Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nghiệp & Dị Thục

10 Tháng Mười 201903:29(Xem: 4207)
Nghiệp & Dị Thục

NGHIỆP & DỊ THỤC
[Theo hệ thống lý Bốn loại nghiệp trong 
A-tì-đạt-ma Tập dị môn túc luận]

Thích Phước Nguyên dịch và chú

Nghiệp & Dị Thục

Bốn nghiệp: 1. Nghiệp đen dị thục đen. 2. Nghiệp trắng dị thục trắng. 3. Nghiệp đen trắng - dị thục đen trắng. 4. Nghiệp không trắng không đen - không đưa đến dị thục, có thể tận diệt các nghiệp[1].

i. Thế nào là nghiệp đen dị thục đen?

Như Thế Tôn nói cho Bổ-lạt-noa, người hành trì câu chi ngưu giới:

“Viên mãn nên biết! Ở thế gian có một hạng Bổ-đặc-già-la tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại. Kẻ kia đã tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại. Kẻ kia đã tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể có tổn hại. Kẻ kia đã chiêu cảm được tự thể có tổn hại rồi, tức sinh trong thế gian có tổn hại. Kẻ kia do sinh trong thế giantổn hại rồi, nên xúc chạm với xúc có tổn hại. Kẻ kia đã xúc chạm với xúc có tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại, hoàn toàn không đáng yêu, hoàn toàn không đáng thích, hoàn toàn không đáng vui, hoàn toàn không vừa ý, như các loại hữu tình Na-lạc-ca. Kẻ ấy do loại này, nên có loại sinh này, sinh rồi lại xúc chạm loại xúc như thế. Do đó Ta nói: các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo. Viên mãn nên biết! Đó gọi là nghiệp đen dị thục đen”.

Tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại: Tức là tạo các thân, ngữ, ý hành bất thiện.

Ở trong nghĩa này, ý nói: các thân, ngữ, ý hành bất thiện gọi là các thân, ngữ, ý hành có tổn hại.

Kẻ kia đã tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại: tạo các thân, ngữ, ý hành bất thiện rồi, thì tạo tác, tăng trưởng các pháp bất viễn ly.

Ở trong nghĩa này, ý nói: tạo tác, tăng trưởng các pháp bất viễn ly, gọi là tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại.

Kẻ kia đã tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể có tổn hại: Tạo tác, tăng trưởng các pháp không viễn ly rồi, thì thủ đắc trung hữu của địa ngục.

Ở trong nghĩa này, ý nói trung hữu của địa ngục gọi là tự thể có tổn hại. Vì sao như vậy?

Vì khi đã trụ trong trung hữu đó, sắc được thấy bởi mấy, tiếng được nghe bởi tai, hương được ngửi bởi mũi, vị được nếm bởi lưỡi, xúc được cảm bởi thân, pháp được thông tri bởi ý, tất cả không vừa ý, không hợp ý, không thích ý, không xứng ý, không có hình thái vừa ý, không có hình thái hợp ý, không có đặc điểm quân bình, không phải là đặc điểm quân bình. Kẻ kia do duyên này, cảm thọ thuần túy ưu khổ.

Kẻ kia đã chiêu cảm được tự thể có tổn hại rồi, tức sinh trong thế giantổn hại: đã chiêu cảm được trung hữu của địa ngục rồi, tức sinh vào thú hướng địa ngục.

Ở trong nghĩa này, ý nói: thú hướng địa ngục, gọi là thế giantổn hại[2]. Vì sao?

Vì khi sinh vào thú hướng địa ngục rồi, thì sắc được thấy bởi mắt, cho đến: pháp được thông tri bởi ý, tất cả không vừa ý, không thích ý, nói chi tiết cho đến: không có đặc điểm quân bình, không phải là đặc điểm quân bình. Kẻ kia do duyên này, cảm thọ thuần túy ưu khổ.

Kẻ kia do sinh trong thế giantổn hại rồi, nên xúc chạm với xúc có tổn hại: khi sinh vào thú hướng địa ngục rồi, thì xúc chạm với xúc địa ngục.

Ở trong nghĩa này, ý nói: xúc ở địa ngục, gọi là xúc có tổn hại.

Kẻ kia đã xúc chạm với xúc có tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại: khi xúc chạm các loại xúc như thế thì nhất định cảm nghiệm loại thọ như thế, tức khi xúc chạm với xúc thuận dẫn cảm thọ khổ, tất cảm nghiệm khổ thọ. Do đây nên nói: xúc chạm với xúc có tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại.

Hoàn toàn không đáng yêu, hoàn toàn không đáng thích, hoàn toàn không đáng vui, hoàn toàn không vừa ý: những khổ thọ kia, tất cả hữu tình đều trọn không yêu mến, không ưa thích, không vui mừng, cũng không vừa ý. Do đây nên nói: hoàn toàn không đáng yêu, cho đến: không vừa ý.

Như các loại hữu tình Na-lạc-ca: chỉ rõ thú hướng địa ngục của các loại hữu tình nơi thế gian. Do đây nên nói: ncác loại hữu tình Na-lạc-ca.

Kẻ ấy do loại này, nên có loại sinh này: hữu tình kia có cứ sự sở y, có nhân, có duyên mà sinh ra ở nơi đó. Do đây nên nói: kẻ ấy do loại này, nên có loại sinh này.

Sinh rồi lại xúc chạm loại xúc như thế: sinh trong địa ngục rồi thì xúc chạm với xúc ở địa ngục. Do đây nên nói: sinh rồi lại xúc chạm loại xúc như thế.

Do đó Ta nói: các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo:

Giả sử tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại, hoặc không tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại, đồng thời tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại, hoặc đồng thời không tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại;

Hoặc tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại, hoặc không tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại, đồng thời chiêu cảm được tự thể có tổn hại, hoặc đồng thời không chiêu cảm được tự thể có tổn hại;

Hoặc chiêu cảm được tự thể có tổn hại, hoặc không chiêu cảm được tự thể có tổn hại, đồng thời sinh trong thế giantổn hại, hoặc đồng thời không sinh trong thế giantổn hại;

Hoặc sinh trong thế giantổn hại, hoặc không sinh trong thế giantổn hại, đồng thời xúc chạm với xúc có tổn hại, hoặc đồng thời không xúc chạm với xúc có tổn hại;

Hoặc xúc chạm với xúc có tổn hại, hoặc không xúc chạm với xúc có tổn hại, đồng thời cảm nghiệm các thọ có tổn hại, hoặc đồng thời không cảm nghiệm các thọ có tổn hại.

Tức không thể nói: Do đó Ta nói: các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

Nhưng do tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại, tức tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại;

Nếu không tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại, thì không tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại;

Nếu đã tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại, tức chiêu cảm được tự thể có tổn hại;

Nếu không tích tập tăng trưởng pháp có tổn hại, thì không chiêu cảm được tự thể có tổn hại;

Nếu đã chiêu cảm được tự thể có tổn hại, tức sinh trong thế giantổn hại;

Nếu không chiêu cảm được tự thể có tổn hại, thì không sinh trong thế giantổn hại;

Nếu đã sinh trong thế giantổn hại, tức xúc chạm với xúc có tổn hại;

Nếu không sinh trong thế giantổn hại, thì không xúc chạm với xúc có tổn hại.

Nếu đã xúc chạm với xúc có tổn hại, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại;

Nếu không xúc chạm với xúc có tổn hại, thì không cảm nghiệm các thọ có tổn hại.

Vì thế, nên nói: Do đó Ta nói: các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

Đó gọi là nghiệp đen dị thục đen: nghiệp này là bất thiện, chiêu cảm dị thục không đáng yêu.

ii. Thế nào là nghiệp trắng dị thục trắng?

Như Thế Tôn nói cho Bổ-lạt-noa, người hành trì câu chi ngưu giới:

“Viên mãn nên biết! Ở thế gian có một hạng Bổ-đặc-già-la tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại. Vị ấy đã tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại. Vị ấy đã tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể không tổn hại. Vị ấy đã chiêu cảm được tự thể không tổn hại rồi, tức sinh trong thế gian không tổn hại. Vị ấy do sinh trong thế gian không tổn hại rồi, nên xúc chạm với xúc không tổn hại. Vị ấy đã xúc chạm với xúc không tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ không tổn hại, hoàn toàn đáng yêu, hoàn toàn đáng thích, hoàn toàn đáng vui, hoàn toàn vừa ý, như các loại hữu tình thiên giới siêu việt đoàn thực. Hữu tình kia do loại này, nên có loại sinh này, sinh rồi lại xúc chạm với loại xúc như thế. Do đó Ta nói: các hữu tình đó tùy thuận nghiệp tự tạo. Viên mãn nên biết! Đó gọi là nghiệp trắng dị thục trắng”.

Tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại là gì?

Tạo các thân, ngữ, ý hành thiện.

Ở trong nghĩa này, ý nói: các thân, ngữ, ý hành thiện gọi là các thân, ngữ, ý hành không tổn hại.

Vị ấy đã tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại: tạo các thân, ngữ, ý hành thiện rồi, thì tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly.

Ở trong nghĩa này, ý nói: tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly gọi là tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại.

Vị ấy đã tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể không tổn hại: tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly tức chiêu cảm được trung hữu của Sắc giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: trung hữu của Sắc giới gọi là tự thể không tổn hại. Vì sao?

Vì khi đã an trụ trong trung hữu ấy thì sắc thấy bởi mắt, tiếng nghe bởi tai, hương ngửi bởi mũi, vị nếm bởi lưỡi, xúc được cảm nhận bởi thân, pháp thông tri bởi ý, tất cả đều vừa ý, không phải là không vừa ý, là hợp ý, không phải là không hợp ý, là đặc điểm vừa ý, không phải là đặc điểm không vừa ý, là hình thái bình đẳng, không phải là hình thái không bình đẳng. Vị ấy, do các duyên như thế nên cảm thọ thuần túy hỷ lạc.

Vị ấy đã chiêu cảm được tự thể không tổn hại rồi, tức sinh trong thế gian không tổn hại: đã chiêu cảm trung hữu của Sắc giới rồi, tức sinh lên thiên thú thuộc Sắc giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: thiên thú thuộc Sắc giới gọi là thế gian không tổn hại. Vì sao?

Vì trong thiên thú thuộc Sắc giới thì sắc được thấy bởi mắt, cho đến: pháp được thông tri bởi ý, tất cả đều vừa ý, không phải là không vừa ý, nói chi tiết cho đến: hình thái bình đẳng, không phải là hình thái không bình đẳng. Vị ấy do các duyên như thế nên cảm thọ thuần túy hỷ lạc.

Vị ấy do sinh trong thế gian không tổn hại rồi, nên xúc chạm với xúc không tổn hại: khi sinh trong thiên thú thuộc Sắc giới thì xúc chạm với xúc của thiên thú thuộc Sắc giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: xúc của thiên thú thuộc Sắc giới gọi là xúc không tổn hại.

Vị ấy đã xúc chạm với xúc không tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ không tổn hại: khi xúc chạm với loại xúc như thế thì nhất định cảm nghiệm các loại thọ như thế, tức khi xúc chạm với xúc thuận dẫn lạc thọ tất thọ nhận lạc thọ. Do đây nên nói xúc chạm với xúc không tổn hại rồi thì cảm nghiệm các thọ không tổn hại.

Hoàn toàn đáng yêu, hoàn toàn đáng thích, hoàn toàn đáng vui, hoàn toàn vừa ý: những lạc thọ kia, vô lượng hữu tình đều đáng yêu mến, đáng ưa thích, đáng vui mừng, đáng vừa ý. Do đây nên nói là hoàn toàn đáng yêu mến, cho đến: đáng vừa ý.

Như các loại hữu tình chư thiên siêu việt đoàn thực: chỉ rõ thú hướng thế gian thuộc sắc giới. Do đây nên nói như các loại hữu tình chư thiên siêu việt đoàn thực.

Vị ấy do loại này, nên có loại sinh này: hữu tình kia có cứ sự sở y, có nhân, có duyên, mà sinh ra ở nơi đó. Do đây nên nói: vị ấy do loại này, nên có loại sinh này.

Sinh rồi lại xúc chạm với các loại xúc như thế: đã sinh nơi Sắc giới rồi thì xúc chạm với xúc của Sắc giới. Do đây nên nói: sinh rồi lại xúc chạm với các loại xúc như thế.

Do đó Ta nói, các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo:

Giả sử tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại, hoặc không tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại, đồng thời tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại, hoặc đồng thời không tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại;

Hoặc tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại, hoặc không tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại, thì đồng thời chiêu cảm được tự thể không tổn hại, hoặc đồng thời không chiêu cảm được tự thể không tổn hại;

Hoặc chiêu cảm được tự thể không tổn hại, hoặc không chiêu cảm được tự thể không tổn hại, thì đồng thời sinh trong thế gian không tổn hại, hoặc đồng thời không sinh trong thế gian không tổn hại;

Hoặc đã sinh trong thế gian không tổn hại, hoặc không sinh trong thế gian không tổn hại, thì đồng thời xúc chạm với xúc không tổn hại, hoặc đồng thời không xúc chạm với xúc không tổn hại;

Hoặc xúc chạm với xúc không tổn hại, hoặc không xúc chạm với xúc không tổn hại, thì đồng thời cảm nghiệm các thọ không tổn hại, hoặc đồng thời không cảm nghiệm các thọ không tổn hại.

Tức không thể nói: Do đó, Ta nói các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

Nhưng do tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại, thì tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại;

Nếu không tạo các thân, ngữ, ý hành không tổn hại, thì không tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại;

Nếu tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại, thì chiêu cảm được tự thể không tổn hại;

Nếu không tích tập tăng trưởng các pháp không tổn hại, thì không chiêu cảm được tự thể không tổn hại;

Nếu chiêu cảm được tự thể không tổn hại, thì sinh trong thế gian không tổn hại;

Nếu không chiêu cảm được tự thể không tổn hại, thì không sinh trong thế gian không tổn hại;

Nếu sinh trong thế gian không tổn hại, thì xúc chạm với xúc không tổn hại;

Nếu không sinh trong thế gian không tổn hại, thì không xúc chạm với xúc không tổn hại;

Nếu xúc chạm với xúc không tổn hại, thì cảm nghiệm các thọ không tổn hại;

Nếu không xúc chạm với xúc không tổn hại, thì không cảm nghiệm các thọ không tổn hại;

Vì thế nên nói: Do đó, Ta nói các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

Đó gọi là nghiệp trắng dị thục trắng: nghiệp này là thiện, chiêu cảm dị thục đáng yêu.

iii. Thế nào là nghiệp đen trắng - dị thục đen trắng?

Như Thế Tôn nói cho Bổ-lạt-noa, người hành trì câu chi ngưu giới:

“Viên mãn nên biết! Ở thế gian có một hạng Bổ-đặc-già-la tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại. Vị ấy đã tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại. Vị ấy đã tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại. Vị ấy đã chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại rồi, tức sinh trong thế giantổn hại không tổn hại. Vị ấy do sinh trong thế giantổn hại không tổn hại rồi, nên xúc chạm với xúc có tổn hại không tổn hại. Vị ấy đã xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại, pha tạp, tương tạp, như các loại hữu tình thuộc nhân loại và một phần thiên giới. Hữu tình kia do loại này, nên có loại sinh này, sinh rồi lại xúc chạm với các loại xúc như thế. Do đó, Ta nói: các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo. Viên mãn nên biết! Đó gọi là nghiệp đen trắng - dị thục đen trắng”.

Tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại: tạo các thân, ngữ, ý hành thiện, bất thiện.

Ở trong nghĩa này, ý nói: các thân, ngữ, ý hành thiện, bất thiện gọi là các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại.

Vị ấy đã tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại rồi, thì tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại: đã tạo các thân, ngữ, ý hành thiệnbất thiện rồi, thì tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly và không viễn ly.

Ở trong nghĩa này, ý nói: tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly và không viễn ly gọi là tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại.

Vị ấy đã tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại rồi, thì chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại: tạo tác tăng trưởng các pháp viễn ly và không viễn ly, tức chiêu cảm được trung hữu của nhân loạichư thiên thuộc Dục giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: trung hữu của nhân loạichư thiên thuộc Dục giới gọi là tự thể có tổn hại không tổn hại. Vì sao?

Vì an trụ nơi trung hữu ấy thì sắc thấy bởi mắt, tiếng nghe bởi tai, hương ngửi bởi mũi, vị nếm bởi lưỡi, xúc được cảm nhận bởi thân, pháp thông tri bởi ý, tất cả là vừa ý cũng không vừa ý, là hợp ý cũng không hợp ý, có đặc điểm vừa ý cũng có đặc điểm không vừa ý, có hình thái bình đẳng, cũng có hình thái không bình đẳng. Vị ấy do các duyên như thế nên cảm thọ pha tạp khổ lạc.

Vị ấy đã chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại rồi, tức sinh trong thế giantổn hại không tổn hại: chiêu cảm được trung hữu của nhân loạichư thiên thuộc Dục giới rồi, thì sinh vào thú hướng nhân loại và thú hướng chư thiên thuộc Dục giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới gọi là thế giantổn hại không tổn hại. Vì sao?

Vì đã sinh trong thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới rồi thì sắc được thấy bởi mắt, cho đến: pháp được thông tri bởi ý, tất cả là vừa ý cũng không vừa ý, nói chi tiết cho đến: có hình thái bình đẳng cũng có hình thái không bình đẳng. Vị ấy do các duyên như thế nên cảm thọ pha tạp khổ lạc.

Vị ấy do sinh trong thế giantổn hại không tổn hại rồi, nên xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại: sinh trong thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới rồi, thì xúc chạm với các xúc của thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới.

Ở trong nghĩa này, ý nói: xúc của thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới gọi là xúc có tổn hại không tổn hại.

Vị ấy đã xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại: khi xúc chạm với loại xúc như thế thì nhất định cảm nghiệm các loại thọ như thế, tức khi xúc chạm với các xúc thuận khổ lạc tất cảm nghiệm các khổ thọ lạc. Do đây nên nói: xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại rồi, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại.

Pha tạp, tương tạp: khổ thọ, lạc thọ trộn lẫn, tạp loạn hiện tại hiền tiền. Do đây nên nói: pha tạp, tương tạp.

Vị ấy do loại này, nên có loại sinh này: các hữu tình kia có cứ sự sở y, có nhân, có duyên mà sinh ra nơi đó. Do đây nên nói: vị ấy do loại này, nên có loại sinh này.

Sinh rồi lại xúc chạm với các loại xúc như thế: sinh vào thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới rồi, lại xúc chạm với các xúc của thú hướng nhân loạichư thiên thuộc Dục giới. Do đây nên nói: sinh rồi lại xúc chạm với các loại xúc như thế.

Thế nên Ta nói các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo:

Giả sư tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại, hoặc không tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại, thì đồng thời tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại, hoặc đồng thời không tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại;

Nếu tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại, hoặc không tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại, thì đồng thời chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại, hoặc đồng thời không chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại;

Nếu chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại, hoặc không chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại, thì đồng thời sinh trong thế giantổn hại không tổn hại, hoặc đồng thời không sinh trong thế giantổn hại không tổn hại;

Nếu sinh trong thế giantổn hại không tổn hại, hoặc không sinh trong thế giantổn hại không tổn hại, thì đồng thời xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại, hoặc đồng thời không xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại;

Nếu xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại, hoặc không xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại, thì đồng thời cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại, hoặc đồng thời không cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại.

Tức không thể nói: Do đó, Ta nói các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

[[3]] Nhưng do tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại, tức tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại;

Nếu không tạo các thân, ngữ, ý hành có tổn hại không tổn hại, thì không tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại;

Nếu tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại, tức chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại;

Nếu không tích tập tăng trưởng các pháp có tổn hại không tổn hại, thì không chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại;

Nếu chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại, tức sinh trong thế giantổn hại không tổn hại;

Nếu không chiêu cảm được tự thể có tổn hại không tổn hại, thì không sinh trong thế giantổn hại không tổn hại;

Nếu sinh trong thế giantổn hại không tổn hại, tức xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại;

Nếu không sinh trong thế giantổn hại không tổn hại, thì không xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại;

Nếu xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại, tức cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại;

Nếu không xúc chạm với các xúc có tổn hại không tổn hại, thì không cảm nghiệm các thọ có tổn hại không tổn hại.

Do đây nên nói: Thế nên Ta nói các hữu tình kia tùy thuận nghiệp tự tạo.

Đó gọi là nghiệp đen trắng - dị thục đen trắng: nghiệp này là thiện bất thiện, chiêu cảm dị thục đáng yêu không đáng yêu.

iv. Thế nào là nghiệp không trắng không đen - không đưa đến dị thục, có thể tận diệt các nghiệp?

Như Thế Tôn nói cho Bổ-lạt-noa, người hành trì câu chi ngưu giới:

“Viên mãn nên biết! Nếu có thể tận diệt các tư nghiệp đen dị thục đen. Hoặc có thể tận diệt các tư nghiệp trắng dị thục trắng. Hoặc có thể tận diệt các tư nghiệp đen trắng - dị thục đen trắng. Viên mãn nên biết! Đó gọi là nghiệp không trắng không đen - không đưa đến dị thục, có thể tận diệt các nghiệp”.

Ở đây, không phải đen: do đen, không hợp ý, nên gọi là đen, nghiệp này không phải như nghiệp bất thiện ấy. Đó gọi là không phải đen.

Không phải trắng: do trắng, hợp ý, nên gọi là trắng, nghiệp này không phải như thiện nghiệp hữu lậu. Đó gọi là không phải trắng.

Không đưa đến dị thục: nghiệp này không phải như ba nghiệp trước có khả năng chiêu cảm dị thục, đó gọi là nghiệp không đưa đến dị thục.

Có thể tận diệt các nghiệp: nghiệp này là học tư, có thể hướng đến tổn giảm. Vì sao?

Vì nếu học tư, có thể hướng đến tổn giảm, tức đối với ba nghiệp trước có thể tận diệt, hoàn toàn tận diệt, tùy thuận chứng đắc sự diệt tận vĩnh viễn.

Ở trong nghĩa này, ý nói gọi là nghiệp vì có thể tận diệt các nghiệp.

Do đây nên nói: nghiệp không trắng không đen - không đưa đến dị thục, có thể tận diệt các nghiệp.



[1] Skt. catvāri karmāṇi | asti karma kṛṣṇaṃ kṛṣṇavipākam | asti karma śuklaṃ śuklavipākaṃ | asti karma kṛṣṇaśuklaṃ kṛṣṇaśuklavipākaṃ | asti karmākṛṣṇam aśuklam akṛṣṇāśuklavipākaṃ karmakṣayāya saṃvartate; Pāli: Cattāri kammāni—atthāvuso, kammaṃ kaṇhaṃ kaṇhavipākaṃ. Atthāvuso, kammaṃ sukkaṃ sukkavipākaṃ. Atthāvuso, kammaṃ kaṇhasukkaṃ kaṇhasukkavipākaṃ. Atthāvuso, kammaṃ akaṇhaasukkaṃ akaṇhaasukkavipākaṃ kammakkhayāya saṃvattati.

[2] cf. Abhidh-k-vy, tr. 28: lụyatelụyate támāl lokaḥ, “Nó băng hoại. Do đó, nó được gọi là thế gian”. Theo đây, từ thế gian (loka) do động từ căn √luj (ruj): tan vỡ. Pāli, S. iv. 52: loko loko ti bhante vuccati. kittāvatā nu kho bhante loko ti vuccatīti. lujatīti kho bhikkhu tsamā loko ti vuccati, “Thế gian, bạch Thế Tôn, được nói là thế gian. Bạch Thế Tôn, như thế nào mà được nói là thế gian? Nó băng hoại, Tỷ-kheo, do đó nó được nói là thế gian”.

[3] Bản Hán: quyển 8.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9509)
Ở đây không thể phủ nhận có một vài wedsite Phật giáo trong và ngoài nước đã làm được điều mà bài viết này rất muốn được xem đó là tấm gương soi chung...
(Xem: 9222)
Năm nay 2015 tôi có đến ba mùa Xuân. Đó là mùa Xuân của nước Đức, mùa Xuân của nước Nhật và mùa Xuân của Hoa Kỳ.
(Xem: 8966)
Những ngày tàn xuân năm ấy, gió bấc thổi không mang theo giá lạnh mà lại thốc vào cả một luồng bão lửa nóng bức, kinh hoàng. Không ai mong đợi một cơn bão lửa như thế.
(Xem: 10456)
Đôi mắt người thương kẻ nhớ đôi mắt lo sợ bất an đôi mắt chứa đầy buồn vui, đôi mắt nhìn đời với toàn màu hồng choáng ngợp hạnh phúc...
(Xem: 12051)
Vì không có hiện tượng nào Là không duyên sinh Nên không có hiện tượng nào là không Trống rỗng sự tồn tại cố hữu
(Xem: 9609)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng là một những Đạo sư Phật Giáo vĩ đại của thế giới hiện tại...
(Xem: 11255)
Tăng li chúng tăng tàn ắt hẳn không thể là sự quy kết một thành viên tăng chỉ xa lìa đại chúng là bị tàn lụi bị hủy diệt, mà đúng hơn là thành viên đó rời khỏi sự thanh tịnhhòa hợp của chúng tăng...
(Xem: 11836)
Người theo Phật gia đem tâm quyết từ bỏ những nguy hiểm của dòng nước, muốn đi trên bề mặt của dòng nước chứ không để nó thấm ướt gót chân mình.
(Xem: 9504)
Nếu quan điềm sai lầm rằng con người và sự vật tồn tại một cách độc lậpnguyên nhân của tất cả những quan điểmcảm xúc ẩn tàng chướng ngại...
(Xem: 9646)
Trong một lần dừng chân tại thị trấn nhỏ dưới rặng núi Cascade, khi tiếp xúc người dân địa phương để tìm hiểu đặc chủng nấm trong vùng...
(Xem: 9692)
Tâm giác ngộ nguyện vọng là mong ước mạnh mẽ để vượt thắng những khuyết điểm của chúng tanhận ra những tiềm lực của chúng ta để làm lợi ích cho mọi người.
(Xem: 12143)
Tâm kinh Bát-nhã có thể xem là bản kinh văn ngắn nhất trong kinh hệ Bát-nhã vì đề cập đến tinh yếu của tư tưởng Bát-nhã chỉ với chưa đầy một trang kinh.
(Xem: 9616)
Mai năm nay nở sớm trước Tết. Qua Tết thì những cánh hoa vàng đã rụng đầy cội, và trên cây, lá xanh ươm lộc mới. Quanh vườn, các nhánh phong lan tiếp tục khoe sắc rực rỡ giữa trời xuân giá buốt.
(Xem: 15377)
Ở đời tuổi tác là một nhân tố quan trọng tác thành nên vị trí của cá nhân trong cộng đồng. Trong đạo cũng vậy, những bậc truởng lão, thâm niên lại càng được kính nể và tôn trọng hơn.
(Xem: 13862)
Dòng đời trôi như dòng sông với thuyền bè xuôi ngược. Lênh đênh trong dòng tử sanh có lắm thứ vui buồn, hạnh phúc thì ít nhưng khổ đau và hiểm nguy lại nhiều.
(Xem: 11614)
Cơn giận có nhiều hình thức. Nó len lén nổi lên trong ta. Trước hết là sự mất kiên nhẫn, rồi thì nóng nảy, bực bội, giận dũ và cuối cùng là thù hận.
(Xem: 9874)
Đức từ phụ Thích-ca Mâu-ni vì lòng đại bi xuất thế, Phật nhật huy hoàng, xua tan màn đêm của vô minh, làm thuyền cứu vớt chúng sanh thoát khỏi ái hà.
(Xem: 9959)
Sống được với lòng bi, chúng ta sẽ cởi mở cuộc sống hạn hẹp của mình trở nên rộng lớn hơn, sâu thẳm hơn.
(Xem: 9905)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm.
(Xem: 10422)
Cầu nguyện bình an, phúc lộc đầu xuân là nét văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đậm chất nhân văn của tất cả những người con Phật.
(Xem: 9334)
Trong niềm tịnh tín Tam bảo, tin Tăng có vai trò rất quan trọng. Nhờ thâm tín Tăng bảo nên nương tựa tu họcdần dần tăng thêm tin hiểu vào Pháp bảoPhật bảo.
(Xem: 9969)
Kinh Phật có câu “tướng tự tâm sanh” tức dáng vẻ, dung mạo bên ngoài của mình từ nội tâm ở bên trong lưu xuất.
(Xem: 10916)
“Tình dục như một vết ngứa, thà không có vết ngứa ấy thì hơn. Nếu không, chúng ta phải cào đến xước da và chảy máu.”
(Xem: 10387)
Chỉ cần dừng lại tâm ô nhiễm thì điểm tới thanh tịnh hiển bày, dừng tâm sân si thì Cực Lạc quốc độ ngay dưới bước chân ta.
(Xem: 10348)
Trong Kinh Bát Dương có nói rằng: “Sanh hữu hạn, tử bất kỳ”, nghĩa là: “Sanh có thời gian, chết chẳng ai biết được”.
(Xem: 10268)
Nếu không có Phật, không có giáo lý Ngài hướng dẫn, có lẽ tôi đã tạo tội bằng non. Nhờ Ngài, tôi biết phân biệt thiện ác...
(Xem: 12399)
Chúng ta lỡ hẹn với giây phút hiện tại này không phải vì mình chần chờ, do dự, mà phần lớn cũng tại vì mình cố gắng và mong cầu quá đi thôi.
(Xem: 10881)
Theo bình chọn của tạp chí Forbes, gia tài của ông trị giá khoảng 7,6 tỷ đô la (USD). Ông còn là người chuyên làm từ thiện nhưng lại có một cuộc sống rất bình dị.
(Xem: 8580)
Khuyến khích mọi người trong gia đình ta thọ năm giới, thì ngày đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ta, vì gia đình ta sẽ được duy trì, và cuộc sống gia đình đơn giản...
(Xem: 9994)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy rằng tiền bạc không mang lại hạnh phúc, vì hạnh phúc thuộc về lãnh vực tinh thần
(Xem: 10843)
Tất cả những lời giáo huấn của Đức Phật được hướng tới việc đạt đến giải thoát khỏi vòng sinh tử
(Xem: 10802)
Các con phải cố gắng niệm Phật, bởi vì công đức niệm Phật rất lớn. Đó chính là áo giáp an toàn nhất có thể che chở cho các con chứ không phải ba mẹ hay của cải vật chất.
(Xem: 9919)
... người ta có thể đoán chiếc thuyền con ấy chính là nhà của lão, vì lão phơi thuốc, xắc thuốc, nấu thuốc ngay trên đó.
(Xem: 11625)
Phái đoàn chúng tôi gồm 34 người đã thực hiện chuyến hành hương Hàn Quốc - Đài Loan - Singapore, dưới sự hướng dẫn của trưởng đoàn Thầy Hạnh Giới.
(Xem: 11438)
Chỉ riêng Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, dù thịnh hay suy, tiếng chuông sớm khuya vẫn không hề gián đoạn, hay tắt lịm giữa đêm tối vô minh.
(Xem: 11482)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui.
(Xem: 9994)
Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa.
(Xem: 9251)
Cha mẹ chúng tôi thương yêu, kính thuận nhau, và cũng hết mực thương yêu con trẻ, không bao giờ có ý ngăn cản sự góp mặt chào đời của mỗi đứa chúng tôi trong gia đình ấy.
(Xem: 10079)
Thuở đó, tăng đoàn thường ba Y, một Bát, từng bước chân trần hoằng hóa đó đây, đêm nghỉ trong rừng, tìm gốc cây êm mát, gối đầu mà ngủ.
(Xem: 9534)
Tập quán lì xì của người Việt chúng ta thực sự bắt nguồn từ một truyền thống lâu đời của Trung Quốc...
(Xem: 11608)
Ta đưa đôi mắt thiền quán nhìn sâu vào danh tướng, để thấy rõ danh tướng có làm cho ai khổ đau không? Danh tướng không làm cho ai khổ đau cả, mà danh tướng cũng không làm cho ai hạnh phúc hết.
(Xem: 11347)
Như từ một đống hoa tươi, Lựa ra ghép lại cho đời tràng hoa, Nhiều tràng phô sắc mặn mà, Người đời cũng vậy khác xa đâu nào
(Xem: 10304)
Mỗi ngày khi vừa thức giấc, Hãy nghĩ rằng, May mắn thay hôm nay, Tôi đã thức dậy, Thấy mình vẫn còn sống, Vẫn giữ được sự sống quý giá của con người.
(Xem: 11670)
Khắp nơi trong cõi dương gian, Hận thù đâu thể xua tan hận thù, Chỉ tình thương với tâm từ, Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm, Đó là định luật ngàn năm.
(Xem: 10161)
“Khi tôi trông thấy một con vật dường như ngu đần mà lại biết khóc, cặp mắt của nó còn lộ vẻ đầy hãi sợ và buồn khổ, tôi bỗng rùng mình!”
(Xem: 10259)
Cứ mỗi lần nhìn bức thư pháp nơi chánh điện chùa Phổ Từ, tôi lại nhớ đến Sư Ông. Không những qua hàng chữ mường tượng ra bóng dáng người mà trong nét bút màu mực lưu lại như còn văng vẳng lời nhắc nhở tràn đầy ưu ái của Sư Ông đối với tôi và mọi người.
(Xem: 10560)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949), mang tựa là Muttodaya (Un Coeur Libéré/A Heart Released/Con Tim Giải Thoát).
(Xem: 11381)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách mang tựa Con tim giải thoát (A Heart Released) của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949).
(Xem: 12055)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi.
(Xem: 9941)
Cho, không phải chỉ là làm vui kẻ đón nhận; mà còn là một thái độ, một nghệ thuật sống ở đời để có hạnh phúc...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant