Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Viết Về H.C.Andersen

21 Tháng Mười 201909:23(Xem: 4023)
Viết Về H.C.Andersen
Viết Về H.C.Andersen
Viết Về H.C.Andersen
Hans Christian Andersen là một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch, hay nói đúng hơn là của tuổi thơ. Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1805 và mất ngày 4 tháng 8 năm 1875, thọ 70 tuổi. Đa phần tên Ông được viết tắt là H.C.Andersen, có lẽ để cho người ta dễ đọc và dễ nhớ, nhất là cho trẻ em. Ngày Ông sinh ra tính cho đến nay ở đầu thế kỷ thứ 21 nầy cũng đã trên 200 năm rồi. Ngày ấy Odense vẫn là một ốc đảo của Đan Mạch, nằm giữa những đảo lớn, có thủ đô Copenhagen và vùng Kolding. Từ Kolding hay Copenhagen muốn đến Odense đều phải đi ngang hai chiếc cầu dài nhất nhì tại Âu Châu và những chiếc cầu nầy cũng chỉ mới được xây dựng vào thế kỷ thứ 20, chứ trước đó thì chắc rằng người ta phải đi ngựa và đi thuyền mới đến được những nơi nào người ta muốn đến của hai mảnh đất liền nằm hai bên ốc đảo Odense nầy.

Tôi có duyên với Đan Mạch từ rất lâu, ít nhất là hơn 40 năm về trước, kể từ năm 1978, 1979. Hồi ấy người Việt Nam mình ở Đan Mạch rất ít, nơi có người Việt ở nhiều là vùng Aarhus. Thuở ấy Đan Mạch cũng chưa có Thầy nào đến định cư, nên mỗi lần có lễ lộc như ma chay, thuyết pháp v.v… các Phật tử hay những cơ quan từ thiện lo cho người Việt Nam thường gọi qua Pháp hoặc Đức nhờ chúng tôi sang Đan Mạch để làm lễ. Người đầu tiên mà chúng tôi biết đến là gia đình của Bác Quang. Đây là một vị lão thành kỳ cựu, là viên gạch đầu tiên xây dựng nên Phật Giáo tại địa phương nầy. Khi Hòa Thượng Thích Quảng Bình sang định cư tại Đan Mạch thì Thầy ấy mới gầy dựng thêm những Chi Hội như: Odense, Copenhagen, Aalborg, Esjberg, Joering và Aarhus, rồi từ đó đến nay hầu như tất cả các địa phương nầy đều có chùa để cho chư Tăng Ni và Phật Tử sinh hoạt.

Địa phương Odense có Chùa Vạn Hạnh đã được thành lập cách đây cũng gần 30 năm và hầu như năm nào tôi cũng có sang đây để hướng dẫn lễ, cũng như giảng pháp cho các Phật tử sau Rằm tháng Giêng hay lễ Phật Đản và Vu Lan, nhất là khi Thầy Hạnh Bảo còn Trụ Trì tại đó. Bây giờ thì Thầy Pháp Quang thay thế và Thầy Hạnh Bảo đã về Turku, Phần Lan để Trụ Trì chùa Liên Tâm. Sau nầy tại địa phương Odense có thành lập thêm Chùa Quan Thế Âm do Ni Sư Thích Nữ Hạnh Khánh Trụ Trì nữa, nên mỗi lần về Odense tôi vẫn thường ghé đến hai chùa nầy để giảng pháp. Lần nầy vào ngày 2 tháng 9 năm 2019 vừa qua, sau ngày làm lễ Vu Lan tại Chùa Quan Thế Âm, tôi rảnh gần một ngày nên cũng có ý đi thăm nơi sinh ra Ông Andersen. Bởi vì tôi đã đến Đan Mạch cũng như Odense nhiều lần, nhưng chưa bao giờthời gian để đi, do vậy có một em Phật tử con của Đạo hữu Diệu Quả phát tâm chở tôi đến thăm căn nhà kỷ niệm của Đại Văn hào nầy. Hiện nay căn nhà nơi Ông sinh ra, người ta vẫn còn giữ nguyên vẹn, hầu như không thay đổi bất cứ một chi tiết nào. Nhà nằm ở đường Hans Jenens Andersen (không biết là người nầy có là họ hàng với Ông không), nhưng nếu ai muốn đến thăm nơi nầy cũng nên để ý bản chỉ dẫn, chứ không sẽ dễ bị nhầm đường. Đặc biệt hơn nữa là những con đường tại đây ngoài tiếng Đan Mạch ra còn có thêm tiếng Hoa và khi vào bảo tàng lịch sử của Ông, tiếng Hoa cũng được dùng để hướng dẫn cho du khách rất tận tường qua những tài liệu hướng dẫn. Nhưng khi tôi hỏi rằng: “Ở đây có ai nói tiếng Hoa được không?”, thì những nhân viên đều lắc đầu và tôi hỏi tiếp rằng: “Tại sao lại phải có bản hướng dẫn bằng tiếng Hoa ngoài tiếng Anh và tiếng Đức?”, người bán vé vào cửa bảo rằng: “Vì có rất nhiều người Hoa đến Đan Mạch chỉ muốn đến Odense để thăm viếng những nơi mà khi còn sanh tiền Ông Andersen đã sống, cũng như làm việc và viết truyện cổ tích cho tuổi thơ tại đó. Như vậy chúng ta thấy rằng: Vị trí văn học của Ông Andersen không còn nằm trong phạm vi Đan Mạch hay Âu Châu nữa, mà tiếng tăm của Ông đã có mặt khắp nơi ở năm châu bốn biển rồi. Do vậy, nếu ai đang ở Đan Mạch mà không đi đến được Odense để thăm thì quả là một điều thiếu sót vô cùng.
HT Nhu Dien
Tôi đã có nhân duyên đến đây và đã ngồi vào chỗ đóng giày của Ông Nội và Cha của Ông ngày nào khi còn tại thế. Nhà của Đan Mạch ngày ấy quá thấp và phòng ốc cũng rất nhỏ, mỗi phòng chỉ dung chứa được chừng ba bốn người là nhiều. Trong nhà không có phòng nào lớn, từ phòng ăn, phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc, phòng viết văn của Ông, cũng như nhà vệ sinh tất cả đều nhỏ thó khiêm nhường. Tôi cao một mét 72, mà khi vào nhà nầy phải khom lưng xuống thì chứng tỏ người Đan Mạch của hai thế kỷ trước họ không được cao ráo như bây giờ. Mới đi chưa hết 10 phút thì đã hết chỗ xem rồi. Nếu quý vị muốn xem thêm thì phải đi vào viện bảo tàng gần đó để xem những con rối mà Ông đã dạy cho trẻ con thực hiện, cũng như giới thiệu về thành phố Odense ngày xưa và nay. Hình bên dưới, quý vị nhìn thấy tôi đang đứng trước cửa vào nhà Ông Andersen, mà mái nhà sà xuống thấp như vậy thì đủ biết là nhà ngày xưa tại Đan Mạch xây cất không cao lắm và con đường nầy rất nhiều du khách qua lại, nhưng chính phủ Đan Mạch vẫn giữ lại nét cổ xưa cho xe ngựa đi, chứ không tráng nhựa như những con đường bên cạnh. Đặc biệt là cả dãy phố nầy cũng vậy, chứ không phải chỉ một ngôi nhà nầy. Ngày trước ở Việt Nam người ta hay kháo nhau là người Nhật lùn, nhưng hôm ấy tôi đến đây, thấy rằng người Tây phương hay nói đúng hơn là người Đan Mạch sinh ra và lớn lên vào thế kỷ thứ 19 cũng không cao mấy. 
HT Nhu Dien 1Cách đây chừng 10 năm có gia đình của Đạo hữu Tâm Trí Lê Hữu Khải sinh sống tại Copenhagen, có mang đến tôi một bản thảo đã đánh máy xong nhan đề là “Truyện kể của Andersen” và gia đình muốn xuất bản để giữ lại kỷ niệm của Thân phụ mình đã một thời sống tại đất nước quân chủ nầy. Ông Lê Hữu Khải trước năm 1975 là một Giáo Sư Đại Học tại Đại Học Huế. Thời Ông ai cũng phải học tiếng Pháp, do vậy khi qua Đan Mạch, Ông đã tìm hiểu về Andersen và đã dịch hết 105 truyện của Andersen viết cho tuổi thơ, có thể từ tiếng Pháp hay tiếng Anh sang Việt Ngữ. Bởi vì Đan Ngữ là một trong những loại ngoại ngữ khó và khi Ông đến Đan Mạch tuổi đã lớn rồi nên tôi chắc rằng Ông không dịch thẳng từ tiếng Đan sang tiếng Việt như nhiều người Việt Nam sau nầy đã dịch. Tôi chấp nhận việc xuất bản và gia đình đã bỏ tiền ra để in. Cuối cùng sách được đóng bìa cứng và có độ dày đến 1.059 trang. Nội dung sách có nhiều mẩu chuyện như: Nữ Nhân Ngư, bộ quần áo mới của Hoàng Đế v.v… rất là thú vị. Quý vị nào muốn đọc những truyện nầy cũng không khó lắm, vì ngày nay trên mọi mảng thông tin hoàn vũ, quý vị có thể lên Internet để lấy xuống đọc; hoặc giả liên lạc về Chùa Viên Giác Hannover để có một tập sách thật dày và in ấn rất công phu do nhà xuất bản Đài Loan lo khâu in ấn nầy.
Hai Ông Bà và cả Bác Sĩ Minh cũng như gia đình và con cái là những người Phật tử thuần thành xuất thân từ Huế, nên tất cả những công đức có được qua việc xuất bản tác phẩm nầy đều hồi hướng lên Tam Bảo để cầu nguyện cho Hai Ông Bà Cụ được sanh về cõi Phậtđặc biệt là làm sao có thể gìn giữ lại được những bút tích mà người thân trong gia đình đã một thời ở Đan Mạch và đã trực tiếp hay gián tiếp góp tay vào việc bảo tồn cũng như phát huy nền văn hóa của Dân Tộc Việt Nam và người Đan Mạch càng ngày càng được gần gũi với nhau hơn. Cũng có nhiều người Việt Nam đang sinh sống ở Đan Mạch rất hãnh diện vì chồng của Nữ hoàng Đan Mạch trong hiện tại là người Pháp, nhưng được sinh ra ở miền Bắc Việt Nam. Do vậy mà nữ Hoàng và Hoàng tế xứ Đan Mạch đều có cảm tình rất đặc biệt đối với người Việt Nam trong hiện tại
Đến đây để thấy rằng Ông Andersen vốn xuất thân từ gia đình lao động bình thường, thế nhưng Bà Nội của Ông vẫn kể rằng gia đình của họ có quan hệ với dòng dõi quý tộc. Trên thực tế thì gia đình Ông cũng có liên hệ với giai cấp Quý Tộc Đan Mạch, nhưng đó là sự quan hệ về công việc chứ không phải là vấn đề huyết thống. 
Bây giờ nhiều người Việt Nam đang ở tại Đan Mạch cũng như vậy, họ rất hãnh diện về việc được làm công dân của nước nầy và đặc biệt là Hoàng Tế được sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, nên họ cảm thấy gần gũi hơn với người dân địa phương. Trên thực tế thì người Việt chúng ta rất giỏi, ngày nay đã có mặt tại 150 quốc gia trên thế giới với hơn 4 triệu người, nhưng đi đâu cũng được nghe khen thưởng còn việc chê bai cũng có, nhưng ít hơn là việc tán dương nầy. Nhiều lúc tôi đi trong xe lửa hay xe điện ngầm, gặp những người Đức bắt chuyện và họ biết tôi có xuất xứ từ Việt Nam, nên họ rất vui và đã nói rằng: “Tại sao chính phủ Đức nhận người Việt Nam ít quá như vậy? Lẽ ra phải nhận thêm nhiều nữa mới đúng, vì lẽ người Việt Nam rất chăm chỉ và nhất là thế hệ thứ hai, thứ ba học hành cũng như làm việc rất tận tụy với nghề nghiệp của mình. Khi nghe như vậy tôi cũng vui lây, nhưng sợ họ nói thêm rằng: “Nhưng tại sao ở Nhật Bản, một đất nước văn minh như vậy mà có nhiều người trẻ Việt Nam đi ăn trộm, khiến cho thế giới ở đâu người ta cũng biết đến cả? Vậy thì người Việt NamNhật Bản và ở Âu Châu cũng như Úc Châu và Mỹ Châu có giống nhau hay khác nhau chăng? Nếu quý vị bị gặp câu hỏi nầy thì cứ xin tùy nghi ứng biến theo từng hoàn cảnh một, chứ ”mía thì sâu có đốt, còn nhà dột thì có nơi”; chứ không lẽ cây mía nào cũng bị sâu hết và nhà mà bị dột hết khắp nơi thì làm sao có thể nương thân được.

Kỳ nầy tôi có dịp sang Pháp, nơi chùa Khánh Anh ở Evry để làm lễ vía Đức Quan Thế Âm cũng như chủ trì hai ngày Thọ Bát Quan Trai cho các Phật tử tại gia vào cuối tuần nầy (18-19/10/2019) và được Thầy Trụ Trì Thích Quảng Đạo sắp xếp để nghỉ tại hậu liêu của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, người khai sáng ra Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu cũng như Khánh Anh nhị tự. Lòng cảm thấy nao nao, vì lẽ cơ ngơi đó, hình ảnh nầy, ngôi đại tự kia mà Hòa Thượng Minh Tâm đã một thân một mình lặn lội đó đây để khuyến khích Phật tử phát tâm xây dựng nên, nhưng ngày nay đến đây chỉ còn thấy chân dung của Thầy nơi Tổ Đường, và trên thực tế thì Thầy đã không ngơi nghỉ công việc một ngày nào trước khi viên tịch vào ngày 8 tháng 8 năm 2013 tại Turku, Phần Lan trong lúc khóa tu học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 25 được tổ chức tại đó. Thầy đi lúc 74, 75 tuổi và nay tôi cũng đã ở tuổi 70, 71 rồi và cũng sẽ có một chuyến đăng trình giống như Thầy và mọi người đều phải kinh qua. Không phải vì buồn hay tuổi phận, nhưng nhận thấy rằng: Cuộc đời của mỗi người trong chúng ta cũng giống như những chuyến xe dài nhiều toa tàu và xe ấy sẽ ngừng ở nhiều bến đổ. Mỗi bến như vậy đều có kẻ lên và người xuống. Có người mang nặng hành lý trên hai vai, trên lưng, mà cũng có lắm người có lẽ đã nhẹ gánh tang bồng, họ không bị chi phối hay bận rộn bất cứ những thứ gì chung quanh mình, nên đã ra đi một cách an nhiên tự tại.
Bùi Giáng là một nhà thơ đại tài của trang sử Việt, nhưng khi Ông sống thì chẳng có người nào ngó ngàng tới, ngoại trừ những chùa viện và Tăng Ni ở Sài Gòn thuở ấy, hay nhiều lắm chỉ có một số người tri kỷ như Kim Cương, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn…và có thể chỉ qua tư tưởng, còn hình hài, sự sinh hoạt thường nhật v.v… họ chắc rằng khó có những điểm chung với nhau. Thế mà hôm nay đã thấy tại Đà Nẵng có tên đường Bùi Giáng rồi đó. Như vậy cũng có nhiều người chết đi rồi mới nổi tiếng, còn trong khi sống thì chẳng ai quan tâm đến. Riêng tôi thì chủ trương hơi khác một chút rằng: Nếu khi ta sống, ta đã chẳng làm được gì cả cho thế nhân, thì khi chết cũng không nên làm rình rang để làm gì. Vì lịch sử bao giờ cũng trung thực và tại sao ta phải tô son trét phấn để làm gì như vậy?

Tôi cũng mong rằng: Những gì Ông Andersen viết hay Bùi Giáng đã để lại cho đời những áng văn, thi phẩm hay như vậy thì hãy nên trân quý lúc còn hiện tiền vẫn hay hơn là khi lớp áo quan phủ lại rồi thì người nằm đó cũng khó cảm nhận được rằng chúng ta đã, đang và sẽ đối xử như thế nào đối với họ, dầu cho có tử tế cách mấy đi chăng nữa!!!

Viết xong vào lúc 16 giờ ngày 18 tháng 10 năm 2019 tại thư phòng chùa Khánh Anh Evry, Pháp Quốc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2220)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
(Xem: 2024)
Hơn nửa đời người, hay cả cuộc đời, nếm đủ đắng cay buồn tủi, niềm vui thì khiêm tốn, nỗi buồn quá mênh mông. Chòng chành theo con thuyền thân phận, lúc tàn khoảnh khắc theo cổ máy thời gian, nhìn lại trong rêu phong tĩnh lặng, trên khuôn mặt nhiều nếp chập chùng của ưu phiền, mới hiểu rằng “Ta có đại hoạn do ta có thân. Nếu ta không thân sao có đại hoạn”.
(Xem: 2024)
Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nồng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu.
(Xem: 2314)
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng...
(Xem: 2192)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng...
(Xem: 2243)
Sống trong tư duy phân biệt đối đãi ở đời không chuyện gì không phải thị phi (đúng sai).
(Xem: 2320)
Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác.
(Xem: 2041)
Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới.
(Xem: 2166)
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả.
(Xem: 2298)
Ngày nay, thiền định không những được biết đến qua tên tuổi các vị Thiền sư, qua những công án thiền, mà còn thực sự đi sâu vào đời sống tu tập nội tâm của mỗi người.
(Xem: 2197)
Rốt cuộc một mình. Một mình thôi. «Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi... Đời như vô tận. một mình tôi về, một mình tôi về... với tôi!»
(Xem: 1778)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
(Xem: 2295)
Tình mẫu tử, một chủ đề quá quen thuộc, không chỉ là mạch nguồn cảm hứng bất tận trong...
(Xem: 2177)
Cứ mỗi độ Vu Lan về, những người con Phật lại nao nao lòng.
(Xem: 2348)
Khi nói đến chữ Hiếu chẳng mấy ai lấy làm xa lạ, vì nó đã trở thành truyền thống rất quen thuộcăn sâu vào tâm trí ngay khi còn bé.
(Xem: 2366)
Khi tu hành được một thời gian, có người thì ngày càng tăng trưởng đạo lực, Giới - Định - Tuệ thêm lớn nhưng ngược lại có người thì suy giảm, thối thất.
(Xem: 2494)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên.
(Xem: 2213)
Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, gửi tặng sinh nhật mẹ
(Xem: 2002)
Hít vào tâm tỉnh lặng Thở ra miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giây phút đẹp tuyệt vời.
(Xem: 2070)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2233)
Kinh Phật chỉ nói lên sự thật để cho mọi người cùng suy xét mà sống sao cho được hạnh phúc an lạc, lợi mình, lợi người.
(Xem: 2056)
Theo truyền thống ở châu Á, thiền địnhgiác ngộlãnh vực của những người xuất gia và người tu luyện yoga
(Xem: 2133)
Mọi người ai cũng biết đạo Phậtđạo trí huệ, từ bi, tôn trọng sự sống của muôn loài.
(Xem: 3631)
“Người ngu nghĩ là ác Khi ác chưa chín muồi Ác nghiệp chín muòi rồi Người ngu chịu khổ đau”
(Xem: 2097)
Sau hơn 2.600 năm hình thành và phát triển, Phật giáo đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
(Xem: 2186)
Có người cho rằng có một công việc tốt là lựa chọn của họ trong cuộc sống hạnh phúc.
(Xem: 2652)
Khi gặp chuyện muộn phiền, khó khăn, hay gặp lúc bế tắc, khó xử, người ta thường buột miệng mà nói ra 2 chữ: “Tùy duyên”.
(Xem: 2275)
Xưa nay, hành giả nào chọn cuộc sống tu hành theo chân Phật hướng đến giác ngộ giải thoát, đều phải học những lời Phật dạy, gọi là Pháp học.
(Xem: 2093)
Cuộc sống của con ngườivạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gianthời gian.
(Xem: 2229)
Chúng ta" giống như cây. "Chấp thủ" giống như dây leo. Nếu như ta khao khát được ngắm cảnh, thì cảnh chập chờn quanh mắt ta.
(Xem: 2568)
Nhiều người lấy cái lí "Phật tại tâm" nên không bao giờ đi chùa, lễ Phật, tụng kinh hay tìm hiểu giáo lý.
(Xem: 2202)
Tôi ngồi đây lắng nghe quý thầy cô tụng bài kinh Bát Nhã thật hay.
(Xem: 3055)
Chúng ta không nên quá bận lòng với những việc tốt xấu, đúng sai của thế gian, chỉ cần quản lý tốt
(Xem: 2228)
Sống trong đời, mỗi người nếu khôngthiện tâm nuôi dưỡng thì đời sống sẽ trở nên bức bách; con người sẽ sống mà không có hạnh phúc an lạc.
(Xem: 1986)
Tu căn là một trong những pháp hành quan trọng của giáo pháp Thế Tôn.
(Xem: 2171)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2460)
Phiền não vô lượng, nghiệp chướng vô cùng nhưng nếu nắm trong tay chìa khóa chánh niệm, tỉnh giác...
(Xem: 2329)
Theo thuật ngữ Phật giáo Tàm – Quý có nghĩa là biết hỗ thẹn, biết liêm sĩ.
(Xem: 2070)
Con người từ khi ra đời đã tồn tại “cá nhân” hay “cái tôi”. Thế nên, rất cần phân biệt “cá nhân hay cái tôi là thực kiện” và “cá nhân hay cái tôi do suy tưởng”.
(Xem: 1965)
Phật giáo, một con đường lý tưởng đi vào lòng dân tộc Việt từ ngàn xưa, trở thành một nếp sống tâm linh thuần thiện và tịnh khiết
(Xem: 1680)
Chúng ta đang sống trong cõi dục, sinh ra từ tham ái nên mọi người, mọi loài trên thế gian này đều chịu kiềm tỏachi phối của dục vọng.
(Xem: 2550)
Trong hàng đệ tử của Đức Phật, có một vị tăng hình dung xấu xí, lùn thấp, không chút nào hảo tướng, nên người mới gặp ...
(Xem: 2201)
Cái chết của những người thân yêunghiệp chướng của tôi hay của họ? Cuộc sống của chúng ta luôn tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, và...
(Xem: 2671)
Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy.
(Xem: 2451)
Vô ưu, Phạn ngữ Asoka, Hán ngữ phiên âm A du ca, A thúc ca, A thuật ca… dịch nghĩa là Vô ưu hoa, hoa không ưu tư phiền muộn.
(Xem: 2146)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
(Xem: 2568)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2420)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2255)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2566)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant