Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sen Vàng Nâng Gót Ngọc Đức Thế Tôn

04 Tháng Năm 202007:57(Xem: 5352)
Sen Vàng Nâng Gót Ngọc Đức Thế Tôn

Sen Vàng Nâng Gót Ngọc Đức Thế Tôn 

Thích Vân Phong

Sen Vàng Nâng Gót Ngọc Đức Thế Tôn

 

Đạo Phật có mặt tại Việt Nam, với chiều sâu và bề dày lịch sử hơn 20 thế kỷ, đã cùng với dân tộc phấn đấu giành quyền cho một nước Việt Nam tự chủ, độc lập; đã gây dựng nên một nếp sống "dân phong quốc tục" đẹp, làm vẻ vang cho nòi giống Việt. 

Hàng năm, cứ mỗi độ Hè về là mùa sen nở khoe sắc màu, hương tỏa khắp muôn phương như hương đức hạnh của bậc Đại Giác ngược gió khắp tung bay. Hình ảnh thanh lương đó gợi nhớ trong lòng người con Phật những trang huyền sử...

Hôm ấy, bên hồ sen, sau khi Phật xả thiền, Ngài nhìn xuống hồ, thấy hoa sen nở tươi đẹp vượt khỏi bùn nhơ lên mặt nước, quang hợp ánh sáng mặt trời và tỏa ngát hương tô điểm cho đời:

“Trong đầm đẹp gì bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng,
Nhụy vàng bông trắng lá xanh;
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

Cũng vậy, có  những chúng sinh bị vô minh phiền não che lấp tâm tính, có những chúng sinh vượt thoát khỏi vô minh phiền não, căn tính trở nên thanh tịnh, nếu gặp được Phật pháp thì sẽ viễn ly phiền não nghiệp chướng, hoa Giác ngộ sẽ trổ quả ngay đời này.

Hoa sen tươi đẹp, hương thơm thanh khiếtmọi người ưa thích khen ngợi, gốc từ bùn nhơ. Đây là một lẽ thật hết sức rõ ràng. Cuộc đời Thái tử Sĩ Đạt Ta rất gần với cuộc đời của mọi người chúng ta. Ngài là một con người bằng xương bằng thịt ở trong cõi đời này chứ không phải là bậc siêu nhân từ cõi nào đến. Ngài thị hiện trong chốn dục lạc, rồi từ dục lạc Ngài thức tỉnh đi tu.

Cách đây 2643 năm về trước Bồ tát Hộ Minh giáng trần, đem ánh sáng Từ bi Trí tuệ đến trần gian Ta bà này đã cất bước trên bảy đóa sen vàng:

“Bảy đóa  sen vàng nâng gót ngọc
Ba ngìn thế giới lễ Như Lai.”

Bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc là một thông điệp vĩ đại về tiến trình thành tựu Vô thượng giác của đức Thế Tôn và tất cả chúng ta, những người con Phật.

Ngài thị hiện đản sinh, bước đi trên bảy đóa sen, ngước nhìn sáu phương, nơi bước cuối cùng thì Ngài dừng lại tuyên bố, xác quyết sự thành tựu Vô thượng giác. Vào đời với bảy bước chân từ bi, trí tuệ, an lạc, vô nhiễm, chẳng dính chút bụi trần là một định pháp mà ba đời mười phương chư Phật đã đi qua, Đức Thế Tôn cũng đã đi qua và những người con Phật sẽ phải đi qua để đạt đến Giác ngộ.

“Gởi em mỗi mùa sen nở  
Phật Đà thị hiện độ sinh   
Chỉ ra con đường hạnh phúc   
Truyền trao thông điệp hoà bình.”
(Tâm Chơn) 

Theo kinh Ưu Bà Di Pháp Môn Tịnh Hạnh-phẩm Thụy Ứng, Bồ Tát đản sinh, bước thứ nhất; nhìn về phương Đông, vì chúng sinh mà làm Bậc dẫn đường tối thượng. Phương Đông, nơi phát xuất bình minh Tuệ giác. Chúng sinh từ nơi tăm tối của dục vọng, vô minh, muốn cất bước chân đầu tiên vào đạo lộ Giải thoát phải nương theo Tuệ giác, tiếp nhận ánh sáng Tam bảo để hoàn thiện nhân cách (Thọ trì Tam Quy - Ngũ Giới). Muốn vậy, phải kiện toàn đạo đức, tri thức thông qua học hỏi, suy nghiệm và thực hành Chánh pháp. Trước khi trở thành thánh nhân, phải nỗ lực để sống trọn nhân cách một con người. Do vậy, tu tập Nhân thừa chính là bước chân đầu tiên. Bước chân nầy phải đặt trên hoa sen mới đúng nghĩa và trọn vẹn.

Cất bước thứ hai, Ngài nhìn về phương Nam thanh lương, vì chúng sinh làm ruộng phước mát mẻ. Thế Tôn đã vì chúng sinh nguyện làm ruộng phước mầu mỡ để cho mọi người gieo trồng phước đức. Trong các ruộng phúc thì Tam bảo là ruộng phúc tốt nhất cho hạt giống Từ bi, Trí tuệ, và Giải thoát đâm chồi nẩy lộc. Vì thế, khi đã vững trong địa vị Nhân thừa, người con Phật tiếp tục nương tựa Tam bảo để chuyển hóa nghiệp lực, tu tạo phúc điền, trang nghiêm phúc báo cho tự thân.

Phật là Đấng Phúc Trí nhị nghiêm, học theo Phật thì việc thực hành chuyển hóa nghiệp ác của thân, miệng, ý (Thân: sát sinh, trộm cướp, tà dâm. Miệng: Nói dối, nói lưỡi đôi chìu, nói lời hung ác. nói thêu dệt. Ý: Tham lam, giận dữ, si mê) thành nghiệp thiện nhằm vun bồi phúc đức là điều tối cần. Đây chính là giai đoạn tu tập của hàng Thiên thừa, dứt ác hành thiện, chuyển hóa mười nghiệp ác thành mười nghiệp lành. Bước chân thứ hai này là sự kế tục của bước chân thứ nhất, từ nền tảng quy y Tam bảo, thọ trì năm giới tiến lên tu mười nghiệp thiện. 
   
Đến đây, người con Phật đã đi được chặng đường "không làm các điều ác, chỉ làm các việc lành". Dù đã chuyển hóa nghiệp ác nhưng muốn đoạn trừ hoàn toàn cội rễ phiền não, vô minh thì người con Phật cần phải nỗ lực mạnh mẽ hơn. Vì thế, Ngài cất bước thứ ba; nhìn về hướng Tây chỉ cho chúng sinh thấy rằng đây là thân cuối cùng, chấm dứt sự sinh tử

Từ chuyển hóa nghiệp hướng đến chấm dứt nghiệp, thoát ly sinh tử là nội dung tu tập của bước chân thứ ba. Phương Tây là phương mặt trời lặn, hướng về sự vắng lặng, thanh tịnh, tịch diệt. Tâm phải nương vào thiền định, tập trung về một mối, định tĩnh, tịch tịnh hoàn toàn. Đây là bước chân của hàng Thanh văn thừa, những bậc Thánh hướng đến thoát ly sinh tử. Nỗ lực thiền định, phối hợp nhịp nhàng giữa Chỉ và Quán, hướng tâm đến bất động, phát huy Thiền quán duyên sinh để thân chứng vô ngã tính của thân tâmvạn pháp, thành tựu Tam vô lậu học, phá tan vô minh, chứng đắc A la hán.

Bước chân thứ tư là mở đầu cho hạnh nguyện độ tha. Ngài nhìn về phương Bắc lạnh lẽo, tối tăm, vì chúng sinh mà khai mở Tuệ giác tối thượng. Khi đã giải thoát sinh tử, vì chúng sinh khổ đau nên Bồ-tát không an trú Niết-bàn mà phát khởi Bi nguyện nhập thế. Bồ tát đi vào cuộc đời tăm tối vô minh, mịt mờ tham ái nhưng chẳng dính chút bụi trần, tự tại vững bước thong dong trên hoa sen bất nhiễm. Vận dụng vô lượng phương tiện thiện xảo để cứu độ chúng sinh, trong đó quan trọng nhất là chỉ rõ rằng, con người có khả năng Giác ngộ ngay trong cuộc đời này. 

Mỗi chúng ta ai cũng có Phật tính và đầy đủ khả năng thành Phật. Chúng sinhvô minh sâu dày nên không đủ căn lành tin vào tâm Giác ngộ vốn sẵn có nơi mình. Vì thế, thị hiện sự chứng đắc Tuệ giác Vô thượng trong đời sống ô trược là một minh chứng hùng hồn nhất cho khả tính Giác ngộ. Dẫu rằng đạt đến Giác ngộ không phải là điều có thể thành tựu trong một sớm một chiều mà có thể trải qua Ba a tăng kỳ kiếp mới đến ngày công viên quả mãn. Song việc đánh thức niềm tự tín Giải thoát để chúng sinh tự mình thắp đuốc lên mà đi, để thấy rằng Như Lai là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành là Bi nguyện vĩ đại của Bậc Giác ngộ.

Tiếp tục dấn thân làm lợi ích cho hữu tình, nơi bước chân thứ năm, bước chân hoa sen trong biển lửa, nhìn xuống phương dưới vì chúng sinh hàng phục chướng ma. Phương dưới vốn thấp kém, quả báo của những chúng sinh chịu nhiều đau khổ, nên cang cường, hung dữ, ác độc cố chấp, ti tiện, hẹp hòi... Vì thế, ma chướng rất cần được soi sángthương yêu, tưới tẩm cam lộ. Nguyện hàng phục chúng ma nhưng thực ra chỉ cần đem Trí tuệTừ bi (tình thương) đến cho họ mà thôi.

Sự khổ đau rất đa dạng, trùng điệp. Khổ đau làm cho tâm hồn tăm tối và thân phận càng bi đát hơn. Vì thế, càng đau khổ đến tột cùng thì oán thù càng chồng chất và sự đày đọa thêm chập chùng, vô tận. Muốn hàng ma phải đi vào những nơi đau khổ, tối tăm, đầy hiểm nạn và nhờ đó Tuệ giác, bản lĩnh, công hạnh của Bồ tát mới thậm thâm. Bồ tát Quán Âm tầm thinh cứu khổ, nơi nào có tiếng kêu than bất hạnh thì Ngài tìm đến. Bồ tát Địa Tạng nguyện khi nào chúng sinh không còn bị đày đọa trong địa ngục thì Ngài mới chứng nhập Vô thượng Bồ đề.

Bước chân thứ sáu, nhìn lên phương trên vì chúng sinh làm chỗ nương tựa cho trời người. Khi đã dẹp yên ma oán, độ được những thành phần thấp kém khó độ thì hướng về những đối tượng cao hơn, có trí thức, hiểu biết và nhiều phước báo. Trời người là những chúng sinh có phước, ít đau khổ hơn so với Tam đồ, ác đạo (Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh). Song, nếu không tích lũy và phát triển phước báo của mình bằng tu tập theo chánh pháp thì phước đức sẽ hết và sẽ bị đọa lạc như thường. Mặt khác, dẫu có phước báo nhưng vẫn bị vô minh chi phối, tham ái ràng buộc, phiền não hoành hành.     
Vì thế, trời người cần nương tựa Tam bảo, tiếp nhận ánh sáng Giác ngộ, phát huy Tuệ giác Vô thượng để “an trú tâm và hàng phục tâm”, hướng về giải thoát tối hậu. Trong sáu cõi thì trời, người có nhiều cơ hội thực hành Chánh pháp và thăng hoa tâm linh hơn các loài khác. Nương tựa Tam bảo, trời người tìm ra con đường nương tựa chính mình để tư mình thấp đuốc lên mà đi.

Khi đã tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn thì đó là thời điểm công viên quả mãn, thành Phật. Vì thế, bước chân thứ bảy là bước chân cuối cùng, công hạnh tự lợilợi tha đã tròn đầy, Ngài tuyên bố: “Ta là bậc đã tôn quý và tối thắng trong thế gian. Đối với chúng sinh trong ba cõi, bất kỳ ai tu tập đạt đến viên mãn tự lợilợi tha là Bậc tôn quý nhất, thù thắng nhất”. “Một người, này các Tỳ kheo, khi xuất hiện ở đời là xuất hiện một người, không hai, không có đồng bạn, không có so sánh, không có tương tợ, không có đối phần, không có người ngang hàng, không có đặt ngang bằng, Bậc tối thượng giữa các loài hai chân. Một người ấy là ai ? Chính là Như Lai, bậc A la hán, Chánh đẳng giác.” (Kinh Tăng Chi Bộ I, phẩm Một người).

Thế Tôn đã đi bảy bước trên đóa sen để thành Phật. Chúng ta, những người con Phật hiện đang đi và sẽ đi theo bảy bước chân ấy. Nguyện theo dấu chân xưa, thực hành tự độ và độ tha cho đến ngày công viên quả mãn.

 Mùa Phật đản về, hình ảnh “bảy đóa sen vàng nâng gót ngọc” có mặt khắp nơi, gợi lên cho mỗi người con Phật niềm tự tín giác ngộ của tự thân. Chúng ta cũng đang bước chân trên hoa sen bằng sự nỗ lực tu tập, ứng dụng lời Phật dạy vào trong đời sống hằng ngày để từng bước xây dựng niềm tự tin an lạc hạnh phúc, thành tựu giải thoát, cho chính mình và mọi người.

Sự kiện tuần lễ cúng dường Phật đản này nhằm kết nối truyền thống văn hóa tâm linh từ khi bắt đầu Kinh thành mang tên Thăng Long nghìn năm văn hiến:

“Dân tộc bốn ngìn năm văn hiến, khi thăng khi trầm vẫn tiếp bước của tiền nhân;

Đạo pháp hai ngìn năm lịch sử, lúc thịnh lúc suy luôn soi đường cho hậu thế.”

“Đạo Phật có mặt tại Việt Nam, với chiều sâu và bề dày lịch sử hơn 20 thế kỷ, đã cùng với dân tộc phấn đấu giành quyền cho một nước Việt Nam tự chủ, độc lập; đã gây dựng nên một nếp sống 'dân phong quốc tục' đẹp,  làm vẻ vang cho nòi giống Việt. Xuyên qua những đóng góp to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước của Đạo Phật Việt, kể từ các Vương triều: Tiền và Hậu Lý Nam Đế (542 - 603) mở đầu nền tự chủ cho nước nhà; đến nhà Đinh (968 - 980) và Tiền Lê (980 - 1009), đạo Phật mặc nhiên được triều đình công nhận coi là quốc giáo của toàn dân; sang nhà Lý (1010 - 1225) và tiếp theo nhà Trần (1225 - 1400), đạo Phật lại càng được phát triển mạnh trong đời sống xã hội. Đồng thời mở mang trên khắp mặt sinh hoạt quốc gia, đem an vui hạnh phúc đến với toàn dân. Từ bi thương yêu tràn ngập thì đồng thời nền văn hóa Đại Việt cũng vươn lên tuyệt đỉnh vinh quang !”

(Trích Đạo Phật và dòng sử Việt - Thích Đức Nhuận)

“Phật đạo vô thượng chí tôn.
Quốc gia hữu vĩnh càn khôn vững bền.”

"Đạo Phật đã chung sống với người dân Việt hơn hai mươi thế kỷ, sợi dây liên lạc đã thắt chặt đạo Phật với dân tộc Việt Nam thành một khối bất khả phân ly. Tư tưởng đạo Phật đã thấm nhuần tinh thần dân tộc. Bởi sự liên hệ mật thiết này nên người dân Việt coi đạo Phật là đạo của tổ tiên truyền lại. Đạo Phật bị phá hoại thì tinh thần dân tộc cũng lung lay. Vì thế, để bảo vệ tinh thần dân tộc, gìn giữ tín ngưỡng truyền thống của tổ tiên, người Việt Nam tự thấy có bổn phận bảo vệ đạo Phật một cách hồn nhiên".

(Trích Đạo Phật trong mạch sống dân tộc - Thích Thanh Từ)

Quả thật!
“Mấy ngàn năm son sắt   
Trong dòng chảy Đạo-Đời
Việt Nam đất nước tôi
Đượm nhuần trang sử Phật.”
(Tâm Chơn)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21356)
Chúng tôi đều là những chúng sanh - như muôn vàn chúng sanh khác - đã gieo chủng tử giác ngộ từ kiếp nào đó...
(Xem: 19718)
Này tôi, tôi đang ở đây, giữa thiên nhiên tuyệt vời, giữa cái thinh lặng tuyệt vời của một nội tâm trong sáng, không chút tạp niệm nào của đời sống đua chen.
(Xem: 22925)
Có lẽ, nụ cười chân thiện của Ðức Phật cùng với những đôi mắt Từ bi của chư Phật và giáo pháp mang tính triết lý sâu sắc đã ươm những mầm xanh tươi đẹp vào tâm hồn này.
(Xem: 17240)
Phóng cá, thả chim đặt trên nền tảng tâm từ như thế thì việc phóng sinh của ta dù ít hay nhiều, dù có hay không, đều mang đầy đủ ý nghĩa phóng sinh.
(Xem: 17670)
Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác...
(Xem: 16184)
Theo chúng tôi, nói đến ĐTKVN (rõ hơn là ĐTK Việt Nam, phần Phật giáo Bắc truyền) thì phải nói đủ 3 tạng Kinh, Luật, Luận...
(Xem: 15957)
Phương tiện rất cần thiết để hỗ trợ cho thành tựu cứu cánh nhưng chạy theo phương tiện mà quên đi cứu cánh là sự vong bản, là đốt trầm để bán than.
(Xem: 21762)
Ánh mắt Từ Bi của Ngài đang nhìn xuống chúng sanh như xoa dịu bao nỗi đau thương, trong cảnh đời nhiều nỗi mưa sa bão táp, mà vỗ vềan ủi cho lòng được lắng đọng thanh lương... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19799)
Cứ mỗi lần tụng kinh, lễ sám, quý Thầy lạy Tổ trước khi lên chánh điện, nhìn hình ảnh chư Tổ tôn trí trang nghiêm trong khám thờ mà nhớ Tổ Tổ truyền cho nhau, ngọn đèn được mồi tiếp sáng luôn bất tận... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 20166)
Ngày Về Nguồn là dịp để Tăng chúng, pháp lữ thăm hỏi với nhau và cùng nhau ôn lời Phật dạy, lặp lại ý Tổ khuyên mà tô bồi vun quén cho đạo tình ngày thêm thắm đượm... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19400)
Bà Aung San Suu Kyi trích lời Phật khi Ngài nói về bốn nguyên do suy thoái và thối rữa: không tìm lại được cái gì bị mất, không chịu sửa lại cái gì bị hư...
(Xem: 17080)
Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn...
(Xem: 18371)
Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con...
(Xem: 17140)
Niềm hòa bình tâm tư thật sự là những thứ vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của loài người, cho sự tồn tại mạnh khỏe của con người.
(Xem: 15801)
Cháu không nên mua con chó này. Nó sẽ chẳng bao giờ chạy nhảy và chơi đùa với cháu như những con chó khác được...
(Xem: 15801)
Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn...
(Xem: 14944)
Khi thầy làm được những gì mình nói và làm nhiều hơn nói thì những bài học kiệm lời ấy từ nơi thầy lại có tác dụng thức tỉnhchuyển hóa học trò mạnh mẽ...
(Xem: 16688)
Chép kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh trước phải đọc, ghi nhớ rồi sau đó mới nắn nót lời kinh. Chữ kinh phải ngay thẳng...
(Xem: 14925)
Tôi luôn luôn tuyên bố rằng, địa cầu là của loài người trên thế giới, 7 tỉ người. Và mỗi quốc gia là của người dân đất nước ấy...
(Xem: 13560)
"nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không, thì tương lai cũng sẽ chẳng có"... HT Thích Như Điển
(Xem: 16010)
Lòng từ bi không thành kiến không bị định hướng bởi hành động, thái độ mà luôn luôn xem họ như những chúng sanh, hay những con người.
(Xem: 15917)
Hơn bao giờ hết tuổi trẻ cần được dìu dắt về mọi mặt, nhất là về cuộc sống tâm linh... Tâm Thường Định
(Xem: 10966)
Thần chú là một đặc trưng của giáo pháp Phật giáo Mật tông, bởi vậy nên gọi là Mật chú thừa hay là Kim cang thừa.
(Xem: 15467)
Mục đích duy nhất là phát triển tiềm năng vốn có của Phật giáo Việt nam đang được hình thành trên đất Mỹ... Thích Đức Trí
(Xem: 15515)
Đức Phật là một dòng sông đã bứt phá qua sa mạc của thân phận nhân loại để chảy hòa vào đại dương công đức, trí huệtừ bi của các Bậc Chiến Thắng.
(Xem: 15435)
Cộng đồng Phật tử phương Tây nổi tiếng vì đức khoan dung của họ và chính đức Dalai Lama cũng có các đệ tử đồng tính một cách công khai.
(Xem: 16738)
Quanh năm Nam chỉ thấy Trung loay hoay với mấy bộ đồ cũ mèm, đến đôi dép đứt quai vá víu nhiều chỗ, anh cũng không quan tâm...
(Xem: 17435)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là một lãnh tụ rất quyến rũ, vui tínhđặc biệt. Ngài được cho là hóa thân thứ 14 của Đức Phật từ bituệ trí.
(Xem: 14065)
"Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp"... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 18014)
Nguyên tác: 2012 Templeton Prize Award Ceremony Honoring His Holiness the Dalai Lama. Ẩn Tâm Lộ ngày 17-5-2012, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 17080)
Đây là một tác phẩm hồi ký của hòa thượng Thích Trí Quang, một danh tăng Phật giáo thế hệ Chiến tranh Việt Nam đang bước vào độ tuổi 90... Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 17990)
Đức Thế Tôn rất vui mừng khi chúng ta tầm cầu sự quy y trong ba ngôi tôn quý, Đức Phật, giáo huấn của Ngài và đệ tử của Ngài...
(Xem: 16748)
Lễ Đại Tường Cố HT Thích Quảng Tâm ngày 21/4/Nhâm Thìn tại Tu Viện Vĩnh Đức ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 16712)
Phật Tổ đã hy sinh cả cuộc đời mình để chỉ lối cho con người tới với tự do, thoát khỏi khổ ải – trong đó có cả những khó khăn trong công việc.
(Xem: 16534)
Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo... Albert Einstein
(Xem: 14966)
Trong thế giới văn học, đặc biệtPhật Giáo qua âm nhạc và thơ văn, không có một người nào khi biết đến Liên Hoa mà không mến mộ, không yêu thương...
(Xem: 16270)
Người Phật tử Việt Nam chúng ta thì tuy không oán hờn bất cứ ai nhưng Nhân – Quả thì luôn sòng phẳng, mọi người không phân biệt hèn sang, tôn giáo, chính kiến...
(Xem: 13866)
Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không...
(Xem: 12506)
Tuy bồ-đề là lý tưởng, là đích đến của bồ-tát hạnh, nhưng trên thực tế, chỉ có hành động mới thật sự được quan tâm và là nội dung hai đặc tính của bồ-tát hạnh...
(Xem: 21203)
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vĩ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
(Xem: 18185)
Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm...
(Xem: 16445)
Bài tường trình về khóa tu học tại Chùa Phật Tổ do Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu hướng dẫn 2012
(Xem: 16840)
Câu chuyện của vũ trụ đã từng được kể đến trong nhiều kiểu cách bởi những con người ở trên trái đất, từ những thời điểm sớm sủa nhất của thời kỳ Đồ đá cũ (Paleolithic)...
(Xem: 16627)
Trong hơn 20 năm Hòa Thượng Đã tài trợ cho Tăng Ni du học Ấn Độ tổng số tiền 1 triệu USD
(Xem: 16943)
Mục đích cao nhất của kẻ tầm đạo - không kể Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Lão giáo - là luôn luôn tỉnh giác về sự nhất thể và về mối tương quan của mọi pháp...
(Xem: 17519)
Một phương đã rực suối nguồn, Vai mang xiềng xích vẫn thương bạo tàn...
(Xem: 13313)
Thực ra, nếu bạn biết quan sát cho sâu sắc vào thân tâmhoàn cảnh hiện tại thì chẳng có cái gì gọi là ta và của ta cả.
(Xem: 18220)
Con người không phải là thánh nhân nên tất nhiên có những sai trái, đối với những người phạm lỗi chúng ta nên có thái độ rộng lượng khoan dung.
(Xem: 16052)
Quán Âm ở đây chính là chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm nghĩa là bạn trở về với chính mình, tỉnh giác là thấy rõ thân tâmhoàn cảnh đang xảy ra trong hiện tại.
(Xem: 14804)
Từ ái và bi mẫn cho tất cả mọi sự sống, con người và không phải con người, là vấn đề duy nhất tồn tại có thể làm cho tương lai loài người là có thể duy trì.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant