Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cha Mẹ Dân

03 Tháng Hai 202010:27(Xem: 4367)
Cha Mẹ Dân
Cha Mẹ Dân

ly-thanh-tong
Tôn tượng Đức vua Lý Thánh Tông
Vào tháng 10, mùa đông, nhằm tiết đại hàn, giá lạnh, vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072) nói với các quan hầu cận rằng: "Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.” (1)
Một lần khác, “Mùa hạ, tháng 4, vua ngự ở điện Thiên Khánh xử kiện. Khi ấy công chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa, bảo ngục lại rằng: ‘Ta yêu con ta cũng như lòng ta làm cha mẹ dân. Dân không hiểu biết mà mắc vào hình pháp, trẫm rất thương xót, từ nay về sau, không cứ gì tội nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan giảm’." (1)
Ở nơi chốn an ổnấm cúng mà chợt chạnh lòng nghĩ đến người đói rét trong ngục thất; cùng con gái chứng kiến việc xử kiện mà động lòng thương tưởng tội nhân.
Cả hai trường hợp trên, được ghi vắn tắt trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư theo lối biên niên (2), đều liên quan đến tội nhân, tù nhân. Xem ra, sử chỉ ghi sự quan tâm của nhà vua đối với tội nhân, tù nhân; nhưng nên hiểu lòng vua đối với dân cũng như thế. Nghĩa là vua cũng đặt lòng thương của mình đối với dân như cha mẹ đối với con cái, như quan niệm “dân chi phụ mẫu” (cha mẹ của dân) (3) được nói đến trong Kinh Thi(4).
Quan niệm vua/quan là cha mẹ của dân, ngay từ thời Mạnh Tử (372 – 289 trước Công nguyên), đã đổi khác, với chủ trương “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.” (5) Thực ratriết học chính trị và lãnh đạo Tây phương và Đông phương từ ngàn xưa đã xem dân là chủ nhân ông của đất nước; vua/quan là công bộc của dân (servant of the people). Lãnh đạo có mặt để phục vụ quần chúng chứ không phải để được quần chúngphục vụ. Dù vậy, tư tưởng “dân chủ” nầy, trớ trêu thay, dường như chỉ mới được đón nhận về mặt lý thuyết (và khẩu hiệu) tại Việt Nam trễ tràng vào thế kỷ 19, 20. Thực tếcho thấy, quan chức thời nay, dưới chế độ độc đảng luôn miệng lên án sự bất minh và độc tài của các chế độ vua chúa thời xưa, đã công khai tự nhận mình là “cha mẹ của dân,” theo cái nghĩa là có quyền đè đầu cưỡi cổ người dân, định đoạt mọi thứ cho đời sống của nhân dân. Người dân Việt Nam cho đến thời đại văn minh tân tiến ngày nay—thời đại mà các tiêu đề “tự do, dân chủ” luôn được rêu rao nhắc đến trên từng bảng hiệu và giấy tờ hành chánh—vẫn chưa từng được quý trọngthương yêu bởi những người “công bộc” hay “đầy tớ.” Theo cách ấy, quan chức lãnh đạo ngày nay làm cha mẹ thì là cha mẹ vô tâm, thiếu trách nhiệm với con cái; còn làm đầy tớ thì cũng là đầy tớ phản chủ, vô luân.
Làm thế nào mà một vị vua được cả nước tôn quý, đứng trên thiên hạ, ở nơi cung vàng điện ngọc mà vẫn xót thương, tưởng nghĩ đến tù nhân và dân đen? Có khi nào những người lãnh đạo ngày nay dành một phút nhìn thẳng vào thực trạng thống khổ của nhân dân, thay vì chỉ lo tìm cách trấn áp, bỏ tù người dân có ý kiến trái ngược với mình? Có thể nào lãnh đạo ngày nay dừng lại một phút, bớt nói bớt luận bàn, bớt tìm kế sách bảo vệ đảng phái và ngôi vị của mình, để lắng nghe tiếng nói trung thực và tiếng kêu đau thương của người dân?
Vua Lý Thánh Tông sở dĩ có tiếng là vị vua nhân đứcthành công trong việc trị quốc an dân, là nhờ lòng thương chân thành đối với con cái, cũng như đối với con dân (6). Lòng thương không hề là điểm yếu của một chế độ, một chính thể. Lòng thương không làm nhu nhược, yếu hèn đi dũng khí của trượng phu; ngược lại, có thể làm chất liệu hàn gắnnhững vụn vỡ, phân ly, tạo sức mạnh hòa hợp, đoàn kết trong toàn dân. Bằng chứng là trong thời gian 18 năm tại vị, ông vua nhân từ Lý Thánh Tông đã đánh Tống, bình Chiêm, với những chiến công lẫy lừng khiến quân Tống không còn dám xâm lấn Đại Việt, và vua Chiêm phải đầu hàngtriều cống cả ba Châu (Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính – ngày nay là một số các huyện thuộc tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị).
Chuyện người xưa làm, không khó: cha mẹ thì phải ra cha mẹ, công bộc thì phải ra công bộc. Thương dân như con đẻ thì phải làm tất cả cho dân, vì dân; chứ không phải chỉ thương nơi cửa miệng hay khẩu hiệu. Đối với gia đìnhcha mẹ ngoài trách nhiệmchăm sóc, nuôi dưỡng, còn phải biết lắng nghe, nhận biết sở trườngsở đoản, cảm nghĩ, lý tưởng và quan niệm sống của con; và trên tất cả, phải thương yêu con. Không có thương yêu thì cha mẹ không còn là cha mẹ.
Lãnh đạo có lẽ không cần phải học đòi chiêu thuật chính trị nào để an dân, mà chỉ cần nuôi lớn và biểu hiện lòng thương của cha mẹchân thành dành cho muôn dân. Cha mẹsinh dưỡng con cái không phải để được con cái phụng sự, mà chính là để yêu thương, chăm sóc bằng cả lòng thương và trách nhiệm trọn đời của mình. Không thể làm cha mẹ của dân được thì hãy cúi mình làm công bộc, làm con cháu, tận tụy phụng dưỡng nhân dân như chính cha mẹ của mình.
Ý tưởng nầy không có gì mới. Nhưng cũng chẳng bao giờ lỗi thời trong việc hộ quốcan dân, nhất là trong giai đoạn cùng khốn nguy vong của đất nước.
 
California, ngày 19 tháng 7 năm 2018.
Vĩnh Hảo
 www.vinhhao.info
________
 
(1) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Bản Kỷ Toàn Thư, Quyển 3.
(2) Ghi chép sơ lược các sự kiện hay biến cố xảy ra từng năm, gom thành biên niên sử từng thập kỷ, thế kỷ, thiên kỷ.
(3) Quan niệm của Nho gia ngày xưa, xem vua là cha mẹ của dân; các quan chức lớn nhỏ cũng theo đó mà tự đặt mình vào ngôi bậc cha mẹ để chăm sóc, cai trị dân như cha mẹ chăm nom con cái. “Kinh Thi nói: "Vui thay người quân tử,  là cha mẹ của dân." Điều gì dân thích,  thì mình thích,  điều gì dân ghét,  thì mình ghét. Như vậy thì gọi là cha mẹ dân.” (Thi. Tiểu nhã. Nam Sơn hữu đài, chương 2, câu 3-4).” Trích lại từ Đại Học, phần Bình Thiên Hạ, do Tăng Tử (tức Tăng Sâm, 505 - 435 TCN) truyền lại.
(4) Kinh Thi là một trong Ngũ Kinh, 5 kinh điển nền tảng cho học thuyết Nho giáo(gồm Kinh ThiKinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu), tương truyền là do Khổng Tử biên soạn.
(5) Dân là quý nhất, thứ đến là xã tắc, sau cùng mới là vua. Mạnh Tử (372 – 289 trước Công nguyên) được xem là người kế thừa học thuyết của Khổng Tử (551 – 479 trước Công nguyên).
(6) Hãy đọc thêm nhận xét của sử gia Ngô Sĩ Liên viết về vua Lý Thánh Tông: “Xót thương vì hình ngục, nhân từ với nhân dân, là việc đầu tiên của vương chính. Thánh Tông lo tù nhân trong ngục hoặc có kẻ vô tội mà chết vì đói rét, cấp cho chiếu chăn ăn uống để nuôi sống, lo quan lại giữ việc hình ngục hoặc có kẻ vì nhà nghèo mà nhận tiền đút lót, cấp thêm cho tiền bổng và thức ăn để nhà được giàu đủ. Lo dân thiếu ăn thì xuống chiếu khuyến nông, gặp năm đại hạn thì ban lệnh chẩn cấp người nghèo, trước sau một lòng, đều là thành thực. Huống chi lại tôn sùng đạo học, định rõ chế độ, văn sự thi hành mau chóng bên trong; phía nam bình Chiêm; phía bắc đánh Tống, uy vũ biểu dương hiển hách bên ngoài.” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Quyển 3)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9682)
Tập quán lì xì của người Việt chúng ta thực sự bắt nguồn từ một truyền thống lâu đời của Trung Quốc...
(Xem: 11729)
Ta đưa đôi mắt thiền quán nhìn sâu vào danh tướng, để thấy rõ danh tướng có làm cho ai khổ đau không? Danh tướng không làm cho ai khổ đau cả, mà danh tướng cũng không làm cho ai hạnh phúc hết.
(Xem: 11414)
Như từ một đống hoa tươi, Lựa ra ghép lại cho đời tràng hoa, Nhiều tràng phô sắc mặn mà, Người đời cũng vậy khác xa đâu nào
(Xem: 10435)
Mỗi ngày khi vừa thức giấc, Hãy nghĩ rằng, May mắn thay hôm nay, Tôi đã thức dậy, Thấy mình vẫn còn sống, Vẫn giữ được sự sống quý giá của con người.
(Xem: 11763)
Khắp nơi trong cõi dương gian, Hận thù đâu thể xua tan hận thù, Chỉ tình thương với tâm từ, Làm tiêu oán hận, giải trừ hờn căm, Đó là định luật ngàn năm.
(Xem: 10208)
“Khi tôi trông thấy một con vật dường như ngu đần mà lại biết khóc, cặp mắt của nó còn lộ vẻ đầy hãi sợ và buồn khổ, tôi bỗng rùng mình!”
(Xem: 10389)
Cứ mỗi lần nhìn bức thư pháp nơi chánh điện chùa Phổ Từ, tôi lại nhớ đến Sư Ông. Không những qua hàng chữ mường tượng ra bóng dáng người mà trong nét bút màu mực lưu lại như còn văng vẳng lời nhắc nhở tràn đầy ưu ái của Sư Ông đối với tôi và mọi người.
(Xem: 10625)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949), mang tựa là Muttodaya (Un Coeur Libéré/A Heart Released/Con Tim Giải Thoát).
(Xem: 11451)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách mang tựa Con tim giải thoát (A Heart Released) của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949).
(Xem: 12188)
Ngạn ngữ Tây phương nói: “ Cái Tôi là cái đáng ghét” ( Le moi est haissable). Mặc dù là một câu nói được nhiều người biết, nhưng đó mới chỉ là nhận xét hời hợt về cái gọi là Cái Tôi.
(Xem: 10031)
Cho, không phải chỉ là làm vui kẻ đón nhận; mà còn là một thái độ, một nghệ thuật sống ở đời để có hạnh phúc...
(Xem: 9717)
Khi đức Phật dạy về Khổ thánh đế, Ngài nói đến năm uẩn; Ngài muốn cho chúng ta biết và thấy năm uẩn...
(Xem: 10318)
... ngài Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu một ngày của mình bằng việc lễ lạy. Từ tư thế đứng, ngài buông dài người ra sàn nhà, với chỉ một tấm đệm mỏng trải trên tấm ván đủ cho phần thân mình.
(Xem: 9590)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới...
(Xem: 11169)
Nụ cười của Ngài thật là tinh tế. Thế nhưng tại sao Ngài lại mỉm cười? Có phải đấy là một thể dạng phúc hạnh mà Ngài cảm nhận được trong khi thiền định hay chăng?
(Xem: 9843)
Con người đau khổ bởi sinh già bệnh chết, tâm đau khổphiền não tham sân si, mạn, nghi, ác kiến.
(Xem: 11907)
Ngủ nghỉ mới thức dậy, xin nguyện cho chúng sanh, có trí giác hoàn toàn, nhìn rõ khắp mười phương...
(Xem: 9622)
Mãi cho đến mấy chục năm sau, Thầy mới tìm ra được hình ảnh của một vị Thầy đích thực, một vị Bổn Sư. Bổn Sư chỉ có nghĩa là "Thầy của tôi" thôi.
(Xem: 21885)
30 năm qua được coi là quá đủ cho một thế hệ tiếp nối. Nếu không được ghi lại, kể lại thì lớp người sau chắc chắn sẽ đi vào quên lãng hay hiểu một cách lờ mờ hoặc qua trung gian một người khác kể...
(Xem: 10160)
Thi phẩm “Hạt Cát Mịn” như bản tóm lược, hay nói khác thì đây là công trình “Thi Hóa Duy Thức Học” để làm tài liệu tu học. Một môn học quan trọng bậc nhất đối với người học Phật.
(Xem: 9437)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này.
(Xem: 10171)
Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện...
(Xem: 16639)
Đạo sư nói: "Tôi cũng là một người du lịch qua cuộc đời này nên không mang theo đồ đạc gì nhiều".
(Xem: 14248)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi, Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa, Múc bình nước mát về qua, Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa”
(Xem: 10243)
Người tụng kinh lâu ngày sẽ hiểu ý kinh, Người niệm Phật lâu ngày sẽ thấy cảnh Phật...
(Xem: 9211)
Triều Nguyên sinh năm 1953 tại Đại Lộc, Quảng Nam, bên bến sông Thu Bồn lồng lộng gió nắng, ngan ngát hương đồng cỏ nội.
(Xem: 9282)
“Khi một ý xấu vừa manh nha, biết ngay tai họa của nó, ta liền giữ chánh niệm như cây bám chặt vào đất”.
(Xem: 13030)
Phật giáo đã có ít nhất 2500 năm lịch sử; và có lẽ, cũng đã có chừng ấy lần các thế hệ Phật giáo đồ xao lòng nhớ lại câu chuyện Phật dự hứa ngày viên tịch, báo trước giây phút bỏ lại trần gian.
(Xem: 10852)
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi.
(Xem: 12368)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã có những lời dạy thật chí thiết về con người và sự vật, cảnh giớicõi nầy hay những cõi khác.
(Xem: 10810)
Shunryu Susuki Đại sư (1904-1971) là người sáng lập Trung tâm Thiền San Francisco và là một khuôn mặt chủ chốt trong việc truyền bá đạo Phật sang phương Tây.
(Xem: 12974)
Cuối tuần qua, tại Trại Huấn luyện Huyền Trang V ở Hayward, CA. Vừa lắng nghe và thông dịch lại cho các Trại sinh không hiểu tiếng Việt qua đề tài Thấu đáo về Hiện tình Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
(Xem: 11477)
Phật ngồi đó, tiếp tục thiền định với ánh mắt từ bi hướng về những người đang thảnh thơi thưởng thức một tách cà phê ấm hoặc bận chăm chú xem màn ảnh của điện thoại...
(Xem: 9806)
Trong khuôn viên khu nhà tập thể của quân đội, xe Bus của từng đơn vị lần lượt chuyển bánh rời khỏi vùng Fribourg vào sáng ngày cuối khóa tu học
(Xem: 12857)
Tường thuật lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập chùa Bảo Quang và Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu PL 2558
(Xem: 11353)
Suốt bãi biển dài rộng, không ai mong đợi một cái gì trường cửu. Tất cả đều tạm bợ, có đó, rồi để cho sóng vô tình cuốn đi...
(Xem: 13054)
Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có, thương yêu, giận lẫy cũng có.
(Xem: 12595)
Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa.
(Xem: 13407)
"Cơn Dông Giữa Mùa Hạ" là tựa đề bài tường thuật của Trần Thị Nhật Hưng nói lên nỗi niềm bâng khuâng và xúc động cùng những kỷ niệm tràn ngập dội về tâm trí của tác giả khi hay tin Sư Ông Khánh Anh viên tịch.
(Xem: 25098)
Thể theo giáo luật và truyền thống Phật Giáo, mùa An Cư Kiết Hạ lần 26 năm nay của GHPGVNTN Canada được tổ chức tại Tu Viện Phổ Đà Sơn.
(Xem: 12373)
Buổi lễ khai giảng diễn ra trong bầu không khí trang nghiêmtrầm lặng đầy nước mắt, bao trọn hình ảnh của cố Hòa Thượng Minh Tâm trong những lời phát biểu.
(Xem: 12867)
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
(Xem: 13682)
Loài cỏ bệnh úa tàn thân xác, Đã gầy hao từ gốc rễ cằn khô, Chắc tại nắng, tại mưa, tại bao điều khác, Nằm co ro đợi chết đến giờ
(Xem: 11145)
Trước khi khởi sự tu tập để phát huy lòng từ bi và tình thương, cũng cần nên tìm hiểu ý nghĩa của hai chữ ấy là gì...
(Xem: 11284)
Tất cả chúng sanh vì chẳng thấy Phật tánh nên thường bị phiền não trói buộc mà phải lưu chuyển trong sanh tử.
(Xem: 9783)
Phàm những gì có hình tướng thì tất cả đều bị chi phối bởi sự vô thường, mà đã vô thường thì nguyên nhân chính của nó là khổ...
(Xem: 11208)
Lúc ấy Đức Thế Tôn đã ôn tồn mà nói cùng đại chúng: “Này A Nan! sau khi ta diệt độ các ông hãy nương tựa vào chính mình và hãy lấy giới luật làm thầy.”
(Xem: 9073)
Tất cả những giáo lý của Đức Phật căn cứ trên Bốn Chân Lý Cao Quý. Trong giáo lý Bốn Chân Lý Cao Quý chúng ta nhận ra hai tập hợp của nguyên nhân và hệ quả.
(Xem: 9624)
Thầy dìu dắt từ đó tôi được tiếp xúc gần và rất gần Ngài do vậy tôi học ở ngài được nhiều thứ trong cuộc sống, giờ giấc, tinh tấn, chuyên cần , nhất là việc tu tập v.v...
(Xem: 9711)
Một trong bốn chân lýĐức Phật dạy là chân lý về sự khổ, khổ đế trong Tứ diệu đế. Đức Phật dạy bản chất của thế gian là bất toàn, bất toại nguyện, là vô thường, là đau khổ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant