Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ý Nghĩa Đời Người

28 Tháng Chín 201901:52(Xem: 5194)
Ý Nghĩa Đời Người
Ý NGHĨA ĐỜI NGƯỜI

Dhammananda
Thích Trung Hữu


Ý Nghĩa Đời Người
Mục đích của đời người là gì? Đây là câu hỏi rất phổ biến mà người ta thường hay hỏi. Có một số người đã trả lời câu hỏi này theo cách của họ, nhưng vẫn chưa làm thỏa mãn các bậc thức giả.

Thật không dễ gì đưa ra một câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề tưởng chừng bình thường nhưng rất phức tạp này. Lý do là bởi vì, có lẽ họ đã không thể nhìn sự vật một cách khách quan và đúng mức. Họ nhìn cuộc đời theo cái thấy, cái biết rất chủ quan của họ.

Các bậc thầy tôn giáo, những triết gia vĩ đại, các nhà thơ nổi tiếng và những nhà tư tưởng lớn của nhân loại từ xưa đến nay đều thể hiện sự không thỏa mãn về cuộc đời. Họ không ngừng hỏi: “Tại sao chúng ta sinh ra trong thế giới đầy đau khổ này?”. Khi tìm hiểu tư tưởng, cái nhìn của họ về cuộc đời, ta thấy rằng không có ai trong số họ có thể vẽ bức tranh cuộc đời một cách rõ ràng và đầy đủ. Một số người cho rằng chúng ta là nạn nhân của thượng đế. Thượng đế làm cho chúng ta đau khổ để thử lòng trung thành của ta với ngài. Có người nói cuộc sống là tự nhiên. Có người nghĩ nếu chúng ta không sinh ra thì hay biết mấy. Mỗi người hiểu cuộc đời theo hoàn cảnhkinh nghiệm của riêng họ, hoặc cạn cợt hoặc sâu sắc. Có người cho rằng cuộc đời không có mục đíchcụ thểchúng ta sử dụng cuộc đời mình cho bất kỳ mục đích nào. Cũng có người cho rằng ta nên sử dụng cuộc đời mình để làm lợi ích thiết thực cho bản thân và cho người khác. Và đây có lẽ là cách sử dụng cuộc đời một cách thông minh nhất.

Thật vậy, nếu chúng ta lạm dụng cuộc đời mình vào những việc như làm tổn thương hay xúc phạm nhân phẩm người khác, vi phạm pháp luật và các nguyên lý đạo đức, sống trôi theo bản năng dục vọng thì chúng ta không thể đạt được cái gì có giá trị cho cuộc đời mình. Ngược lại, nếu chúng ta hành động một cách thông minh bằng cách thực hành các nguyên lý đạo đức và phẩm chất tốt đẹp như nhẫn nhục, bao dung, thông cảm, nhân văn và từ bi cũng như phục vụ người khác và rèn luyện tâm trí mình cho sáng suốtcông bằng thì ta sẽ đạt được những giá trị cao thượng và ích lợi cho mọi người. Người nào có thể làm được những điều như trên thì chắc chắn rằng tâm hồn của họ sẽ trải nghiệm được cảm giác bình yên, hạnh phúc, tĩnh lặng và hài lòng. Cuộc sống do đó trở nên đáng sống cũng như có ý nghĩalợi ích hơn cho cộng đồng. Tình yêu chân chính thì không phân biệt, không chấp thủ và không điều kiện. Chúng ta nên thực hiện và chia sẻ tình yêu như thế với tất cả mọi người.

Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu xem quan điểm của Phật giáo về giá trị con người như thế nào. Theo Phật giáo thì điều gì sẽ làm tăng phẩm chất và sự cao thượng của con người? Đó có lẽ là đạo đức, luân lý, tri thức và những giá trị thuộc về tinh thầntâm linhchúng ta đề cao và lấy đó để làm thước đo giá trị của mỗi người trong mối quan hệ hàng ngày với nhau. Con ngườilý trí nên biết phân biệt giữa đúng và sai, biết cái gì cao thượng, cái gì thấp hèn, cái gì đáng tự hào và cái gì đáng hổ thẹn. Và cũng chính nhờ biết những cái này mà con người khác với các loài động vật khác. Từ “manussa” trong tiếng Pali có ý nghĩa là “người có khả năng phát triển nhận thức”. Phát triển nhận thức nghĩa là biết phân biệt đạo đứcphi đạo đức, tốt và xấu, đúng và sai. Rõ ràng, những đặc điểm này là thuộc tính của con người, không phải của loài vật. Loài vật hành động theo bản năng. Chỉ có con người là phát triển nhận thức hay năng lực tư duy ở mức độ cao. Chỉ có con người mới có thể thành Phật.

Dù có tôn giáo hay không, nếu hành động của con người được hướng dẫn bởi hai yếu tố quý báu mà nhờ đó con người xứng đáng là con người. Hai yếu tố đó, tiếng Pali là “hin” và “ottappa” và được dịch là “tàm” và “quý”, nghĩa là hổ thẹn và e sợ (khi làm việc xấu). Hai yếu tố này làm cho con người khác với các loài vật. Tuy nhiên, khi con người đánh mất đi hai yếu tố quan trọng này thì họ sẽ bị tác động mạnh mẽ bởi những tính xấu như tham, sân, si, thù hằn, ganh ghét, ích kỷ, vô luân… cũng như những thói hư tật xấu như rượu chè, bài bạc, hút chích. Họ không chỉ đánh mất đi sự cân bằng của cuộc sống cá nhân mà còn đánh mất đi phẩm chất làm người. Không có hổ thẹn và sự e sợ, con người chẳng khác nào các loài vật vậy.

Con người phát triển rất nhanh trên nấc thang tiến hóa. Họ đạt được những thành tựu hết sức ấn tượng trong khoa học, tâm lý học và vật chất. Con người hiện nay cũng đang thực hành rất nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, truyền thống, phong tục, từ thiện… Trong khi chúng ta rất tự hào mình là những người văn minh thì cũng có không ít người có cách hành xử còn thua các loài vật. Một người đáng được kính trọng là người biết tàm và quý, là người có lòng tốt, có từ bicảm thông, là người biết sợ khi làm hại người khác nhưng không bao giờ kể công khi giúp đỡ ai. Những người như thế rất đáng được yêu mến và tán dương. Chúng ta không được để cho những giá trị mang tính nhân văn bị xúc phạmcần phải phát triển chúng. Thông qua việc phục vụ cộng đồng, chúng ta có dịp phát triển các phẩm chất cao quý như hiểu biết, yêu thương, chân thật, giản dị, tử tế, nhu nhuyến, khiêm nhường. Và chúng ta có quyền tự hào khi làm được những điều đó.

Có một số đặc tính thuộc về bản chất của con người cần được bảo vệnuôi dưỡng một cách cẩn thận để trở thành một người hữu ích. Nói một cách thẳng thắn, có ba đặc tính trong con người của chúng ta là thú tính, nhân tínhthiên tính (đức tính thánh thiện trong sáng của mỗi người, hay còn gọi là Phật tính). Những đặc tính này tác động đến cách hành xử của chúng ta ở những mức độ khác nhau. Nếu chúng ta buông lơi thú tính mà không kềm thúc chúng lại thì chúng ta sẽ trở thành cái của nợ đối với xã hội. Tôn giáo là công cụ quan trọng để giúp con người kềm thúc thú tính của mình. Tôn giáo với những lời dạy cao quý của những bậc thầy tâm linh vĩ đại có thể hướng dẫn con người hành xử đúng mực. Tôn giáo cũng là công cụ để tu tập, nuôi dưỡngcải thiện nhiều khía cạnh ẩn sâu bên trong bản tính con người. Bằng sự thực tập kiên trì, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu tối cao của con người. Đó là thiên tính hay bản tính thánh thiện vốn có của tất cả chúng sinh. Và khi đã đạt được thiên tính rồi thì những cảm xúc tầm thường như tham, sân, si, thù hận, ghen tuông, đố kỵ và những thuộc tính xấu xa khác sẽ được loại trừ. Điều này làm cho con người trở nên cao thượng và xứng đáng hơn với sự kính trọng cao nhất của con người. Thiên tính dựa trên sự phát triển của lòng từ hay sự quan tâm đến hạnh phúc của người khác, lòng bi hay thương người đau khổ, lòng hỷ hay vui với sự phát triển của người khác và lòng xả hay không thiên vị đối với được mất, khen chê.

Điều đáng nói là một số tôn giáo có sự hiểu sai lầm rằng con ngườithể đạt được thiên tính bằng cách cầu nguyện hay sùng bái hoặc thực hiện một số nghi lễ nào đó. Không đơn giản như vậy. Chúng ta phải hoàn thành các trách nhiệm và bổn phận của con người, phải tu tập và phát triển bản chất cao thượng của con người mới có thể đạt được thiên tính. Một mặt chúng ta loại trừ tất cả những điều xấu ác, đồng thời thực hiện tất cả các điều thiện vì lợi ích và an vui cho hết thảy chúng sinh. Theo quan điểm của Phật giáo thì các tôn giáo là để hướng dẫn con người, chỉ cho con người con đường chân chính để sống trong bình yên và hạnh phúc. Tất cả các tôn giáo nên cung cấp cho các tín đồ những chỉ dẫn đúng đắnthích hợp để họ có thể sống, ăn uống và làm việc trong sự tương kính và hiểu biết lẫn nhau. Các tôn giáo nên cộng tác với nhau để tất cả mọi người có thể sống với nhau một cách hòa đồng. Giữa các tôn giáo không nên có sự kỳ thị cao thấp, không thù hằn, ganh tỵ, không nên coi nhau như kẻ thù không đội trời chung.

Với những gì đã đề cập, rõ ràng ý nghĩa của đời người không phải là duy trì thái độ ích kỷ chỉ biết có lợi íchsung sướng cho bản thân mà là hành động vị tha giúp đỡ người khác. Những vĩ nhân và những người thông thái từ xưa đến nay đã tìm thấy sự mãn nguyện trong việc cứu giúp chúng sinh. Thông qua hành động cứu giúp người khác, những đức tính tốt đẹp vốn có trong mỗi người được khơi dậy và phát triển. Cho nên khi chúng ta phục vụ người khác cũng chính là phục vụ cho mình. Khi chúng ta giúp người khác thoát khỏi khổ đau thì chúng ta đồng thời cũng tìm được hạnh phúc và sự bình yên tĩnh lặng trong tâm hồn mình vậy.

Dhammananda
Thích Trung Hữu dịch
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14014)
Bố thí là hạnh đầu tiên theo lời Phật dạy hay còn gọi đầy đủ là hạnh buông xả. Bố thí là cho, biết cho,là trao tặng, là giúp đỡ sẻ chia hay mở lòng rộng lượng
(Xem: 10935)
Vào một kiếp xa xưa, Bồ-tát (tiền thân đức Phật) sanh làm một con chim cút, thủ lĩnh của hàng ngàn con chim cút sống ở trong rừng.
(Xem: 9717)
Cuộc đời đầy những bài học cho ta tu tập, nếu ta có đủ kiên trì.
(Xem: 18622)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ.
(Xem: 10310)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành.
(Xem: 10383)
Đức Phật dạy vạn pháp vô ngã, vô thường. Thân con người còn không thật có (vô ngã, do duyên sinh), huống chi là tài sản của cải là vật ngoài thân.
(Xem: 11599)
“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được.
(Xem: 9984)
Vì là cá nhân mỗi người thụ hưởng hoan hỉ hay đớn đau, tạo rắc rối và tích tập nghiệp báo – tất cả sự ồn náo và rối rắm được làm ra bởi tự ngã
(Xem: 11095)
Sự quan tâm giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính đạo đức nhân văn cao cả mà chúng ta ai cũng có thể làm được.
(Xem: 8756)
Phật dạy, nếu người có hiểu biết chân chính sẽ tôn trọng chân lý, khi đưa ra một ý nghĩ gì đều nói “đây là suy nghĩ của chúng tôi”,
(Xem: 12532)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnhthành tựu đạo quả.
(Xem: 10315)
Người ta khó chấp nhận việc đột tử của người thân là vì họ vừa có mặt hôm nay ở đây, rồi bỗng ngày hôm sau không có mặt.
(Xem: 10920)
Nguyện cầu Tam Bảomười phương chư Phật chứng giám cho lòng thành của chúng em; cầu mong hương linh Anh được an lạc nơi tịnh thổ.
(Xem: 17080)
Chúng ta đừng nên hứa một điều gì với ai khi đang vui. Bởi vì lời hứa ấy có thể làm cho người khác thất vọng, vì ta hứa mà không làm được.
(Xem: 10507)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 10056)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tạivị lai.
(Xem: 11242)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ...Trong những cái sợ này có cả sợ ma.
(Xem: 16152)
Tôi giống như đang đứng ở khúc cuối của con đường cùng, sau hai mươi sống trong tu viện. Tôi đã cống hiến bản thân mình, siêng năng tu tập, cùng tuân thủ theo giới luật của tu viện.
(Xem: 12402)
Học cách hiểu thất bại thế nào là một kỹ năng ít được nói đến, nhưng lại rất cần trong cuộc sống.
(Xem: 16309)
Dưới ánh sáng tỉnh thức, bạn sẽ biết rõ mình đang làm gì, đang đi đâu và về đâu. Và rồi bạn sẽ tự vén lên những bức màn bí ẩn của thân phận và cuộc sống bằng chính năng lực tỉnh thức của mình.
(Xem: 24713)
Buông bỏ là một trong những bài học đầu tiên chúng tôi được Hòa thượng Ân sư dạy. Tiêu đề Ngài dạy chung cho tất cả anh em là: “Các chú phải buông bỏ”.
(Xem: 9013)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả.
(Xem: 11508)
An là an tịnh nội tâm, còn Cư là kỳ hạn cư trú trong suốt một thời gian nhất định nào đó, mà theo giới luật là ba tháng.
(Xem: 9676)
Khi đến tu viện, các nhà sư và các sư cô mới vào tu, thường hỏi vị sư trụ trì hướng dẫn cách thực hành Con Đường Giải Thoát.
(Xem: 11297)
Quên cái danh thì tự khắc sẽ được an vui. Quên mình đi thì kẻ khác ắt có hạnh phúc. Vui với thành công của người thì niềm vui tăng mãi. Thương yêu tất cả thì lòng hóa vô biên.
(Xem: 9276)
Tôi chẳng làm gì cả. Sự-nhận-biết-về-cái-tôi của tôi đã bị quét sạch đi, từ ngày rất xa xưa rồi. Giờ đây, không còn "cái Tôi" để làm gì cả.
(Xem: 15305)
Tâm của con cũng như vậy. Khi rối loạn, hãy để yên. Rồi chờ một lát. Rối loạn tự ngừng lại. Con không cần gắng sức. Bình yên sẽ đến. Mà không cần làm gì cả.
(Xem: 10486)
Nghe chuông phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn Tuệ sáng ngần Xa rời địa ngục qua hầm lửa Nguyện thành như Phật độ chúng sanh.
(Xem: 14573)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn...
(Xem: 10506)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc.
(Xem: 11229)
Trong những năm gần đây, tình hình bão lũ, động đất, sóng thần xảy ra khắp mọi nơi với cường độ càng ngày càng mạnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của rất nhiều người và động vật.
(Xem: 8538)
Trong đạo Phật nguyên thủy Phật dạy Pháp quán hơi thở là một trong những Pháp đầu tiên để chúng ta tu. Đó là ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe trong thân thể con người.
(Xem: 9544)
Con người có tu mới sống được an vui hạnh phúc và khi gặp cảnh mất mát khổ đau của bản thângia đình, cũng không làm cho ta phải thất chí nản lòng vì ta đã có niềm tin nhân quả, niềm tin chính mình, hạnh phúc hay khổ đau là do mình tạo lấy.
(Xem: 9383)
Theo truyền thống giới luật của đạo Phật thì vào mỗi nửa tháng, tất cả người xuất gia đều cùng nhóm họp tại một trú xứ nào đó để lắng nghe vị Luật sư (Vinayadharo) tuyên thuyết giới luật...
(Xem: 10317)
Rất lạ là có nhiều người không biết thương chính bản thân. Có lẽ do họ nghĩ rằng thương yêu chính bản thân là điều dễ làm nhất trên đời nầy, vì ai cũng lo cho mình là trước nhất.
(Xem: 9214)
Mùa mưa đến, chư Tăng Ni đều y theo lời Phật thực hành an cư. Đạo tràng an cư tu học thanh tịnh tất yếu nhờ ơn ngoại hộ của các thí chủ
(Xem: 9912)
Đức Phật dạy rằng phá thai chính là lấy đi mạng sống của một con người, đây là một lỗi lầm rất nghiêm trọng.
(Xem: 11869)
Lý tưởng Bồ tát đạo là một danh từ chung cho những ai có tâm xã kỷ vị tha (quên mình vì người).
(Xem: 10072)
Ta chỉ cần trở về với sự tĩnh lặng trong sáng sẵn có, buông bỏ những mong cầu của mình, và mở rộng lòng ra tiếp nhận những gì xảy ra với một tình thương.
(Xem: 9131)
Dòng sinh tử, tử sinh được gọi là Luân Hồi. Cái bánh xe quay vòng vòng chẳng tìm ra đâu là khởi điểm, đâu là dứt điểm.
(Xem: 10583)
Bề ngoài thơn thớt nói cười. Mà trong nham hiểm giết người không dao.
(Xem: 14059)
Theo Phật học thì “hãy xem lá đa rụng ở vườn chùa như là những phiền não tham lam, sân hận, si mê nơi chính vườn tâm mình, quét lá và rác rưởi cũng chính là quét đi những cấu bẩn của tự tâm...
(Xem: 8557)
Người tu Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù tu theo bất cứ pháp môn nào thì tâm tịnh và trí sáng là mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong đời sống tu hành.
(Xem: 10083)
Đại từ Đại bi thương chúng sanh, Đại hỷ Đại xả cứu muôn loài...
(Xem: 8802)
Đời sống của chúng ta là một chuỗi dài nhân duyên được hỗn hợp, bao gồm cả tốt lẫn xấu. Nếu chúng ta chỉ yêu thích cái tốt, ghét cái xấu, thì đời sống tinh thần của mình sẽ trào dâng cảm xúc vui buồn mà thành ra có khổ đau nhiều hơn là hạnh phúc.
(Xem: 8668)
Tục ngữ Việt Nam có câu: Thứ nhất tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Câu nói này dân gian cho rằng tu tập tại gia là việc dễ nhất, bởi vì...
(Xem: 28203)
Sinh học Di Truyền đã làm một cuộc cách mạng trong Y khoa và đối với quần chúng gene được xem trong bộ Genome là những nhà độc tài mới.
(Xem: 15833)
Trời thu lạnh nhưng đạo tình ấm ápPhó hội về Quảng Đức để tuyên dươngĐại Hội năm (V) Phật Giáo Việt lệ thườngCứ bốn năm có một lần khoáng đại…
(Xem: 9636)
Thưa mẹ, mẹ có biết không, thời gian, không gian làm cho con run sợ và phẫn uất. Đó là những biên giới đã phân chia tất cả, đã ngăn cách tất cả và làm cho con người lẻ loi và cuộc sống bơ vơ.
(Xem: 11356)
Sự hiện hữu của con trong cuộc đời là niềm hạnh phúc lớn lao của bố mẹ. Bởi tình yêu thương vô hạn, bố mẹ sẵn lòng làm tất cả để dành cho con những gì tốt đẹp nhất.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant