Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nhân TínhPhật Tính

26 Tháng Chín 201906:23(Xem: 5006)
Nhân Tính Và Phật Tính

NHÂN TÍNHPHẬT TÍNH

Lê Hải Đăng


Nhân Tính Và Phật Tính


Khi phán xét người nào đó có bản tính xấu xa, đồi bại, dã man… chúng ta thường kết luận con người ấy đã mất hết nhân tính! Trên thực tế, các hành vi tốt xấu đều thuộc phạm trù nhân tính.

Khổng Tử nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, con người sinh ra vốn lương thiện. Nhưng, Tuân Tử lại cho rằng: “Nhân chi sơ tính ác”, con người sinh ra bản tính vốn là ác. Như vậy, cả thiện và ác đều thuộc phạm trù nhân tính.

Đối với quan niệm Phật giáo, con ngườihiện thân của năm uẩn (ngũ uẩn), gồm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sự vận hành của năm uẩn này tạo ra con người. Nói cách khác, nếu có đấng tạo hóa, Ngài đã dùng năm chất liệu trên để sáng tạo con người. Do cách sắp xếp, tổ chức của năm uẩn, nên mỗi người có đặc điểm khác nhau, từ những biểu hiện cụ thể, như hình dáng, các hoạt động thường nhật cho đến tính cách, tư tưởng… Và tất cả đều thuộc tính người hay nhân tính. Bởi vậy, nhân tính không chỉ có phẩm chất cao quý được lý tưởng hóa thành siêu việt mà còn có cả thói xấu, đồng thời thể hiện tính chất thường biến.

Theo thuyết tiến hóa, trong quá trình chọn lọc tự nhiên, con người vẫn kế thừa tập tính loài vật. Mặc dù tôn giáo, tín ngưỡng, pháp luật, đạo đức với hệ thống chuẩn mực nghiêm khắc hướng tới mục tiêu “trấn yểm” hành vi, song thói xấu, bản chất vô cương luôn tiềm ẩncon người. Từ cổ chí kim, từ lạc hậu tới văn minh, con người không ngừng ganh đua, tranh đấu bằng hình thức thi thố tài năng hay thanh toán lẫn nhau, gây hấn… Chiến tranh là hình thức sinh động tô đậm bản chất vô cương ở nhân tính. Trong địa hạt tôn giáo, tín ngưỡng, nơi thể hiện tình yêu bao la cũng thường xuyên xảy ra xung đột. Các cuộc Thập tự chinh diễn ra thời Trung cổ từng gây hậu quả nghiêm trọng cho nhiều quốc gia trên thế giới. Trong công cuộc truyền bá Phúc âm ở nước ta, người Pháp đã huy động đến cả đại bác. Hai dòng Hồi giáo Sunni và Shiite thì không ngừng trả thù nhau từ quá khứ tới hiện tại. Ân oán giang hồ của hai dòng Hồi giáo anh em này vẫn chưa đi đến hồi kết. Còn nhà nước Hồi giáo IS cực đoan tới mức không thể chung sống hòa bình với các tôn giáo khác.

Kinh “Đại thừa A-tỳ-đạt-ma” viết: “Từ vô thủy đến giờ, nhất thiết pháp đẳng y đều có các loại thú cho đến khi chứng được Niết-bàn”. Như vậy, bản tính loài cầm thú luôn ẩn tàng bên trong loài người. Vì nhân tính mang nội hàm phức hợp, bao hàm cả yếu tố tốt đẹpxấu xa, nên bản tính này có khả năng đi xuyên không gian (cơ thể), thời gian (các kiếp). Sự tồn tại đa dạng trong thế giới loài người tự thân chỉ ra bản chất thường biến của nhân tính. Ở mỗi người cụ thể luôn hội tụ cả phẩm chất ưu tú lẫn thói hư tật xấu qua quá trình “tiến hóa” hay “luân hồi chuyển kiếp”.

Trong quá trình sáng tạo ra thiên nhiên thứ hai (văn hóa), con người từng bước hủy hoại cả thiên nhiên thứ nhất (nguyên mẫu), môi trường chung của muôn loài. Con người ngày càng xa rời lý tưởng, mon men gần tới ảo tưởng. Xét về khả năng hiện thực, con người hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu vật chất, nhưng không thể thỏa mãn lòng tham. Nhân tính giống như kẻ hai mặt, tráo trở, dù hệ thống đạo đức, pháp luật… đã được cài đặt nhằm cản trở tác dụng phụ của nhân tính, hướng tới hành vi lương thiện thông qua hoạt động tự giác, vì tha nhân, thay vì đặt mình ở vị trí trung tâm, nhưng con người vẫn tìm cách thoát khỏi sự kiềm tỏa.

Hệ thống đạo đức cấy ghép từ bên trong, còn pháp luật nằm ở bên ngoài.

Những kẻ phạm luật từ bên trong, theo tôn giáo gọi là phá giới, phạm luật ở bên ngoài gọi là phạm luật. Tất cả minh họa cho thuộc tính phức hợp trong bản thể nhân tính. Nhân tính dù hiểu với mong muốn vươn lên trở thành phẩm chất ưu tú, tốt đẹp thì thực tế, nó vẫn chưa đủ hóa giải thuộc tính phức hợp bên trong con người. Các loài hiển nhiên không coi loài ngườiưu tú, siêu việt. Nhiều loài mãnh thú có sức mạnh như hổ, báo, sư tử, tê giác, cá voi… lần lượt trở thành nô dịch của loài người. Điều đó chứng tỏ nhân tính chẳng phải phẩm chất siêu việtloài người tự đặt trong sự tham chiếu với muôn loài. Nhân tính bao gồm cả tập tính loài người kế thừa từ loài vật trong quá trình tiến hóa, đồng thời phát triển ở giai đoạn làm người.

Nói cách khác, nhân tính và vật tính không tách rời nhau. Nhân tính có cả tính hiếu sát, đua tranh, nhu cầu nổi trội, muốn ăn thua, hơn người… Có bản năng tự phát duy trì yếu tố loài vật, như nhu cầu sinh tồn, có bản năng bị trấn yếm bởi văn hóa, bằng vỏ bọc của quy ước, tập quán, chuẩn mực văn hóa để khu biệt giữa loài người và loài vật, nhưng tất cả giống nhau ở sự lệ thuộc.

Khi bàn đến nhân tính, người ta dễ dàng loại trừ tập tính xấu xa, thậm chí trả về cho loài vật và giữ lại cho mình phẩm chất ưu việt. Thế nhưng, sự tồn tại của loài người đã chỉ ra bản chất không thuần khiết của nhân tính, thể hiện một cách nhất quán mang đặc điểm giống loài. Con người duy trì tập tính của loài khác qua “tiến hóa” hay “luân hồi chuyển kiếp”. Trong quá trình chuyển đổi ấy lấp ló thuộc tính không toàn hảo ở nhân tính. Nó chứa đựng những ráp nối hiểm nguy, biến hóa đa đoan, khôn lường, vì nhân tính bao gồm cả vật tính. Tập tính ấy chứa đựng trong tàng thức chờ cơ hội đánh thứcchứng minh bằng sự hiện hữu. Tuy nhiên, song song với nhân tính, con người còn có thêm một thuộc tính khác là Phật tính. Ý niệm Phật tính đã được đề xuất hơn 2.000 năm trước.

Theo đó, Phật tính nhằm chỉ “khả năng giác ngộ trở thành Phật ở chúng sinh”. Nếu như nhân tính không đồng nhất, khác nhau ở mỗi cá thể thì Phật tính đạt đến tinh thần bình đẳng giữa mọi chúng sinh. Đây là cơ hội để mọi cá thể dấn thân vào con đường tu tập và chứng Niết-bàn. Và cánh cửa Niết-bàn thực sự bình đẳng với mọi chúng sinh, chỉ khác nhau về thách thức.

Qua cuộc đối thoại sinh động giữa Ngũ tổ Hoằng NhẫnLục tổ Huệ Năng chép trong kinh Pháp bảo đàn có thể thấy rõ tính chất bình đẳng bên trong Phật tính. Khi Huệ Năng tới Huỳnh Mai yết kiến Ngũ tổ.

Tổ hỏi: “Ông là người phương nào, muốn cầu việc gì?”.

Huệ Năng nói: “Đệ tử là dân Tân Châu Lãnh Nam, từ xa đến lễ bái, chỉ cầu làm Phật, chẳng cầu việc gì khác”.

Tổ nói: “Ông là người Lãnh Nam, cũng là người kém văn hoá, làm sao có thể làm Phật được?”.

Huệ Năng nói: “Người có Nam Bắc, Phật tánh vốn chẳng có Nam Bắc, thân hèn hạ này với thân hoà thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai biệt!”.

Qua đó chứng tỏ, Phật tínhyếu tố làm nên sự đồng nhất giữa muôn loài. Thông qua Phật tính, con người đạt tới tinh thần bình đẳng, tự nhiên kết nối với nhau. Nhờ yếu tố này mà cánh cửa Niết-bàn luôn rộng mở, bao dung, rộng chứa tất thẩy chúng sinh.

Nhân tính biểu hiện dưới nhiều hình thức, ưu việt hay suy đồi, hướng thượng hay trụy lạc. Tất cả đều thuộc phạm trù nhân tính. Các bậc hiền triết thời cổ đại không hề đạt được sự đồng thuận về quan niệm nhân tính. Cho tới thời hiện đại, nhân tính vẫn là vấn đề tranh cãi. Trong các câu chuyện gây tranh luận đó, nhân tính nổi lên như một nội hàm phong phú, đa dạng, chứa đựng sự bất ổn. Bởi vậy, nhân tính tự bản thân chưa nói lên được sự vĩnh cửu trong trạng thái thường biến của mình.

Loài người luôn phải đối diện trước lo âu, nguy cơ giằng xé ngay từ bên trong. Sinh lão bệnh tử là những sợi dây quấn quanh sinh thể hữu hình. Vượt qua chặng đường đời bể dâu, con người không ngừng phấp phỏng lo toan trước nhiều nguy cơ, bất ổn. Cửa tử, cánh cửa vô hình, có thể đóng sập bất cứ lúc nào. Nó chính là cánh cửa với sự kiểm soát an ninh nghiêm ngặt nhất trên thế gian. Ở đây, con người không chỉ không được mang theo hành lý ký gửi hay xách tay, mà ngay cả thể xác cũng phải bỏ lại. Trong chuyến khởi hành quan trọng này, chỉ có Phật tính mới đến được miền an lạc vĩnh hằng.

Lê Hải Đăng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14018)
Bố thí là hạnh đầu tiên theo lời Phật dạy hay còn gọi đầy đủ là hạnh buông xả. Bố thí là cho, biết cho,là trao tặng, là giúp đỡ sẻ chia hay mở lòng rộng lượng
(Xem: 10940)
Vào một kiếp xa xưa, Bồ-tát (tiền thân đức Phật) sanh làm một con chim cút, thủ lĩnh của hàng ngàn con chim cút sống ở trong rừng.
(Xem: 9725)
Cuộc đời đầy những bài học cho ta tu tập, nếu ta có đủ kiên trì.
(Xem: 18625)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ.
(Xem: 10317)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành.
(Xem: 10389)
Đức Phật dạy vạn pháp vô ngã, vô thường. Thân con người còn không thật có (vô ngã, do duyên sinh), huống chi là tài sản của cải là vật ngoài thân.
(Xem: 11602)
“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được.
(Xem: 9988)
Vì là cá nhân mỗi người thụ hưởng hoan hỉ hay đớn đau, tạo rắc rối và tích tập nghiệp báo – tất cả sự ồn náo và rối rắm được làm ra bởi tự ngã
(Xem: 11101)
Sự quan tâm giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính đạo đức nhân văn cao cả mà chúng ta ai cũng có thể làm được.
(Xem: 8761)
Phật dạy, nếu người có hiểu biết chân chính sẽ tôn trọng chân lý, khi đưa ra một ý nghĩ gì đều nói “đây là suy nghĩ của chúng tôi”,
(Xem: 12535)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnhthành tựu đạo quả.
(Xem: 10317)
Người ta khó chấp nhận việc đột tử của người thân là vì họ vừa có mặt hôm nay ở đây, rồi bỗng ngày hôm sau không có mặt.
(Xem: 10921)
Nguyện cầu Tam Bảomười phương chư Phật chứng giám cho lòng thành của chúng em; cầu mong hương linh Anh được an lạc nơi tịnh thổ.
(Xem: 17088)
Chúng ta đừng nên hứa một điều gì với ai khi đang vui. Bởi vì lời hứa ấy có thể làm cho người khác thất vọng, vì ta hứa mà không làm được.
(Xem: 10514)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 10060)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tạivị lai.
(Xem: 11244)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ...Trong những cái sợ này có cả sợ ma.
(Xem: 16155)
Tôi giống như đang đứng ở khúc cuối của con đường cùng, sau hai mươi sống trong tu viện. Tôi đã cống hiến bản thân mình, siêng năng tu tập, cùng tuân thủ theo giới luật của tu viện.
(Xem: 12404)
Học cách hiểu thất bại thế nào là một kỹ năng ít được nói đến, nhưng lại rất cần trong cuộc sống.
(Xem: 16311)
Dưới ánh sáng tỉnh thức, bạn sẽ biết rõ mình đang làm gì, đang đi đâu và về đâu. Và rồi bạn sẽ tự vén lên những bức màn bí ẩn của thân phận và cuộc sống bằng chính năng lực tỉnh thức của mình.
(Xem: 24721)
Buông bỏ là một trong những bài học đầu tiên chúng tôi được Hòa thượng Ân sư dạy. Tiêu đề Ngài dạy chung cho tất cả anh em là: “Các chú phải buông bỏ”.
(Xem: 9013)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả.
(Xem: 11513)
An là an tịnh nội tâm, còn Cư là kỳ hạn cư trú trong suốt một thời gian nhất định nào đó, mà theo giới luật là ba tháng.
(Xem: 9679)
Khi đến tu viện, các nhà sư và các sư cô mới vào tu, thường hỏi vị sư trụ trì hướng dẫn cách thực hành Con Đường Giải Thoát.
(Xem: 11298)
Quên cái danh thì tự khắc sẽ được an vui. Quên mình đi thì kẻ khác ắt có hạnh phúc. Vui với thành công của người thì niềm vui tăng mãi. Thương yêu tất cả thì lòng hóa vô biên.
(Xem: 9281)
Tôi chẳng làm gì cả. Sự-nhận-biết-về-cái-tôi của tôi đã bị quét sạch đi, từ ngày rất xa xưa rồi. Giờ đây, không còn "cái Tôi" để làm gì cả.
(Xem: 15306)
Tâm của con cũng như vậy. Khi rối loạn, hãy để yên. Rồi chờ một lát. Rối loạn tự ngừng lại. Con không cần gắng sức. Bình yên sẽ đến. Mà không cần làm gì cả.
(Xem: 10491)
Nghe chuông phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn Tuệ sáng ngần Xa rời địa ngục qua hầm lửa Nguyện thành như Phật độ chúng sanh.
(Xem: 14576)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn...
(Xem: 10508)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc.
(Xem: 11231)
Trong những năm gần đây, tình hình bão lũ, động đất, sóng thần xảy ra khắp mọi nơi với cường độ càng ngày càng mạnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của rất nhiều người và động vật.
(Xem: 8541)
Trong đạo Phật nguyên thủy Phật dạy Pháp quán hơi thở là một trong những Pháp đầu tiên để chúng ta tu. Đó là ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe trong thân thể con người.
(Xem: 9549)
Con người có tu mới sống được an vui hạnh phúc và khi gặp cảnh mất mát khổ đau của bản thângia đình, cũng không làm cho ta phải thất chí nản lòng vì ta đã có niềm tin nhân quả, niềm tin chính mình, hạnh phúc hay khổ đau là do mình tạo lấy.
(Xem: 9387)
Theo truyền thống giới luật của đạo Phật thì vào mỗi nửa tháng, tất cả người xuất gia đều cùng nhóm họp tại một trú xứ nào đó để lắng nghe vị Luật sư (Vinayadharo) tuyên thuyết giới luật...
(Xem: 10322)
Rất lạ là có nhiều người không biết thương chính bản thân. Có lẽ do họ nghĩ rằng thương yêu chính bản thân là điều dễ làm nhất trên đời nầy, vì ai cũng lo cho mình là trước nhất.
(Xem: 9216)
Mùa mưa đến, chư Tăng Ni đều y theo lời Phật thực hành an cư. Đạo tràng an cư tu học thanh tịnh tất yếu nhờ ơn ngoại hộ của các thí chủ
(Xem: 9922)
Đức Phật dạy rằng phá thai chính là lấy đi mạng sống của một con người, đây là một lỗi lầm rất nghiêm trọng.
(Xem: 11875)
Lý tưởng Bồ tát đạo là một danh từ chung cho những ai có tâm xã kỷ vị tha (quên mình vì người).
(Xem: 10080)
Ta chỉ cần trở về với sự tĩnh lặng trong sáng sẵn có, buông bỏ những mong cầu của mình, và mở rộng lòng ra tiếp nhận những gì xảy ra với một tình thương.
(Xem: 9135)
Dòng sinh tử, tử sinh được gọi là Luân Hồi. Cái bánh xe quay vòng vòng chẳng tìm ra đâu là khởi điểm, đâu là dứt điểm.
(Xem: 10589)
Bề ngoài thơn thớt nói cười. Mà trong nham hiểm giết người không dao.
(Xem: 14061)
Theo Phật học thì “hãy xem lá đa rụng ở vườn chùa như là những phiền não tham lam, sân hận, si mê nơi chính vườn tâm mình, quét lá và rác rưởi cũng chính là quét đi những cấu bẩn của tự tâm...
(Xem: 8559)
Người tu Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù tu theo bất cứ pháp môn nào thì tâm tịnh và trí sáng là mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong đời sống tu hành.
(Xem: 10087)
Đại từ Đại bi thương chúng sanh, Đại hỷ Đại xả cứu muôn loài...
(Xem: 8807)
Đời sống của chúng ta là một chuỗi dài nhân duyên được hỗn hợp, bao gồm cả tốt lẫn xấu. Nếu chúng ta chỉ yêu thích cái tốt, ghét cái xấu, thì đời sống tinh thần của mình sẽ trào dâng cảm xúc vui buồn mà thành ra có khổ đau nhiều hơn là hạnh phúc.
(Xem: 8675)
Tục ngữ Việt Nam có câu: Thứ nhất tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Câu nói này dân gian cho rằng tu tập tại gia là việc dễ nhất, bởi vì...
(Xem: 28208)
Sinh học Di Truyền đã làm một cuộc cách mạng trong Y khoa và đối với quần chúng gene được xem trong bộ Genome là những nhà độc tài mới.
(Xem: 15835)
Trời thu lạnh nhưng đạo tình ấm ápPhó hội về Quảng Đức để tuyên dươngĐại Hội năm (V) Phật Giáo Việt lệ thườngCứ bốn năm có một lần khoáng đại…
(Xem: 9636)
Thưa mẹ, mẹ có biết không, thời gian, không gian làm cho con run sợ và phẫn uất. Đó là những biên giới đã phân chia tất cả, đã ngăn cách tất cả và làm cho con người lẻ loi và cuộc sống bơ vơ.
(Xem: 11357)
Sự hiện hữu của con trong cuộc đời là niềm hạnh phúc lớn lao của bố mẹ. Bởi tình yêu thương vô hạn, bố mẹ sẵn lòng làm tất cả để dành cho con những gì tốt đẹp nhất.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant