Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ba Nghi Và Bốn Ải

14 Tháng Chín 201912:49(Xem: 3941)
Ba Nghi Và Bốn Ải

Ba Nghi Và Bốn Ải
Thích Phước Thiệt

phat-di-da-tiep-dan

Đại sư Từ Chiếu (Chi: Tzu Chao) có lần nói: "Người tu Tịnh độ lúc sắp chết thường bị Ba Điều Nghi và Bốn cửa ải làm trở ngại cho việc vãng sanh Cực Lạc. Do đó hành giả ngày thường cần chuẩn bị, suy tư và đề phòng để có thể loại trừ chúng trong lúc lâm chung.

 

A- Ba điều nghi

 

1) Nghi là vì nghiệp quá khứ mình quá nặng, trong khi công phu tu hành còn nông cạn - do đó sợ mình không được vãng sanh. 

2) Nghi là vì mình chưa hoàn thành tâm nguyện hay bổn phận và Tham Sân Si còn nhiều - do đó sợ mình không được vãng sanh.   

3) Nghi là mặc dầu mình niệm Phật nhiều, có thể Phật A-di-đà không đến rước (vì không thấy điềm lành) - do đó sợ mình không được vãng sanh.

 

B) Bốn cửa ải

 

Bốn cửa ải  là:

1) Do bịnh khổ hay tai nạn nên thối thất, sanh tâm trách Phật là không linh thiêng hay không quan tâm cứu giúp.

2) Do bịnh nặng sợ chết nên phá trai, phạm giới, ăn thịt, uống rượu, cúng bái tà thần, v.v...

3) Quyến luyến tài sản, của cải không nỡ xa lìa

4) Vấn vít tình cảm gia đình thân thuộc nên tự trói mình, không thể buông bỏ.

C) Giải quyết Ba điều nghi

 

     1) Nghiệp mình nặng, công phu còn kém cỏi:

 

Trong lời nguyện thứ 18, đức Phật A-di-đà thề sẽ không trụ ngôi Chánh giác nếu có chúng sanh  thành tâm cầu nguyện vãng sanhnhất tâm niệm danh hiệu Ngài (cho đến 10 niệm) mà không được vãng sanh. Phật không bao giờ vọng ngữ, nên chúng ta phải tin tưởng Ngài. Mười niệm rất ngắn ngủi mà cũng có thể vãng sanh, thì chúng ta thành tâm niệm Phật đã nhiều - lẽ nào lại không được vãng sanh? Nếu không được vãng sanh là do không đủ Tín và Nguyện, không phải do niệm Phật không đủ số lượng.

 

Hơn nữa dầu nghiệp nặng, nếu ta thành tâm sám hối, chí thành tin tưởng và niệm danh hiệu Phật thì Ngài sẽ đến hoan nghinh và hướng dẫn ta về cõi Cực Lạc - như đồ tể Trương Thiện Hòa suốt đời sát sanh, lúc gần chết thấy cảnh địa ngục rất hốt hoảng, may nhờ thiện tri thức khuyên sám hốihết lòng niệm Phật cầu cứu độ - nên được vãng sanh. Trong Quán Kinh cũng dạy là: Nếu người phạm tội Ngũ Nghịch hay Thập Ác, lúc gần chết ác tướng điạ ngục hiện tới, nếu chí thành sám hối và niệm danh hiệu Phật cầu xin cứu độ, Phật sẽ hiện thân rước về cõi Cực Lạc, sanh ra trong hoa sen Hạ phầm. Tại sao chúng ta nghiệp ác không quá nặng, lại nghi ngờ Phật không đến cứu mình?

 

      2) Tâm nguyện chưa tròn, Tham Sâm Si còn nặng
 

          a) Tâm nguyện tu hành

 

Nghĩ rằng mình tu hành đã lâucông phu còn nông cạn lại còn nhiều lỗi lầm, e rằng mình còn nợ đàn na tín thí quá nhiều, sợ không được vãng sanh. Nên nhớ kể cả người cực ác nếu thành khẩn niệm Phật lúc lâm chung cũng được vãng sanh, còn mình là người tu hành nếu có đủ tín nguyện thì lẽ nào Phật không cứu độ? Nếu được Phật A Di Đà bảo lãnh thì lo gì không trả được nợ đàn-na tín thí hay các món nợ khác?

 

Cũng có người muốn xây một ngôi chùa, muốn bố thí tài sản, muốn tụng bao nhiêu quyển kinh, v.v...Người tu nên nghĩ rằng chí thành niệm Phật sẽ được sanh về Cực Lạc, nơi mình có đầy đủ cơ duyên để tạo vô lượng phước đức. Do đó những nguyện ước làm công đức của mình so ra chỉ là thứ yếu, không đáng cho mình phải lo lắng, nhứt là vào lúc lâm chung.

 

         b) Tâm nguyện thế tục

 

Đây là những bổn phận gia đình như chăm sóc người bịnh, cha mẹ già, vợ con nheo nhóc, v.v...hay những món nợ chưa trả, những lời hứa chưa làm tròn, v.v...Người sắp chết nên nghĩ rằng những mối lo âu nầy, nay ta sắp chết, không thể nào giải quyết được, dầu ta có nghĩ đến chúng hay không. Một khi được vãng sanh về Cực Lạc và đạt thành Phật quả, mọi tâm nguyện hay nợ nần rồi sẽ được giải quyết - bởi vì ta có khả năng cứu giúp gia đìnhmọi người, bạn cũng như thù. Trong Di-lan-đà Vấn kinh có ngụ ngôn nầy: Một hạt cát rớt xuống mặt nước sẽ bị chìm ngay, trong khi một tảng đá nặng nếu có thuyền chở có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Người tu hành cũng giống vậy, dầu nghiệp nhẹ nhưng nếu không được Phật A-di-đà cứu giúp, cũng phải theo nghiệp mà luân hồi. Trái lại, với sự cứu độ của Phật A-di-đà, dầu nghiệp có nặng nề cũng không ngăn được người ấy vãng sanh Cực Lạc. Như thế, ta thấy pháp môn Tịnh độ nhờ thần lực của Phật, có thể cứu được người nghiệp nặng. Đức A-di-đà ví như thuyền chở, nghiệp nặng ví như tảng đá lớn. Do đó hành giả Tịnh độ chớ nghĩ là tàn dư Tham Sân Si có thể ngăn trở mình vãng sanh, trừ phi mình không có đủ Tín và Nguyện.

 

      3) Sanh nghi vì không thấy điềm lành

 

Ta có niệm Phật, lúc chết Phật A-di-đà có thể không đến rước (vì không thấy điềm lành). Lúc chết, hành giả Tịnh độ, tùy sức tín nguyệncông phu niệm Phật của mình, có thể thấy Phật A-di-đà, chư Bồ-tát và Hải Hội thánh chúng hiện thân đến tiếp dẫn, Cũng có khi người ấy không thấy gì cả, nhưng nhờ nguyện lực của mình và thần lực của Phật mà được vãng sanh. Khác nhau ở mức độ tin sâu nguyện thiết và công phu niệm Phật sâu hay cạn của mình. Điểm quan trọng nhất là lúc sắp chết ta chỉ nên nhứt tâm niệm Phật và không lo nghĩ bất cứ gì. Mọi nghi ngờ hay lo lắng lúc ấy sẽ là ngăn trở rất lớn cho sự vãng sanh. Tóm lại, trong lúc lâm chunghành giả không nên quan tâm về việc có thấy thoại chứng hay không. Người ấy phải buông xả tất cả, hết sức tập trung và thành khẩn niệm danh hiệu Phật xin Ngài cứu độ, cho đến hơi thở cuối cùng

 

D) Giải quyết Bốn cửa ải

 

     1) Do bịnh khổ hay tai nạn nên thối tâm, trách Phật không linh thiêng hay không quan tâm cứu giúp.

 

Hành giả nên biết rằng nghiệp quả thông cả ba đời, nên bịnh khổ hiện nay có thể do nhơn duyên xấu ác trong quá khứ mà nay mình phải trả. Cũng có khi do công phu tu hành nên mình được dồn nghiệp, để sớm trả cho hết trước khi vãng sanh. Phải tin tưởng luật nhơn quảvui lòng trả nghiệp, trước khi mình ra đi. Vả lại già bịnh và cái chết là điều tự nhiên, không ai tránh khỏi.

     2) Do bịnh nặng nên sợ chếtphá trai, phạm giới, cúng bái tà thần, v.v...

 

Điều nầy chứng tỏ hành giả chưa đủ đức tin và còn bám níu cõi đời. Phải nhớ cõi Ta-bà nhiều uế trược và đầy dẫy sự đau khổ - thân nầy là đãy da ô uế, nguồn gốc của bịnh tật và chết chóc. Nay nếu ta bỏ nó để sanh về Cực Lạc, thọ thân vàng và hưởng mọi sự vui - thì còn gì phải lưu luyến cõi đời nầy? Nên nhớ nếu không đủ đức tin và còn bám níu thì không bao giờ ta có thể vãng sanh. Do đó ngày thường, hành giả phải tập buông bỏ tất cả, thì lúc chết mới có hy vọng vãng sanh.

 

    3) Luyến tiếc của cải, tài sản

Những thứ nầy là phù du không đáng cho mình quan tâm. Nếu được vãng sanh thì không có vua chúa hay tỷ phú nào trên trái đất có thể đầy đủ và hạnh phúc được như mình. Hơn nữa những thứ ấy mình có đem theo được đâu, sanh tâm luyến tiếc nào có ích chi?

 

     4) Quyến luyến gia đình quyến thuộc, không nỡ xa lìa

 

Nên nhớ gia đình quyến thuộc là chỉ trong kiếp nầy. Khi chết rồi thì ai nấy theo nghiệp mà đi, có khi gặp nhau mà không biết, thậm chí trở thành kẻ thù của nhau. Chúng ta đã trải qua vô số kiếp, đã có vô số cha mẹ, vợ chồng, con cái, quyến thuộc, thân bằng, v.v... trong quá khứ - mà hiện nay ta còn nhớ ai đâu? Gia đình thân thuộc như bầy chim cùng đậu trên cây, khi giông bão đến thì rã bầy, mạnh ai nấy bay. Nếu hiểu thế, thì gia đình thân thuộc không còn trói buộc được mình.

 

Một vị đại sư nói: "Được vãng sanh hay không là do Tín và Nguyện, phẩm vị cao hay thấp là do công phu niệm Phật của mình". Do đó muốn được vãng sanh, phải lo bồi dưỡng Tín Nguyện (Tin phải sâu, Nguyện phải thiết) trước - rồi quyết định niệm Phật trọn đời để cầu sự tiếp độ của Phật. Có người cho là phải niệm Phật đến nhứt tâm mới được vãng sanh. Điều nầy không đúng, bởi vì có người niệm ít hơn 10 niệm lúc lâm chung mà cũng được vãng sanh do họ có đủ tín nguyệnthành khẩn cầu xin cứu độ. Cho nên hành giả đừng nghĩ niệm Phật phải đạt tới mức nhứt tâm mới được vãng sanh mà sanh ra nghi ngờ khả năng của mình. Thật ra, niệm Phật nhứt tâm bất loạn chỉ là diều kiện để được vãng sanh Thượng phẩm mà thôi, chớ không áp dụng chung cho tất cả mọi người. Trong kinh A-di-đà chẳng phải đã nói chỉ cần nhứt tâm niệm được mười niệm lúc lâm chung là được vãng sanh hay sao?

Thích Phước Thiệt (trích mục "Ba nghi và Bốn ải" trong Từ điển Phật học Việt Anh – 12/9/2019)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17245)
Tuổi thơ là những tối mùa hè cùng chị gái nằm trên trần đếm sao. Đếm mãi không hết, đếm đến tận bây giờ.
(Xem: 56291)
Dẫu cả thế giới quay lưng với bạn thì bạn cũng đừng vội quay lưng với mình. Đừng hết yêu đời, đừng nhìn đời bằng màu đen...
(Xem: 15300)
Khi thấy một con kiến đang bò, hãy thử lấy ngón tay chặn, sẽ thấy nó cuống cuồng quay lui, tìm đường chạy. Có phải vì nó cũng biết sợ, biết đau không?
(Xem: 14327)
Công bình một đề tài tranh cãi quen thuộc trong đời sống gia đình hằng ngày, thí dụ như chuyện ba đứa trẻ, Anne, Bob và Clara, cùng đòi làm chủ một cây sáo.
(Xem: 15601)
Một sớm đầu năm, bật cửa sổ, làn sương mù ùa vào cùng tia nắng đầu tiên, ta sẽ reo lên ngỡ ngàng. Một loài hoa trắng tinh khiết đang phô diễn hết vẻ đẹp trần gian.
(Xem: 14085)
Căn bệnh lớn nhất của chúng ta là muốn chiếm hữu những gì mà mình cho là tốt đẹp, và chạy trốn hoặc chống đối lại những gì mà mình không thích.
(Xem: 16609)
Quán, có nghĩa là nghĩ đến sâu sắc một cái đó… Ngồi thật im, thật vững chải, chú ý từng hơi thở vào-ra và tôi quán mình là em bé 5-6 tuổi.
(Xem: 14155)
Tàng cây có hình dáng lạ kỳ, từng nhánh đơm thêm từng nhánh mới, dường như chỉ cần có một chỗ nhỏ nhoi nào đó ở thân cây thì mầm cây tức thì nẩy nhánh, đơm cành.
(Xem: 16168)
Đá núi vô tri sao lại có ngôn ngữ? Có đấy, đá có ngôn ngữ riêng của nó, thứ ngôn ngữ mang tên tình yêu, mang tên cái đẹp và sự rắn rỏi, can cường…
(Xem: 17401)
Henry Miller là một trong vài ba thiên tài nhân loại đã đánh thức dậy thế lực mãnh liệt nhất của Lòng Đại Bi trong ý thứcvô thức của con người trên mặt đất.
(Xem: 13350)
Sự im lặng rùng rợn của Thi CaVăn Chương là cái “bất khả tư nghị” của tất cả những đỉnh cao nhất của Thi CaVăn Nghệ Nhân Loại.
(Xem: 12847)
Sự bám víu tất cả là ở trong tâm. Thay đổi tâm hành sẽ giúp ta chuyển hóa. Cảm xúc, khổ đau hay niềm vui đều chỉ là tâm tưởng.
(Xem: 15018)
Thôi, đừng than van nữa, bạn hãy nhìn lại mình đi, bạn còn có đủ đôi bàn tay, bạn còn rất trẻ, và bạn hoàn toàn có khả năng lao động để thay đổi cuộc sống của mình.
(Xem: 14534)
Nếu giữ được tâm an lạc tự tại, khi gặp phải nghịch cảnh chướng duyên sẽ là bí quyết giúp bạn chế ngự không để các ác tính giận dữ và thù hận phát khởi.
(Xem: 13679)
Hận thù không thể khắc phục và diệt trừ bởi tâm thù hận. Một người đang tức giận, nếu bạn đáp trả họ bằng sự giận dữ, kết quả rất tai hại.
(Xem: 14014)
Nếu không hiểu rõ giá trị truyền thống của các tôn giáo bạn, thì chúng ta rất khó bày tỏ lòng kính trọng các tín ngưỡng khác biệt.
(Xem: 13730)
Tôi nghĩ là điều sai lầm khi chúng ta hy vọng rằng những vấn đề khó khăn hiện nay của chúng ta có thể giải quyết bằng tiền bạc hay quyền lợi vật chất.
(Xem: 13287)
Hiện nay nhân loại sống trên trái đất này, đang phải đối đầu với một vấn đề nan giải là bằng cách nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người sống có hạnh phúc.
(Xem: 13331)
Trong mọi tình huống có hại cho tinh thần, tình trạng có khả năng nguy hiểm và bệnh hoạn nhất là sự lo nghĩ trường kỳ.
(Xem: 13699)
Tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, ngày nay bánh xe Pháp của vua A Dục với một sứ mạng mới, đã gởi đến mọi quốc gia trên thế giới bức thông điệp hòa bình của Ấn độ ngàn xưa.
(Xem: 14159)
Đức Phật dạy rằng điều lành, nghĩa là các kết quả thiện phát sinh từ những nguyên nhân tốt; và kết quả xấu chỉ có thể dẫn đến từ các nguyên nhân bất thiện.
(Xem: 14979)
Người Tây Tạng vốn có tinh thần tôn trọng cá nhân khá cao, cho nên họ sẵn sàng chấp nhậntôn kính hết thảy mọi hình thức tín ngưỡngtôn giáo.
(Xem: 16185)
Trong lúc làm kẻ khác đau khổ, con người đã tự gây đau khổ cho chính mình. Ðó là điều mê lầm hoặc muốn lầm mê của con người. Vô minh là nguồn gốc của mọi tội ác.
(Xem: 13963)
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống của con ngườitình thương. Thiếu tình thương, con người không thể có hạnh phúc chân thật.
(Xem: 15676)
Dr. Rajendra prasad (1884-1963), là một học giả và chính trị gia Ấn Ðố nổi tiếng.
(Xem: 14867)
Dưới đây là một câu chuyện thực, rất cảm động, xảy ra tại Nhật Bản nhiều năm trước đây.
(Xem: 12473)
Bình thản, bình tĩnh, thanh thản, thanh bình, yên lặng, trầm tĩnh, trầm lặng, dịu dàng, nhẹ nhàng, ông tự lặp đi lặp lại trong đầu và tìm cho ra hết tất cả những chữ đồng nghĩa với chữ “Ruhe”
(Xem: 13558)
Khi sống quay cuồng, mải chạy đuổi theo khát vọng, chúng ta vô tình bỏ quên những hạnh phúcchúng ta đang có, đến khi hạnh phúc mất đi...
(Xem: 17020)
Nếu như có thời gian, thì bạn nên đi đâu đó, lang thang qua những miền gió cát, thiên di về những nơi xa lơ, xa lắc nào đó.
(Xem: 14243)
Nhà văn Becsnaso đã từng nói:“ Trên thế giới có biết bao nhiêu kỳ quan đẹp đẽ, nhưng trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại nhất”.
(Xem: 14123)
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km.
(Xem: 19584)
Con Bê khẻ mở mắt nhìn lên. Hai chân trước nó đưa ra tựa như muốn chắp lại. Trên khóe mắt đọng lại đôi dòng lệ nhỏ. Nó đang sám hối...
(Xem: 19753)
Bà Tú sung sướng đón nhận đạo pháp của bậc chân tu đạo hạnh với cõi lòng nhẹ nhàng, êm dịu như vừa hứng được ngọn gió mát lành...
(Xem: 17954)
Hình ảnh những bến đò, những sân ga thường gợi cho chúng ta sự linh động của đến, đi, chia tay và hội ngộ, khởi hành và điểm tới...
(Xem: 21531)
Ở cao nguyên Hùng Hoàng (Manosilā) có rất nhiều Tỳ-kheo quảng học đa văn và tiếng nói thì lớn như tiếng rống của sư tử.
(Xem: 20331)
Đồng hành không có nghĩa chỉ là đi với nhau mà còn phải nương tựa vào nhau, không phải chỉ tìm đến cái đích của chuyến đi mà còn chia sẻ với nhau trong chuyến đi.
(Xem: 23266)
Ngón tay của bậc đạo sư dùng để chỉ mặt trăng cho học trò, chứ không phải ngón tay là mặt trăng. Người học trò lại bám lấy ngón tay và cho ngón tay là mặt trăng.
(Xem: 22550)
Một hôm những chú sâu ăn chơi bất kể đối với những chiếc lá non, bất chợt lại có những chú chim sẻ xuất hiện làm cho những chú sâu khiếp đảm...
(Xem: 17177)
Nắng chiều vừa sụp tắt lúc tôi đặt chân đến chân đồi Mandalay huyễn hoặc. Trăng mùng 8 lên cao trên bầu trời trong vắt. Những bậc thềm có mái che...
(Xem: 16897)
Xã hội Ấn nói chung khá bình lặng, hiền hòa. Họ sống gần gũi với thiên nhiên và rất yêu mến thiên nhiên. Ở đây ta có thể bắt gặp công viên bất cứ nơi đâu.
(Xem: 18952)
Chuyến xe bắt đầu rời khỏi đô thị nhộn nhịp hướng về vùng cao nguyên bạc ngàn đồi núi, và điểm đến của tôi cũng không phải là quá xa, nhưng đã nhiều năm chúng tôi không gặp...
(Xem: 23980)
Với Sparky, việc học rất quan trọng nhưng cũng là điều không tưởng. Bởi nó (tiêu) tất cả các môn ở lớp 8. Nó thi rớt môn vật lý trong trường trung học...
(Xem: 21355)
Con trai tôi đang cẩn thận lau chùi mặt bếp lò, giọt nước mắt của nó hoà lẫn với nước lau cửa sổ rơi xuống bệ. Tôi nhìn quanh căn bếp tôi đã quá mệt mỏi không thể lau dọn nổi...
(Xem: 22388)
Có một cậu bé sống trong trại mồ côi từ nhỏ. Cậu bé luôn luôn ước mơ rằng mình có thể bay được như những chú chim.
(Xem: 24683)
Người chủ tiệm treo tấm bảng "Bán chó con" lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đó, có một cậu bé xuất hiện.
(Xem: 22087)
Thử nghĩ xem, chúng ta được gì, mất gì khi cứ luôn chạy theo những thứ mãi mãi không thuộc về mình, luôn chờ đợi những gì không dành cho mình?
(Xem: 15864)
Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc, tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy vần thơ cũ...
(Xem: 18884)
Mộng thân của nó là một đứa bé gái bảy tuổi. Nó nằm trên một cái bè chuối khô chảy ngược dòng trên dòng sông nhỏ. Khung cảnh thật êm đềm với hai hàng cây rủ lá ven sông.
(Xem: 17097)
Không biết Linh đã chạy qua bao nhiêu quãng đường, bao nhiêu dãy phố… khi tiếng rao đêm vẫn còn văng vẳng, cho đến lúc mọi hoạt động đều ngưng bặt...
(Xem: 18269)
Đã mấy canh giờ đi qua, vị sư già xả thiền với tiếng tằng hắng khẽ, Ngài không hề ngạc nhiên về sự hiện diện của người khách lạ trong am cốc.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant