối với diệt tư duy là diệt, đối với đạo tư duy là đạo, vì lực thẩm sát tương ưng với tác ý vô học, ngoại trừ ba ác hành thuộc thân hướng đến tà mạng; đối với các ác hành khác thuộc thân đắc được vô lậu viễn ly, viễn ly vượt trội, thân cận viễn ly, tịch tĩnh, luật nghi, vô tác, vô tạo, loại bỏ, phòng hộ, như thuyền bè, cầu đò, bờ đê, tường vách; đối với điều được chế định không leo qua, không có trạng thái leo qua, không vượt qua, không có trạng thái vượt qua, vô biểu thân nghiệp[29]. Đó gọi là vô học chánh nghiệp.

v. Thế nào là vô học chánh mạng[30]?

Chư vị Thánh đệ tử, đối với khổ tư duy là khổ, đối với tập tư duy là tập, đối với diệt tư duy là diệt, đối với đạo tư duy là đạo, vì lực thẩm sát tương ưng với tác ý vô học, cho nên đối với ác hành thuộc thân và ngữ hướng đến tà mạng, đắc được vô lậu viễn ly, viễn ly vượt trội, thân cận viễn ly, tịch tĩnh, luật nghi, vô tác, vô tạo, loại bỏ, phòng hộ, như thuyền bè, cầu đò, bờ đê, tường vách; đối với điều được chế định không leo qua, không có trạng thái leo qua, không vượt qua, không có trạng thái vượt qua, vô biểu thân nghiệp. Đó gọi là vô học chánh mạng.

vi. Thế nào là vô học chánh cần[31]?

Chư vị Thánh đệ tử, đối với khổ tư duy là khổ, đối với tập tư duy là tập, đối với diệt tư duy là diệt, đối với đạo tư duy là đạo, những gì là nỗ lực tinh tấntương ưng với tác ý vô học, kiên cố dũng mãnh, hừng hực khó chế ngự, khích lệ ý chí không ngừng. Đó gọi là vô học chánh cần.

vii. Thế nào là vô học chánh niệm[32]?

Chư vị Thánh đệ tử, đối với khổ tư duy là khổ, đối với tập tư duy là tập, đối với diệt tư duy là diệt, đối với đạo tư duy là đạo, những gì là niệm mà tương ưng với tác ý vô học, tùy niệm, chuyên niệm, ức niệm, không quên, không mất, không rơi sót, không rò rỉ, tính thể của Pháp không mất, trạng thái ghi nhớ sáng suốt của tâm. Đó gọi là vô học chánh niệm.

viii. Thế nào là vô học chánh định[33]?

Chư vị Thánh đệ tử, đối với khổ tư duy là khổ, đối với tập tư duy là tập, đối với diệt tư duy là diệt, đối với đạo tư duy là đạo, những gì là tâm trụ mà tương ưng với tác ý vô học, bình đẳng trụ, thân cận trụ, an trụ, không tán, không loạn, nhiếp chỉ, đẳng trì, trạng thái tâm và cảnh hiệp nhất. Đó gọi là vô học chánh định.

ix. Thế nào là vô học chánh giải thoát?

Chư vị Thánh đệ tử, đối với khổ tư duy là khổ, đối với tập tư duy là tập, đối với diệt tư duy là diệt, đối với đạo tư duy là đạo, những gì là tâm thắng giảitương ưng với tác ý vô học, đã thắng giải, sẽ thắng giải. Đó gọi là vô học chánh giải thoát.

x. Thế nào là vô học chánh trí?

Tận trívô sinh trí. Đó gọi là vô học chánh trí.



[1] Trường 8, kinh Chúng tập, tr. 52c6-10. Pāli: 10. Dasaka, D 33, PTS iii 266-271. Đại tập pháp môn 2, T01n0012, tr. 233b3-8.

[2] Skt. daśāyuṣmanto dharmā bhagavatā svayam abhijñāyābhisaṃbudhyākhyātāḥ

[3] Skt. tān vayaṃ saṃhitāḥ samagrāḥ pūrvavad yāvad devamanuṣyāṇām

[4] Chỗ khác dịch: Thập nhất thiết xứ 十 一 切 處 hay biến xứ. Pāli: dasa kasiṇāyatanāni.

[5] Skt. yaduta daśa kṛtsnāyatanāni | pṛthivīkṛtsnam eke saṃjānaṃti ity ūrdhvam adhas tiryag advayam apramāṇaṃ | āpkṛtsnaṃ tejaḥkṛtsnaṃ vāyukṛtsnaṃ nīlakṛtsnaṃ pītakṛtsnaṃ lohitakṛtsnam avadātakṛtsnam ākāśānaṃtyāyatanakṛtsnaṃ vijñānānaṃtyāyatanakṛtsnam eke saṃjānanti ity ūrdhvam adhas tiryag advayam apramāṇam; Pāli: Dasa kasiṇāyatanāni. Pathavīkasiṇameko sañjānāti, uddhaṃ adho tiriyaṃ advayaṃ appamāṇaṃ. Āpokasiṇameko sañjānāti … pe … tejokasiṇameko sañjānāti … vāyokasiṇameko sañjānāti … nīlakasiṇameko sañjānāti … pītakasiṇameko sañjānāti … lohitakasiṇameko sañjānāti … odātakasiṇameko sañjānāti … ākāsakasiṇameko sañjānāti … viññāṇakasiṇameko sañjānāti, uddhaṃ adho tiriyaṃ advayaṃ appamāṇaṃ. 

[6] 假想; Skt. upacāra-nāma (Tib. nye bar btags pa'i ming): nghĩa đen “từ tượng hình”, ý chỉ các khái niệm giả định, cái khái niệm mang tính ước lệ nhằm mô tả một sự vật.

[7] 間雜; Skt. vyavakīrṇa/vyavakīryamāṇa (Tib. 'dres pa): phức hợp, đa thù; thành lập do vy-ava-√kṝ: không pha tạp, không trộn lẫn.

[8] 水輪; Skt. jala-maṇḍala. Vũ trụ vật lý, theo A-tì-đạt-ma, được mô tả là ba tầng đài (maṇḍala): mặt đất bao gồm núi sông, các lục địa, được đặt trên đài bằng vàng, gọi là kim luân (kañcana-maṇḍala). Nằm phía dưới nâng đỡ kim luân là đài nước hay thủy luân (jala-maṇḍala). Nâng đỡ phía dưới thủy luânphong luân hay đài gió (vāyu-maṇḍala). Phong luân y chỉ hư khôngtồn tại.

[9] Pháp uẩn (phẩm 14. Tu định): “Ma-ni”.

[10] Pháp uẩn (phẩm 20. Đa giới), thay bằng: “gió xoáy, gió bão”.

[11] Pháp uẩn (ibid.), kể thêm: “gió y chỉ hư không mà vận hành”.

[12] Bản Hán: quyển 20.

[13] Skt. aśaikṣa-dharma, Tib. mi slob pa'i chos, Ht. 無學法 vô học pháp, các pháp một vị A-la-hán đã đạt đến. Du-già 30, tr. 346b12.

[14] Skt. daśāśaikṣā dharmāḥ | katame daśa | aśaikṣī samyagdṛṣṭiḥ samyaksaṃkalpaḥ samyagvāk samyakkarmāntaḥ samyagājīvaḥ samyagvyāyāmaḥ samyaksmṛtiḥ samyaksamādhiḥ samyagvimuktiḥ samyagjñānam; Chúng tập: “mười pháp vô học: vô học chính kiến, vô học chính tư duy, vô học chính ngữ, vô học chính nghiệp, vô học

chính mạng, vô học chính niệm, vô học chính tinh

tấn, vô học chính định, vô học chính trí, vô học chính

giải thoát”. Cf. Pāli: Dasa asekkhā dhammā—asekkhā sammādiṭṭhi, asekkho sammāsaṅkappo, asekkhā sammāvācā, asekkho sammākammanto, asekkho sammāājīvo, asekkho sammāvāyāmo, asekkhā sammāsati, asekkho sammāsamādhi, asekkhaṃ sammāñāṇaṃ, asekkhā sammāvimutti.

[15] 正見 chánh kiến, Skt. samyag-dṛṣti, Tib. yang dag pa'i lta ba, Pāli: sammā-diṭṭhi, S. 45.21 Micchatta, S.45.8 Vibhaṅga: katamā... sammādiṭṭhi? yaṃ...dukkhe ñānaṃ, “thế nào là chánh kiến? Nhận thức về khổ…”.

[16] Chánh tư duy, Skt. samyak-saṃkalpa; Pāli: sammā-saṃkappa; Tib. sems par byed pa; Pāli: katamo...sammāsaṅkappo? yo kho... nekkammasaṅkappo avyāpādadsaṅkappo avihiṃsāsaṅkappo, “thế nào là chánh tư duy? Tư duy về xuất ly, tư duy về không thù hận, tư duy về không bạo hại”.

[17] Vibhaṅga: “Yo takko vitakko…pe… sammāsaṅkappo maggaṅgaṃ maggapariyāpannaṃ”, “những gì là tư duy, tầm cầu, cho đến: chánh tư duy, đạo chi, đạo tư cụ”.

[18] Thôi mịch 推覓, Skt. mārgamāṇa: suy cầu, tìm kiếm.

[19] 心於法麤動而轉; đây là nói tính chất hoạt động của tầm; Tì-bà-sa 42, 219a2: hoạt động truy tầm đối tượng của tâm (tâm sở), gọi là tầm; quán sát đối tượng gọi là tứ. Hoạt động với tính chất thô, gọi là tầm; hoạt động với tính chất vi tế, gọi là tứ, đây là sự sai biệt của tầm và tứ”.

[20] Tạp tập 10, tr. 741a07: “Chánh tư duy, đó là chi (Thánh đạo) khuyên dạy người khác; theo như sở chứng mà an lập phát động ngữ ngôn”.

[21] 正語 chánh ngữ, Skt. samyag-vāc, Tib. yang dag pa'i ngag.

[22] 思擇力 tư trạch lực, Skt. pratisaṃkhyāna-bala, Tib. so sor rtog pa'i stobs, lực tư duy thẩm sát, tư duy giản trạch.

[23] Luật nghi 律儀, Skt. saṃvara, do động từ saṃ-vṛ (saṃvṛṇoti): trùm kín, bao phủ, từ đó hàm nghĩa phòng hộ, chế ngự.

[24] Vô tác (akriyā): sự không làm các hành vi bất thiện, lực tác động của giới do phát nguyện thọ. Vibhaṅga: akiriyā.

[25] Vô tạo (akṛta): hành vi đã làm nhưng không tích lũy để thành dị thục. Vibhaṅga: akaraṇaṃ.

[26] Vibhaṅga: setughāto.

[27] Phẩm loại 7, tr. 717c26: “Ngữ nghiệp là gì? Nghĩa là ngữ biểu cùng với vô biểu”.

[28] Skt. samyak-karma-anta, Pāli: sammā-kammanta, Tib. yaṅ paḥi las kyi mthaḥ; yang dag pa'i las kyi mtha'.

[29] Phẩm loại 7, tr. 717c26: “Thân nghiệp là gì? nghĩa là thân biểu cùng với vô biểu”.

[30] Skt. samyag-ājiva, Pāli: sammā-ājiva, Tib. yang dag pa'i 'tsho ba.

[31] Ht. 正勤, Skt. samyagvyāyāma (Tib. yang dag pa'i rtsol ba, Pāli: Sammāvāyāma): trực tiếp nỗ lực, phấn đấu hợp lý hay đúng đắn; do động từ căn √yam: giữ vững, nâng cao.

[32] Skt. samyak-smṛti, Tib. yang dag pa'i dran pa, Pāli: sammā-sati.

[33] Skt. samyak-samādhi; Pāli: sammā-samādhi; Tib. yang dag pa'i ting nge 'dzin.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9682)
Tập quán lì xì của người Việt chúng ta thực sự bắt nguồn từ một truyền thống lâu đời của Trung Quốc...
(Xem: 11729)
Ta đưa đôi mắt thiền quán nhìn sâu vào danh tướng, để thấy rõ danh tướng có làm cho ai khổ đau không? Danh tướng không làm cho ai khổ đau cả, mà danh tướng cũng không làm cho ai hạnh phúc hết.
(Xem: 11409)
Như từ một đống hoa tươi, Lựa ra ghép lại cho đời tràng hoa, Nhiều tràng phô sắc mặn mà, Người đời cũng vậy khác xa đâu nào
(Xem: 10433)
Mỗi ngày khi vừa thức giấc, Hãy nghĩ rằng, May mắn thay hôm nay, Tôi đã thức dậy, Thấy mình vẫn còn sống, Vẫn giữ được sự sống quý giá của con người.
(Xem: 11761)
Khắp nơi trong cõi dương gian, Hận thù đâu thể xua tan hận thù, Chỉ tình thương với tâm từ, Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm, Đó là định luật ngàn năm.
(Xem: 10205)
“Khi tôi trông thấy một con vật dường như ngu đần mà lại biết khóc, cặp mắt của nó còn lộ vẻ đầy hãi sợ và buồn khổ, tôi bỗng rùng mình!”
(Xem: 10387)
Cứ mỗi lần nhìn bức thư pháp nơi chánh điện chùa Phổ Từ, tôi lại nhớ đến Sư Ông. Không những qua hàng chữ mường tượng ra bóng dáng người mà trong nét bút màu mực lưu lại như còn văng vẳng lời nhắc nhở tràn đầy ưu ái của Sư Ông đối với tôi và mọi người.
(Xem: 10621)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949), mang tựa là Muttodaya (Un Coeur Libéré/A Heart Released/Con Tim Giải Thoát).
(Xem: 11446)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách mang tựa Con tim giải thoát (A Heart Released) của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949).
(Xem: 12185)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi.
(Xem: 10027)
Cho, không phải chỉ là làm vui kẻ đón nhận; mà còn là một thái độ, một nghệ thuật sống ở đời để có hạnh phúc...
(Xem: 9714)
Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn; Ngài muốn cho chúng ta biết và thấy năm uẩn...
(Xem: 10315)
... ngài Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu một ngày của mình bằng việc lễ lạy. Từ tư thế đứng, ngài buông dài người ra sàn nhà, với chỉ một tấm đệm mỏng trải trên tấm ván đủ cho phần thân mình.
(Xem: 9590)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới...
(Xem: 11169)
Nụ cười của Ngài thật là tinh tế. Thế nhưng tại sao Ngài lại mỉm cười? Có phải đấy là một thể dạng phúc hạnh mà Ngài cảm nhận được trong khi thiền định hay chăng?
(Xem: 9839)
Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổphiền não tham sân si, mạn, nghi, ác kiến.
(Xem: 11901)
Ngủ nghỉ mới thức dậy, xin nguyện cho chúng sanh, có trí giác hoàn toàn, nhìn rõ khắp mười phương...
(Xem: 9617)
Mãi cho đến mấy chục năm sau, Thầy mới tìm ra được hình ảnh của một vị Thầy đích thực, một vị Bổn Sư. Bổn Sư chỉ có nghĩa là "Thầy của tôi" thôi.
(Xem: 21883)
30 năm qua được coi là quá đủ cho một thế hệ tiếp nối. Nếu không được ghi lại, kể lại thì lớp người sau chắc chắn sẽ đi vào quên lãng hay hiểu một cách lờ mờ hoặc qua trung gian một người khác kể...
(Xem: 10160)
Thi phẩm “Hạt Cát Mịn” như bản tóm lược, hay nói khác thì đây là công trình “Thi Hóa Duy Thức Học” để làm tài liệu tu học. Một môn học quan trọng bậc nhất đối với người học Phật.
(Xem: 9437)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này.
(Xem: 10169)
Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện...
(Xem: 16635)
Đạo sư nói: "Tôi cũng là một người du lịch qua cuộc đời này nên không mang theo đồ đạc gì nhiều".
(Xem: 14242)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi, Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa, Múc bình nước mát về qua, Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa”
(Xem: 10241)
Người tụng kinh lâu ngày sẽ hiểu ý kinh, Người niệm Phật lâu ngày sẽ thấy cảnh Phật...
(Xem: 9211)
Triều Nguyên sinh năm 1953 tại Đại Lộc, Quảng Nam, bên bến sông Thu Bồn lồng lộng gió nắng, ngan ngát hương đồng cỏ nội.
(Xem: 9281)
“Khi một ý xấu vừa manh nha, biết ngay tai họa của nó, ta liền giữ chánh niệm như cây bám chặt vào đất”.
(Xem: 13030)
Phật giáo đã có ít nhất 2500 năm lịch sử; và có lẽ, cũng đã có chừng ấy lần các thế hệ Phật giáo đồ xao lòng nhớ lại câu chuyện Phật dự hứa ngày viên tịch, báo trước giây phút bỏ lại trần gian.
(Xem: 10851)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi.
(Xem: 12366)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có những lời dạy thật chí thiết về con người và sự vật, cảnh giớicõi nầy hay những cõi khác.
(Xem: 10808)
Shunryu Susuki Đại sư (1904-1971) là người sáng lập Trung tâm Thiền San Francisco và là một khuôn mặt chủ chốt trong việc truyền bá đạo Phật sang phương Tây.
(Xem: 12973)
Cuối tuần qua, tại Trại Huấn luyện Huyền Trang V ở Hayward, CA. Vừa lắng nghe và thông dịch lại cho các Trại sinh không hiểu tiếng Việt qua đề tài Thấu đáo về Hiện tình Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
(Xem: 11477)
Phật ngồi đó, tiếp tục thiền định với ánh mắt từ bi hướng về những người đang thảnh thơi thưởng thức một tách cà phê ấm hoặc bận chăm chú xem màn ảnh của điện thoại...
(Xem: 9804)
Trong khuôn viên khu nhà tập thể của quân đội, xe Bus của từng đơn vị lần lượt chuyển bánh rời khỏi vùng Fribourg vào sáng ngày cuối khóa tu học
(Xem: 12853)
Tường thuật lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập chùa Bảo Quang và Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL 2558
(Xem: 11347)
Suốt bãi biển dài rộng, không ai mong đợi một cái gì trường cửu. Tất cả đều tạm bợ, có đó, rồi để cho sóng vô tình cuốn đi...
(Xem: 13052)
Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có, thương yêu, giận lẫy cũng có.
(Xem: 12594)
Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa.
(Xem: 13404)
"Cơn Dông Giữa Mùa Hạ" là tựa đề bài tường thuật của Trần Thị Nhật Hưng nói lên nỗi niềm bâng khuâng và xúc động cùng những kỷ niệm tràn ngập dội về tâm trí của tác giả khi hay tin Sư Ông Khánh Anh viên tịch.
(Xem: 25096)
Thể theo giáo luật và truyền thống Phật Giáo, mùa An Cư Kiết Hạ lần 26 năm nay của GHPGVNTN Canada được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn.
(Xem: 12369)
Buổi lễ khai giảng diễn ra trong bầu không khí trang nghiêmtrầm lặng đầy nước mắt, bao trọn hình ảnh của cố Hòa Thượng Minh Tâm trong những lời phát biểu.
(Xem: 12867)
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
(Xem: 13680)
Loài cỏ bệnh úa tàn thân xác, Đã gầy hao từ gốc rễ cằn khô, Chắc tại nắng, tại mưa, tại bao điều khác, Nằm co ro đợi chết đến giờ
(Xem: 11145)
Trước khi khởi sự tu tập để phát huy lòng từ bi và tình thương, cũng cần nên tìm hiểu ý nghĩa của hai chữ ấy là gì...
(Xem: 11282)
Tất cả chúng sanh vì chẳng thấy Phật tánh nên thường bị phiền não trói buộc mà phải lưu chuyển trong sanh tử.
(Xem: 9781)
Phàm những gì có hình tướng thì tất cả đều bị chi phối bởi sự vô thường, mà đã vô thường thì nguyên nhân chính của nó là khổ...
(Xem: 11208)
Lúc ấy Đức Thế Tôn đã ôn tồn mà nói cùng đại chúng: “Này A Nan! sau khi ta diệt độ các ông hãy nương tựa vào chính mình và hãy lấy giới luật làm thầy.”
(Xem: 9073)
Tất cả những giáo lý của Đức Phật căn cứ trên Bốn Chân Lý Cao Quý. Trong giáo lý Bốn Chân Lý Cao Quý chúng ta nhận ra hai tập hợp của nguyên nhân và hệ quả.
(Xem: 9624)
Thầy dìu dắt từ đó tôi được tiếp xúc gần và rất gần Ngài do vậy tôi học ở ngài được nhiều thứ trong cuộc sống, giờ giấc, tinh tấn, chuyên cần , nhất là việc tu tập v.v...
(Xem: 9705)
Một trong bốn chân lýĐức Phật dạy là chân lý về sự khổ, khổ đế trong Tứ diệu đế. Đức Phật dạy bản chất của thế gian là bất toàn, bất toại nguyện, là vô thường, là đau khổ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant