Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chiêm Bao Hạc Trắng

01 Tháng Giêng 202011:57(Xem: 5062)
Chiêm Bao Hạc Trắng

CHIÊM BAO HẠC TRẮNG

Thích Nữ Huệ Trân

 
hoa sen dep

          Trong kiếp phù sinh, biết bao người đốt đuốc tìm tri kỷ mà lúc nhắm mắt xuôi tay cũng vẫn ngậm ngùi ôm mối cô đơn.

          Tri kỷ là thế nào mà hiếm hoi như vậy?

Bá Nha một đời nhịp phách mà vắng Tử Kỳ cũng phách rã nhịp lơi!

Phạm Thái lên yên, vó ngựa mãi dặm trường cát bụi thì Trương Quỳnh Như thà ngọc nát vàng phai !

          Thế mà, một kẻ ngây ngô giữa chốn ta-bà như tôi lại có tri kỷ ngay từ lúc mở mắt chào đời. Đó là cha tôi, người thường ôm tôi trên cánh tay nôi hồng, ru tôi bằng những câu hát:

          “Hồng Hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê. Dưới sông, nhiều bến ai về có thấy đồng mía nương chè, với những tình thắm trên làng quê?  Hồng Hà chơi vơi, giòng nước trên nguồn về khơi. Sông Thao, ngoài bến Việt Trì, có những chàng áo nâu về. Say mê giòng nước vui tràn trề ….” (1)

          Tôi nghe kể lại rằng, mẹ tôi buồn cười lắm khi nghe cha hát ru tôi như thế vì đối với mẹ, đó không phải là những câu ru con ngủ. Ru con phải: “ À … ơi ….Đồng Đăng có phồ Kỳ Lừa. Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh ….” Hay: “Con cò con vạc con nông. Sao mày dẫm lúa đồng ông hỡi cò ? …” Mẹ tôi hiền hòa, chất phác như thế nên càng chế nhạo khi cha ru tôi bằng những câu hát rực lửa đấu tranh hơn:

          “Sông Lô, sóng ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau, núi rừng âm u. Thu ru, bến sóng vàng từng nhà mờ biếc chìm một mầu khói thu. Sông Lô, sóng ngàn kháng chiến cháy bờ lau thưa đã tàn thôn trang. Ai qua bến nắng hồng lặng nhìn mầu nước sông Lô xưa …” (2)

          Tình tự dân tộc và tình yêu quê hương đó đã đưa tôi vào những giấc mộng êm ái đầu đời chứ không phải “Con cò, con vạc, con nông …” Tôi nói rằng tôi may mắntri kỷ ngay từ khi mở mắt chào đời là như thế.

          Cha không phải chỉ cho tôi hình hài, mà trong sự nhiệm mầu không thể giải thích, cha còn khai sinh cho tôi một đời sống tâm linh phong phú.

          Là con gái mà tôi tâm sự với cha những chuyện đáng lẽ chỉ nói với mẹ. Tôi hoàn toàn an tâm khi cha biết tôi đang nghĩ gì và làm gì. Cha luôn là người đầu tiên đọc những bài thơ non nớt mà tôi cặm cụi “sáng tác”. Chẳng phải cha chỉ đọc thôi mà còn lấy những câu đắc ý, để dưới mặt kính trên bàn làm việc. Cha vào tiệm vải mua lụa trắng cho tôi may áo khi thấy áo tôi bị vấy mực, tế nhị và kín đáo kẹp vào tập sách những tờ giấy bạc mới để tôi chi tiêu, khẽ khàng trách mẹ tôi khi tôi bị la rầy vì đôi điều lặt vặt trong bếp núc …..

Lúc nào cha cũng ở đó, bên tôi, và trong tâm hồn tôi như bóng với hình.

          Vậy mà !!!!!! ……

          Cơn hồng thủy Tháng Tư 75 đã bứt tôi ra khỏi núm ruột !

          Tôi nổi trôi bến bờ xa lạ.

          Cha vào tù trả nợ nước non.

          Bá Nha đập đàn khi Tử Kỳ ngã gục.

          Phạm Thái si cuồng vì oan khuất Quỳnh Như.

 

          Thư nhà gửi sang, kèm mảnh giấy nguyệch ngoạc cha viết khi đi nhận gói quà đầu tiên của con gái

          “Trời mưa, gió giật, cầu khỉ trơn như mỡ, giầy dép là đất sình lại càng trơn, sợi giây kẽm để vịn tay đu đưa liên hồi, kẻ bật ra xa, người co lại gần, mất thăng bằng tạo ra mất thăng bằng liên tục. Mới nhích được một phần tư cầu, cha nhìn xuống con suối, nước chảy xiết dưới chân mà hoa cả mắt. Rồi cũng phải nhìn lên, trấn tĩnh lại, cố nhích dần cho người khác lết tới. Sợi giây kẽm quái ác hết lôi cha ra, lại đẩy cha vào. Gió giật liên hồi, đôi giầy toàn đất bùn trên thân cây gỗ chỉ còn là sình trộn nước mưa, như không có cái gì khả dĩ giúp cha đi tiếp được nữa. Cha đành đứng yên tại chỗ, nhìn ra mới được nửa con suối, liếc sang bên bạn đồng tù, mặt ai cũng trắng bệch thì biết chắc mình cũng tái mét. Thật là nghìn cân treo sợi tóc, lui chẳng được, tiến cũng chẳng xong … Nhưng nghĩ đến mẹ, đến các con, cha nhất định không để giòng suối cướp mất gói quà, nên dưới mưa ấy, gió ấy, cha xoay ngang chân mà nhích đi, thẳng nhìn lên, không màng đến giòng suối cuồn cuộn dưới chân. Cha thầm khấn Trời Phật, còn để có hôm nay, không lẽ lại cướp đi tình thương của một người tưởng chừng tuyệt vọng ! ….”

          Mảnh giấy đó, với thời gian, càng cũ nát thì nét chữ như lại càng hiển hiện.

          Khi cha về với Phật thì từng hàng chữ trở thành từng nét khắc chạm trong đáy hồn tôi.

          Với những nét khắc chạm đó, tôi lao vào giòng sông lịch sử, tìm cha như đi tìm chính mình. Và nơi giòng sông đó, một chiều mưa bay, tôi run rẩy cảm nhận những vết khắc trong hồn mình mờ ảo, lung linh, giòng sông lênh láng trên cõi lòng người con vọng về cha.

          Đó là khi tình cờ đọc một bài thơ.

          Không phải, không đơn giản thế! Đó không chỉ là bài thơ. Với tôi, bài thơ này là một trang kinh, là tiếng khóc rạt rào sông thương, biển nhớ, từ tròn kiếp nhân sinh của một người con hướng vọng về đấng sinh thành:

 

thich tue sy“Mười lăm năm, một bước đường

Đau lòng lữ thứ đoạn trường Cha ơi!
Đêm dài tưởng tượng Cha ngồi
Gối cao tóc trắng rã rời thân con
Phù sinh một kiếp chưa tròn
Chiêm bao hạc trắng hãi hùng thiên cơ
Tuần trăng cữ nước tình cờ
Lạc loài du tử mắt mờ viễn phương
Tàn canh mộng đổ vô thường
Bơ vơ quán trọ khói sương đọa đầy” (*)

 

          Hơn mười lăm năm tụng kinh cho Cha, đến “trang kinh” này tôi đã bất ngờ bật khóc.  Khối uẩn tình òa vỡ như mặt trời chiếu rọi đỉnh băng sơn. Nước mắt chảy trên những vết khắc thời gian, nhòa dần oan khuất để Cha nhẹ nhàng hạc trắng vỗ cánh thênh thang.

          Tôi thấy được Cha qua hình bóng Cha Lạc Long Quân chưa từng bao giờ rời xa con trẻ, dù trong hạnh phúc hay nơi khổ đau, dù trên thiên đàng hay dưới địa ngục, vì rốt ráo, đàn con trăm trứng chỉ có một cội nguồn. Kẻ nào phủ nhận, lội ngược giòng dân tộc sẽ tự hủy diệt.

         

          Trang kính tạ ơn Thiền Sư Thích Tuệ Sỹ, tác giả bài thơ “Thương Nhớ” tôi đã được đọc trong một chiều mưa bay …

Huệ  Trân

(Tháng mười một Âm Lịch- Thắp nhang giỗ cha)

 

(1)  “Du kích sông Thao” của Đỗ Nhuận
(2)  “Trường ca sông Lô” của Văn Cao
(*)” Thương Nhớ” TS Thích Tuệ Sỹ          

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1536)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1316)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1594)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2099)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1850)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1212)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1400)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1397)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1684)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1449)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1323)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1464)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1402)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1723)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1424)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1371)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1381)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1455)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1634)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1540)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1492)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1357)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1461)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1166)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1923)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1345)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1499)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2847)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1510)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1682)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1556)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1997)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1539)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1739)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1944)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2125)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1599)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2559)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1669)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1844)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1797)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1565)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2312)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1753)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1805)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1674)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2043)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2028)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2173)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1676)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant