Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tổng Quan Về Giới Học

30 Tháng Mười 201907:05(Xem: 4791)
Tổng Quan Về Giới Học

TỔNG QUAN VỀ GIỚI HỌC

Thích Trung Định

Già Lam  Hương Thiền

Những quy tắc đạo đức có một vị trí rất quan trọng trong hầu hết các tôn giáo. Pháp luật hay các quy ước là đều cần thiết đối với bất cứ thành viên nào trong xã hội.Trong mỗi gia đình nếu khôngquy tắc, gia đình đó sẽ xảy ra bất đồng; một quốc gia, nếu không có phép nước, thì quốc gia đó sẽ nổi loạn. Trong Phật giáo cũng vậy, giới luật đóng một vai trò vô cùng đặc biệt. Giới được xem là mạng mạch của đời sống Tăng già. Vì vậy, trong đời sống sinh họat của Tăng đoàn hầu hết các quy tắc đặt ra là để phòng hộ, ngăn chặn các hành vi, lời nói bất thiện của vị Tỳ kheo do tham lam, sân hận hay si mê chi phối. Giới là để chế ngự các bất thiện pháp, phụng hành các thiện sự, và thanh tịnh các tâm hành.

Giới là một trong Tam vô lậu học, giới, định và tuệ- Con Đường Thanh Tịnh (Visuddimagga) hay Con đường giải thoát (Vimuttimagga), đưa chúng sanh đến bờ an vui giải thoát. Lý do giới được đặt ở đầu tiên và đặc biệt nhấn mạnh là vì giới là nền tảng của tất cả các thành tựu tâm linh. Chính Đức Phật đã xác tính với môn đệ của mình rằng giới luật là nền tảng của sự tiến bộ tâm linh. ‘Nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ’. Sự hoàn hảo trong giới đánh dấu giai đoạn đầu tiên trong sự phát triển đời sống tinh thần của người đệ tử Phật. Những lời khích lệ của đức Phật với chúng đệ tử trong vấn đề tuân thủ giới luật được tìm thấy nhiều trong kinh tạng Nikāya, đôi khi Đức Phật dạy cho từng cá nhân nhưng có khi ngài giáo giới cho toàn bộ đại chúng. Điều này cho thấy rằng giới luật là nền tảng căn bản của nếp sống thiền môn. Công việc đầu tiên của người tu tập là phải thọ trì giới pháp để thực hành, nhằm điều chỉnh lại các oai nghi chánh hạnh theo tinh thần giới luật, gạt bỏ những thói hư tật xấu để hoàn thiện tư cách tác phong của người xuất gia học đạo.

Ý nghĩa giới học

Giới (sīla), cả hai ngôn ngữ Pāli và Phạn đều dùng thuật ngữ sīla. Về Phạn bản, tác giả Arthur Anthony Macdonell định nghĩa: “Giới là thói quen hay tập quán, phong tục, sự thu thúc, đặc tính, hành vi, sự ứng xử tốt hay thói quen, tính cách cao thượng, ngay thẳng, quy tắc đạo đức…” Về Pāli ngài Buddhadata Mahathera định nghĩa: “Giới là sự tự nhiên, thói quen, đạo đức, thực hành, giới luật.”[1] Giới theo nguyên nghĩa của nó là tự nhiên, là thói quen. Do vậy, giới vốn là thực tại với quy luật vận hành, nếu hành động trái với quy luật tự nhiên thì gặp trở ngại. Qua đó, ta hiểu rằng, giới là chuẩn mực để đánh giá hành động đúng hay sai, điều gì nên làm và điều gì không nên làm, để thoát khỏi mọi trói buộc khổ đau. Giới được định nghĩa là phòng phi chỉ ác và chỉ ác tác thiện. Như Đại Trí Độ Luận nói: “Dứt ác không làm trở lại gọi là giới.”[2]

Theo Từ điển của Rhys Davids cắt nghĩa, giới (sīla) có gốc từ ngữ căn Sìl. Ngữ căn Sìlhai nghĩa: Upadhāranā (luân lý, đạo đức của Phật giáo, cách cư xử, tư cách đạo đức) và samādhi (định, thiền). Do vậy mới có thuật ngữ Định cộng giới, và Đạo cộng giới, vì khi ở trong thiền định tam nghiệp luôn thanh tịnh thì đó là giữ giới.[3]

Giới cũng được dịch là Thanh Lương, nghĩa là mát mẻ, vì giới có công năng dứt ba nghiệp quấy ác thiêu đốt. Thanh Tịnh Đạo Luận giải thích rằng: “Sự tránh xa cực đoan mê đắm dục lạc được nêu bằng giới. Giới là phương tiện để vượt khỏi các đọa xứ, đề phòng sự vi phạm những điều ô nhiễm và thanh lọc những ô nhiễm do tà hạnh.”[4]

Giới được gọi như thế là vì nó có nghĩa của sự kết hợp, kết hợphai nghĩa: một là phối hợp, chỉ sự không bất nhất trong ba nghiệp thân, khẩu, ý nhờ đức hạnh, hai là nâng lên, nghĩa là giới là nền tảng cho các thiện pháp.[5] Thuật ngữ ‘giới’(sīla) bao gồm các nội dung tương tự khác như sự kiềm chế (saṁvara) và bất hại (civitikama). Các chức năng của giới có hai ý nghĩa: (1) hành động để ngăn chặn hành vi sai trái và (2) thực hành hoàn thiện các việc lành. Biểu hiện của nó (paccutthāma) là một sự kết hợp của hai đức tính tàm và quý (otappa). Vì tàm và quý là nhân gần của giới. Khi tàm quý có mặt thì giới phát sinh và tồn tại, ngược lại nếu khôngtàm quý thì sẽ hành động như cầm thú.

Giới còn có hai nghĩa: Tác trì (caritta), và chỉ trì (varitta). Giới tác trì dựa trên thực tế phát triển điều lành; và giới chỉ trìdựa trên tránh làm việc ác. Nói cách khác, tất cả các quy tắc đạo đức, là những hình thức tích cực nên được bao gồm trong giới tác trì. Tất cả các giới luật bao gồm tránh những tệ nạn, giết hại, trộm cắp vv được trong các hình thức tiêu cực có thể được bao gồm trong giới chỉ trì.

Chữ Giới trong Giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa (Sk: Prātimoksa, Pāli: Patimokkha) có nghĩa là Biệt giải thoát hay Xứ xứ giải thoát, Tùy thuận giải thoát. Biệt giải thoátgiải thoát từng phần: giữ giới nhiều thì giải thoát nhiều, giữ giới ít thì giải thoát ít. Tùy thuận giải thoátgiải thoát tùy thuộc vào quả hữu vi hay vô vi của người hành trì.

Trong Thanh Tịnh Đạo Luận, ngài Phật Âm định nghĩa: “Giới là gì? Đó là các pháp khởi từ Tư Tâm Sở (cetanā) hiện hữu với một người từ bỏ sát sanh,v.v. hay nơi một người thực hành viên mãn các học giới (vatta). Patisambhidā nói: ‘Giới là gì? Có giới là tư tâm sở (cetanā), có giới là các tâm sở, thọ, tưởng, hành (gọi chung là cetasika), có giới là sự chế ngự, có giới là không vi phạm.[6]

Theo ngài, giới có nghĩa là chế ngự theo năm cách như sau: Chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Ba la đề mộc xoa; chế ngự bằng tỉnh giác; chế ngự bằng tri kiến; chế ngự bằng kham nhẫn; chế ngự bằng tinh tấn. Giới có nghĩa là kết hợp, vì nó kết hợp ba nghiệp thân, khẩu, ý, hướng đến con đường thánh thiện. Giới có nghĩa là nền tảng, vì nó làm cơ sở cho các thiện pháp phát sinh. Giới còn có nghĩa là thanh lương, vì nó làm cho người giữ giới cảm thấy thân tâm mát mẻ.[7]

Kinh Di giáo trong phần trì giới bao gồm các mục như sau: 1. Kiềm chế tâm (controlling the mind); 2. Ăn uống điều độ (eating & drinking temperately); 3. Tiết chế ngủ nghỉ (sleeping strictedly); 4. Kiểm soát sự nóng giận (controlling the anger); 5. Kiềm chế tính tự buông thả (controlling the self-indulgence); 6. Bỏ đi tính xu nịnh (quitting of flattery); 7. Giảm thiểu dục vọng (lessening of desires); 8. Biết đủ (being satisfied enough).

Qua các định nghĩa trên, giúp chúng ta hiểu rõ vai tròý nghĩa của giới luật. Vì người thực hành giới sẽ đạt được ba mục tiêu:  không làm các điều ác (chư ác mạc tác), làm các việc lành (chúng thiện phụng hành), giữ tâm ý thanh tịnh, loại bỏ hết các lậu hoặc (tự tịnh kỳ ý).[8] Đó cũng là mục tiêu tối thượng của bất cứ ai thực hành theo Phật giáo.

Do vậy, trong lời bài kinh cuối cùng trước lúc Thế Tôn diệt độ, Ngài ân cần căn dặn chúng đệ tử rằng: “Này các Tỳ kheo sau khi ta diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như người mù mà được mắt sáng, nghèo mà được ngọc quý. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu ta ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy. Người xuất gia luôn lấy giới luật làm cương lĩnh tu tập để chuyển hóa thân tâm, trang nghiêm huệ mạng. Tăng đoàn phát triển đều do nương vào giới luật để thiết lập sự hòa hợpthanh tịnh. Như vậy, giới luật nhằm ổn định quy củ Thiền môn, là áo giáp phòng chống giặc phiền não, là đạo quân tiên phong mở cánh cửa giải thoát. Do vậy, cả hai truyền thống Phật giáo Nam tạng cũng như Bắc tạng đều xác quyết tầm quan trọng của giới luật rằng: ‘Giới luật là Đấng đạo sư’ và một bên thì khẳng định ‘Nếu ta ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy’ đủ để thấy tầm quan trọng của giới luật như thế nào.

Ba la đề mộc xoa (Patimokkha)

Ba đề mộc xoa (tiếng Phạn: Prātimoksa; Pāli: Patimokkha) chứa các giới điều của Giới bổn Tỷ kheogiới bổn Tỷ kheo ni, còn gọi là giới cụ túc. Thuật ngữ này được dịch là ‘biệt giải thoát’. Do đó, nó liên quan đến nhiệm vụ của Phật giáo để giải thoát cá nhân con người ra khỏi khổ đau mà người đó phát nguyện thọ trìthực hành theo tông chỉ của giới bổn ấy. Prati có nghĩa là ‘hướng tới’, và mokṣa nghĩa là ‘giải thoát khỏi vòng luân hồi’ (saṃsāra). Như vậy Patimokkha là hướng tới sự giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Theo Tạng luật Đại phẩm (Mahavagga), Patimokkha có nghĩa là ‘sự khởi đầu, người đứng đầu (hoặc mở lối), các quan trọng nhất (pamukha) phẩm chất khéo léo, hay thiện xảo.’ Ý nói thiện xảo trong sự phòng hộ. Thuật ngữ này không chỉ đơn giảnbao gồm các giới điều để tuân thủ, mà còn của một bài giảng trong đó Đức Phật liệt kê các nguyên tắc cơ bản chung cho các giáo lý của tất cả chư Phật. Do đó, từ nguyên của thuật ngữPatimokkha đều biểu thị một tập hợp các nguyên tắc cơ bản để thực hành đạo đức tâm linh.[9]

Theo Suttavibhaṅga, Patimokkha nghĩa là tự do khỏi tội lỗi nên có tên như vậy. Điều này dẫn tới nguồn gốc của từ pati - (pati) Mokkha. Rhys Davids và Oldenberg, sau đó là Childers, cùng quan điểmPati (Skrt., Prati) + muc, nó có nghĩa là ‘gánh nặng được trút bỏ xuống, để đón nhận sự tự do giải thoát’. Trong Thanh Tịnh Đạo Luận Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) cũng định nghĩa như vậy, nó xuất phát từ muc, trong ý thức được miễn phí từ sự trừng phạt của (địa ngục) và khổ đau trong luân hồi sinh tử.[10]

Theo pāli nguồn, Patimokkha có ba nghĩa:

-Ba la đề mộc xoa được định nghĩa là: cái khởi đầu, là bộ mặt (mukhaṃ), nó là nguyên tắc (pāmukhaṃ) của các phẩm chất tốt; do đó, nó được gọi là ‘Pātimokkhaṃ.

-Bất cứ ai tuân thủ các quy tắc của giới bổn Ba la đề mộc xoa người đó sẽ được giải thoát khỏi khổ đau trong tam đồ ác đạo, vì vậy nó được gọi là Ba la đề mộc xoa.

-Nó là phẩm chất cao nhất, tuyệt vời nhất, là giới cụ túc, đưa người lên Bậc trên.[11]

S. Dutt cho rằng Patimokkha nghĩa là ‘sự thu thúc’. Ông coi đó là một mối quan tâm bên ngoài của Tăng đoàn nhằm gắn kết các thành viên đệ tử của Đức Phật vào trong sự thanh tịnh hòa hợp. Trong khi, Rhys Davids và Stede nói rằng nó có nghĩa là ‘ràng buộc, bắt buộc, nhiệm vụ’. Tức để cho các Tỷ kheo ý thức hơn trong hành vi cử chỉ của mình. Tiến sĩ E.J. Thomas, nói rằng Patimokkha trong hình thức là một tính từ được hình thành từ ‘pati-muc’ nghĩa là ‘ràng buộc’, buộc chặt lại với nhau như một chiếc áo giáp. (Ý nói người chiến sĩ ra trận mà có áo giáp thì không sợ gươm dao, cũng vậy người xuất gia khoác lên mình chiếc áo giáp của giới bổn Ba la đề mộc xoa thì không sợ giặc phiền não tham, sân, si khuấy rối. Do đó Tỷ kheo có nghĩa là Bố ma (ma chúng khiếp sợ) và phá ác (diệt giặc ác) là vậy, nên nó có nghĩa là ‘sự liên kết, bắt buộc.’[12]

Tóm lại, Giới bồn Ba la đề mộc xoa là những vấn đề cốt lõi của Suttavibhaṅga. Danh sách các quy tắc, hoặc danh sách các khóa học đào tạo, đã được đọc tụng hai lần trong một tháng vào dịp lễ Bố tát được tổ chức vào ngày Sóc, Vọng hàng tháng.

 Luật (vinaya)

Luật Tạng được tạo thành từ các nguyên tắc kỷ luật đặt ra cho việc điều chỉnh các hành vi của các đệ tử của Đức Phật. Nó chứa các quy tắcquy định về việc quản lý của Giáo hội Tăng già, và các quy tắc áp dụng cho các hành vi trong cuộc sống hàng ngày của Tăng. Những quy định về việc tiếp nhận đệ tử gia nhập vào Tăng đoàn; những nghi thức sám hối, giải tội; những quy định về pháp an cư, nhà ở, quần áo, thuốc chữa bệnh, và các thủ tục pháp lý trong trường hợp ly giáo, cũng được bao gồm trong đó. Tất cả những quy định này đều do Đức Phật ban hành trong những dịp khác nhau và kết thành bộ luật tạng đầy đủ.[13]

Mặc dù Luật (vinaya) đã được dịch bởi từ ‘Kỷ luật’ (Discipline), tiếng Anh không thể chuyển tải đầy đủ hương vị của thuật ngữ Vinaya, vì nó có nghĩa đen là ‘cái gì đó được dẫn dắt’. Dẫn ra khỏi những gì? Dẫn ra khỏi khổ đau, đau khổ của tất cả các trải nghiệm trong vòng sinh tử luân hồi. Vì vậy, Luật làm giải thoát những người thực hành theo nó, giải thoát tam nghiệp thân khẩu ý trói buộc chúng sanh trôi lăn trong sinh tử. Trong khi đó mục đích của luật là nhằm ngăn chặn các bất thiện pháp từ bên ngoài vào hay bên trong khởi lên; mặc khác nó làm thanh tịnh tâm từ các pháp nhiễm ô, tạo điều kiện cắt dứt phiễn não, lậu hoặc.

Ý nghĩa thực tế của từ ‘vinaya’ là: Thoát ra, bãi bỏ, tiêu hủy hoặc loại bỏ một cách công khai về những hành vi gây cản trở sự tiến bộ trên con đường thực hành chánh pháp. Nó có công dụng như những hướng dẫn cần thiết để nghiêm trì giới cấm, đồng thời là những phương thức xử lý hữu hiệu các sự vi phạm giới pháp. Nếu nói một cách tách bạch thì Luật bao hàm cả giới, còn Giới chỉ là một bộ phận của Luật. Nhưng nói một cách khái quát thì Giới, Luật tuy gọi khác nhau mà cùng chung một tính chất, vì thế nên có tên ghép là Giới luật.

Tóm lại, giới họcchi phần vô cùng quan trọng trong tam vô lậu học. Thành tựu giới là bước đi đầu tiên mở cánh cửa đi vào giác ngộ, giải thoát. Giới còn được xem là mạng mạch, huyết quản của Phật pháp. Vì, “Giới luật là thọ mạng của Phật pháp, giới luật còn thì Phật pháp còn, giới luật diệt thì Phật pháp diệt.” Hành giả tu học mà không đứng trên đất của giới thì các bước tiếp theo sẽ khó để thành tựu. Thực hành giới là thiết lập một đời sống đạo đức căn bản, và thành tựu thiền địnhtrí tuệ đưa đến an lạc giải thoát, niết bàn. “Giới là để chế ngự, chế ngự là để khỏi hối hận, không hối hận là để được hân hoan, hân hoan để được hỷ, hỷ để được khinh an, khinh an để được lạc, lạc để được định, định để được chánh kiến, chánh kiến để được vô dục, vô dục để được ly tham, ly tham để giải thoát, giải thoát để có giải thoát tri kiến, giải thoát tri kiến để đi đến vô thủ trước Niết bàn.”[14]

 Ghi chú:

[1] Harcharan Singh Sobti, Nibbāna in Early Buddhism, Delhi: Eastern Book Linkers, 2011, p. 42.

[2] Thích Thiện Siêu, Đại Trí Độ Luận, Tập 1,  chương 22, Giải thích nghĩa của giới tướng, Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam, 1997.

[3] T.W. Rhys Davids and William Stede, Pāli-English Dictionary, Motilal Banarsidass, Delhi, 2003, p. 712.

[4] Bhadantācariya Buddhaghosa, Visuddhi- Magga, Bhikkhu Náóamoli (tran.s), The Path of Purification, Columbo, Buddhist Publication Society, 2010, p. 9.

[5] Thích Nữ Trí Hải, Thanh Tịnh Đạo, tập 1, trang 15.

[6] Thích Nữ Trí hãi, Dich, Thanh Tịnh Đạo Luận, Chùa Pháp Vân Ấn Hành, 1992, tr. 13.

[7] Sđd, tr. 14-15.

[8] N. V. Banerjee (trans), The Dhammapāda, verse 183, Delhi: Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., 1989,  p.103.

[9] The Buddhist Monastic Code I, The Patimokkha Rules, Translated & Explained by Thanissaro Bhikkhu (Geoffrey DeGraff), The Abbot Metta Forest Monastery P.O. Box 1409, Valley Center, CA 92082 U.S.A, 1994, p. 27.

[10] I.B. Horner, M.A, The Book of the Discipline (Vinaya-Piṭaka), vol. 1, Suttavibhaṅga, London: The Pali Text Society, 1982, p. xiii.

[11] See, W.Pachow, A Comparative Study of the Prāṭimokṣa, Delhi: Motilal Banarsidass, 2000, p.4-5.

[12] I.B. Horner, M.A, The Book of the Discipline (Vinaya-Piṭaka), vol. 1, Suttavibhaṅga, London: The Pali Text Society, 1982, p. xiii.

[13] Bimala Churn Law, A History of the Pāli Literature, Delhi: Idica Book, 2000, pp.68-69.

[14] See, Bhadantácariya Buddhaghosa, Visuddhi Magga, Bhikkhu Náóamoli (tran.s), The Path of Purification, Buddhist Publication Society,Columbo, 2010, p.48.

 

Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 331.

Thích Trung Định
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15085)
Trong học tập cũng như trong công việc, lười biếng, thiếu ý chí, thiếu kiên định là những nguyên nhân đưa đến sự thất bại. Khó tìm đâu trên cõi đời này một người có được thành công mà người đó là một kẻ lười biếng...
(Xem: 18015)
Mình có một đôi chân vững chãi, một đôi mắt sáng và một tấm lòng trong, hãy nương tựa vào mình. Đôi bàn chân sẽ cho bạn phương tiện đi tới...
(Xem: 15112)
Dạo ấy, vào khoảng cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Phật học viện Trung phần Hải Đức tại Nha Trang thấy cần phải mở rộng việc đào tạo tăng tài.
(Xem: 14630)
Thời đại ngày nay, trong chúng ta ai mà lại không bận rộn, ai mà lại có dư thì giờ đâu bạn nhỉ? Mặc dù đôi khi tôi cứ nghĩ là chúng ta chỉ tự tìm cho mình sự bận rộn mà thôi!
(Xem: 17822)
Đời như cơn gió bên thềm, mênh mông, vô định. Có cái gì là của mình đâu mà trói buộc? Cứ nhẹ nhàng thôi, như gió bên thềm vậy...
(Xem: 20656)
Sự vững chãi của bạn là một điều nhiệm mầu. Bởi có rất nhiều người đang tin vào bạn, họ sẽ vững chãi theo và niềm tin ấy miên viễn trong tâm thức...
(Xem: 19462)
Xuất gia có nghĩa là ra khỏi nhà, rõ hơn là ra khỏi căn nhà mình đang ở; dứt khoát bỏ mà đi khỏi căn nhà mình đang được chở che bảo bọc, hay đang bị ràng buộc, hệ lụy vương mang.
(Xem: 17009)
Tình yêu không làm cho ai khổ đau, nhưng ở trong đời có quá nhiều người bị khổ đau bởi tình yêu là do trong tình yêu của họ có nội dung của khao khát, chiếm hữu, riêng tư và tình dục.
(Xem: 15663)
Sau bữa ăn trưa, tôi hỏi một vị Tăng sĩ trẻ, Thầy đã ăn xong chưa? Vị ấy trả lời - dạ! con đã ăn xong. Tôi cười và nói, Thầy chưa ăn xong đâu, ngày mai Thầy lại tiếp tục ăn lại...
(Xem: 17085)
Trong đời sống hàng ngày, ta cố ý nói sai sự thật để đánh lừa người khác là chính ta không những chỉ phá hoại và làm thương tổn lời nói của ta, mà chính ta còn làm thương tổnphá hoại sự hiểu biết và nhân cách của ta nữa.
(Xem: 15815)
Bạn biết không? Mọi niềm vui xảy ra trong thế gian đều dẫn đến hậu quả của thất vọng và khổ đau. Tại sao? Vì lòng tham của con người đối với các lạc thú thế gian là vô hạn...
(Xem: 15140)
Sống giữa đời, ai cũng mưu cầu một vài niềm hạnh phúc. Hạnh phúc được xem nhưmục tiêu thiết yếu nhất mà loài người nói riêng và vạn loài tồn sinh khác nói chung hướng đến tìm cầu.
(Xem: 14894)
Trong cuộc sống có đôi khi chúng ta lầm tưởng, mọi thứ đều diễn ra quá êm đẹp và theo chiều hướng tốt để ta có thể đạt được cái mà chúng ta muốn có.
(Xem: 14924)
Có thể nói vạn vật hữu hình khó đứng vững và tồn tại trước những cơn thịnh nộ của bão tố. Thế nhưng, đôi khi đâu đó cũng có những cành hoa bé nhỏ yếu ớt đã sẵn sàng trụ lại sau những cơn cuồng nộ của tự nhiên.
(Xem: 17950)
Mỗi khi nghe đến mấy bài hát diễn tả những sinh hoạt nơi đồng quê, như cảnh gặt hái của ngày mùa, hay những buổi tối giả gạo dưới trăng tôi chợt nhớ đến quê tôi tha thiết.
(Xem: 15689)
Chúng ta luôn đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu, song trên bước đường theo đuổi chúng, phải chăng bạn đã đánh mất giá trị tự thân của cuộc sống? Lao đầu vào việc theo đuổi mục đíchtrở thành nô lệ của mục đích.
(Xem: 16658)
Việc con người chạy theo các dục, vì họ sống với các chủng tử tâm hành liên hệ đến vô minh, mọi sinh hoạt của họ là sinh hoạt trong bóng đêm, và ngay cả ánh sáng cũng chỉ là bóng đêm của họ mà thôi...
(Xem: 14358)
Khu vực tôi ở có một con đường hai hàng thông cổ thụ, tàn lá giao nhau như lọng che, vừa tạo nét đặc thù, vừa luôn luôn cho bóng mát.
(Xem: 14265)
Mùa hạ về… bao suy tư được trải nghiệm, bao ước vọng lại xâu kết bên lòng. Âm vang ngày hạ là nắng là hoa, là hương thơm từ đất, là hơi ấm từ bóng mặt trời lan tỏa.
(Xem: 16503)
Ông lão ăn xin nom thật tội nghiệp với một tay chống gậy, một tay run run cầm chiếc nón rách hướng về phía chị, giọng thều thào...
(Xem: 17354)
Những làn sóng biển đùa chơi với nhau và cùng nhau chạy vào bờ chạm lên cát trắng, rồi tan biến vô sự giữa trời nước mênh mông. Sóng là nước và nước là sóng.
(Xem: 18574)
Thuở xưa, khi vua Phạm Dự (Brahmadatta) trị vì Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh làm một con Tắc kè. Bấy giờ, có một ẩn sĩ khổ hạnh sống trong một thảo am...
(Xem: 16920)
Chúng ta tự thuyết phục mình rằng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn sau khi ta hoàn tất một dự án này, học hết chương trình này, xong một khoá trị liệu này...
(Xem: 16310)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời.
(Xem: 15598)
Chỉ hai tuần, sau khi dọn tới căn nhà mới, tôi đã biến đổi hoàn toàn mảnh vườn, khi được người chủ nhà bảo: “Muốn trồng gì, làm gì, xin tùy ý!”
(Xem: 16383)
"Hãy cho con thành một đóa hồng cao lớn, bởi vì con ước mong được ngẩng cao đầu với một niềm kiêu hãnh; đây sẽ là việc của riêng con, con bất chấp số phận mình ra sao."
(Xem: 15364)
Hình ảnh một thiền sư chậm rãi thiền hành trong nắng mai hay an nhiên lặng lẽ tĩnh tọa giữa rừng chiều là tặng phẩm tuyệt đẹp cho những ai có tâm hồn nhạy cảm...
(Xem: 14188)
Em là những giọt nước nằm sâu dưới lòng đất, nhưng em muốn đi về với đại dương có được không anh? - Được chứ, điều ước mơ của em là rất đẹp...
(Xem: 15349)
Trước kia các cuộc khủng hoảng phát minh bởi sự khai thác những tài nguyên và bóc lột khả năng con người. Hiện tại khủng hoảng vì sự lạm dụng các học thuyết chủ nghĩa, nên càng khốc hại, nguy hiểm và phá hoại hơn.
(Xem: 14745)
Ngồi một mình bên tách trà xanh, nhìn chung quanh mình là mùa thu có màu vàng bao phủ khắp không gian. Thiên nhiên khoe mình, kiêu hãnh.. biết bao nhiêu cây lá mỉm cười...
(Xem: 7496)
... cái quan niệm ta có về Bụt ấy cũng như một cái hố xí, và theo nghĩa đó, Bồ TátLa Hán cũng chỉ là những kẻ đem tới gông cùm.
(Xem: 17120)
Thầy giáo yêu cầu mỗi chúng tôi mang một túi nilông sạch và một bao tải khoai tây đến lớp. Sau đó, thầy bảo cứ hễ chúng tôi không tha thứ lỗi lầm cho người nào đó thì hãy chọn ra một củ khoai tây viết tên người đó và ngày tháng lên rồi bỏ nó vào túi nilông.
(Xem: 12230)
Dì Năm dự định mang cậu con trai về trại ruộng Thới Sơn, Châu Đốc nương náo với đồng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa tu dưỡng thân tâm, tiện đường dì ghé lại chùa Tây An(1) đảnh lễ Đức Phật Thầy để cầu nguyện cho con sớm lành bệnh.
(Xem: 12151)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
(Xem: 16434)
Một ngày nọ, Vua Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho ta một chiếc vòng...
(Xem: 14584)
Một lát sau, chiếc xe thứ ba chạy tới. Chiếc xe này không cũ, không có đông khách nhưng bạn vẫn không hài lòng: "Cái xe này không có điều hoà, thôi mình cố đợi chiếc sau".
(Xem: 14461)
Mùa Vu Lan lại về. Bên cạnh nụ cười rạng rỡ trên gương mặt những người diễm phúc còn có Mẹ, chúng tôi, những người cài hoa trắng, lòng bâng khuâng nhớ Mẹ đã khuất bóng nơi xa...
(Xem: 13782)
Đời có tươi thì có phai; tình có ấm lên thì có nguội. Vẫn biết thế nhưng tình cảm tự nhiên con nhớ Mẹ, thương Mẹ vượt ra ngoài biên giới chật hẹp của sự hợp lývô lý thường tình.
(Xem: 12398)
Em nằm yên giấc mồ côi Đoá hồng lắng đọng bên dòng phù du gió nguồn ngày tháng vi vu sóng đời dồn dập vô thường viễn xa...
(Xem: 13771)
Thằng bé nhìn con bướm chết lần cuối. Dưới ánh trăng đôi cánh nó lấp lánh như ánh vàng. ”Cậu đẹp thật đấy”, thằng bé nghĩ. Rồi một lát sau cậu thả con côn trùng rơi trên đất và chạy về phía mẹ.
(Xem: 12215)
Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
(Xem: 15268)
Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào.
(Xem: 13715)
Là một thành viên trong cộng đồng thế giới, tôi không thể nói rằng tôi không có trách nhiệm gì đối với những khổ đau, bất ưng, nghịch lý, bất công, hiểm nguy đang xảy ra chung quanh tôi.
(Xem: 13586)
Nỗi thất vọng lớn nhất của con người là chạy bươn về phía trước hay chạy ngược về phía sau để kiếm tìm cho mình một bản ngã. Bản ngã trong cơm áo, gạo tiền, trong kiến thức chữ nghĩa...
(Xem: 13101)
Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của ta đi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác.
(Xem: 13995)
Có một phạm nhân trong thời gian cải tạo khi đang tu sửa lại đường đi, anh ta nhặt được 2 triệu đồng, anh ta không mảy may suy nghĩ liền mang số tiền này đến chỗ cảnh sát.
(Xem: 13614)
Con bé không chú ý đến câu hỏi của tôi, đang bận bịu thổi kẹo thành quả bong bóng nhỏ. Có lúc nó thổi không khéo, quả bóng vỡ gây một tiếng bụp nhẹ, để lại chất kẹo nằm vắt ngang đôi môi mọng đỏ.
(Xem: 13739)
Mùa đông năm ấy tuyết không rơi nhiều, nhưng cái lạnh vẫn theo sương khói ùa về làm xác xơ thêm cho khu rừng mới trải qua một mùa dông bão kéo dài trước đó.
(Xem: 14660)
Thuở xưa, có anh chàng đọc kinh nghe nói về Phật, thích lắm, quyết định đi tìm gặp Ngài bằng được. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi. Sau khi trải qua không biết cơ man nào là núi sông, thành phố, hầm hố gian nguy hiểm trở...
(Xem: 12634)
Khi nắng vội vã đổ về trên từng con đường, nhà cửa, phố phường, cây cối, sông ngòi và nắng cũng chan hoà, hong đầy tâm của người con Phật, bằng chất liệu tươi trẻ ấm áp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant