Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đừng Ham Hành Đạo Sớm

31 Tháng Mười 201907:12(Xem: 4837)
Đừng Ham Hành Đạo Sớm
ĐỪNG HAM HÀNH ĐẠO SỚM

Thích Trung Hữu


Hạnh Phúc Trong Cuộc Sống Hiện Tại

Trong bài “Tổ Như Hiển - Chí Thiền”, đăng trên tuần báo GN 994, HT.Thích Trí Quảng có nhắc đến lời dạy của HT.Thích Trí Tịnh, rằng: “Pháp của Phật đánh đổi cả sinh mạng để cầu còn chưa chắc được, đâu phải cá ươn mà nài ép người ta mua”, làm cho tôi liên tưởng đến tình hình nhận đệ tử xuất gia của một bộ phận Tăng Ni ngày nay.

“Nhơn thân nan đắc, Phật pháp nan văn” (Thân người khó được, Phật pháp khó nghe). Phật pháp quý báu là vì nhờ biết được Phật pháp mà người ta thoát khỏi u mê, không rơi vào nẻo ác, hiện tại có cuộc sống an lạccuối cùnggiác ngộ giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, thành Phật. Chính vì thế mà người xưa coi Phật pháp quý hơn thân mạng mình. Tiền thân của Đức Phật vì muốn được nghe nửa bài kệchấp nhận bỏ thân mạng, vì muốn được nghe kinh Pháp hoa mà sẵn sàng trọn đời làm sàng tọa hầu hạ cho vị tiên nhơn nói kinh.

Thiền sư S.N.Goenka kể rằng, trước khi biết đến Phật giáo, ông bị chứng nhức đầu kinh niên, chạy chữa khắp các nước tiên tiến trên thế giới mà vẫn không hết. Ông nghe bạn giới thiệu rằng thiền có thể làm hết nhức đầu, bèn tìm đến trung tâm thiền nổi tiếng của Miến Điện do Thiền sư U Ba Khin hướng dẫn. Nhưng Thiền sư U Ba Khin từ chối cho Goenka tham gia khóa thiền vì rằng: “Giáo pháp của Phật cao thượng nhiệm mầu, há chỉ dùng để trị chứng nhức đầu của ông sao?”.

Người xưa đối với việc chọn người học Phật vô cùng nghiêm cẩn như vậy cho nên mới có thành tựu, mới đào tạo được pháp khí cho thiền gia. Ngay từ thời Đức Phật, Ngài đã đưa ra những chuẩn mực ai có thể xuất gia làm Tăng và ai không thể. Luật Ma-ha Tăng-kỳ đề cập 32 điều mà một người không được phép xuất gia, ví dụ như kẻ lừa đảo, phạm ngũ nghịch, nhỏ quá, già quá, bị mù điếc, bị câm què, mắc nợ, bị bệnh, dị dạng… Đức Phật từ chối cho phép xuất gia đối với những người không đủ điều kiện không phải vì Ngài không từ bi hay không bình đẳng mà vì Ngài không muốn Phật pháp bị hủy hoại bởi những người không đủ khả năng hay tư chất kham nhẫn hành trì giáo pháp. Nếu ai cũng có thể xuất gia thì người đời nhìn vào Tăng đoàn sẽ nói rằng Tăng đoàn Phật giáo đều là hạng người thất tình, thất nghiệp, thất chí hay trại dưỡng lão… Hơn nữa, do không thể hành trì Phật pháp nên họ sẽ có những hành vi sai với Chánh pháp, bị người đời chỉ tríchchán ghét. Và điều này làm cho Phật pháp bị hủy diệt nhanh chóng.

Chúng ta thấy ngày nay nhiều chùa nhận đệ tử xuất gia quá dễ dãi, không có chọn lựa, cân nhắc. Có vị còn cố gắng nhận đệ tử cho nhiều để được danh tiếng, được thập phương bá tánh cúng chùa cho nhiều, chứ không phải vì mục đích đào tạo Tăng/Ni tài, ươm mầm cho Phật pháp. Họ nhận vào cho đông rồi để đó chứ không dạy dỗ gì cả. Cho nên ở chùa lâu năm mà tâm tínhhành vi thì không mấy chuyển hóa: “Tích niên hành xứ, thốn bộ bất di”, cũng tham lam, sân si, gây gổ và ham vui không khác gì người thế gian. Những sự việc không hay xảy ra trong Phật giáo gần đây đều là do những người như thế làm ra. Tôi cho rằng nếu người thầy có trách nhiệm nuôi dạy đệ tử cho đàng hoàng thì những việc đáng tiếc như thế sẽ không thể xảy ra. Bởi vì những người chân chính xuất gia, có tu có học nghiêm túc thì họ sẽ biết thế nào là giới luậtoai nghi, thế nào là bổn phận và phép tắc của Sa-môn. Họ luôn luôn “nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tranh chi đức”. Họ thấy được sự cao quý và khác biệt giữa một Sa-môn và bạn hàng tôm hàng cá. Khi mà ai cũng có thể làm Tăng, bất kể xuất thân, thành phần xã hội, thì chất lượng đương nhiên phải khác rồi.

Chúng ta hãy nhìn cách tu họchành trì của người xưa: “Ngũ hạ dĩ tiền chuyên tinh giới luật, ngũ hạ dĩ hậu phương nãi thính giáo tham thiền”. Nghĩa là năm hạ về trước ròng chuyên giới luật, năm hạ về sau mới cho học giáo lýtham thiền. Không kể giai đoạn ngũ giới và Sa-di, sau khi thọ giới Tỳ-kheo, vị tân Tỳ-kheo đó phải trải qua năm năm chuyên học và nghiên cứu về giới luật. Sau khi làu thông giới luật rồi thì mới cho học giáo lý và các phương pháp tu tập như tham thiền chẳng hạn. Học giáo lýtham thiền mà còn phải chậm như vậy hà huống là học các phương tiện ứng phó đạo tràng. Còn ngày nay chúng ta nuôi dạy đệ tử như thế nào? Mới xuất gia bữa trước thì bữa sau cho thọ giới Sa-di. Rồi ít năm sau cho thọ giới Tỳ-kheo. Có trường hợp còn đặc cách cho thọ cả Sa-di và Tỳ-kheo trong cùng một giới đàn luôn, với lý do là để thuận tiện cho việc tu họclàm Phật sự. Tu họclàm Phật sự gì không thấy nhưng chỉ thấy ăn trên ngồi trước, đi đám cho nhiều và nhận bao thư cho dày. Thọ Tỳ-kheo rồi thì tự thấy mình là “thiên nhơn chi đạo sư”, cái cổ liền bị vôi hóa cứng đơ, gặp Phật tử đáng cha mẹ ông bà mình thì nghênh nghênh tự đắc, không biết cúi đầu chào hỏi. Ngược lại bắt họ phải thưa hỏi đảnh lễ mình. Người như vậy thì làm được gì cho Phật phápchúng sinh. Ngày qua tháng lại, “đến lúc tuổi đời đã cao, tuổi hạ cũng lớn mà bụng rỗng tâm cao… chỉ biết một bề kiêu ngạo”.

Tôi biết có một vị thầy nọ. Thầy bị bệnh nặng và sắp qua đời. Mặc dù đang nằm ở bệnh viện nhưng thầy ấy vẫn làm đơn xin Giáo hội tấn phong cho thầy lên Thượng tọa, “coi như tâm nguyện cuối cùng” của thầy. Có lẽ thầy nghĩ rằng như vậy sau này trên long vị của thầy sẽ ghi là Thượng tọa gì đó mới oai, chứ không phải chỉ là Đại đức. Tôi nghe vậy mà thấy ngậm ngùi. Đáng lẽ lúc này là lúc phải một lòng hướng Phật hay để tâm cho tỉnh thứcan nhiên vào cõi Niết-bàn, sao còn lại nghĩ đến chuyện tấn phong. Những chức danh như Thượng tọa, Hòa thượng do Giáo hội chế định ra như là cách để tôn kính bậc trưởng thượng chứ đâu phải dùng để phân định địa vịquyền uy cao thấp như hàm cấp ngoài đời. Chuyện này nói ra tuy thật đau lòng, nhưng tu hành như thế thì cũng thật đau khổ.

Tôi có người huynh đệ. Huynh ấy xuất gia 4 năm mới thọ Sa-di và 14 năm sau mới chịu thọ Tỳ-kheo. Thật ra huynh ấy cũng không muốn thọ giới Tỳ-kheo, nhưng vì có nhiều điều bất tiện nên đành phải thọ. Ví dụ như những sư đệ tu sau mà đã là Tỳ-kheo. Lên tụng kinh đứng trước thì không dám, còn đứng sau huynh ấy thì không đúng pháp. Rất khó xử như vậy nên huynh ấy mới chịu thọ Tỳ-kheo. Huynh ấy nói rằng chỉ cần 10 giới thôi tu cả đời cũng không hết, thọ thêm làm chi. Hơn nữa, thọ mà mình giữ không được thì chỉ tội thêm mà thôi. Dĩ nhiên quan niệm này cũng chưa hẳn đúng, nhưng quý ở chỗ biết tự lượng sức mình.

Vừa rồi có một học trò than thở với tôi rằng: “Ở chùa sao ai cũng ghét con”. Tôi nói đó là vì con nổi bật quá. Chùa càng to, sư phụ nổi tiếng, Phật tử nhiều, đạo tràng sung túc, thì càng dễ trở thành nơi cạnh tranh, ganh tỵ. Người học trò ấy nói rằng: “Chẳng lẽ mình không được nổi bật sao, chẳng lẽ chịu thiệt hoài sao?”. Tôi trả lời: “Phải”. Tu là phải chịu thiệt. Khi nào mình còn có cái tâm muốn nổi bật, nổi tiếng thì mình chưa tu gì cả, cái đức mình chưa cao. Ngày xưa chư Tổ vào chùa chỉ lo quét dọn nhà bếp nhà xí mà thành Tổ. Ngày nay mới vô chùa có mấy năm mà không chịu thua ai hết thì biết là đạo lực rất kém cỏi rồi. Mà người nào cũng muốn hơn người khác như vậy thì làm sao không xảy ra chuyện cho được.

Việc hành đạo coi khó mà dễ. Còn yên phận tu hành coi dễ mà khó. Hành đạo dễ là vì nó phù hợp với khuynh hướng hướng ngoại của con người. Hơn nữa, việc hành đạo cũng thỏa mãn con người ta những thứ như danh văn lợi lộc. Cho nên nhập thế, nếu không vững thì sẽ bị thế tục lôi kéo đi luôn. Còn yên phận tu hành khó là vì nó đòi hỏi người ta sự buông bỏ. Mà buông bỏ thì không phải là thói quen của nhiều người. Chỉ có bậc đại hùng đại lực mới có thể buông bỏ hoàn toàn.

Trong tự nhiên có rất nhiều loài cây khác nhau. Có loài cây vài tháng là có quả, có loài vài năm và cũng có loài mười năm trở lên mới cho quả. Cây nào càng cho quả sớm thì tuổi thọ của nó càng ngắn và ngược lại. Nhà tâm lý học Thụy Sĩ Carl Jung nói rằng: “Ngọn cây không thể vươn tới được thiên đàng nếu một phần rễ của nó không cắm ở địa ngục”. Sự sinh trưởng và phát triển của con người há không giống với sự sinh trưởng và phát triển của tự nhiên lắm sao! Cho nên thời gian tu dưỡng là điều rất quan trọng đối với người tu, trước khi… xuống núi. Phật pháp không phải cá ươn mà năn nỉ đem cho. Phật pháp chỉ dành cho người biết trân quý, nhất là người đó phải có khả năng hành trì. Nếu không thì số lượng càng nhiều thì càng làm hại cho Phật pháp mà thôi.

Thích Trung Hữu
(Bài đăng trên Giác Ngộ đặc biệt, số 1020)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9270)
Dòng sinh tử, tử sinh được gọi là Luân Hồi. Cái bánh xe quay vòng vòng chẳng tìm ra đâu là khởi điểm, đâu là dứt điểm.
(Xem: 10685)
Bề ngoài thơn thớt nói cười. Mà trong nham hiểm giết người không dao.
(Xem: 14185)
Theo Phật học thì “hãy xem lá đa rụng ở vườn chùa như là những phiền não tham lam, sân hận, si mê nơi chính vườn tâm mình, quét lá và rác rưởi cũng chính là quét đi những cấu bẩn của tự tâm...
(Xem: 8684)
Người tu Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù tu theo bất cứ pháp môn nào thì tâm tịnh và trí sáng là mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong đời sống tu hành.
(Xem: 10186)
Đại từ Đại bi thương chúng sanh, Đại hỷ Đại xả cứu muôn loài...
(Xem: 8933)
Đời sống của chúng ta là một chuỗi dài nhân duyên được hỗn hợp, bao gồm cả tốt lẫn xấu. Nếu chúng ta chỉ yêu thích cái tốt, ghét cái xấu, thì đời sống tinh thần của mình sẽ trào dâng cảm xúc vui buồn mà thành ra có khổ đau nhiều hơn là hạnh phúc.
(Xem: 8794)
Tục ngữ Việt Nam có câu: Thứ nhất tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Câu nói này dân gian cho rằng tu tập tại gia là việc dễ nhất, bởi vì...
(Xem: 28418)
Sinh học Di Truyền đã làm một cuộc cách mạng trong Y khoa và đối với quần chúng gene được xem trong bộ Genome là những nhà độc tài mới.
(Xem: 15929)
Trời thu lạnh nhưng đạo tình ấm ápPhó hội về Quảng Đức để tuyên dươngĐại Hội năm (V) Phật Giáo Việt lệ thườngCứ bốn năm có một lần khoáng đại…
(Xem: 9763)
Thưa mẹ, mẹ có biết không, thời gian, không gian làm cho con run sợ và phẫn uất. Đó là những biên giới đã phân chia tất cả, đã ngăn cách tất cả và làm cho con người lẻ loi và cuộc sống bơ vơ.
(Xem: 11488)
Sự hiện hữu của con trong cuộc đời là niềm hạnh phúc lớn lao của bố mẹ. Bởi tình yêu thương vô hạn, bố mẹ sẵn lòng làm tất cả để dành cho con những gì tốt đẹp nhất.
(Xem: 9626)
Ở đây không thể phủ nhận có một vài wedsite Phật giáo trong và ngoài nước đã làm được điều mà bài viết này rất muốn được xem đó là tấm gương soi chung...
(Xem: 9337)
Năm nay 2015 tôi có đến ba mùa Xuân. Đó là mùa Xuân của nước Đức, mùa Xuân của nước Nhật và mùa Xuân của Hoa Kỳ.
(Xem: 9072)
Những ngày tàn xuân năm ấy, gió bấc thổi không mang theo giá lạnh mà lại thốc vào cả một luồng bão lửa nóng bức, kinh hoàng. Không ai mong đợi một cơn bão lửa như thế.
(Xem: 10511)
Đôi mắt người thương kẻ nhớ đôi mắt lo sợ bất an đôi mắt chứa đầy buồn vui, đôi mắt nhìn đời với toàn màu hồng choáng ngợp hạnh phúc...
(Xem: 12185)
Vì không có hiện tượng nào Là không duyên sinh Nên không có hiện tượng nào là không Trống rỗng sự tồn tại cố hữu
(Xem: 9748)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng là một những Đạo sư Phật Giáo vĩ đại của thế giới hiện tại...
(Xem: 11364)
Tăng li chúng tăng tàn ắt hẳn không thể là sự quy kết một thành viên tăng chỉ xa lìa đại chúng là bị tàn lụi bị hủy diệt, mà đúng hơn là thành viên đó rời khỏi sự thanh tịnhhòa hợp của chúng tăng...
(Xem: 11894)
Người theo Phật gia đem tâm quyết từ bỏ những nguy hiểm của dòng nước, muốn đi trên bề mặt của dòng nước chứ không để nó thấm ướt gót chân mình.
(Xem: 9604)
Nếu quan điềm sai lầm rằng con người và sự vật tồn tại một cách độc lậpnguyên nhân của tất cả những quan điểmcảm xúc ẩn tàng chướng ngại...
(Xem: 9753)
Trong một lần dừng chân tại thị trấn nhỏ dưới rặng núi Cascade, khi tiếp xúc người dân địa phương để tìm hiểu đặc chủng nấm trong vùng...
(Xem: 9843)
Tâm giác ngộ nguyện vọng là mong ước mạnh mẽ để vượt thắng những khuyết điểm của chúng tanhận ra những tiềm lực của chúng ta để làm lợi ích cho mọi người.
(Xem: 12263)
Tâm kinh Bát-nhã có thể xem là bản kinh văn ngắn nhất trong kinh hệ Bát-nhã vì đề cập đến tinh yếu của tư tưởng Bát-nhã chỉ với chưa đầy một trang kinh.
(Xem: 9722)
Mai năm nay nở sớm trước Tết. Qua Tết thì những cánh hoa vàng đã rụng đầy cội, và trên cây, lá xanh ươm lộc mới. Quanh vườn, các nhánh phong lan tiếp tục khoe sắc rực rỡ giữa trời xuân giá buốt.
(Xem: 15546)
Ở đời tuổi tác là một nhân tố quan trọng tác thành nên vị trí của cá nhân trong cộng đồng. Trong đạo cũng vậy, những bậc truởng lão, thâm niên lại càng được kính nể và tôn trọng hơn.
(Xem: 13996)
Dòng đời trôi như dòng sông với thuyền bè xuôi ngược. Lênh đênh trong dòng tử sanh có lắm thứ vui buồn, hạnh phúc thì ít nhưng khổ đau và hiểm nguy lại nhiều.
(Xem: 11782)
Cơn giận có nhiều hình thức. Nó len lén nổi lên trong ta. Trước hết là sự mất kiên nhẫn, rồi thì nóng nảy, bực bội, giận dũ và cuối cùng là thù hận.
(Xem: 9976)
Đức từ phụ Thích-ca Mâu-ni vì lòng đại bi xuất thế, Phật nhật huy hoàng, xua tan màn đêm của vô minh, làm thuyền cứu vớt chúng sanh thoát khỏi ái hà.
(Xem: 10001)
Sống được với lòng bi, chúng ta sẽ cởi mở cuộc sống hạn hẹp của mình trở nên rộng lớn hơn, sâu thẳm hơn.
(Xem: 10014)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm.
(Xem: 10560)
Cầu nguyện bình an, phúc lộc đầu xuân là nét văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đậm chất nhân văn của tất cả những người con Phật.
(Xem: 9438)
Trong niềm tịnh tín Tam bảo, tin Tăng có vai trò rất quan trọng. Nhờ thâm tín Tăng bảo nên nương tựa tu họcdần dần tăng thêm tin hiểu vào Pháp bảoPhật bảo.
(Xem: 10084)
Kinh Phật có câu “tướng tự tâm sanh” tức dáng vẻ, dung mạo bên ngoài của mình từ nội tâm ở bên trong lưu xuất.
(Xem: 11035)
“Tình dục như một vết ngứa, thà không có vết ngứa ấy thì hơn. Nếu không, chúng ta phải cào đến xước da và chảy máu.”
(Xem: 10495)
Chỉ cần dừng lại tâm ô nhiễm thì điểm tới thanh tịnh hiển bày, dừng tâm sân si thì Cực Lạc quốc độ ngay dưới bước chân ta.
(Xem: 10445)
Trong Kinh Bát Dương có nói rằng: “Sanh hữu hạn, tử bất kỳ”, nghĩa là: “Sanh có thời gian, chết chẳng ai biết được”.
(Xem: 10385)
Nếu không có Phật, không có giáo lý Ngài hướng dẫn, có lẽ tôi đã tạo tội bằng non. Nhờ Ngài, tôi biết phân biệt thiện ác...
(Xem: 12532)
Chúng ta lỡ hẹn với giây phút hiện tại này không phải vì mình chần chờ, do dự, mà phần lớn cũng tại vì mình cố gắng và mong cầu quá đi thôi.
(Xem: 10989)
Theo bình chọn của tạp chí Forbes, gia tài của ông trị giá khoảng 7,6 tỷ đô la (USD). Ông còn là người chuyên làm từ thiện nhưng lại có một cuộc sống rất bình dị.
(Xem: 8624)
Khuyến khích mọi người trong gia đình ta thọ năm giới, thì ngày đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ta, vì gia đình ta sẽ được duy trì, và cuộc sống gia đình đơn giản...
(Xem: 10109)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy rằng tiền bạc không mang lại hạnh phúc, vì hạnh phúc thuộc về lãnh vực tinh thần
(Xem: 10948)
Tất cả những lời giáo huấn của Đức Phật được hướng tới việc đạt đến giải thoát khỏi vòng sinh tử
(Xem: 10942)
Các con phải cố gắng niệm Phật, bởi vì công đức niệm Phật rất lớn. Đó chính là áo giáp an toàn nhất có thể che chở cho các con chứ không phải ba mẹ hay của cải vật chất.
(Xem: 9969)
... người ta có thể đoán chiếc thuyền con ấy chính là nhà của lão, vì lão phơi thuốc, xắc thuốc, nấu thuốc ngay trên đó.
(Xem: 11740)
Phái đoàn chúng tôi gồm 34 người đã thực hiện chuyến hành hương Hàn Quốc - Đài Loan - Singapore, dưới sự hướng dẫn của trưởng đoàn Thầy Hạnh Giới.
(Xem: 11555)
Chỉ riêng Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, dù thịnh hay suy, tiếng chuông sớm khuya vẫn không hề gián đoạn, hay tắt lịm giữa đêm tối vô minh.
(Xem: 11596)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui.
(Xem: 10061)
Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa.
(Xem: 9372)
Cha mẹ chúng tôi thương yêu, kính thuận nhau, và cũng hết mực thương yêu con trẻ, không bao giờ có ý ngăn cản sự góp mặt chào đời của mỗi đứa chúng tôi trong gia đình ấy.
(Xem: 10224)
Thuở đó, tăng đoàn thường ba Y, một Bát, từng bước chân trần hoằng hóa đó đây, đêm nghỉ trong rừng, tìm gốc cây êm mát, gối đầu mà ngủ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant