Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hướng Nội Hướng Ngoại

20 Tháng Chín 201906:09(Xem: 4698)
Hướng Nội Hướng Ngoại
HƯỚNG NỘI HƯỚNG NGOẠI

Thích Trung Hữu

Hạnh Huân Tu


Các vị thầy tôn giáo đều cho rằng con người không thể đạt được hạnh phúc dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu vật chất. Điều này rất thực tế. Cho dù ai có đầy đủ thú vui trần gian, muốn gì được nấy thì họ vẫn không thể có được hạnh phúc khi mà trong tâm còn những lo lắnghận thù.

Hạnh phúc thật sự không thể được định nghĩa bằng những khái niệm như tiền bạc, quyền lực, danh tiếng hay con cái. Những thứ này mặc dù cũng đem lại cho con người những niềm vui tạm thời nhưng vẫn không phải là hạnh phúc chân thật, là ý nghĩa rốt ráo của nhân sinh. Trong trường hợp những thứ đó đạt được bằng con đường bất chính thì chúng lại trở thành nguồn gốc của khổ đau và tội lỗi cho người sở hữu chúng, hơn là hạnh phúc.

Cái nhìn say đắm, âm thanh du dương, mùi thơm, vật ngon hay thân hình hấp dẫn là những thứ dễ lừa gạt con người, làm cho con người trở thành nô lệ của dục lạc. Chúng ta không phủ nhận hạnh phúc trần gian như là phần thưởng của cuộc đời ban tặng cho mỗi người, nhưng chúng rất phù du. Điều này rất rõ ràng đối với những người đã kinh qua nhiều biến cố cuộc đời. Cái mà người ta gọi là “ngoảnh mặt lại cuộc đời như giấc mộng”. 

Những người đã nhận ra sự vô thường và không toại ý của cuộc đời là những người đang đi đến gần hơn với chân lý của cuộc đời. Nếu giàu có thì hạnh phúc thì lẽ ra sự giàu cóhạnh phúc phải là một từ hoặc là những từ đồng nghĩa với nhau. Vật chất không thể làm hết cơn khát ái của con người. Chúng ta không bao giờ có hạnh phúc nếu chúng ta luôn hướng ra bên ngoài để tìm kiếm những thú vui tầm thường trong ăn uốngdục lạc

Nếu hạnh phúc chỉ có thế thì với những gì nhân loại đạt được hiện nay thì đáng lẽ ra họ đang rất hạnh phúc. Nhưng rõ ràng là không phải vậy. Họ không hạnh phúc. Có những người giàu có hết sức nhưng lại đau khổ đến nỗi không muốn sống nữa. Chính vì vậy cho nên ta thấy rằng chư Phật và Bồ-tát khi độ sanh là độ tất cả chúng sanh chứ không phải các ngài chỉ phát nguyện độ người nghèo, vì các ngài biết rằng “người giàu cũng khóc”.

Dục vọng của con người không bao giờ cùng tận. Khi điều mong muốn vừa được thỏa mãn thì ta lại chán nó ngay và lại mong muốn cái khác. Một chiếc xe hơi, một cái đồng hồ, một bộ đồ mới… khi mới mua về thì chúng ta sung sướng và nâng niu, ai đụng tới cũng không cho vì sợ bị hư, bị trầy. Nhưng chỉ sau một thời gian thôi thì ta bắt đầu hết hứng thú với chúng. Ta thấy chán và muốn có cái khác. Cho nên nếu chúng ta cứ bám víuchạy theo vật chất (thực chấtchạy theo cảm giác của ta), thì ta sẽ không bao giờ cảm thấy thỏa mãn hoàn toàn, và do đó mà không bao giờ có được hạnh phúc viên mãn

Ví dụ như ngày xưa người ta kết hôn là để nối dõi tông đườngxây dựng sự nghiệp, nhưng hôn nhân ngày nay thì đã khác hoàn toàn. Hôn nhân ngày nay đòi hỏi phải thỏa mãn được hai yêu cầu là tình yêu và tình dục. Thật ra điều này không có gì là xấu xa hay sai trái, nhưng vấn đề là khi không còn tình yêu nữa và chuyện chăn gối không còn thỏa mãn nữa thì sao? Đây là lý do vì sao ngày nay số lượng ly dị ngày càng thường xuyên hơn. 

Ngày xưa hôn nhân là chuyện vô cùng hệ trọng, nghiêm túc và rất thiêng liêng. Cho nên sau khi cưới nhau, vợ chồng thường là ăn đời ở kiếp với nhau. Và chuyện ly dị không chỉ là chuyện tan vỡ của một gia đình mà còn là một điều sai trái đối với luân thường đạo lý, làm xấu hổ cha mẹ hai bên và bà con lối xóm chê cười. Hôn nhân ngày nay không còn mang tính thiêng liêng nữa, nếu không muốn nói là như trò đùa. Người ta kết hôn rồi ly dị, rồi lại kết hôn… Một người có thể kết hôn nhiều lần trong đời

Ví dụ như bà Lida Wolfe ở Mỹ đã kết hôn tới 23 lần. Có những cuộc hôn nhân của bà chỉ kéo dài 36 giờ. Cuộc hôn nhân lâu nhất của bà cũng chỉ được 6 năm rưỡi. Bà tâm sự rằng, “Đa số các lần kết hôn đều diễn ra vào lúc tôi còn trẻ. Trước khi cưới, tôi rất yêu quý chồng tương lai, thế nhưng chẳng hiểu tại sao sau một thời gian anh ta lại tỏ ra khó chịu. Chúng tôi chia tay và tôi đi tìm người khác. Dù sao cũng có những lần lấy chồng tôi cảm thấy hạnh phúc”. Bà có hạnh phúc không? Tôi cho là không. Vì nếu bà hạnh phúc thì bà đã không thay đổi hôn nhân như công ty thay đổi xe hơi như vậy. Chắc bà cũng chưa một lần dừng lại để tự hỏi rằng tại sao bà không hạnh phúc trong hôn nhân

Rõ ràng, chạy theo dục lạc bên ngoài để tìm kiếm hạnh phúc thì không bao giờ có được hạnh phúc. Nó chỉ có thể lấp đầy khoảng trống trong giây lát của một tâm hồn trống rỗng, rồi sau đó trở lại với tâm trạng chán chường như cũ. Điều này cũng đúng đối với các loại dục lạc khác như ăn uống, hút chích, bạo lực và các loại hình giải trí không lành mạnh khác. Thế giới Âu Mỹthế giới của sự hưởng thụ vật chất. Họ cho rằng đó là hạnh phúc. Nhưng càng hưởng thụ người ta càng cảm thấy thiếu. Và để đáp ứng nhu cầu của con người, vô số các loại hình công nghiệp giải trí ra đời, cái sau phải mạnh hơn, cuồng nhiệt hơn cái trước. Nhưng con người vẫn không bao giờ thỏa mãn. Những vụ tự tử hay xả súng tập thể vô cớnguyên nhân từ sự trống trải của tâm hồn, khi mà tất cả các loại hưởng thụ và giải trí vẫn không đáp ứng được.

Đúng như trong kinh nói, người không biết đủ thì dù có ở thiên đường cũng không thỏa ý. Đó là chưa kể đến hệ quả gia đìnhxã hội của những vấn đề này. Vợ chồng ly dị thì con cái mồ côi và không được nuôi dạy tốt, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏetâm lý của trẻ. Các loại hình ăn chơi, giải trí không lành mạnh làm nảy sinh tệ nạn xã hội như phá thai, mại dâm, ma túy, trộm cướp. Các chuyên gia về tâm lý hôn nhân cũng như những người từng ly dị nhận định rằng, một cuộc hôn nhân tốt thì cần phải có những nền tảng vững chắc hơn là tình yêu và tình dục. Tất nhiên là phải có tình yêu, nhưng tình yêu không thôi chưa đủ mà phải có những yếu tố khác như sự hy sinh, cảm thông, thấu hiểu và nhẫn nhịn nữa.

Phải chăng chiếc nhẫn mà chàng trai và cô gái trao nhau khi đính hôn và họ phải luôn luôn đeo trên ngón tay là một sự nhắc nhở điều mà họ cần làm để cho gia đình luôn luôn được êm ấm? Nhẫn có nghĩa là nhẫn nhục, là nhường nhịn: “Trao tay đôi nhẫn nhắc cho nhau/ Giữ đạo phu thê nhẫn đứng đầu/ Nhẫn để gia đình luôn hạnh phúc/ Cho tình chồng vợ hiểu thương nhau”.

Niềm vui của sự hưởng thụ dục lạc không phải là hạnh phúc chân thật. Hạnh phúc chân thật chỉ đến từ nội tâm con người, khi con người được tự do, không bị lôi kéo, không còn làm nô lệ cho những ham muốn của mình. Vật chất không phải là suối nguồn của hạnh phúc. Suối nguồn của hạnh phúc xuất phát từ bên trong tâm hồn của chúng ta. Vật chất dù có quý giá đến đâu thì cũng vô thường, niềm vui dù cuồng nhiệt đến đâu thì cũng chóng qua. Trong khi đó, sự dính mắc, hưởng thụ sẽ hạ thấp nhân cách cá nhân còn phát triển các giá trị đạo đứctinh thần làm cho con người cao thượng.

Hướng ngoại và hưởng thụ dục lạcthói quen cố hữu của con người không dễ gì thay đổi hay dừng lại. Nhất là những người chưa có đời sống nội tâm phong phú thì dục lạc bên ngoài là thú vui duy nhất mà họ nương tựa, bám víu, như cái phao mong manh giữa biển khổ muôn trùng. Chính vì thế mà ta thấy có người do thấy được sự nguy hiểm của dục lạc nên quyết tâm từ bỏ. Nhưng chỉ một thời gian thì họ lại quay lại đời sống dục lạc tầm thường. Vậy làm sao để khắc phục được điều này? Theo những gì Đức Phật dạy trong các kinh, cũng như hiểu biết của người viết thì có hai việc nên làm.

Một là biết đủ, biết dừng. Chúng ta tự nhủ mình rằng những dục lạc này ta đã trải qua rồi, đã hưởng thụ rồi, ta đã biết chúng rồi. Bây giờ mà có hưởng thụ nữa thì cũng như vậy thôi, đâu có gì mới. Ta đã ăn xoài rồi thì những trái xoài khác mùi vị cũng vậy thôi. Vậy thì đâu cần phải ăn hết tất cả xoài. Nếu ta cứ hẹn lần hẹn lữa không chịu dừng, chịu bỏ ngay bây giờ thì chừng nào dừng, mới bỏ. Khi dừng không được, bỏ không được sự hưởng thụ thì người ta thường hay hẹn. Như hẹn rằng thôi lỡ kiếp này hưởng thụ rồi thì hưởng cho hết kiếp rồi kiếp sau tu. Nhưng rất có thể kiếp trước ta cũng đã nói câu này rồi, kiếp này ta lặp lại, và kiếp sau ta cũng sẽ hẹn nữa, sẽ lặp lại câu này nữa. Cứ như thế mà trôi lăn mãi trong dục lạcluân hồi. Thi hào Nguyễn Công Trứ cũng nói, “Biết đủ liền đủ. Đợi cho đủ đến chừng nào mới đủ” (Tri túc tiện túc. Đãy túc hà thời túc). Nếu muốn dừng thì dừng ngay lúc này, chứ hẹn ngày mai thì bao giờ cho đến ngày mai.

Hai là phải có niềm vui khác để thay thế niềm vui dục lạc. Niềm vui cũng như nhu cầu của con người có nhiều cấp bậc khác nhau. Nếu ta có niềm vui cao hơn thì niềm vui thấp hơn sẽ không còn quan trọng nữa. Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow đã chia nhu cầu của con người theo năm tầng từ thấp đến cao, gọi là tháp nhu cầu. Tầng thứ nhất là các nhu cầu căn bản thuộc thể lý (physiological) như thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. Tầng thứ hai là nhu cầu an toàn (safety) tức là cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo. Tầng thứ ba là nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) như muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy. Tầng thứ tư là nhu cầu được kính trọng, quý mến (esteem) như cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng. Tầng thứ năm là nhu cầu về tự thể hiện bản thân cường độ cao (self-actualization) như muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhậnthành đạt.

Con người không thể sống nếu thiếu những nhu cầu cơ bản thuộc về thể lý nhưng nếu người ta phát triển những nhu cầu ở tầng cao hơn thì những nhu cầu cơ bản không còn quan trọng hay thậm chí là không còn cần thiết nữa. Như có người rất coi trọng miếng ăn: “Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu”. Nhưng những người có phẩm chất cao hơn một chút thì họ không hề chú trọng miếng ăn. Như các nhà khoa học đam mê nghiên cứu đến nỗi quên ăn, thậm chí còn không nhớ tới vợ con. Trong Phật giáo, Đức Phật có nói đến hai loại niềm vui vi diệu là niềm vui học hỏi Chánh pháp (Pháp hỷ thực) và niềm vui của thiền định (Thiền duyệt thực). 

Hai niềm vui này, nhất là Thiền duyệt thực, được Đức Phật miêu tảvô cùng an lạc mà ai có nếm trải hương vị của chúng rồi thì không còn ham thích gì những niềm vui khác nữa. Dưới cái nhìn của bậc Thánh thì dục lạc thế gian chỉ như những món đồ chơi của trẻ nhỏ. Khi còn bé thì chúng có thể đánh nhau vì con búp bê hay chiếc xe bằng nhựa, nhưng khi chúng lớn lên thì chúng thấy đó chỉ là đồ chơi và tự nhiên không còn thích nữa. Tinh thần càng phát triển, sự tu tập càng lên cao thì niềm vui càng vi tế, vi diệu và cao thượng.

Con người có thể duy trì và phát triển sự bình yên nội tại bằng cách chuyển ý nghĩ của mình vào bên trong thay vì hướng ra bên ngoài. Ý thức sự nguy hiểm và cạm bẫy của những sức mạnh tiêu cực như tham lam, sân hận, và mê mờ. Học cách khơi dậy và duy trì những đức tính tích cực của lòng nhân ái, tự chủhiểu biết. Tâm là nguồn gốc của tất cả đau khổhạnh phúc. Lòng ta là bãi chiến trường và cuộc chiến bên trong ta mới là cuộc chiến thật sự mà ta cần phải chiến đấu và chiến thắng. Cuộc chiến không cần súng đạn nhưng cần sự thức tỉnh đối với tất cả những tâm lý tiêu cựctích cực bên trong chúng ta. Chinh phục thế giới bên ngoài không làm cho con người hết khổ. Chỉ có chinh phục nội tâm mới làm cho chúng ta hết khổ.

Trong tạng kinh nguyên thủy, Đức Phật đã nói một số bài kinh rất thú vị về sự chinh phục thế giới.  Trong kinh Rohitassa, thuộc Tăng chi bộ I, thiên tử Rohitassa hỏi Đức Phật rằng: “Tại chỗ nào bạch Thế Tôn, không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này) không có sanh khởi (đời khác), chúng con có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới không?” Đức Phật đã trả lời dứt khoát là không thể được. Rohitassa tán thán câu trả lời của Đức Phật, khen rằng thật là vi diệu vì chính thiên tử Rohitassa bước đi với tốc độ nhanh như tên bắn chớp nhoáng, với bước chân từ biển Đông qua biển Tây, đi như vậy luôn 100 năm không có dừng nghỉ cũng không có thể đạt đến tận cùng thế giới

Hơn nữa, Đức Phật còn nói rằng dù cho có thể đi đến tận cùng thế giới thì cũng không thể chấm dứt khổ đau: “Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỷ-kheo, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách đạt đến sự tận cùng thế giới” (Kinh Thế giới dục công đứcTăng chi bộ IV). Cho nên chúng ta không thể đi đến sự tận cùng thế giới mà cũng không cần thiết phải đi đến tận cùng thế giới. Có một thế giới khác chúng ta có thể đi đến tận cùng và cũng làm cho ta có thể chấm dứt khổ đau. Đó là thế giới nội tâm của ta.

Cũng trong kinh Rohitassa, Đức Phật dạy: “Nhưng này Hiền giả, trong cái thân dài độ mấy tấc này, với những tưởng, những tư duy của nó, Ta tuyên bố về thế giới, về thế giới tập khởi, về thế giới đoạn diệt, về con đường đưa đến thế giới đoạn diệt”. Phải chăng điều này có nghĩa là nếu con người chạy theo dục lạc bên ngoài thì không bao giờ đạt đến được sự cùng tận của nó, dù người đó có đầy đủ điều kiện đến đâu. Nhưng cho dù người đó có thể gom tất cả dục lạc thế gian về cho mình để mà hưởng thụ thì họ vẫn không diệt trừ được đau khổ hay đạt được hạnh phúc viên mãn. Cái mà người ta hay gọi là tiền có thể mua thuốc được nhưng không mua được sức khỏe là vậy.

Tuy nhiên, con người không cần phải nhọc nhằn chinh phục tất cả dục lạc bên ngoài mà vẫn có hạnh phúc. Chỉ cần họ xoay lại tâm mình thì hạnh phúc hiện tiền. Chinh phục thế giới bên ngoài không bằng chinh phục thế giới nội tâm. Chinh phục thế giới nội tâm quan trọng và cần thiết hơn và nhất là hiệu quả hơn. Điều này rất rõ ràng. Từ xưa đến nay có vị hoàng đế hay tỷ phú nào tuyên bố mình không khổ đâu, nhưng Đức Phật thì có. Đức Phật tuyên bố rằng Ngài đã chứng đạt Niết-bàn và giải thoát khỏi mọi triền phược khổ đau.

Từ thực tế cuộc sống, ta thấy rằng chiến thắng thật sự không bao giờ đạt được bằng sức mạnh, thành công không bao giờ đạt được bằng vũ lực, bình yên không bao giờ đạt được bằng hận thù, và hạnh phúc không bao giờ nếm trải được bằng việc tích lũy tài sảnquyền lực. Bình yên và hạnh phúc chỉ đạt được khi con người biết quay về nội tâm của mình để an trú nơi đó như bến đỗ bình yên. Càng chấp thủ và mong muốn hưởng thụ thì con người càng đau khổ. Ngược lại khi chúng ta không truy cầu nữa thì bình yên tự nhiên có mặt.

Thích Trung Hữu
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1300)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1582)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2081)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1838)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1203)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1383)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1378)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1663)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1440)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1308)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1454)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1386)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1701)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1406)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1357)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1370)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1448)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1630)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1528)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1484)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1338)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1436)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1144)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1893)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1324)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1491)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2826)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1493)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1665)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1545)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1985)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1527)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1726)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1930)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2101)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1576)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2554)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1664)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1843)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1791)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1546)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2296)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1729)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1792)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1660)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2035)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2017)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2166)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1664)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1979)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant