Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đừng Ham Hành Đạo Sớm

31 Tháng Mười 201907:12(Xem: 4903)
Đừng Ham Hành Đạo Sớm
ĐỪNG HAM HÀNH ĐẠO SỚM

Thích Trung Hữu


Hạnh Phúc Trong Cuộc Sống Hiện Tại

Trong bài “Tổ Như Hiển - Chí Thiền”, đăng trên tuần báo GN 994, HT.Thích Trí Quảng có nhắc đến lời dạy của HT.Thích Trí Tịnh, rằng: “Pháp của Phật đánh đổi cả sinh mạng để cầu còn chưa chắc được, đâu phải cá ươn mà nài ép người ta mua”, làm cho tôi liên tưởng đến tình hình nhận đệ tử xuất gia của một bộ phận Tăng Ni ngày nay.

“Nhơn thân nan đắc, Phật pháp nan văn” (Thân người khó được, Phật pháp khó nghe). Phật pháp quý báu là vì nhờ biết được Phật pháp mà người ta thoát khỏi u mê, không rơi vào nẻo ác, hiện tại có cuộc sống an lạccuối cùnggiác ngộ giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, thành Phật. Chính vì thế mà người xưa coi Phật pháp quý hơn thân mạng mình. Tiền thân của Đức Phật vì muốn được nghe nửa bài kệchấp nhận bỏ thân mạng, vì muốn được nghe kinh Pháp hoa mà sẵn sàng trọn đời làm sàng tọa hầu hạ cho vị tiên nhơn nói kinh.

Thiền sư S.N.Goenka kể rằng, trước khi biết đến Phật giáo, ông bị chứng nhức đầu kinh niên, chạy chữa khắp các nước tiên tiến trên thế giới mà vẫn không hết. Ông nghe bạn giới thiệu rằng thiền có thể làm hết nhức đầu, bèn tìm đến trung tâm thiền nổi tiếng của Miến Điện do Thiền sư U Ba Khin hướng dẫn. Nhưng Thiền sư U Ba Khin từ chối cho Goenka tham gia khóa thiền vì rằng: “Giáo pháp của Phật cao thượng nhiệm mầu, há chỉ dùng để trị chứng nhức đầu của ông sao?”.

Người xưa đối với việc chọn người học Phật vô cùng nghiêm cẩn như vậy cho nên mới có thành tựu, mới đào tạo được pháp khí cho thiền gia. Ngay từ thời Đức Phật, Ngài đã đưa ra những chuẩn mực ai có thể xuất gia làm Tăng và ai không thể. Luật Ma-ha Tăng-kỳ đề cập 32 điều mà một người không được phép xuất gia, ví dụ như kẻ lừa đảo, phạm ngũ nghịch, nhỏ quá, già quá, bị mù điếc, bị câm què, mắc nợ, bị bệnh, dị dạng… Đức Phật từ chối cho phép xuất gia đối với những người không đủ điều kiện không phải vì Ngài không từ bi hay không bình đẳng mà vì Ngài không muốn Phật pháp bị hủy hoại bởi những người không đủ khả năng hay tư chất kham nhẫn hành trì giáo pháp. Nếu ai cũng có thể xuất gia thì người đời nhìn vào Tăng đoàn sẽ nói rằng Tăng đoàn Phật giáo đều là hạng người thất tình, thất nghiệp, thất chí hay trại dưỡng lão… Hơn nữa, do không thể hành trì Phật pháp nên họ sẽ có những hành vi sai với Chánh pháp, bị người đời chỉ tríchchán ghét. Và điều này làm cho Phật pháp bị hủy diệt nhanh chóng.

Chúng ta thấy ngày nay nhiều chùa nhận đệ tử xuất gia quá dễ dãi, không có chọn lựa, cân nhắc. Có vị còn cố gắng nhận đệ tử cho nhiều để được danh tiếng, được thập phương bá tánh cúng chùa cho nhiều, chứ không phải vì mục đích đào tạo Tăng/Ni tài, ươm mầm cho Phật pháp. Họ nhận vào cho đông rồi để đó chứ không dạy dỗ gì cả. Cho nên ở chùa lâu năm mà tâm tínhhành vi thì không mấy chuyển hóa: “Tích niên hành xứ, thốn bộ bất di”, cũng tham lam, sân si, gây gổ và ham vui không khác gì người thế gian. Những sự việc không hay xảy ra trong Phật giáo gần đây đều là do những người như thế làm ra. Tôi cho rằng nếu người thầy có trách nhiệm nuôi dạy đệ tử cho đàng hoàng thì những việc đáng tiếc như thế sẽ không thể xảy ra. Bởi vì những người chân chính xuất gia, có tu có học nghiêm túc thì họ sẽ biết thế nào là giới luậtoai nghi, thế nào là bổn phận và phép tắc của Sa-môn. Họ luôn luôn “nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tranh chi đức”. Họ thấy được sự cao quý và khác biệt giữa một Sa-môn và bạn hàng tôm hàng cá. Khi mà ai cũng có thể làm Tăng, bất kể xuất thân, thành phần xã hội, thì chất lượng đương nhiên phải khác rồi.

Chúng ta hãy nhìn cách tu họchành trì của người xưa: “Ngũ hạ dĩ tiền chuyên tinh giới luật, ngũ hạ dĩ hậu phương nãi thính giáo tham thiền”. Nghĩa là năm hạ về trước ròng chuyên giới luật, năm hạ về sau mới cho học giáo lýtham thiền. Không kể giai đoạn ngũ giới và Sa-di, sau khi thọ giới Tỳ-kheo, vị tân Tỳ-kheo đó phải trải qua năm năm chuyên học và nghiên cứu về giới luật. Sau khi làu thông giới luật rồi thì mới cho học giáo lý và các phương pháp tu tập như tham thiền chẳng hạn. Học giáo lýtham thiền mà còn phải chậm như vậy hà huống là học các phương tiện ứng phó đạo tràng. Còn ngày nay chúng ta nuôi dạy đệ tử như thế nào? Mới xuất gia bữa trước thì bữa sau cho thọ giới Sa-di. Rồi ít năm sau cho thọ giới Tỳ-kheo. Có trường hợp còn đặc cách cho thọ cả Sa-di và Tỳ-kheo trong cùng một giới đàn luôn, với lý do là để thuận tiện cho việc tu họclàm Phật sự. Tu họclàm Phật sự gì không thấy nhưng chỉ thấy ăn trên ngồi trước, đi đám cho nhiều và nhận bao thư cho dày. Thọ Tỳ-kheo rồi thì tự thấy mình là “thiên nhơn chi đạo sư”, cái cổ liền bị vôi hóa cứng đơ, gặp Phật tử đáng cha mẹ ông bà mình thì nghênh nghênh tự đắc, không biết cúi đầu chào hỏi. Ngược lại bắt họ phải thưa hỏi đảnh lễ mình. Người như vậy thì làm được gì cho Phật phápchúng sinh. Ngày qua tháng lại, “đến lúc tuổi đời đã cao, tuổi hạ cũng lớn mà bụng rỗng tâm cao… chỉ biết một bề kiêu ngạo”.

Tôi biết có một vị thầy nọ. Thầy bị bệnh nặng và sắp qua đời. Mặc dù đang nằm ở bệnh viện nhưng thầy ấy vẫn làm đơn xin Giáo hội tấn phong cho thầy lên Thượng tọa, “coi như tâm nguyện cuối cùng” của thầy. Có lẽ thầy nghĩ rằng như vậy sau này trên long vị của thầy sẽ ghi là Thượng tọa gì đó mới oai, chứ không phải chỉ là Đại đức. Tôi nghe vậy mà thấy ngậm ngùi. Đáng lẽ lúc này là lúc phải một lòng hướng Phật hay để tâm cho tỉnh thứcan nhiên vào cõi Niết-bàn, sao còn lại nghĩ đến chuyện tấn phong. Những chức danh như Thượng tọa, Hòa thượng do Giáo hội chế định ra như là cách để tôn kính bậc trưởng thượng chứ đâu phải dùng để phân định địa vịquyền uy cao thấp như hàm cấp ngoài đời. Chuyện này nói ra tuy thật đau lòng, nhưng tu hành như thế thì cũng thật đau khổ.

Tôi có người huynh đệ. Huynh ấy xuất gia 4 năm mới thọ Sa-di và 14 năm sau mới chịu thọ Tỳ-kheo. Thật ra huynh ấy cũng không muốn thọ giới Tỳ-kheo, nhưng vì có nhiều điều bất tiện nên đành phải thọ. Ví dụ như những sư đệ tu sau mà đã là Tỳ-kheo. Lên tụng kinh đứng trước thì không dám, còn đứng sau huynh ấy thì không đúng pháp. Rất khó xử như vậy nên huynh ấy mới chịu thọ Tỳ-kheo. Huynh ấy nói rằng chỉ cần 10 giới thôi tu cả đời cũng không hết, thọ thêm làm chi. Hơn nữa, thọ mà mình giữ không được thì chỉ tội thêm mà thôi. Dĩ nhiên quan niệm này cũng chưa hẳn đúng, nhưng quý ở chỗ biết tự lượng sức mình.

Vừa rồi có một học trò than thở với tôi rằng: “Ở chùa sao ai cũng ghét con”. Tôi nói đó là vì con nổi bật quá. Chùa càng to, sư phụ nổi tiếng, Phật tử nhiều, đạo tràng sung túc, thì càng dễ trở thành nơi cạnh tranh, ganh tỵ. Người học trò ấy nói rằng: “Chẳng lẽ mình không được nổi bật sao, chẳng lẽ chịu thiệt hoài sao?”. Tôi trả lời: “Phải”. Tu là phải chịu thiệt. Khi nào mình còn có cái tâm muốn nổi bật, nổi tiếng thì mình chưa tu gì cả, cái đức mình chưa cao. Ngày xưa chư Tổ vào chùa chỉ lo quét dọn nhà bếp nhà xí mà thành Tổ. Ngày nay mới vô chùa có mấy năm mà không chịu thua ai hết thì biết là đạo lực rất kém cỏi rồi. Mà người nào cũng muốn hơn người khác như vậy thì làm sao không xảy ra chuyện cho được.

Việc hành đạo coi khó mà dễ. Còn yên phận tu hành coi dễ mà khó. Hành đạo dễ là vì nó phù hợp với khuynh hướng hướng ngoại của con người. Hơn nữa, việc hành đạo cũng thỏa mãn con người ta những thứ như danh văn lợi lộc. Cho nên nhập thế, nếu không vững thì sẽ bị thế tục lôi kéo đi luôn. Còn yên phận tu hành khó là vì nó đòi hỏi người ta sự buông bỏ. Mà buông bỏ thì không phải là thói quen của nhiều người. Chỉ có bậc đại hùng đại lực mới có thể buông bỏ hoàn toàn.

Trong tự nhiên có rất nhiều loài cây khác nhau. Có loài cây vài tháng là có quả, có loài vài năm và cũng có loài mười năm trở lên mới cho quả. Cây nào càng cho quả sớm thì tuổi thọ của nó càng ngắn và ngược lại. Nhà tâm lý học Thụy Sĩ Carl Jung nói rằng: “Ngọn cây không thể vươn tới được thiên đàng nếu một phần rễ của nó không cắm ở địa ngục”. Sự sinh trưởng và phát triển của con người há không giống với sự sinh trưởng và phát triển của tự nhiên lắm sao! Cho nên thời gian tu dưỡng là điều rất quan trọng đối với người tu, trước khi… xuống núi. Phật pháp không phải cá ươn mà năn nỉ đem cho. Phật pháp chỉ dành cho người biết trân quý, nhất là người đó phải có khả năng hành trì. Nếu không thì số lượng càng nhiều thì càng làm hại cho Phật pháp mà thôi.

Thích Trung Hữu
(Bài đăng trên Giác Ngộ đặc biệt, số 1020)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11670)
Trong cả thành phố này, anh chị chỉ có tôi là chỗ thân nhất, vừa là thầy vừa là bạn. Buổi sáng anh gọi phone bảo trưa nay đến đón tôi về nhà dùng cơm cho vui.
(Xem: 10131)
Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa.
(Xem: 9447)
Cha mẹ chúng tôi thương yêu, kính thuận nhau, và cũng hết mực thương yêu con trẻ, không bao giờ có ý ngăn cản sự góp mặt chào đời của mỗi đứa chúng tôi trong gia đình ấy.
(Xem: 10298)
Thuở đó, tăng đoàn thường ba Y, một Bát, từng bước chân trần hoằng hóa đó đây, đêm nghỉ trong rừng, tìm gốc cây êm mát, gối đầu mà ngủ.
(Xem: 9745)
Tập quán lì xì của người Việt chúng ta thực sự bắt nguồn từ một truyền thống lâu đời của Trung Quốc...
(Xem: 11785)
Ta đưa đôi mắt thiền quán nhìn sâu vào danh tướng, để thấy rõ danh tướng có làm cho ai khổ đau không? Danh tướng không làm cho ai khổ đau cả, mà danh tướng cũng không làm cho ai hạnh phúc hết.
(Xem: 11466)
Như từ một đống hoa tươi, Lựa ra ghép lại cho đời tràng hoa, Nhiều tràng phô sắc mặn mà, Người đời cũng vậy khác xa đâu nào
(Xem: 10492)
Mỗi ngày khi vừa thức giấc, Hãy nghĩ rằng, May mắn thay hôm nay, Tôi đã thức dậy, Thấy mình vẫn còn sống, Vẫn giữ được sự sống quý giá của con người.
(Xem: 11834)
Khắp nơi trong cõi dương gian, Hận thù đâu thể xua tan hận thù, Chỉ tình thương với tâm từ, Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm, Đó là định luật ngàn năm.
(Xem: 10260)
“Khi tôi trông thấy một con vật dường như ngu đần mà lại biết khóc, cặp mắt của nó còn lộ vẻ đầy hãi sợ và buồn khổ, tôi bỗng rùng mình!”
(Xem: 10447)
Cứ mỗi lần nhìn bức thư pháp nơi chánh điện chùa Phổ Từ, tôi lại nhớ đến Sư Ông. Không những qua hàng chữ mường tượng ra bóng dáng người mà trong nét bút màu mực lưu lại như còn văng vẳng lời nhắc nhở tràn đầy ưu ái của Sư Ông đối với tôi và mọi người.
(Xem: 10694)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949), mang tựa là Muttodaya (Un Coeur Libéré/A Heart Released/Con Tim Giải Thoát).
(Xem: 11508)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách mang tựa Con tim giải thoát (A Heart Released) của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949).
(Xem: 12250)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi.
(Xem: 10090)
Cho, không phải chỉ là làm vui kẻ đón nhận; mà còn là một thái độ, một nghệ thuật sống ở đời để có hạnh phúc...
(Xem: 9779)
Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn; Ngài muốn cho chúng ta biết và thấy năm uẩn...
(Xem: 10382)
... ngài Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu một ngày của mình bằng việc lễ lạy. Từ tư thế đứng, ngài buông dài người ra sàn nhà, với chỉ một tấm đệm mỏng trải trên tấm ván đủ cho phần thân mình.
(Xem: 9646)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới...
(Xem: 11243)
Nụ cười của Ngài thật là tinh tế. Thế nhưng tại sao Ngài lại mỉm cười? Có phải đấy là một thể dạng phúc hạnh mà Ngài cảm nhận được trong khi thiền định hay chăng?
(Xem: 9894)
Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổphiền não tham sân si, mạn, nghi, ác kiến.
(Xem: 11969)
Ngủ nghỉ mới thức dậy, xin nguyện cho chúng sanh, có trí giác hoàn toàn, nhìn rõ khắp mười phương...
(Xem: 9675)
Mãi cho đến mấy chục năm sau, Thầy mới tìm ra được hình ảnh của một vị Thầy đích thực, một vị Bổn Sư. Bổn Sư chỉ có nghĩa là "Thầy của tôi" thôi.
(Xem: 21961)
30 năm qua được coi là quá đủ cho một thế hệ tiếp nối. Nếu không được ghi lại, kể lại thì lớp người sau chắc chắn sẽ đi vào quên lãng hay hiểu một cách lờ mờ hoặc qua trung gian một người khác kể...
(Xem: 10210)
Thi phẩm “Hạt Cát Mịn” như bản tóm lược, hay nói khác thì đây là công trình “Thi Hóa Duy Thức Học” để làm tài liệu tu học. Một môn học quan trọng bậc nhất đối với người học Phật.
(Xem: 9492)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này.
(Xem: 10222)
Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện...
(Xem: 16699)
Đạo sư nói: "Tôi cũng là một người du lịch qua cuộc đời này nên không mang theo đồ đạc gì nhiều".
(Xem: 14302)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi, Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa, Múc bình nước mát về qua, Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa”
(Xem: 10285)
Người tụng kinh lâu ngày sẽ hiểu ý kinh, Người niệm Phật lâu ngày sẽ thấy cảnh Phật...
(Xem: 9266)
Triều Nguyên sinh năm 1953 tại Đại Lộc, Quảng Nam, bên bến sông Thu Bồn lồng lộng gió nắng, ngan ngát hương đồng cỏ nội.
(Xem: 9333)
“Khi một ý xấu vừa manh nha, biết ngay tai họa của nó, ta liền giữ chánh niệm như cây bám chặt vào đất”.
(Xem: 13074)
Phật giáo đã có ít nhất 2500 năm lịch sử; và có lẽ, cũng đã có chừng ấy lần các thế hệ Phật giáo đồ xao lòng nhớ lại câu chuyện Phật dự hứa ngày viên tịch, báo trước giây phút bỏ lại trần gian.
(Xem: 10899)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi.
(Xem: 12428)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có những lời dạy thật chí thiết về con người và sự vật, cảnh giớicõi nầy hay những cõi khác.
(Xem: 10865)
Shunryu Susuki Đại sư (1904-1971) là người sáng lập Trung tâm Thiền San Francisco và là một khuôn mặt chủ chốt trong việc truyền bá đạo Phật sang phương Tây.
(Xem: 13042)
Cuối tuần qua, tại Trại Huấn luyện Huyền Trang V ở Hayward, CA. Vừa lắng nghe và thông dịch lại cho các Trại sinh không hiểu tiếng Việt qua đề tài Thấu đáo về Hiện tình Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
(Xem: 11539)
Phật ngồi đó, tiếp tục thiền định với ánh mắt từ bi hướng về những người đang thảnh thơi thưởng thức một tách cà phê ấm hoặc bận chăm chú xem màn ảnh của điện thoại...
(Xem: 9850)
Trong khuôn viên khu nhà tập thể của quân đội, xe Bus của từng đơn vị lần lượt chuyển bánh rời khỏi vùng Fribourg vào sáng ngày cuối khóa tu học
(Xem: 12901)
Tường thuật lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập chùa Bảo Quang và Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL 2558
(Xem: 11405)
Suốt bãi biển dài rộng, không ai mong đợi một cái gì trường cửu. Tất cả đều tạm bợ, có đó, rồi để cho sóng vô tình cuốn đi...
(Xem: 13107)
Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có, thương yêu, giận lẫy cũng có.
(Xem: 12651)
Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa.
(Xem: 13449)
"Cơn Dông Giữa Mùa Hạ" là tựa đề bài tường thuật của Trần Thị Nhật Hưng nói lên nỗi niềm bâng khuâng và xúc động cùng những kỷ niệm tràn ngập dội về tâm trí của tác giả khi hay tin Sư Ông Khánh Anh viên tịch.
(Xem: 25169)
Thể theo giáo luật và truyền thống Phật Giáo, mùa An Cư Kiết Hạ lần 26 năm nay của GHPGVNTN Canada được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn.
(Xem: 12443)
Buổi lễ khai giảng diễn ra trong bầu không khí trang nghiêmtrầm lặng đầy nước mắt, bao trọn hình ảnh của cố Hòa Thượng Minh Tâm trong những lời phát biểu.
(Xem: 12934)
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
(Xem: 13741)
Loài cỏ bệnh úa tàn thân xác, Đã gầy hao từ gốc rễ cằn khô, Chắc tại nắng, tại mưa, tại bao điều khác, Nằm co ro đợi chết đến giờ
(Xem: 11205)
Trước khi khởi sự tu tập để phát huy lòng từ bi và tình thương, cũng cần nên tìm hiểu ý nghĩa của hai chữ ấy là gì...
(Xem: 11337)
Tất cả chúng sanh vì chẳng thấy Phật tánh nên thường bị phiền não trói buộc mà phải lưu chuyển trong sanh tử.
(Xem: 9838)
Phàm những gì có hình tướng thì tất cả đều bị chi phối bởi sự vô thường, mà đã vô thường thì nguyên nhân chính của nó là khổ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant