Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vấn Đề Thắp Hương Trong Kinh Điển Phật Giáo

02 Tháng Mười Một 201906:40(Xem: 5847)
Vấn Đề Thắp Hương Trong Kinh Điển Phật Giáo

Vấn Đề Thắp Hương Trong Kinh Điển Phật Giáo


Chúc Phú

Nghiệp & Dị Thục

Trong những vật phẩm mang tính lễ nghi của nhiều tôn giáo ở phương Đông nói chung, thì việc sử dụng các loại hương liệu nhằm thể hiện niềm tin tôn giáo là một thực thể văn hóalịch sử xuất hiện từ lâu đời. Tùy theo quan điểm của từng hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng mà việc sử dụng hương liệu như là một thành tố của lễ nghi có sự khác biệt đặc thù. Với Phật giáo, việc sử dụng hương liệu bằng cách đốt lên, thắp lên, xông lên… với ý nghĩa cúng dường Tam Bảo nói chung, xuất hiện rất sớm trong kinh điển của Phật giáo sơ kỳ và được ghi nhận ít nhất trong hai truyền thống Phật giáo lớn.

Xét về khởi nguyên, truyền thống thắp hương cúng dường lên Đức Phật, như là một lời thỉnh cầu xuất hiện trong kinh Tăng Nhất A-Hàm (30.3). Theo kinh, trưởng giả Cấp-cô-độc có người con gái tên là Tu-ma-đề (修摩提) được gã cho một gia đình theo đạo Ni-kiền tử (Jain) ở một chốn xa xôi. Do sự bất đồng trong sinh hoạt tôn giáo nên nàng ta gặp phải nhiều đau khổ. Được sự chấp thuận của nhà chồng, Tu-ma-đề được phép thỉnh Phậtchúng Tăng đến nhà thọ trai. Lúc này Phật đang ở Xá-vệ, cách chỗ nàng ta rất xa, đường đi lại khó khăn, không có người thân tín, vậy thì làm sao nàng ta để có thể thỉnh Phật được? Theo kinh:

 Bấy giờ, Tu-ma-đề tắm gội sạch sẽ, tay bưng lò hương đi lên lầu cao, chắp tay hướng về Thế Tôn mà bạch:

- Kính xin Thế Tôn, đấng Vô năng kiến đảnh, hãy khéo quán sát! Thế Tôn không việc gì không biết rõ, không việc gì không tường tận. Nay con đang ở nơi nguy khốn này, ngưỡng mong Thế Tôn quán sát rõ cho.[1]

Bấy giờ, tôn giả A-nan thấy trong Kỳ-hoàn có mùi hương kỳ diệu này, bèn đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên. Sau đó tôn giả A-nan bạch Thế Tôn:

- Kính bạch Thế Tôn! Đây là hương gì mà xông ngát tinh xá Kỳ-hoàn?

Thế Tôn bảo:

- Hương thơm này là hương thỉnh Phật, do tín nữ Tu-ma-đề ở trong thành Mãn Phú phụng thỉnh.[2]

Từ lời cầu thỉnh qua làn hương đặc thù này, Đức Phật và các vị đại đệ tử đã vận dụng thần thông bay đến đất nước mà Tu-ma-đề đang làm dâu để chứng trai, thuyết pháphóa độ cho số đông dân chúng ở nơi ấy.

Cơ sở thứ hai liên quan đến việc thắp hương thỉnh Phật xuất hiện trong một tác phẩm luật tạng của Nhất thiết Hữu bộ, và người thỉnh Phật cũng khác biệt so với kinh Tăng Nhất A-Hàm.

Theo Căn bản thuyết Nhất thiết Hữu bộ tỳ-nại-da dược sự, quyển thứ ba, từ một thương nhân giàu có tên là Viên Mãn (圓滿), cảm mến đời sống thoát tục nên thương nhân đã cầu Phật xuất gia. Sau khi xuất giatu tập thì tỳ-kheo Viên Mãn chứng đắc đạo quả và đi giáo hóa. Trên bước đường giáo hóa, thể theo nguyện vọng của chúng sanh, tỳ-kheo Viên Mãn đã đốt hương thỉnh Phật. Luật ghi:

Lúc ấy Viên Mãn lên lầu cao, dùng bình đựng nước để làm sạch sẽ nơi ấy, hai gối quỳ sát đất hướng về rừng Thệ-đa đốt hương, rải hoa, rồi đích thân cung thỉnh bằng bải kệ:

Bậc tịnh giới, trí tuệ

Biết rõ người quy kỉnh

Giúp người không chỗ nương

Xin nhận lời con thỉnh!

Nói kệ xong, do thần lực của Phật nên hoa mà vị ấy đã rải thành một cái lọng bay thẳng đến rừng Thệ-đa, ở giữa hư không, che trên Đức Phật. Cũng do thần lực của Phật, hương vị ấy đã đốt họp thành mây ở giữa hư không và bình rót nước vàng thì giống như thỏi lưu ly.

Thầy điềm lành này tỳ-kheo A-nan-đà liền chắp tay cung kính bạch Phật:

-Bạch Thế Tôn! Điềm lành thỉnh Phật và tỳ-kheo Tăng từ nơi nào đến vậy?

Phật dạy A-nan-đà:

-Từ thành Thâu-ba-lặc-ca đến.

Tỳ-kheo A-nan-đà lại bạch Phật:

-Thành ấy cách đây bao xa?

Phật bảo:

-Khoảng hơn một trăm dặm. Ông hãy đi lấy thẻ và bảo các tỳ-kheo ‘Ngày mai ai có thể nhận lời thỉnh của tỳ-kheo Viên Mãn ở thành Thâu-ba-lặc-ca thì hãy nhận thẻ’.

A-Nan-đà đáp:

Xin vâng, thưa Thế Tôn.[3]

Cơ sở thứ ba liên quan đến việc thắp hương nhằm thể hiện sự tôn kính, liên quan đến Đức Phậtthân phụ của ngài.

Theo kinh Tịnh-Phạn vương Bát-niết-bàn, sau khi khuyến hóa thân phụ chứng đệ tam Thánh quả và nhập Niết-bàn, đức Thế Tôn đã đích thân cử hành tang lễ và đã tự mình cúng dường xá-lợi thân phụ bằng việc xông đốt hương thơm. Bản kinh ghi nhận rõ ràng: Tự thân Như Lai, tay nâng lò hương[4], đi trước linh cữu, đến nơi an táng, trên núi Linh Thứu[5].

Như vậy, xét về phương diện lịch sử, việc dùng các loại hương liệu như là một sự thỉnh cầu, như một sứ giả của Phật (香是佛使; 香為佛使) có cơ sở trong nhiều bản kinh, luật thuộc Đại chúng bộNhất thiết Hữu bộ.

Về phương diện lý thể, việc quá chú trọng đến hương hoa phụng cúng cũng như quan tâm bày biện các hình thức lễ nghi cũng không phải là điều được Đức Phật tán thán. Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy:

 54. "Hương các loại hoa thơm

Không ngược bay chiều gió

Nhưng hương người đức hạnh

Ngược gió khắp tung bay

Chỉ có bậc chân nhân

Tỏa khắp mọi phương trời. (HT. Thích Minh Châu, dịch)

(Na pupphagandho paṭivātameti,

na candanaṃ tagaramallikā‚

satañca gandho paṭivātameti,

sabbā disā sappuriso pavāyati).

Trong thời đại ngày nay, có những lúc con người quá chú trọng đến hình thức lễ nghi, đẩy những biểu tượng vốn dĩ mang ý nghĩa thanh cao, thoát tục, như việc đốt hương lên một cực đoạn mới, từ đó đã tạo ra những hệ lụy đáng buồn. Mong mỏi xóa bỏ những hệ lụy từ việc đốt hương là một suy nghĩ tích cực, hợp thời. Tuy nhiên, do không thấy việc đốt hương như là một thực thể văn hóa, cũng là một cách nhìn chưa đầy đủ, ít nhấtcăn cứ vào những cơ sở kinh điển như đã nêu.

Chúc Phú

 



[1] 大正新脩大藏經第 2 冊 No. 125 增壹阿含經. Nguyên văn: 是時, 長者女沐浴身體, 手執香爐, 上高樓上,叉手向如來, 而作是說: 唯願世尊當善觀察無能見頂者, 然世尊無事不知, 無事不察, 女今在此困厄, 唯願世尊當善觀察.

[2] 大正新脩大藏經第 2 冊 No. 125 增壹阿含經. Nguyên văn: 爾時, 阿難見祇洹中有此妙香. 見已, 至世尊所.到已, 頭面禮足, 在一面立. 爾時, 阿難白世尊言: 唯願, 世尊! 此是何等香, 遍滿祇洹精舍中? 世尊告曰: 此香是佛使, 滿富城中須摩提女所請.

 

[3] 大正新脩大藏經第 24 冊 No. 1448根本說一切有部毘奈耶藥事,卷第三. Nguyên văn: 是時圓滿昇高樓上, 雙膝著地, 遙望逝多林園燒香散花, 以金瓶水而作潔淨, 遙申啟請而說頌言: 淨戒妙智慧/ 能知歸命者/ 善鑒無依護/ 願受我微請. 說是頌已, 由佛神力, 其所散花合成一蓋, 直至逝多林所, 在虛空中住佛頂上. 其所燒香由佛神力, 於虛空中如雲重合. 金瓶注水, 由佛神力, 如吠琉璃棒. 具壽阿難陀見此祥瑞合掌恭敬而白佛言: 今此祥瑞, 必應請佛及苾芻僧. 我今不知從何處來? 佛言: 阿難陀! 從輸波勒城來. 又白佛言: 彼城去此近遠? 佛言: 可百餘里, 汝往將籌, 告諸苾芻: 明日若能受彼輸波勒迦城圓滿請者, 當受此籌. 阿難陀答言: 如是世尊.

[4] Nguyên tác hương lô (香爐): chỉ cho lò đốt trầm.

[5] 大正新脩大藏經第 14 冊 No. 512佛說淨飯王般涅槃經. Nguyên văn: 如來躬身手執香爐, 在喪前行, 出詣葬所靈鷲山上.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2427)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1800)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1881)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2177)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2702)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1607)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1544)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1722)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1554)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2148)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2295)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 1989)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1792)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1710)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1894)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1633)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2594)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1754)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2088)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2080)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2407)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1726)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1917)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1791)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 1962)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2534)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3553)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2214)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2230)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1602)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1896)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2243)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2245)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2088)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3028)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2062)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2465)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 1986)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1914)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2129)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2402)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 1964)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2376)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2318)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2893)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(Xem: 1985)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(Xem: 1891)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(Xem: 2201)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
(Xem: 1992)
Hơn nửa đời người, hay cả cuộc đời, nếm đủ đắng cay buồn tủi, niềm vui thì khiêm tốn, nỗi buồn quá mênh mông. Chòng chành theo con thuyền thân phận, lúc tàn khoảnh khắc theo cổ máy thời gian, nhìn lại trong rêu phong tĩnh lặng, trên khuôn mặt nhiều nếp chập chùng của ưu phiền, mới hiểu rằng “Ta có đại hoạn do ta có thân. Nếu ta không thân sao có đại hoạn”.
(Xem: 1994)
Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nồng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant