Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sống Lâu, Sắc Đẹp, Phát Lộc, Phát Tài, Phát Lợi..

28 Tháng Mười 201906:35(Xem: 5003)
Sống Lâu, Sắc Đẹp, Phát Lộc, Phát Tài, Phát Lợi..
SỐNG LÂU, SẮC ĐẸP, PHÁT LỘC, PHÁT TÀI, PHÁT LỢI..

Sư Giác Nguyên giảng


Con Đường Chư Phật Đã Dạy

Tôi có dịp được cầm trên tay vài quyển kinh tụng của các đời (cách đây mấy chục năm, hoặc quyển mới được biên soạn gần đây của Thái), kinh tụng dành riêng cho tỳ kheo, kinh tụng dành riêng cho sa di, tôi cũng từng cầm trên tay cuốn kinh tụng của Phật Giáo Khmer và đương nhiên tôi cũng đã cầm trên tay quyển kinh tụng của Phật Giáo Nam Tông Việt Nam, tôi rất lấy làm ngạc nhiên là vì sao có quá nhiều bài kinh mà nội dung cốt tủy tinh hoa lại không được bỏ vào trong đó, mà lại chèn nhét vào quá nhiều những bài kinh thuần túy thần quyền.

Thí dụ:

Con xin lễ chư Phật 28 Chánh biến tri, 1 triệu Chánh biến tri. Con xin oai lực của Tam Bảo hộ trì cho con được vô bịnh, được sống lâu. Con xin hồi hướng chư thiên, xin chư thiên hộ trì cho con. Con xin được sống lâu, sắc đẹp, phát lộc, phát tài, phát lợi…

Tôi rất lấy làm lạ là tại sao kinh điển quá hay mà mình cứ đi tụng tới tụng lui mấy cái này. Quí vị sẽ ngạc nhiên là tại sao kinh mà ông sư lại chê. Xin thưa, đó không phải kinh, không phải trong chánh tạng, những cái bài tôi nói có nội dung kỳ cục đó là do đời sau.

Đời nhà Thanh bên Trung Hoa có ông Ngọc Lâm quốc sư mà nhiều người Việt Nam đọc quyển Thoát Vòng Tục Lụy (của tác giả Tinh Vân do Hòa Thượng Quảng Độ dịch) tưởng đây là một nhân vật trong tiểu thuyết, một nhân vật huyền thoại. Không phải, đó là quyển sách hư cấu, nhưng nhân vật đó là nhân vật có thiệt. Đó là một vị trưởng lão tôn túc của Phật Giáo nhà Thanh, được triều nhà Thanh rất trọng vọng, và vị đó đã biên soạn ra những chương trình công phu cho Phật giáo tại Trung Quốc thời nhà Thanh. Những kinh kệ được Phật Giáo Việt Nam giữ nguyên lại như: Tụng Chú Đại Bi, Chú Lăng Nghiêm vào kinh sáng, kinh khuya, kinh chiều, hô canh gì gì đó… phần lớn toàn bộ là do Ngọc Lâm quốc sư bên nhà Thanh sắp đặt, mình đem về xài.

Còn kinh lễ bái Tam Bảo bằng tiếng Pāḷi mà mình thấy của người Thái, của người Campuchia và người Việt Nam – đương nhiên, Phật Giáo Nam Tông VN Nguyên Thủy là từ Campuchia về – thì rất nhiều bài tụng, và ngay cả bài nào trước bài nào sau, và đặc biệt đa phần những bài tụng trong đó là do một vị hoàng tử Thái Lan đi xuất gia, Kláu-Chấu-Dù-Hủa. Ngài đi xuất gia, ngài giỏi tiếng Pāḷi rồi ngài mới soạn mấy bài tụng đó.

Rồi do ảnh hưởng chính trị, ảnh hưởng kinh tế của Thái Lan, Campuchia tự nhận họ là nhược tiểu thì cái tinh thần nhược tiểu ấy thấm luôn trong giới tăng sĩ và người ta lại thấy mấy bài đó hay. Giống như mình thích Trung Quốc thì cái gì của Trung Quốc cũng hay, mình thích Mỹ thì cái gì của Mỹ cũng hay, mặc cái áo mà có cái lá cờ Mỹ nhỏ xíu bằng móng tay cũng hãnh diện, cuối tuần dắt con đi ăn hamburger, hay ăn pizza, cũng hãnh diện, trong nhà có cái xe máy Tàu cũng hãnh diện, có cái xe Honda của Thái ráp cũng hãnh diện. Nghĩa là trong cái tâm thức nhược tiểu thì mình cứ hay thờ tùm lum lắm.

Lẽ ra kinh điển thì cứ lấy Tam Tạng, Chú giải ra mà đọc, đọc cho tới chết cũng chưa chắc đã hết. Đằng này vì cái tâm thức nhược tiểu mà Phật Giáo Campuchia, Phật Giáo Lào, (từ đó dẫn đến) Phật Giáo Việt Nam đã mặc nhiên chấp nhận đem thờ luôn mấy cái bài kinh công phu như là “Uttamaṅgena vandeham. Pādapaṃ suṃ varuttamaṃ. Buddhe yo khalito doso. Buddho khamatu taṃ mamaṃ. Con đem hết lòng thành kính cúi đầu làm lễ vi trần dưới chân Đức Phật, là Đấng Chí Tôn Chí Thánh…,” gì gì đó, toàn bộ là của Thái Lan người ta soạn ra. Rồi mình tha về đọc mình tưởng là hay.

Nhưng xin quí vị nhớ giùm một điều: lễ Phật, niệm Phật, tin Phật, kính Phật, thờ Phật, lạy Phật… tất cả đều là hay, nhưng hãy nhớ là Phật đã dạy cái gì, Phật đã hành trì cái gì và Phật muốn mình tu cái gì. Chứ không nên dành quá nhiều thời gian ăn rồi réo gọitán thán hoài. Quí vị hãy mở giùm tôi cái bài Kinh Nhật Tụng xem trong đó nội dung tu hành được bao nhiêu. Chỉ toàn là cầu, khẩn, nguyện, lạy lục thôi.

Tôi liếc thấy bên Làng Mai cũng có sách nhật tụng riêng. Tôi thấy chư tăng Huyền Không cũng điều chỉnh lại nghi thức về Tam Bảo, dĩ nhiên cũng quẩn quanh cái nội dung của miền Nam nhưng các vị ngoài đó lại sử dụng thể văn vần (thể thơ như lục bát hay song thất lục bát, hoặc thơ ngũ ngôn…). Miền Nam mình đa phần tụng kinh văn xuôi. Dù gì thì bên Làng Mai cũng có cái riêng và ngài Huyền Không cũng có cái riêng.

Ở đây chúng tôi xin tuyệt đối nhấn mạnh và xin quí vị hiểu giùm là ở đây không hề có cái riêng. Phật Giáo tồn tại là vì chư tăng không thích có cái riêng. Chư tăng quá mê cái riêng thì cái chung sẽ bị lãng quên. Tôi kéo níu mọi người hãy lìa cái riêng để về cái chung, thí dụ tôi đem trích các bài kinh hay thiệt là hay trong chánh tạng mà tôi cho là cốt lõi tinh hoa của đạo Phật đem về chị em chòm xóm sớm hôm công phu tụng với nhau để mà nhớ Phật dạy cái gì, thế nào cũng bị người ta nói tại sao không xài các quyển của ngài Hộ Tông, của ngài Pháp Tri. Họ tưởng cái đó là cái chung. Cái đó không phải là cái chung, đó là một mảnh vụn riêng tư của Phật Giáo Campuchia.

Cái chung ở đây phải là cái gì trong Tam Tạng kinh điển, cái gì mà người Nhật, người Anh, người Đức, người Mỹ, người Pháp họ biết tới kìa, chứ còn cái bài Uttamaṅgena vandeham… Tây, Mỹ, Nhật, Đại Hàn, Do Thái họ có biết hay không? Dạ thưa không.

Cái gì mà 26 thế kỷ qua, các thế hệ tăng và tục trên toàn cầu đã biết tới, tôi gọi cái đó là cái chung. Còn cái phần của ngài Kláu-Chấu-Dù-Hủa viết mới cách đây có một hai trăm năm thôi.

(Bài giảng trên được trích từ trang New Dharma Readers / Facebook)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10928)
“Mình với ta tuy hai mà một, Ta với mình tuy một mà hai”... Như Hùng
(Xem: 11268)
Thực thi giới không sát sanhchúng ta đang nuôi dưỡng tâm từ, tức là nuôi dưỡng tâm vô tham, vô sân, vô si... Thích Phước Đạt
(Xem: 11054)
Người Đời Ai Biết? - Tản mạn về cuộc hội ngộ của Ngài Đạt Lai Lạt Ma với Chùa Viên Giác... Nguyên Đạo
(Xem: 13124)
Tôi rất nhỏ, chắc chỉ bằng một đóa hoa nắng trong không gian, vì vậy mà thân tôi rất nhẹ, có thể bay đến bất cứ nơi nào tôi muốn và nghe được rất nhiều tâm tư của mọi người... Chiêu Hoàng
(Xem: 11208)
Hạt sương theo sức nhấn, lăn nhẹ theo, rồi đậu giữa lòng bàn tay, tròn trịa, vẹn toàn, không rơi vãi đi đâu chút nào!... Hạnh Chi
(Xem: 10656)
Che mắt, bịt tai, từ ngàn xưa, vốn không phải là hành vithái độ của người trí. Người trí là người luôn mở mắt lắng tai để thấy, để nghe, để nắm bắt thực tại... Vĩnh Hảo
(Xem: 12490)
Chính những ông thầy chùa này đã trực tiếp đóng góp một phần rất lớn trong việc làm cho đạo Phật thấm vào lòng người và lan ra xã hội... Thị Giới
(Xem: 10034)
Câu chuyện sau đây được Cố Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm kể lại vào một buổi trưa khi tôi hầu quạt cho ngài tại Am Hoàng Trúc... TT Thích Nguyên Tạng
(Xem: 10738)
Mình đã tu. Bạn ạ. Bất ngờ lắm? Giật mình phải không. Tu rồi mới hiểu. Lâu nay mình cứ chấp thủ dựng lô cốt tự nhốt mình lại... Nhụy Nguyên
(Xem: 10248)
Một con người phi thường đã xuất hiện trên thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi íchhạnh phúc cho muôn loài... Thiện Ý
(Xem: 10710)
Nguyện rằng suốt đời tôi, từ bây giờ cho tới mãi mãi sẽ là người che chở cho những người không được chở che, là người hướng dẫn cho những ai lạc lối... Hoa Lan Thiện Giới
(Xem: 10316)
Viết để tưởng nhớ những người Nhật Bản đã hy sinh qua trận động đất và Tsunami vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 tại 5 tỉnh thuộc miền Đông nước Nhật... HT Thích Như Điển
(Xem: 6046)
Trong sáu nẻo luân hồi, nếu không tinh tấn tu luyện hẳn nhiều người còn phải “ghé vào” ở các kiếp kế tiếp.
(Xem: 11334)
Cho nên, không thể nói Phật ở ngoài tâm hay trong tâm được. Nói ở ngoài là nói thấp, nói ở trong là cao hơn một chút. Ðến chỗ rốt ráo, thì Phật là tâm và tâm là Phật. Cả hai vừa là thực vừa là huyễn... Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
(Xem: 10635)
“Đàm Hoa lạc khứ hữu dư hương” không sai chút nào hết. Hoa Ưu Đàm dầu cho có rơi rụng; nhưng hương thơm ấy vẫn còn đây... HT Thích Như Điển
(Xem: 9849)
Mùa lễ Vu Lan vừa mới qua đi. Những buổi lễ lớn, các nhạc hội, và các khóa tu... đã được tổ chức hoàn mãn ở nhiều chùa tại hải ngoại... Nguyên Giác
(Xem: 10520)
Những khám phá vĩ đại của ngành khoa học vật lý lượng tử đem đối sánh với kinh điển nhà Phật đã phần nào hé lộ chân tướng vũ trụ trong con mắt loài người... Nhụy Nguyên
(Xem: 10686)
Cái nhì không đơn thuần là một quá trình vật lý, mà là một chuổi những quá trình vật lýtâm lý tiếp nối nhau. Trong chuỗi quá trình tâm vật lý ấy xuất hiện những thái độ tâm lý buồn, vui, ưa, ghét… Thích Chơn Thiện
(Xem: 9922)
Tâm Minh Ngô Tằng Giao - Trích dịch theo Ngụ Ngôn Thiền Ngày Nay của Richard McLean... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 11026)
Em mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn, Khoé môi cười nắng quái cũng gầy hao, Như cò trắng giữa đồng xanh bát ngát, Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao...
(Xem: 11128)
Ngôn ngữ của Thiền trong Thi ca bất luận sử dụng theo một cấu trúc nào nó vẫn luôn hàm chứa những triết lý siêu việt, vượt ra ngoài cảm quantri giác của cuộc sống đời thường... Thiện Long - Hàn Long Ẩn
(Xem: 11046)
Tôn giáo là liều thuốc làm giảm thiểu xung đột và khổ đau của con người chứ không phải làm chúng thêm trầm trọng. Đức Dalai Lama.
(Xem: 12971)
Thân như cánh nhạn lạc bầy, Chợt vàng thu chớm nhớ ngày Vu Lan, Nhớ ngài Đại Hiếu Mục Liên, Công ơn của Mẹ lời nguyền xin dâng !
(Xem: 17804)
"Sức mạnh của Phật Giáo không phải là ở nơi chính trị mà ở văn hóaxã hội, giáo dục là hàng đầu..." Quang Trường Võ Văn Xuân
(Xem: 14583)
Cơ hội làm người của chúng ta trong đời sống quý báu của kiếp người nầy không bền lâu. Không sớm thì muộn, cái chết rồi cũng sẽ đến với tất cả mọi người... Thiện Phúc
(Xem: 11512)
“Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” là tập thơ gồm 23 bài – đúng hơn là 23 điệp khúc - của Thầy Tuệ Sỹ được xuất bản trong nước vào năm 2009... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 11400)
Nhưng lạ lùng thay, trước đó các nhà sư Phật giáo khi đến vùng hiểm trở này lại đi lẻ loi một mình. Vậy mà đủ trí tuệ đức hạnh cảm hóa cả quốc gia theo Phật mà không hề ép buộc, hãm hại ai... Huyền Lam
(Xem: 11296)
Lắc đầu cho mọi ý nghĩ bay theo bão, thầy đi vòng quanh nhà, tay sờ vào từng chỗ cửa. Thấy đã nêm nẹp chặt chẽ. Rồi thầy lẹ làng rời căn nhà, hướng về ngôi chùa...
(Xem: 10564)
Cuộc đời con người sống chỉ khoảng 80 năm, nhưng loanh quanh, lẫn quẫn trong sự vui buồn, thương ghét, phải quấy, tốt xấu, hơn thua, thành bại và được mất... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10013)
Một trong những yếu tố khiến con người của thế giới văn minh đương thời quan tâm đến Phật giáođặc tính nhân bản của Đức Phật... Viên Trí
(Xem: 10735)
Cơm Hương Tích, cũng giống như Trăng Lăng Già, Thuyền Bát Nhã, Trà Tào Khê,… là những thuật ngữ trong cửa chùa mà ai ai cũng đã hơn một lần nghe qua.
(Xem: 11660)
He's Leaving Home, quyển tự truyện của tác gỉa Kiyohiro Miura, đã được giải thưởng đặc biệt AKUTAGAMA của Nhật. Quyển sách miêu tả về sự mâu thuẫn trong tình cảm của các bậc cha mẹ có con xuất gia...
(Xem: 9336)
Trời vừa trút xuống cơn mưa, lúc hạt nặng, lúc như mưa rào, tung tăng trên mái nhà, mặt đường, nhưng cũng đủ làm dịu mát lại bầu không gian, sau bao ngày nóng bức... Cư sĩ Liên Hoa
(Xem: 9841)
Đến với thành phố Đà Lạt, rồi xa cách, rồi chia lìa, ai cũng có lòng nhung nhớ, nhất là những người tha hương... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 9449)
Lòng tin theo Phật giáo phải là chánh tín, tức niềm tin sau khi đã được cân nhắc, nghiệm xét, quán chiếu, hành trì, chuyển hoá nhờ phát sinh trí tuệ.
(Xem: 12099)
Văn chương Bát Nhã ca ngợi trí tuệ (prajñā) là Ba-la-mật (pāramitā), nghĩa đúng là “đi xa hơn” (đến Niết Bàn), và những sự “hoàn thiện” khác liên quan đến con đường của Bồ Tát (Bodhisattva-path).
(Xem: 10351)
Chúng ta đang dần dần mất đi một giá trị vô cùng to lớn, một lối nghĩ suy, một cách trải nghiệm thời gian. Ấy là chiều sâu... Trần Hữu Dũng
(Xem: 10831)
Suối biếc chuyển lời kinh vọng khắp, Bụi hồng theo ngọn gió tung hê, Bổng dưng tìm thấy con người thật, Của chính mình xưa trót lạc đề… Trần Đan Hà
(Xem: 11682)
Tóm Lược Văn Học Hoa Kỳ là Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 5/2007.
(Xem: 11271)
Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu vẫn duy trì mãi, để đem đến một làn gió mới về Phật pháp cho chúng con được nhờ. Và mong rằng hương thơm này vẫn còn mãi bay xa... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 9430)
Kỷ niệm một Chuyến Hoằng Pháp Âu Châu thật tuyệt vời và đáng nhớ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11308)
Xin cảm ơn Đạo, cảm ơn Đời đã tặng cho tôi cái may mắn nầy, mà nhiều người trong chúng ta chắc rằng cũng có được nhiều cơ hội như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 10920)
Chuyển đổi từ ý niệm xấu để trở thành ý niệm tốt. Do đó, nhà Phật nói chuyển nghiệp mà không nói sửa nghiệp là vậy... Lê Sỹ Minh Tùng
(Xem: 12515)
Khóa Tu Học Phật Pháp kỳ 3 tại Hòa Lan từ 28 tháng 3 đến mùng 1 tháng 4 năm 2013... Thiện Giới
(Xem: 13786)
Phật pháp vốn không có biên giới; cho nên tôi đã đến với giáo lý Phật Đà cũng như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 11725)
Hành giả quan sát những tư tưởng của mình được đan kết lại cùng nhau như thế nào và dính mắc vào y ra sao... Trịnh Xuân Thuận
(Xem: 15427)
Một nỗi buồn nhớ vu vơ xâm chiếm tâm hồn, tôi nhận ra vô thường trong từng sát na... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 11459)
Người Cha đầu tiên của Việt Nam là vua Lạc Long Quân, thuộc giống Rồng mang họ Hồng Bàng, sắc dân Lạc Việt, gặp Mẹ Việt Nam là bà Âu Cơ, thuộc giống Tiên.
(Xem: 13351)
Hứa hẹn sẽ vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn và phát triển các khóa tu học Phật pháp mỗi năm một lần vào mùa nghỉ lễ Phục Sinh... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7690)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant