Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tám Giải Thoát Theo Tập Dị Môn Túc Luận

03 Tháng Mười 201904:58(Xem: 4933)
Tám Giải Thoát Theo Tập Dị Môn Túc Luận

TÁM GIẢI THOÁT 

TRÍCH TỪ BẢN VIỆT DỊCH A-TÌ-ĐẠT-MA TẬP DỊ MÔN TÚC LUẬN
ABHIDHARMA SANGĪTIPARYĀYA PĀDAŚĀSTRA
阿毘達磨集異門足論
***
Thích Phước Nguyên dịch và chú

blank

blank
Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế ISBN: 978-604-89-6649-2

 

Tám giải thoát: Những gì là tám?

1. Hoặc hữu sắc, quán các sắc, là giải thoát thứ nhất.

2. Hoặc nội vô sắc tưởng, quán ngoại sắc, là giải thoát thứ hai.

3. Thân tác chứng thành tựuan trú tịnh giải thoát, là giải thoát thứ ba.

4. Vượt thoát sắc tưởng, diệt tận hữu đối tưởng, không tư duy về đa dạng ấn tượng, thể nhập không vô biên, vị ấy chứng nghiệman trú Không vô biên xứ, đó là giải thoát thứ.

5. Vượt thoát tất cả loại Không vô biên xứ, thể nhập vô biên thức, vị ấy chứng nghiệman trú Thức vô biên xứ, giải thoát thứ năm.

6. Vượt thoát tất cả loại Thức vô biên xứ, thể nhập vô sở hữu, vị ấy chứng nghiệman trú Vô sở hữu xứ, đó là giải thoát thứ sáu.

7. Vượt thoát tất cả loại Vô sở hữu xứ, thể nhập Phi tưởng phi phi tưởng, vị ấy chứng nghiệman trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là giải thoát thứ bảy.

8. Vượt thoát tất cả Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thể nhập diệt thọ tưởng, thân tác chứng thành tựuan trú, đógiải thoát thứ tám[1].

i. Giải thoát thứ nhất

Trong đây, hoặc hữu sắc[2] quán các sắc: vị ấy đối với nội phần, sắc tưởng cá biệt: chưa viễn ly, chưa cá biệt viễn ly, chưa điều phục, chưa cá biệt điều phục, chưa diệt tận, chưa phá hoại. Vị ấy do đối với nội phần sắc tưởng cá biệt chưa viễn ly, chưa cá biệt viễn ly, chưa điều phục, chưa cá biệt điều phục, chưa diệt tận, chưa phá hoại, do lực thắng giải quán sát ngoại sắc, hoặc tư duy thanh ứ, hoặc tư duy nùng lạn, hoặc tư duy phá hoại, hoặc tư duy bành trướng, hoặc tư duy hài cốt, hoặc tư duy cốt tỏa, đó gọi là hoặc hữu sắc quán các sắc.

Thứ nhất: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ nhất.

Giải thoát: trong định này, những gì là sắc - thọ - tưởng - hành - thức thuộc thiện, đó gọi là giải thoát.

ii. Giải thoát thứ hai

Nội vô sắc tưởng quán ngoại các sắc: vị ấy đối với nội phần, sắc tưởng cá biệt: đã viễn ly, đã cá biệt viễn ly, đã điều phục, đã cá biệt điều phục, đã diệt tận, đã phá hoại. Vị ấy do đối với nội phần sắc tưởng cá biệt đã viễn ly, đã cá biệt viễn ly, đã điều phục, đã cá biệt điều phục, đã diệt tận, đã phá hoại, do lực thắng giải quán sát ngoại sắc, hoặc tư duy thanh ứ, hoặc tư duy nùng lạn, hoặc tư duy phá hoại, hoặc tư duy ly tán, hoặc tư duy trác đạm, hoặc tư duy dị xích, hoặc tư duy hài cốt, hoặc tư duy cốt tỏa. Đó gọi là nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc.

Thứ hai: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ hai.

Giải thoát: trong định này, những gì là sắc - thọ - tưởng - hành - thức thuộc thiện, đó gọi là giải thoát.

iii. Giải thoát thứ ba

“Thân tác chứng thành tựuan trú tịnh giải thoát”: Thế nào là gia hành của tịnh giải thoát này? Tu quán hành giả do phương gì nhập tịnh giải thoát định?

Khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu quán, trước hết cần phải nắm lấy hình thái thanh thọ, như thanh hành, thanh chi, thanh diệp, thanh hoa, thanh quả, hoặc nắm lấy hình thái thanh y, thanh nghiêm cụ tướng, hoặc nắm lấy đa dạng thanh tướng nào khác. Khi đã nắm lấy các thanh tướng như thế rồi, do lực thắng giải, tư duy tưởng niệm, quan sát an lập[3], tín giải sắc này là thanh tướng ấy.

Vị ấy bởi vì lực thắng giải, tư duy tưởng niệm, quán sát an lập, tín giải sắc này là thanh tướng như thế, tâm liền tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy sắc này là màu xanh mà không phải là gì khác.

Bởi vì vị ấy tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy sắc này nhất định là màu xanh, chưa thể trụ tâm nhập giải thoát định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, hệ niệm tư duy nơi một thanh tướng, nói đây là màu xanh, chẳng phải phi thanh tướng, tư duy tướng này, tinh cần dũng mãnh, cho đến: cho đến tâm tương tục cửu trụ, do gia hành này, nhập tịnh giải thoát định, tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Khi đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần, tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một điểm, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy thanh tướng không hai, không chuyển, tư duy sắc này nhất định là thanh tướng.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về môtj điểm, giữ chặt niệm khiến cho tiết lập trên một đối tượng, tư duy thanh tướng không hai, không chuyển, tư duy thanh này vô nhị, vô chuyển, liền có thể chứng nhập tịnh giải thoát định.

Như quán thanh tướng thế nào, thì quán hoàng, xích, bạch, tùy theo chỗ thích hợp, cũng lại như thế.

Thứ ba: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ ba.

Giải thoát: trong định này, những gì là sắc - thọ - tưởng - hành - thức thuộc thiện, đó gọi là giải thoát.

iv. giải thoát thứ tư

“Vượt thoát sắc tưởng”, sắc tưởng là gì?

Những gì là tưởng tương ưng với nhãn thức thân, trạng thái bình đẳng tưởng, trạng thái tưởng bình đẳng hiện tiền, trạng thái đã tưởng, trạng thái đã hiện tưởng, trạng thái sẽ tưởng, trạng thái đang hiện tưởng, gọi chung là sắc tưởng.

Lại nữa, có thuyết nói: Những gì là tưởng, tưởng bình đẳng tương ưng với năm thức thân, cho đến: đó gọi chung là sắc tưởng.

Nay trong nghĩa này: duy chỉ tưởng, bình đẳng tưởng tương ưng với nhãn thức thân, nói chi tiết cho đến: đó gọi là sắc tưởng.

Khi thể nhập định này, đối với sắc tưởng đó, vị ấy đều có thể siêu việt, bình đẳng siêu việt, tối cực siêu việt, cho nên gọi là vượt thoát sắc tưởng .

“Diệt tận hữu đối tưởng”, hữu đối tưởng là gì?

Đó là tưởng, bình đẳng tưởng mà tương ưng với bốn thức thân, nói chi tiết cho đến: đó gọi là hữu đối tưởng[4].

Lại nữa, có thuyết nói: tưởng, tưởng bình đẳngtương ưng với sân nhuế, nói chi tiết cho đến: đó gọi là hữu đối tưởng.

Nay trong nghĩa này, duy chỉ nói tưởng, bình đẳng tưởng mà tương ưng với bốn thức thân, nói chi tiết đến: đó gọi là hữu đối tưởng.

Khi nhập định này, vị ấy đã đoạn biến tri[5] đối với hữu đối tưởng ấy, đã viễn ly, đã cá biệt viễn ly, đã điều phục, đã cá biệt điều phục, đã ẩn diệt, đã phá hoại, cho nên gọi là diệt tận hữu đối tưởng.

“Không tư duy về đa dạng ấn tượng”, đa dạng ấn tượng là gì?

Những gì là ấn tượng về sắc, thanh, hương, vị, xúc nhiễm ô của người bị triền cái cuộn chặt; những ấn tượngbất thiện, những ấn tượng gì được dẫn bởi cái phi lý, những ấn tượngchướng ngại định, tất cả như thế gọi là đa dạng ấn tượng.

Khi nhập định này, ấn tượng đa thù đó không còn được dẫn phát nữa, không còn tùy thuận dẫn phát, hoàn toàn không tùy thuận dẫn phát, không còn được tư duy nữa, đã không còn được tư duy, sẽ không còn được tư duy, do đây được gọi là “không tư duy về đa dạng ấn tượng”.

“Thể nhập không vô biên, vị ấy chứng nghiệman trú Không vô biên xứ”. Gia hành của Không vô biên xứ định là gì? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà nhập Không vô biên xứ định?

Đối với định này, khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành, trước hết cần phải tư duy đệ tứ tĩnh lự là thô, khổ và chướng, tiếp theo cần phải tư duy Không vô biên xứ là tĩnh, diệu và ly[6].

Vị ấy lúc bấy giờ, khi đã tư duy đệ tứ tĩnh lự là thô, khổ và chướng, cũng đã tư duy Không vô biên xứ là tĩnh, diệu và ly, nhưng nếu tâm tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng để tư duy về Không vô biên xứ.

Bởi vì, vị ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng để tư duy về Không vô biên xứ, nên chưa thể trụ tâm nhập Không vô biên xứ giải thoát định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, rong ruổi sang cảnh giới khác, chuyên nhất hệ niệm, tư duy đặc điểm Không vô biên xứ; tư duy đặc điểm này, phát động nỗ lực tinh tấn, làm cho kiên cố dũng mãnh, cho đến: khiến tâm an trụ lâu dài, đó gọi là gia hành Không vô biên xứ giải thoát, cũng gọi là nhập Không vô biên xứ giải thoát.

Tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều, khiến tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một mối, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy đây là Không vô biên xứ.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một mối, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy Không vô biên xứ như thế, không hai, không chuyển, liền có thể chứng nhập Không vô biên xứ giải thoát định[7].

Thứ tư: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ tư.

Giải thoát: trong định này, những gì là thọ, tưởng, hành, thức thuộc thiện, đó gọi là giải thoát.

v. giải thoát thứ năm

 “Vượt thoát hết thảy loại Không vô biên xứ”: Thế nào là vượt thoát tất cả Không vô biên xứ?

Vị ấy lúc bấy giờ khi đi vào Thức vô biên xứ, đối với tất cả ấn tượng Không vô biên xứ, đều có thể siêu việt, bình đẳng siêu việt, tối cực siêu việt, vì vậy gọi là vượt thoát hết thảy loại Không vô biên xứ.

“Thể nhập vô biên thức, vị ấy chứng nghiệman trú Thức vô biên xứ”. Gia hành của Thức vô biên xứ định này là gì? Tu quán hành giả do phương tiện gì mà nhập Thức vô biên xứ giải thoát định?

Đối với định này, khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành, trước hết cần phải tư duy Không vô biên xứ là thô, khổ và chướng, tiếp theo cần phải tư duy Thức vô biên xứ là tĩnh, diệu và ly.

Vị ấy lúc bấy giờ, khi đã tư duy Không vô biên xứ là thô, khổ và chướng, cũng đã tư duy Thức vô biên xứ là tĩnh, diệu và ly, nếu tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, thì không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng để tư duy về Thức vô biên xứ.

Bởi vì, vị ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng để tư duy về Không vô biên xứ, nên chưa thể trụ tâm nhập Thức vô biên xứ giải thoát định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, rong ruổi sang cảnh giới khác, chuyên nhất hệ niệm, tư duy đặc điểm Thức vô biên xứ; tư duy đặc điểm này, phát động nỗ lực tinh tấn, làm cho kiên cố dũng mãnh, cho đến: khiến tâm an trụ lâu dài, đó gọi là gia hành Thức vô biên xứ giải thoát, cũng gọi là nhập Thức vô biên xứ giải thoát.

Tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều, khiến tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một mối, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy đây là Thức vô biên xứ.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một mối, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy Thức vô biên xứ như thế, không hai, không chuyển, liền có thể chứng nhập Thức vô biên xứ giải thoát định.

Thứ năm: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ năm.

Giải thoát: trong định này, những gì là thọ, tưởng, hành, thức thuộc thiện, đó gọi là giải thoát.

vi. giải thoát thứ sáu

“Vượt thoát hết thảy loại Thức vô biên xứ”: Thế nào là vượt thoát tất cả Thức vô biên xứ?

Vị ấy lúc bấy giờ khi đi vào Vô sở hữu xứ, đối với tất cả ấn tượng Thức vô biên xứ, đều có thể siêu việt, bình đẳng siêu việt, tối cực siêu việt, vì vậy gọi là vượt thoát hết thảy loại Thức vô biên xứ.

“Thể nhập vô sở hữu xứ, vị ấy chứng nghiệman trú vô sở hữu xứ”. Gia hành của Vô sở hữu xứ định này là gì? Tu quán hành giả do phương tiện gì mà nhập Vô sở hữu xứ giải thoát định?

Đối với định này, khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành, trước hết cần phải tư duy Thức vô biên xứ là thô, khổ và chướng, tiếp theo cần phải tư duy Vô sở hữu xứ là tĩnh, diệu và ly.

Vị ấy lúc bấy giờ, khi đã tư duy Thức vô biên xứ là thô, khổ và chướng, cũng đã tư duy Vô sở hữu xứ là tĩnh, diệu và ly, nếu tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, thì không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng để tư duy về Thức vô biên xứ.

Bởi vì, vị ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng để tư duy về Vô sở hữu xứ, nên chưa thể trụ tâm nhập Vô sở hữu xứ giải thoát định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, rong ruổi sang cảnh giới khác, chuyên nhất hệ niệm, tư duy đặc điểm Vô sở hữu xứ; tư duy đặc điểm này, phát động nỗ lực tinh tấn, làm cho kiên cố dũng mãnh, cho đến: khiến tâm an trụ lâu dài, đó gọi là gia hành Vô sở hữu xứ giải thoát, cũng gọi là nhập Vô sở hữu xứ giải thoát.

Tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều, khiến tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một mối, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy đây là Vô sở hữu xứ.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một mối, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy Vô sở hữu xứ như thế, không hai, không chuyển, liền có thể chứng nhập Vô sở hữu xứ giải thoát định.

Thứ sáu: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ sáu.

Giải thoát: trong định này, những gì là thọ, tưởng, hành, thức thuộc thiện, đó gọi là giải thoát.

vii. giải thoát thứ bảy

“Vượt thoát hết thảy loại Vô sở hữu xứ”: Thế nào là vượt thoát tất cả Vô sở hữu xứ?

Vị ấy lúc bấy giờ khi đi vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đối với tất cả ấn tượng Vô sở hữu xứ, đều có thể siêu việt, bình đẳng siêu việt, tối cực siêu việt, vì vậy gọi là vượt thoát hết thảy loại Vô sở hữu xứ.

“Thể nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ, vị ấy chứng nghiệman trú phi tưởng phi phi tưởng xứ”. Gia hành của Phi tưởng phi phi tưởng xứ định này là gì? Tu quán hành giả do phương tiện gì mà nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát định?

Đối với định này, khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành, trước hết cần phải tư duy Vô sở hữu xứ là thô, khổ và chướng, tiếp theo cần phải tư duy Phi tưởng phi phi tưởng xứ là tĩnh, diệu và ly.

Vị ấy lúc bấy giờ, khi đã tư duy Vô sở hữu xứ là thô, khổ và chướng, cũng đã tư duy Phi tưởng phi phi tưởng xứ là tĩnh, diệu và ly, nếu tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, thì không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng để tư duy về Vô sở hữu xứ.

Bởi vì, vị ấy tâm bị tán động, rong ruổi sang hình thái khác, không thể hướng đến một điểm, không thể giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng để tư duy về Phi tưởng phi phi tưởng xứ, nên chưa thể trụ tâm nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát định.

Nếu bây giờ vị ấy thâu giữ tâm mình, khiến cho không tán loạn, rong ruổi sang cảnh giới khác, chuyên nhất hệ niệm, tư duy đặc điểm Phi tưởng phi phi tưởng xứ; tư duy đặc điểm này, phát động nỗ lực tinh tấn, làm cho kiên cố dũng mãnh, cho đến: khiến tâm an trụ lâu dài, đó gọi là gia hành Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát, cũng gọi là nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát.

Tinh cần thường tập gia hành này rồi, lại tiến tu hành phương tiện định này, nghĩa là đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này, thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều lần.

Đối với đạo đã sinh được dẫn bởi gia hành này đã thường tập, thường tu, thường thực hành nhiều, khiến tâm liền an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một mối, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy đây là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Do tâm an trụ, bình đẳng trụ, tiếp cận trụ, tập trung, dồn về một mối, giữ chặt niệm khiến cho thiết lập trên một đối tượng, tư duy Phi tưởng phi phi tưởng xứ như thế, không hai, không chuyển, liền có thể chứng nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát định.

Thứ bảy: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ bảy.

Giải thoát: trong định này, những gì là thọ, tưởng, hành, thức thuộc thiện, đó gọi là giải thoát.

viii. giải thát thứ tám

“Vượt thoát hết thảy loại Phi tưởng phi phi tưởng xứ”: Thế nào là vượt thoát tất cả Phi tưởng phi phi tưởng xứ?

Vị ấy lúc bấy giờ khi đi vào Tưởng thọ diệt giải thoát, đối với tất cả ấn tượng Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đều có thể siêu việt, bình đẳng siêu việt, tối cực siêu việt, vì vậy gọi là vượt thoát hết thảy loại Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

“Nhập Tưởng thọ diệt, thân tác chứng, thành tựu và an trú”: Gia hành của Tưởng thọ diệt giải thoát này là gì? Tu quán hành giả, do phương tiện gì mà nhập Tưởng thọ diệt giải thoát định?

Đối với định này, khi người mới bắt đầu sự nghiệp tu hành, bất nguyện tạo tác, bất dục tư giác mà nhập vào định, nhưng khởi niệm này: “Làm sao để khiến cho các thọ tưởng chưa sinh tạm thời không sinh? Tưởng thọ đã sinh thì tạm thời đình diệt?”

Vị ấy đối với các hành, không nguyện tạo tác, không muốn tư giác mà nhập vào định, nhưng khởi niệm này: “Làm sao để khiến cho các thọ tưởng chưa sinh tạm thời không sinh? Tưởng thọ đã sinh thì tạm thời đình diệt?” Nên tùy tâm sở nguyện, có khi có khả năng khiến cho tưởng thọ chưa sinh tạm thời không sinh, tưởng thọ đã sinh thì tạm thời đình diệt. Ngay mức độ này, gọi là nhập tưởng thọ diệt giải thoát định.

Thứ tám: trong thứ tự lần lượt, trong thứ lớp nối tiếp, điều này ở vị trí thứ tám.

Giải thoát: tức trong định này, những gì là giải thoát, dị giải thoát, dị cực giải thoát, đã giải thoát, sẽ giải thoát, đó gọi là giải thoát.

Trong đây, tưởng thọ diệt giải thoát định, thế nào là tưởng thọ diệt? Thế nào là tưởng thọ giải thoát? Thế nào là tưởng thọ diệt giải thoát định, mà nói là tưởng giải thoát định?

Tưởng thọ diệt: tức là tưởng và thọ diệt tận, tịch tịnh, an tĩnh, chìm xuống, đó gọi là tưởng thọ diệt.

Tưởng thọ diệt giải thoát: Những gì là giải thoát từ sự tịch diệt tưởng thọ, dị giải thoát, dị cực giải thoát, đã giải thoát, sẽ giải thoát, đó gọi là tưởng thọ diệt giải thoát.

Tưởng thọ diệt giải thoát định: tưởng thọ diệt và tưởng thọ diệt giải thoát, không ẩn không trái, tự tại hiện tiền, thân sở chứng đắc, đó gọi là tưởng thọ diệt giải thoát định.



[1] Skt. aṣṭau vimokṣāḥ | rūpī rūpāṇi paśyaty ayaṃ prathamo vimokṣaḥ | adhyātmam arūpasaṃjñī bahirdhā rūpāṇi paśyaty ayaṃ dvitīyo vimokṣaḥ | śubhaṃ vimokṣaṃ kāyena sākṣātkṛtvopasaṃpadya viharaty ayaṃ tṛtīyo vimokṣaḥ | punar aparaṃ bhikṣuḥ sarvaśo rūpasaṃjñānāṃ samatikramāt pratighasaṃjñānām astaṅgamān nānātvasaṃjñānām amanasikārād anantam ākāśam ākāśānantyāyatanam upasaṃpadya viharati | ayaṃ caturtho vimokṣaḥ | punar aparaṃ bhikṣuḥ sarvaśa ākāśānantyāyatanaṃ samatikramyānantaṃ vijñānaṃ vijñānānantyāyatanam upasampadya viharati | ayaṃ pañcamo vimokṣaḥ | punar aparaṃ bhikṣuḥ sarvaśo vijñānānantyāyatanaṃ samatikramya nāsti kiñcid ity ākiñcanyāyatanam upasampadya viharati | ayaṃ ṣaṣṭho vimokṣaḥ | punar aparaṃ bhikṣuḥ sarvaśa ākiñca nyāyatanaṃ samatikramya naivasaṃjñānāsa ṃjñāyatanam upasaṃpadya viharati | ayaṃ saptamo vimokṣaḥ | punar aparaṃ bhikṣuḥ sarvaśo naivasaṃjñānāsaṃjñāyatanaṃ samatikramya saṃjñāvedayitanirodhaṃ kāyena sākṣīkṛtvopasaṃpadya viharaty ayam aṣṭamo vimokṣaḥ; Chúng tập: “tám giải thoát: 1. Sắc quán sắc giải thoát. 2. Nội không sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát. 3. Tịnh giải thoát. 4. Vượt quá sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, an trú hư không vô biên xứ giải thoát. 5. Vượt hư không vô biên xứ an trúthức vô biên xứ giải thoát. 6. Vượt thức vô biên xứ antrú vô hữu xứ giải thoát. 7. Vượt vô sở hữu xứ an trú phi phi tưởng xứ giải thoát. 8. Vượt phi tưởng phi phi tưởng xứ, an trú diệt tận định giải thoát.” Tham chiếu Pāli: Aṭṭha vimokkhā. Rūpī rūpāni passati. Ayaṃ paṭhamo vimokkho. Ajjhattaṃ arūpasaññī bahiddhā rūpāni passati. Ayaṃ dutiyo vimokkho. Subhanteva adhimutto hoti. Ayaṃ tatiyo vimokkho. Sabbaso rūpasaññānaṃ samatikkamā paṭighasaññānaṃ atthaṅgamā nānattasaññānaṃ amanasikārā ‘ananto ākāso’ti ākāsānañcāyatanaṃ upasampajja viharati. Ayaṃ catuttho vimokkho. Sabbaso ākāsānañcāyatanaṃ samatikkamma ‘anantaṃ viññāṇan’ti viññāṇañcāyatanaṃ upasampajja viharati. Ayaṃ pañcamo vimokkho. Sabbaso viññāṇañcāyatanaṃ samatikkamma ‘natthi kiñcī’ti ākiñcaññāyatanaṃ upasampajja viharati. Ayaṃ chaṭṭho vimokkho. Sabbaso ākiñcaññāyatanaṃ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanaṃ upasampajja viharati. Ayaṃ sattamo vimokkho. Sabbaso nevasaññānāsaññāyatanaṃ samatikkamma saññāvedayitanirodhaṃ upasampajja viharati. Ayaṃ aṭṭhamo vimokkho.

[2] 有色 hữu sắc, Skt. rūpitva, Tib. gzugs can, có hình thái, đặc điểm, Kośa iii: na atra rūpam asti ity arūpaḥ, arūpasya bhāva ārūpyam, rūpaṇīyo vā rūpyaḥ, “sắc nghĩa là biến hoại, ngăn ngại. Hoặc có nghĩa là thị hiện”. Từ rūpaṇīyo=bādhānīya (Abhidh-k-vy), biến ngại hay biến hoại đồng nghĩa với tổn hại; sắc/rūpa, cái có xu hướng sụp đổ, gây tổn hại. Định nghĩa theo động từ căn √rup/ lup: gây tổn hại; hoặc định nghĩa theo động từ căn √rūp: tạo hình, định dạng. Abhidh-k-vy: rūpaṇaṃ rūpaṃ. tad eṣām astīti rūpiṇaḥ, “sắc có tính băng hoại; cái nào có tính chất này, đó là cái có sắc (rūpiṇa)”. Thuận chánh lý 4, tr. 348b23: “biến ngại gọi là sắc, có biến ngại nghĩa, cho nên gọi là hữu sắc”. Tì-bà-sa 128, tr. 666a14: “vì sắc thể đều có biến ngại nghĩa, có sắc nghĩa đó, vì vậy gọi là hữu sắc”, op.cit. q.137, tr. 707a15 (Tập dị môn 17, tr. 437c25-27): “Nghĩa là hữu tình đó, có sắc khả liễu, có sắc thân, có sắc giới xứ uẩn, có sắc thi thiết, cho nên gọi là hữu sắc”, op.cit. 200, tr. 998c26: “Kẻ đó chấp ngã, lấy sắc làm tính thể, cho nên gọi là hữu sắc”.

[3] 安立 an lập, Skt. pratiṣṭhāpana, Tib. bzhag pa: đặt để, thiết trí.

[4] Abhidh-k-vy: yatraikaṃ sapratighaṃ vastu tatra dvitīyasyotpattir na bhavati, “nơi nào có một vật thể hữu đối, nơi đó không tồn tại vật thể thứ hai”. Phân biệt: Tướng (ākāra) tức hành tướng, chỉ hình thái hoạt động, tức ảnh tượng (của nó) với tướng (lakṣaṇa) là yếu tính hay đặc điểm, và tướng (nimitta) là dấu hiệu hay tín hiệu.

[5] Đoạn biến tri 斷遍知, Skt. prahāṇa-parijñā; Tib. spong ba yongs su shes pa. Phát trí 2, tr. 924 c: “Thế nào là đoạn biến tri? Các tham đã vĩnh viễn bị đoạn trừ, sân và si vĩnh viễn bị đoạn trừ. Tất cả phiền não vĩnh viễn bị đoạn trừ”. Pāli: pahāna-pariññā: đoạn trừ rốt ráo, cũng có nghĩa là nhận thức toàn diện về sự đoạn trừ, tức đã đoạn trừ triệt để.

[6] 麤苦障; 靜妙離; Skt. audārika-duḥkhila-sthūlabhittika; śāntataḥ, praṇītataḥ, niḥsaraṇataś; Sáu hành tướng (ākāra) trong phát triển hữu lậu đạo. Quán sát hạ giới với ba hành tướng: thô (audārikatas), khổ (duḥkhilatas), chướng (sthūlabhittikatas); thượng giới với ba hành tướng: tĩnh (śāntatas), diệu (praṇītatas), ly (niḥsaraṇatas). Do quán sát ba phẩm chất của địa trên mà các phiền não thuộc địa dưới bị trấn phục. Câu-xá 24, tr. 127c19.

[7] Pháp uẩn (bản dịch Việt tập I), giải thích thêm: “Lại nữa, ở trong định này, các Tâm-Ý-Thức gọi là Tâm câu hành với Không vô biên xứ định. Những gì là nghiệp được tạo tác bởi tâm ý, sau khi đã tư, sẽ tư, hiện tiền tư, các tư và đẳng tư, gọi là ý nghiệp câu hữu với Không vô biên xứ định. Những gì là thắng giải của Tâm , đã thắng giải, sẽ thắng giải, gọi là thắng giải câu hành với Không vô biên xứ định. Lại nữa, ở trong định này, hoặc Thọ, hoặc Tưởng, cho đến: hoặc Tuệ v.v… gọi là các Pháp câu hành với Không vô biên xứ định. Các Pháp như thế, cũng gọi là gia hành Không vô biên xứ định, cũng gọi là nhập Không vô biên xứ định”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21064)
Hãy niệm câu “thần chú” ấy mỗi ngày đi, rồi bạn sẽ thấy “đời rất đẹp”. Đời không phải là rác rưởi, đáng chán, là muộn phiền, âu lo đầy dẫy như bạn từng mặc định.
(Xem: 29700)
Vở Cải Lương Phật giáo đấu tiên được ra đời từ những tâm nguyện ấy ,đó là vở “THÁI TỬ A-XÀ-THẾ”. Soạn giả Dương Kinh Thành
(Xem: 22010)
Người xưa đã cỡi hạc vàng bay xa, Nơi này chỉ còn trơ lầu Hoàng Hạc, Hoàng hạc bay xa không trở lại...
(Xem: 16755)
Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trước mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại.
(Xem: 16704)
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. - Dương Kinh Thành
(Xem: 16242)
Một buổi sáng rằm, đầu mùa đông ngoài trời se lạnh, nhưng trong căn phòng khách cửa mở ra hướng Nam không bị gió thổi xốc vào nên cũng khá ấm áp.
(Xem: 14819)
Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ đến nhức đầu mệt óc, cắn trụi móng của ngón tay cái, thằng Thạch mới tìm ra được cách giải cho bài toán hóc búa...
(Xem: 16237)
Không giống cô giáo cũ, khi còn nằm trên giường biết mình đã thức dậy – Tôi luôn có niềm vui đầu tiên là “nhận biết mình còn sống! Tôi còn có mặt trên cõi đời này.
(Xem: 15247)
chúng ta có một cuộc sống may mắn hay rủi ro thì điều ấy đã được quyết định bởi tâm thứchành nghiệp của chính chúng ta. Điều này được biết đến như là định luật nhân quả.
(Xem: 16867)
Chủ quanlạc quan đều là hai thái độ dẫn đến việc người ta sống vô tư, nhưng xét về bản chất thì một bên là không lường trước mọi việc còn một bên thì biết rõ mọi việc và chấp nhận…
(Xem: 15772)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi trăng nước tháng ngày...
(Xem: 17998)
Con thật may mắn đã đến được với Đạo Pháp bằng tâm chí thành. Tinh hoa của Đạo Pháp được gói trọn trong hai Bồ- Đề Tâm.
(Xem: 15900)
Nhận ra, và xóa sạch được bụi vô minh thì chúng sanh “sẽ thành Phật” đó, lập tức là “Phật đã thành”... Huệ Trân
(Xem: 15113)
Ngày tôi nhận ra con đường đích thực của cuộc đời mình, em đã khóc rất nhiều. Em muốn tôi vẫn là tôi của những ngày mới quen nhau.
(Xem: 14339)
Bản chất của mùa xuânchuyển hóa. Nó có khả năng chuyển hóa đối với những gì đang có mặt nơi nó để nó trở thành mùa xuân cho chính nó...
(Xem: 15322)
Em hãy trở về nhìn sâu vào tâm em bằng đôi mắt thiền quán, với ý chí quyết liệt, với hướng đi cao khiết, với tấm lòng thanh bạchmở rộng...
(Xem: 17664)
Thử tắt điện thoại một ngày… Một cuộc “biến mất” không dự báo trước, đối với nhiều người. Đó là một cách biểu hiện của vô thường, dành tặng cho những người thân-thương.
(Xem: 17865)
Mỗi lần đi qua những cánh đồng đang mùa gặt, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu êm đềm ở làng quê. Cái hương quê ngai ngái mùi lúa mới ấy như cứ mãi vấn vít lòng tôi...
(Xem: 15118)
Nhân dịp đầu năm, đi chùa lễ Phật, nhìn thấy muôn hoa đua nở, vẻ đẹp tao nhã của thiên nhiên như lời chúc phúc tốt lành đến với tất cả mọi người.
(Xem: 14624)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả).
(Xem: 15398)
Quãng đời ấy, là quãng đời của tôi có thật, nhưng xin quý vị đọc mà đừng tin, vì sự kiện ấy là của một thời gian đã đi qua, nó đã trở thành nắng mưa, sương gió,...
(Xem: 13334)
Cuối năm, trời trở nên rét hơn. Những cơn gió từ sông thổi vào mang theo hơi nước lạnh buốt. Con sông mùa này trông mênh mông, quạnh quẽ.
(Xem: 13095)
Gió thổi làm những chiếc lá lay động, làm nhánh cây, cành cây bâng khuâng, làm rừng xanh, đìu hiu xao xuyến. Con chim đang ngủ trong tổ giật mình thức giấc...
(Xem: 15443)
Em mới mười một tuổi, mẹ bỏ em lại bên chân núi. Ruộng dưa mênh mông, em ngơ ngác như con bù nhìn rơm giữa nắng và gió.
(Xem: 16594)
Về quê vào những ngày cuối năm mới thấy sao yêu đến vậy cái đồng đất quê mình, thương biết mấy những chị, những mẹ một nắng hai sương trên ruộng đồng.
(Xem: 11858)
Sau giờ thiền toạ sáng nay, lắng nghe lại lòng, hình như có dòng sông nào đó tuôn chảy qua đời, bắt được tiếng hơi thở thánh thót của vũ trụ...
(Xem: 13363)
Phật của ngoại nhỏ xíu, chỉ cao hơn gang tay tôi một chút - dĩ nhiên, đó là gang tay của một cậu bé mười tuổi. Phật cũng không đẹp chi lắm...
(Xem: 17933)
Tự do chính là quyền cơ bản của một con người. Do vậy ai tước đi tự do của người khác đều là hành vi vi phạm nhân quyền.
(Xem: 16182)
Khái niệm về thảnh thơi có lẽ nó đơn giản hơn nhiều khi ta đừng gắng thêm cho nó, cái “mốt”, cái danh, cái lợi và cái lòng kiêu hãnh hơn người… Có ai cấm ta những thứ đó đâu...
(Xem: 14056)
Nói về mùa xuân, ai cũng hình dung đến những điều tốt đẹp đang chờ đón mình trong năm mới. Nhưng rồi mùa xuân cũng đi qua, xuân năm nay trở thành xuân năm trước.
(Xem: 12618)
Hạnh phúc vĩnh hằng là sự tự do bình yên nội tại, sự tĩnh lặng nơi tâm thức, không bị khuấy động bởi những tranh đua, nhiễu nhương của cuộc đời.
(Xem: 16373)
Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm.
(Xem: 15479)
Năm Canh Dần trôi qua với biết bao nhiêu sự kiện xảy ra trên khắp thế giới. Hội nghị cấp cao Đông Á với sự xuất hiện của Nga và Mỹ, người Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương Fields danh giá...
(Xem: 14871)
Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử...
(Xem: 19077)
Ta yêu chuộng sự sống một cách tha thiết, và ta sống hết lòng trong từng khoảnh khắc là do ta có ý thức rõ ràng về sự chết. Cái chết chắc chắn sẽ đến với chúng ta.
(Xem: 15469)
Liên hệ của mọi cá thể trong vũ trụ này là liên hệ duyên sinh. Cái này có mặt là nhờ sự có mặt của những cái khác, không có cá thể nào tự tồn tại riêng biệt...
(Xem: 13556)
Mưa thật nhiều suốt đêm qua, những ánh chớp loé sáng, vẫy vùng trên bầu trời như rượt đuổi nhau với những nụ cười sáng rực. Mưa trút xuống dù không mời gọi, như réo rắc...
(Xem: 13755)
Trăng thì vằng vặc trên cao, trên bầu trời, sáng đẹp. Nhưng, trăng của tấm lòng, của chân tâm, thật là gần gũi, bình dị, trong sáng, thanh tịnh, không một gợn sóng mây...
(Xem: 14197)
Thuở xưa, khi Phạm Dự (Brahmadatta) là vua nước Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh vào đời làm một chú Linh Dương sống trong một bụi cây gần bên hồ nước ở trong cánh rừng.
(Xem: 14929)
Trong học tập cũng như trong công việc, lười biếng, thiếu ý chí, thiếu kiên định là những nguyên nhân đưa đến sự thất bại. Khó tìm đâu trên cõi đời này một người có được thành công mà người đó là một kẻ lười biếng...
(Xem: 17886)
Mình có một đôi chân vững chãi, một đôi mắt sáng và một tấm lòng trong, hãy nương tựa vào mình. Đôi bàn chân sẽ cho bạn phương tiện đi tới...
(Xem: 14983)
Dạo ấy, vào khoảng cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Phật học viện Trung phần Hải Đức tại Nha Trang thấy cần phải mở rộng việc đào tạo tăng tài.
(Xem: 14513)
Thời đại ngày nay, trong chúng ta ai mà lại không bận rộn, ai mà lại có dư thì giờ đâu bạn nhỉ? Mặc dù đôi khi tôi cứ nghĩ là chúng ta chỉ tự tìm cho mình sự bận rộn mà thôi!
(Xem: 17705)
Đời như cơn gió bên thềm, mênh mông, vô định. Có cái gì là của mình đâu mà trói buộc? Cứ nhẹ nhàng thôi, như gió bên thềm vậy...
(Xem: 20578)
Sự vững chãi của bạn là một điều nhiệm mầu. Bởi có rất nhiều người đang tin vào bạn, họ sẽ vững chãi theo và niềm tin ấy miên viễn trong tâm thức...
(Xem: 19366)
Xuất gia có nghĩa là ra khỏi nhà, rõ hơn là ra khỏi căn nhà mình đang ở; dứt khoát bỏ mà đi khỏi căn nhà mình đang được chở che bảo bọc, hay đang bị ràng buộc, hệ lụy vương mang.
(Xem: 16942)
Tình yêu không làm cho ai khổ đau, nhưng ở trong đời có quá nhiều người bị khổ đau bởi tình yêu là do trong tình yêu của họ có nội dung của khao khát, chiếm hữu, riêng tư và tình dục.
(Xem: 15545)
Sau bữa ăn trưa, tôi hỏi một vị Tăng sĩ trẻ, Thầy đã ăn xong chưa? Vị ấy trả lời - dạ! con đã ăn xong. Tôi cười và nói, Thầy chưa ăn xong đâu, ngày mai Thầy lại tiếp tục ăn lại...
(Xem: 17044)
Trong đời sống hàng ngày, ta cố ý nói sai sự thật để đánh lừa người khác là chính ta không những chỉ phá hoại và làm thương tổn lời nói của ta, mà chính ta còn làm thương tổnphá hoại sự hiểu biết và nhân cách của ta nữa.
(Xem: 15729)
Bạn biết không? Mọi niềm vui xảy ra trong thế gian đều dẫn đến hậu quả của thất vọng và khổ đau. Tại sao? Vì lòng tham của con người đối với các lạc thú thế gian là vô hạn...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant