Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lầu Hoàng Hạc

31 Tháng Ba 202007:53(Xem: 5110)
Lầu Hoàng Hạc

Lầu Hoàng Hạc

Hoa Lan
lau hoang lac

Quê hương khuất bóng hoàng hôn.
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

 

Chiều về trên sông vắng, Chàng ngồi trầm ngâm ngắm cảnh sông nước của Sài Gòn. Tức cảnh sinh tình Chàng nhẹ nhàng lôi máy điện thoại iPhone vẫn luôn nhét trong túi ra nhắm một pô thật tình cảm, rồi trong ký ức thời còn đi học luôn bị ông Thầy dạy văn bắt học thuộc lòng các bài thơ Đường hay "Kẻ sĩ" trẹo vần của Nguyễn Công Trứ, Chàng liền xuất khẩu thành thơ ra ngay một câu đã chứa sẵn trong đầu "Bên sông khói sóng cho buồn lòng ai". Trước là để giải tỏa nỗi buồn cho quê hương đất nước đang điêu linh, sau là xả stress với các tin tức thế giới về con vi-rút độc hại, lỡ mang cái tên mỹ miều là Corona. Tên cúng cơm đầy đủ phải là Covid-19 nghe như mật mã của một điệp viên nổi tiếng cỡ 007 không bằng. Đại để chỉ nêu rõ xuất xứ của cô nàng vi-rút xuất hiện tại Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.

Còn chuyện Chàng nhìn khói sóng nhớ người yêu đang lưu lạc phương trời nào rồi... buồn! Tôi không dám lạm bàn! 

Tại sao trong khoảng khắc này Chàng lại nhớ thơ của Thôi Hiệu đời Đường mà không là Đinh Hùng, Tản Đà hay Vũ Hoàng Chương? 

Có chứ, Chàng đọc câu cuối của bài thơ Hoàng Hạc Lâu do Tản Đà dịch thuật đầu tiên tác phẩm nổi tiếng của Thôi Hiệu, nguyên thủy là thất ngôn bát cú nhưng đổi thành thể thơ lục bát:

Hạc vàng ai cưỡi đi đâu? 

Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.

Hạc vàng đi mất từ xưa. 

Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.

Hán Dương sông tạnh cây bày. 

Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.

Bài thơ của Thôi Hiệu hay đến nỗi làm nguồn thơ của Lý Bạch phải tịt ngòi, chẳng phải Lý Bạch khi đến Hoàng Hạc Lâu định làm thơ, đã thấy thơ Thôi Hiệu đề trên vách, đọc xong, vứt bút, ngửa mặt than rằng:

"Trước mắt thấy cảnh không tả được. 

Vì Thôi Hiệu đã đề thơ trên đầu".

 

Trở lại chuyện bây giờ, chỉ cần Chàng nhắc một câu thơ về ngọn tháp để ngắm cảnh được liệt vào hàng Tứ đại danh lâu của Trung Quốc cổ xưa, làm tôi truy ra được thân thế từ tám mươi đời nhà mình, đã tìm ra ông tổ, ông sơ.

Truyền thuyết rằng, cụ ông Phí Văn Vĩ đã tu thập thiện nên biến thành tiên, thường cưỡi hạc về nghỉ ở Hoàng Hạc Lâu nơi có phong cảnh tuyệt vời, được xây trên ngọn núi mộng mơ soi bóng lầu bên dòng sông Dương Tử. Sông này còn gọi là Trường Giang, con sông dài thứ ba trên thế giới. Tất cả non nước hữu tình này đều nằm trên thành phố Vũ Hán, nơi quê hương xa xưa của ông cụ tổ Hương Phi, tên gọi trên giấy tờ đi lại của tôi. 

Cuộc đời thật oái oăm, nếu tôi truy ra tông tích nhà mình từ vài ba tháng trước, có ông tổ thành tiên cứ cưỡi hạc vi vu bay qua bay lại trên thành phố Vũ Hán. Chán chê mê mỏi lại dừng chân ghé qua chợ hải sản, làm một bát mì “gõ“ nóng hổi, thế không gọi là tiên ông cũng uổng! Tôi nhắc đến tên cũng được thơm lây! 

Nhưng cuộc đời vật đổi sao dời, sau cái tháng cuối năm bước qua thềm năm mới, tôi đòi bóc gia phả khoe cái gốc Vũ Hán là đã bị cách ly.

Thôi thế là hết! Cuộc tình giữa tôi và Chàng đến đây đã bị cách ly. Từ một năm nay cuộc tình đã trải qua bao giông tố, từ địa lý cách xa đến gần nửa trái đất, đến luật an ninh mạng 2019 canh giữ liền tay. Tâm tình trao đổi không dám giải bày, hình ảnh trao qua không còn nắm bắt. Bây giờ đây lại bị cách ly. Quá đau lòng, tôi phải đọc thần chú, không có trong kinh Phật nhưng nghe đâu trị được con vi-rút thế kỷ này:

"Nam mô cô rô na, xa ta ra, xa ta ra, xa thiệt xa, ta bà ha".

Không biết có hiệu nghiệm không, nhưng có bệnh thì phải đi vái tứ phương. Ấy! Nhưng ai bảo là tôi nhiễm bệnh, cứ phần hồn nhát phần tính không bằng. Dạo này dân cư mạng nhồi vào đầu khá nhiều tin nóng bỏng đến từ Vũ Hán, thấy mà đau lòng. Có người yếu bóng vía không dám nhìn sự thật, muốn bắt chước ba con khỉ bịt mắt, bịt miệngbịt tai.

Thấy thiên hạ hay trình diễn khẩu trang đủ các thể loại, rất nhiều sáng kiến trông rất bắt mắt như khoét những vỏ cam, vỏ bưởi hay cả những lát rau cải bản to, nhìn vào cũng phải phì cười làm giảm đi áp lực ghê rợn của cô nàng Corona. 

Hôm vừa rồi tôi mới đi xem phim Hàn Quốc đoạt 4 giải Oscar, Parasite tức Ký sinh trùng. Đã lâu lắm rồi tôi mới được xem một phim hay đến thế! Đạo diễn dàn dựng cốt truyện dựa trên thực trạng xã hội hiện tại của Hàn Quốc, sự phân biệt cực kỳ dã man giữa hai giai cấp giàu và nghèo, giữa thượng lưu và hạ tiện.

Để hôm nay nghe tin Hàn Quốc đang báo động vì dịch Corona, đang nhức đầu với bệnh nhân số 31, người truyền dịch nhanh nhất cho 80 người khác trong khuôn viên thánh đường ngôi nhà thờ của giáo phái "Tân Thiên Địa".

Tôi tin Nam Hàn sẽ bị nặng vì thời tiết đang mùa lạnh, người nghèo ở trong những ổ chuột thiếu lò sưởi, thiếu vệ sinh. Một môi trường lý tưởng cho các nàng Corona nhảy múa theo các đường phế quản nhập vào trong lồng phổi.

Em Covid-19 cũng có số xuất ngoại, nhất là trong dịp Tết thiên hạ nghỉ lễ rảnh rỗi đi du lịch thế giới sang Âu Châu, sang Mỹ nên mang theo Em trong phổi làm món quà nhập cảnh. Thế là cả thế giới náo động vì Em! Các chàng thi sĩ tha hồ làm thơ chửi bới sự ác độc của Em:

Corona em là ai?

Thân Em tuy bé nhỏ.

Bé tí tẹo tèo teo.

Nhưng ghê rợn hơn đòn thù bom đạn.

Em đến đâu là thiên hạ cách ly ngay.

Đừng gặp anh để lòng mình nhớ mãi.

Anh chỉ ôm Cô 21 mà thôi.

Chẳng thèm ôm Cô 19 đâu Em.

Nhớ nhé! Tránh thật xa anh ra Em nhé!

Thơ tuy dở, nhưng cũng bày tỏ được nỗi lòng của một anh chàng mê gái trẻ, nhưng gặp Cô 19 anh vẫn tránh xa, sợ mất dép!

Có những loại người được mệnh danh là Thiên thần trong bóng đêm, cụm từ này rất khó diễn nghĩa, dễ bị hiểu lầm. Muốn hiểu sao cũng được, tốt cũng đúng mà xấu lại càng đúng hơn, vì ẩn náu trong bóng đêm là đồng lõa với tội ác cho dù có là thiên thần đi chăng nữa. Một loại đạo đức giả, rất khó lộ diện cho những ai mới gặp thoáng qua loại thiên thần ấy! Hạng Thiên Ma này phải gửi Cô Vi 19 tới mới trị nổi! Cô Vi này sẽ bám chặt tới thân tâm họ ngày cũng như đêm, như bóng với hình, khiến họ vừa lo lẫn vừa sợ. Trong tình huống ấy, nếu người còn có chút ít căn lành sẽ cải tà quy chánh quay về tu dưỡng thân tâm, ăn năn sám hối cho nghiệp chướng của mình, bảo đảm Cô Vi sẽ tự động đội mũ ra đi. Còn cứ bướng bỉnh, tự xem mình là “Đỉnh cao của trí tuệ” thì sẽ cùng em Cô Vi đi hết trọn đường trần và cùng Em dạo chơi trong Hỏa Diệm Sơn của lò thiêu tập thể.

Đi vòng vo Tam Quốc mãi cũng về đến quê nhà, nghe  đâu ở Hà Nội có một nàng, một công nương đỏ trẻ đẹp con nhà giàu có tài sản kếch xù nhờ bố mẹ có chức quyền. Giàu thế mà không chịu tiêu tiền cũng uổng, nàng làm chuyến vân du sang London thăm họ hàng, rồi vài ngày ở Ý, xong sang Pháp thăm kinh đô ánh sáng của Paris mua vài cái ví Louis Vuitton về đeo cho thiên hạ lát mắt. Đã đời mây nước xong nàng mới chịu về nhà, đến phi trường Nội Bài vi rút Corona mới xuất hiện trong cô, một bệnh nhân số 17. Báo hại cả Hà Nội bị báo động, cái quận Hoàn Kiếm nơi chung cư của cô cư ngụ bị phong tỏa, làm liên lụy đến công ăn việc làm của rất nhiều người, họ lo bị chết đói trước khi bị Corona bóp phổi làm nghẹt thở. Tiếng tăm của Cô 17 phát tán ầm ầm, cả nước vùng lên chửi rủa cô. Thật là tội nghiệp! Em ấy đâu cố ý đâu! Chỉ vì trẻ người non dạ nên vụng dại thế thôi!

Cộng đồng mạng chế thơ tặng em:

Thu đi để lại lá vàng.

Cô Nhung để lại người người cách ly.

Ngoài ra thiên hạ còn đòi thay tượng Lenin bằng tượng Nguyễn Hồng Nhung với câu trích dẫn: “Nếu toàn bộ nội các xứ Đông Lào bị cách ly thì nhân dân sẽ lập đền thờ để tưởng nhớ công lao cô Nhung Covid muôn đời”. Họ còn đưa hình em lên mạng với thời trang thời thượng rất xinh đẹp: “Em nó đây, làm Hà Nội vỡ trận”.

Chưa hết, có người còn đề nghị: ”Sẽ có tên đường Cô Nhung bên cạnh Cô Bắc và Cô Giang”.

Nếu ai chịu khó để ý sẽ thấy hai cá tính khác nhau giữa cộng đồng người Việt và người Hàn. Khi xảy ra sự cố, tin tức đều loan tin người bệnh số 31 của Hàn Quốc, chứ chẳng ai nêu đích danh, gia phả người ta ra để chửi rủa như ở cộng đồng mạng Việt Nam. Đó là vi phạm tự do cá nhân của người ta. Nói cho biết vậy mà thôi!

Ngày xưa lúc tôi còn bé, hay nghe những tay anh chị lừng danh khét tiếng trong phim ảnh hay sách vở, dọa nạt các nạn nhân bé nhỏ đáng thương bằng câu:

-         Tao chỉ cần ho lên một tiếng là chết hết cả dòng họ nhà mày!

Lúc ấy tôi trộm nghĩ, tên này láo khoét! Làm gì mà quyền năng đến thế! Nhưng bây giờ tôi mới thấy lời nói ấy hiệu nghiệm!

Nếu cứ nói xấu về em vi rút Cô Vi 19, cứ mãi tư duy trong bóng đêm về em cũng tội. Biết đâu Em chẳng là một Thiên mệnh, được Trời gửi xuống để thanh lọc một số các tội ác. Em có rất nhiều tên, tên đầu tiên và đúng nhất phải là Vi rút Vũ Hán, nơi Em phát tán đầu tiên. Sau đó Em bị đổi tên bởi cơ quan Y Tế Quốc tế WHO, nghe đâu đã bị lem nhem hối lộ để đẩy cái tên Vũ Hán ra khỏi đời Em. Thế là em có tên mới Covid-19, nghe thật nhẹ nhàng, như đã giải thích ở phần trên.

Có một số người thánh thiện hơn, nghĩ đẹp về Em cho đời bớt sợ, đã giải thích tên Em như sau:

Covid-19 là gì?

C - Cắt bớt chi tiêu.

O - Ổn định cuộc sống.

V - Vệ sinh sạch sẽ.

 I - Ít tụ tập ăn chơi.

 D - Đầu tư sức khỏetrí tuệ.

 1 - Điều nhịn.

 9 - Điều lành.

Nếu ai ai cũng làm được những điều tiềm ẩn trong tên Em thì làm sao Em có cơ hội để gặp gỡ ai? Các bạn cứ thử suy nghĩ lại xem, các ông chồng cứ đi làm về ở nhà với vợ con, đừng đi nhậu nhẹt tụm năm túm ba lại làm sao gặp được Em. Có phải thế không?

Nguyên cả mấy tháng nay cả thế giới ai ai cũng nhắc đến tên Em, từ già đến trẻ, từ hoàng gia cho đến các vị nguyên thủ quốc gia. Phải nói là Em rất chuộng sự công bằng, không chê ai nghèo khó cũng không bỏ qua những vị giàu sang quyền quý, Em đến với tất cả mọi người. Em đang làm một cuộc cách mạng xóa bỏ giai cấpphân biệt giàu nghèo. Đoạn cuối của cuộc đời nếu không chiến thắng được Em sẽ bị Em dẫn dắt vào lò thiêu tập thể.

Em quả tình đáng sợ!

Tuy nhiên nhờ Em chúng ta có được những hình ảnh mang nhiều tính nhân văn của Phật giáo như bài viết: “Sự màu nhiệm của hai bàn tay chắp lại” của một Đại Lão Hòa Thượng đã nhận xét khi xem hình ảnh các vị Hoàng tử, nguyên thủ quốc gia lẫy lừng, định giơ tay ra bắt như xã giao thường lệ. Nhưng những “Đôi tay ngỡ ngàng” chợt rút lại, rồi bẽn lẽn ứng dụng ngay giải pháp đầy tính nhân văn của Phật giáo, hai bàn tay chắp lại xá nhau, miệng nở nụ cười như lời thơ của một vị Thiền Sư Làng Mai:

Sen búp xin tặng người.

Một vị Phật tương lai.

Các đạo diễn của Hollywood cũng như Hàn Quốc đang còng lưng viết kịch bản cho đại dịch Corona, họ tha hồ thu thập tin tức phát tán trên mạng xã hội để dàn dựng một đề tài chới với: "Corona em là ai? Tự nhiên hay nuôi cấy? Vũ khí sinh học hay Người Dơi?". Mới nghe sơ qua đã thấy hấp dẫn hốt bạc rồi! 

Tôi không dám tiết lộ kịch bản lấy theo dân cư mạng, nhỡ tai bay họa gió bị đảng và nhà nước khép tội đưa tin đồn thất thiệt làm giảm giá trị và sự ưu việt của “Đảng vĩ đại“, tội ấy có mà tù mọt gông! Ơ sai rồi! Bây giờ không ai dư cơm để nuôi tù cả, chỉ cần tặng cho vài con vi-rút Corona là ổn ngay.

Bộ Y Tế của Hoa Kỳ cũng đưa ra những lời khuyên quý giá gồm 6 điểm để phòng chống con vi-rút này. Thứ nhất phải rửa tay thường xuyên với nước và xà phòng, chà xát ít nhất 20 giây, xà phòng cục tốt hơn chất lỏng (vẫn chưa hiểu tại sao?). Theo tôi biết, phân tử xà bông có hai cực, một đầu bám với nước còn đầu kia có ái lực với chất béo; vi-rút bám vào chất bẩn, chất mỡ, protein ở tay sẽ bị nước cuốn trôi đi. Do đó đừng dùng tay chưa sạch dụi vào mắt, chạm vào mũi, miệng, tạo điều kiện chuyển tải vi-rút tự do đi vào đường phổi. Còn lời khuyên thứ 3 và 4, tránh tiếp xúc gần người bệnh và nếu bệnh nên ở nhà, đang bị dân cư mạng cho là hơi ngớ ngẩn. Nếu phát hiện bị bệnh đã bị cách ly ngay lập tức làm gì có cơ hội cho ta tiếp cận. Người Việt chúng ta hay tranh cãi mà! Còn hai điều cuối là che miệng khi ho hoặc hắt hơi và làm sạch khử trùng bề mặt các món đồ hay chạm vào. Tuy nhiên Bộ Y Tế còn viết rõ là các biện pháp trên chỉ loại bỏ vi rút vì chúng bám vào chất bẩn, chất mỡ ở tay, cho chúng theo nước và xà phòng chui vào ống cống chứ không diệt được chúng. Các biện pháp này làm giảm rủi ro nhiễm hơn là đeo khẩu trang.

Tôi phải viết dài dòng văn tự các biện pháp giải nguy không các bạn lại bảo đầu năm đã đem con vi rút Corona ra áp đảo tinh thần bạn đọc, “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!

Hoàng Hạc Lâu là một thắng cảnh tuyệt đẹp, bao la hùng vĩ, thơ mộng, một bên là Trường Giang, bên kia là Ngũ Hồ. Lầu được bao phủ bởi một lớp sương mù mờ ảo làm tăng thêm vẻ đẹp và sự hấp dẫn, các tao nhân mặc khách thường viếng nơi này để đề thơ, ngắm cảnh có Thôi Hiệu và Đỗ Phủ. Nhưng có biết đâu Hoàng Hạc Lâu cũng thuộc diện “Hồng nhan đa truân“, trong thời chinh chiến đã bị hủy hoại đến 12 lần. Bị gạch nát, rui mè tan, phải tái tạo sửa đổi đến bao nhiêu lần không biết tiên ông Phí Văn Vĩ có còn nhận ra hình dáng yêu kiều cổ xưa của Hoàng Hạc Lâu ? Để ngâm câu:

          Ngàn năm mây trắng vẫn còn trơ trơ.

 

Hoa Lan.

Mùa xuân 2020.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1297)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1419)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1317)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1395)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1376)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1277)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1337)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1345)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 2032)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1382)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1399)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1276)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1529)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1365)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 1235)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1206)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1267)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1248)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1393)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 1117)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 1112)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1170)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1301)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1331)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 1100)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1209)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 1147)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1294)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1284)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1411)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1513)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1267)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1254)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1386)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1417)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1331)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1662)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1309)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1316)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1344)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1199)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1221)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1352)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1465)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1523)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1687)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1551)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1438)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1231)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant