Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hội Thảo Đem Thực Tập Chánh Niệm Tỉnh Thức Đến Với Thanh Thiếu Niên Quận Cam

24 Tháng Chín 201904:58(Xem: 5368)
Hội Thảo Đem Thực Tập Chánh Niệm Tỉnh Thức Đến Với Thanh Thiếu Niên Quận Cam

Hội Thảo Đem Thực Tập Chánh Niệm Tỉnh Thức Đến Với Thanh Thiếu Niên Quận Cam

Bạch Xuân Phẻ


Hội thảo đem thực tập chánh niệm tỉnh thức đến với thanh thiếu niên Quận Cam
Tiến sĩ Bạch Xuan Phẻ tại hội thảo
Vào sáng Chủ Nhật 14 tháng 7 2019, tại hội trường báo Người Việt (Westminster, Little Saigon) đã có một cuộc hội thảo với chủ đề tìm cách đem sự thực tập chánh niệm tỉnh thức đến với giới thanh thiếu niên  gốc Việt tại Quận Cam.
Những người tham gia vào buổi hội thảo thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp chuyên môn, tôn giáo khác nhau. Nhưng họ có chung một nỗi ưu tư đối với thực trạng đáng báo động của cộng đồng người Việt nói riêng, và của cả xã hội Mỹ nói chung: cuộc sống nhiều áp lực, mất cân bằng về tâm lý dẫn đến tình hình tự tử ở giới thanh thiếu niên tăng vọt.
CNN trong tháng 6 có đưa tin: Năm 2017 chứng kiến tỉ lệ tự tử tăng mạnh lứa tuổi giữa 15 và 24, theo biên bản nghiên cứu công bố trên tạp chí y khoa JAMA. tỉ lệ tự tử ở lứa tuổi giữa 15 và 19 là 11.8/100,000 trong năm 2017. Với lứa tuổi từ 20 đến 24, tỉ lệ năm vào 2017 là 17/100,000. Trong toàn năm 2017 ghi nhận 6,241 vụ tự sát của thanh thiếu niên từ 15 đến 24 tuổi, trong đó gồm 5,016 nam và 1,225 nữ.
Theo anh Paul Hoàng, chủ tịch tổ chức Viet Care và Moving Forward, một trong những người tham gia hội thảo- cho biết thống kê cho thấy Quận Cam đứng đầu cả nước Mỹ về số ca tự tử. Và tỉ lệ người Mỹ gốc Á tự tử lại đứng đầu Quận Cam. Ai cũng biết rằng tỉ lệ người Việt sống ở Quận Cam là cao nhất nước.
Tham gia hội thảo có bà mẹ của một em học sinh trung học ở Quận Cam mới tự tử vào tháng 12/2018. Em tự tử vì không tìm thấy lý do đáng sống ở cuộc đời này. Mẹ của em chia sẻ rằng chuyện con của mình đã thuộc về quá khứ. Chị muốn cùng mọi người tìm phương cách giúp đỡ vấn đề khủng hoảng tâm lý cho các em khác trong cộng đồng gốc Việt. Có nhiều em có vấn đề về tâm lý mà không biết cách vượt qua, và cha mẹ cũng không biết để kịp thời hỗ trợ. Vấn đề này là cấp bách, cần nhiều người hợp lực lại để cùng nhau giải quyết.
Nhiều người có mặt trong hội thảo có con ở độ tuổi tiểu học, trung học, cũng có nỗi lo âu tương tự. Họ muốn giúp con mình trang bị các phương cách để vượt qua những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống ngày càng tăng trong xã hội Mỹ, dù chỉ ở độ tuổi học sinh.
Rõ ràng là sự mất cân bằng về tâm lý như căng thẳng, trầm cảm, cô đơn… là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều hành động quyên sinh của các em thanh thiếu niên. Hầu hết những người tham gia hội thảo đều đã có ít nhiều trong việc thực tập chánh niệm tỉnh thức theo phương pháp của Thiền Sư Nhất Hạnh, và đã trải nghiệm qua những lợi ích mà sự thực tập này đem lại cho đời sống tinh thần của mình. Họ nghĩ rằng nếu các em có thực tập chánh niệm, các em sẽ nhiều khả năng có một đời sống tâm lý cân bằng hơn, dễ tìm được sự bình an, hạnh phúc trong cuộc sống hơn.
Tiến sĩ Bạch Xuân Phẻ, một trong những thuyết trình viên chính của buổi hội thảo- là giáo viên dạy môn Hóa Học tại trường Trung Học Mira Loma- Sacramento. Đồng thời, anh là người thực hành và giảng dạy về  “Sự Tỉnh Thức”, là thành viên của Instructional Leadership Corps member -Chương trình Giáo viên dạy Giáo viên của Stanford và Hiệp Hội Giáo Chức California (California Teacher Association- CTA). Trong 16 năm đi dạy, đã có 5 học sinh của anh Phẻ tự tử vì không thể chịu nổi những cảm giác căng thẳng, tuyệt vọng trong gia đình, trường học.  Kể từ năm 2014, anh Phẻ cùng CTA đã tổ chức những khóa huấn luyện “ Tỉnh Thức” cho khoảng trên 3,000 giáo viên thuộc nhiều học khu California, thuộc mọi thành phần sắc tộc, tôn giáo khác nhau. Những giáo viên này thấy được sự lợi lạc, nên sau đó đã đem sự thực hành “Tỉnh Thức” đến với học sinh của mình trong các trường học California.
Trong buổi hội thảo, anh Phẻ đã chia sẻ kinh nghiệm của việc đưa việc thực tập chánh niệm tỉnh thức đến với các em học sinh, thầy cô giáo tại các trường. Theo anh, đây là một phương pháp khoa học, không phải là hình thức tôn giáo, giúp cho các em có thể kiểm soát được tâm ý và hành động, chế tác được niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.  Để được chấp thuận như hiện nay tại một số trường học ở Cali, anh đã đưa vào linh hoạt bằng nhiều cách khác nhau, thí dụ như các khóa huấn luyện giáo viên ở học khu, vận động tại trường học, vận động từ phía phụ huynh, học sinh… Tuy nhiên, theo anh Phẻ, điều quan trọng nhất là phải có sự thực tập từ chính những cá nhân. Bởi vì ta không thể cho người khác sự an bình, hạnh phúc, khi chính mình không có những trạng thái đó trong tâm thức. Những người muốn đem thực tập chánh niệm đến với thanh thiếu niên trước tiên phải có được an lạc từ sự tự thân thực hành.
Bach Xuan Phe_chon nguyen
Chơn Nguyên tại hội thảo
Chơn Nguyên-một thuyết trình viên khác tại hội thảo- là y tá của học khu San Gabriel Nam Cali, cũng đã thành công trong việc đưa thực tập chánh niệm tỉnh thức đến với một số trường học tại học khu của mình. Chị đã chia sẻ kinh nghiệm cá nhân. Là một y tá chị, chị nhận ra rằng ngay các em học sinh tiểu học cũng đã có những dấu hiệu của căn bệnh căng thẳng lâu dài về tâm lý. Là một người đã tự mình vượt qua những triệu chứng của căng thẳng tâm lý bằng thực tập chánh niệm, chị đã đề nghị với giám đốc học khu của mình là cho phép chị hướng dẫn các em thực tập phương pháp hữu ích này. Nhưng vị giám đốc ngại, vì sợ phương pháp này sẽ gặp chống đối của các phụ huynh vì màu sắc tôn giáo. Không bỏ cuộc, chị đã vận động ở cấp thấp hơn, là với một hiệu trưởng của một ngôi trường tiểu học trong học khu. Vị hiệu trưởng này rất thích thú với đề nghị này, nên để cho chị thực hành thí điểm tại một vài lớp. Phương pháp thực hành hết sức đơn giản, không hề ảnh hưởng đến thời gian học tập chính thức của các em. Thí dụ mỗi khi các em vào lớp lúc đầu ngày, lúc sau giờ ra chơi, lúc sau giờ ăn trưa, giáo viên rất mất thì giờ giúp các em ổn định trật tự. Vậy mà sau khi thực tập nghe tiếng chuông, ngồi tĩnh lặng, theo dõi hơi thở chỉ trong vòng chưa đầy một phút, các em đã ổn định và tập trung vào buổi học một cách nhanh chóng. Hữu xạ tự nhiên hương, các lớp khác trong trường, rồi các trường khác cũng đã yêu cầu chị Chơn Nguyên đến hướng dẫn cho các em học sinh của mình. Theo chị, để đưa được phương pháp này vào các học khu khác, cần kiên nhẫn, và vận động về lợi ích của nó từ nhiều phía, trong đó có cả sự thỉnh cầu từ phía phụ huynh.
Bach Xuan Phe_paul hoang
Anh Paul Hoàng trong hội thảo
Anh Paul Hoàng cho biết mình từng là một sư huynh của Dòng Ngôi Lời Thiên Chúa Giáo. Anh đã thực tập chánh niệm tỉnh thức trong nhiều năm, và thấy rõ những lợi ích của nó đem lại đối với đời sống tâm linhsức khỏe tinh thần của chính mình. Anh thấy nhiều điểm tương đồng giữa phương pháp này và việc tĩnh tâm, cầu nguyện trong truyền thống Thiên Chúa. Vì vậy anh ủng hộ việc đưa việc thực tập đến với thanh thiếu niên thuộc mọi truyền thống tâm linh khác trong cộng đồng gốc Việt. Làm việc với Viet Care đã qua một thập kỷ, anh Hoàng cho biết tình trạng về tâm bệnh trong cộng đồng gốc Việt rất đáng quan tâm. Hiện nay, một điểm đáng mừng đó là nhiều gia đình Việt đã không còn mặc cảm với căn bệnh này, và đã sẵn sàng chia sẻ câu chuyện khó khăn của chính mình với cộng đồng. Giới truyền thông, giới dân cử  cần làm việc nhiều để thức tỉnh cộng đồng về thực trạng của căn bệnh, và đưa những phương pháp trị liệu đến với cộng đồng một cách rộng rãi hơn.
Mọi người đều đồng ý là vẫn còn nhiều việc phải làm để dự tính này trở thành hiện thực. Mọi người hẹn sẽ tiếp tục gặp nhau thường xuyên, cùng nhau góp tâm ý, công sức vì một lý tưởng chung: đem niềm vui, hạnh phúc, bình an đến với giới thanh thiếu niên trong cộng đồng thông qua lối sống chánh niệm, tỉnh thức.
Đoàn Hưng
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2710)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2296)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2351)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 3693)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2561)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 2712)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3072)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2145)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2257)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2563)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 2797)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2630)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2390)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2396)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 2955)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2389)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2076)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2168)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2264)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2382)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2438)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2481)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 2978)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2322)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 1927)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2440)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 1859)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2552)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2694)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2702)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2461)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2288)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2570)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2208)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 2983)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2404)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2324)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2192)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 2899)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3792)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2689)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2795)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2385)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2451)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2344)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2099)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2383)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 2691)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3682)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant