Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật Khuyên Ông Cấp Cô Độc Tu Thiền

31 Tháng Năm 202009:28(Xem: 4467)
Phật Khuyên Ông Cấp Cô Độc Tu Thiền

Phật Khuyên Ông Cấp Cô Độc Tu Thiền

Giao Uyên

Định Nghĩa Chánh Niệm


Cư sĩ Cấp Cô Độc (Anàthapindika) là đại thương gia đệ tử Thế Tôn, nổi danh về hạnh cúng dường bố thí1 , đóng góp công đức rất lớn vào sự nghiệp hộ trì Phật pháp. Ông chú tâm học hỏi lời Phật dạy, khéo vận dụng pháp của Phật vào công việc kinh doanh và biết sử dụng nguồn lợi tức hợp lý khiến đem lại lợi lạc cho nhiều người. Ông nổi tiếng với ngôi vườn mua lại từ thái tử Jeta trong đó ông cho xây cất một quần thể kiến trúc gọi là tinh xá Anàthapindika để cúng dường cho Đức PhậtTăng chúng của Ngài làm chỗ cư trú sinh hoạt. Bậc Đạo sư trải qua nhiều mùa an cư tại ngôi tinh xá này và thuyết giảng rất nhiều bài pháp ở đây. Có thể nói rằng Anàthapindika là mẫu người cư sĩ Phật tử rất thành đạt về phương diện kinh doanh và giao tế xã hội nhờ biết vận dụng và phát huy giáo lý của Đức Phật. Luật tạng Pàli cho biết Anàthapindika có nhiều bạn bè và quan hệ rộng rãi, lời nói của ông rất có uy tín2 .

Anàthapindika rất kính tín Tam bảo và tha thiết học hỏi giáo pháp của Đức Phật. Nhiều pháp thoại còn lưu lại trong các tuyển tập Nikàya cho thấy dù rất bận rộn, ông dành nhiều thời gian cho việc học hỏithực hành lời Phật dạy. Kết quả, lòng ngưỡng mộ Tam bảo và tha thiết học tập chánh pháp mang lại cho ông nhiều thành công lớn trong đời sống gia đình, trong kinh doanh và đặc biệt trong đời sống thăng tiến tâm thức giải thoát. Ông là người cư sĩ có đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ3 . Nhờ khéo vận dụng những lời dạy của bậc Đạo sư vào công việc làm ăn hợp phápsử dụng hợp lý các khoản lợi nhuận, Anàthapindika thành tựu được bốn niềm vui lớn của người gia chủ gọi là lạc sở hữu, lạc tài sản, lạc không mắc nợ, lạc không phạm tội4 .

Bên cạnh đời sống một người gia chủ thành đạttâm đạo nhiệt thành, Anàthapindika cũng được Đức Phật chỉ dạy nếp sống ly dục thiền định để phát triển năng lực tâm thứcnuôi dưỡng tuệ giác giải thoát. Bản kinh Hoan hỷ thuộc Tăng chi bộ ghi lời Thế Tôn khuyến khích ông Anàthapindika tu Thiền: Rồi Gia chủ Anàthapindika với khoảng năm trăm nam cư sĩ đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Gia chủ Anàthapindika đang ngồi xuống một bên:

- Này Gia chủ, Ông đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Nhưng Ông chớ có bằng lòng với ý nghĩ: “Chúng ta đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh”.

Do vậy, này Gia chủ, Ông cần phải học tập như sau:

“Với phương tiện nào chúng ta thỉnh thoảng đạt đượcan trú hỷ do viễn ly sanh”. Như vậy, này Gia chủ, Ông cần phải học tập. Được nghe nói như vậy, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

 - Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Khéo nói thay là lời nói này của Thế Tôn: “Này Gia chủ, Ông đã cung cấp các vật dụng cần thiết cho chúng Tỷ-kheo như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Nhưng này Gia chủ, Ông chớ có bằng lòng với ý nghĩ: ‘Chúng ta đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo các vật dụng cần thiết như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh’. Do vậy, Ông cần phải học tập như sau: ‘Với phương tiện nào, chúng ta sẽ thỉnh thoảng đạt đượcan trú hỷ do viễn ly sanh!’ Như vậy, này Gia chủ, Ông cần phải học tập”.

Bạch Thế Tôn, khi nào Thánh đệ tử đạt đếnan trú hỷ do viễn ly sanh, trong thời gian ấy, năm sự việc không xảy ra: Khổ và ưu liên hệ đến dục trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy.

Lạc và hỷ liên hệ đến dục trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy. Khổ và ưu liên hệ đến bất thiện trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy. Lạc và hỷ liên hệ đến bất thiện trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy. Khổ và ưu liên hệ đến thiện, trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy. Bạch Thế Tôn, khi nào Thánh đệ tử đạt đếnan trú hỷ do viễn ly sanh, trong thời gian ấy, năm sự việc này không xảy ra.

- Lành thay, lành thay, này Sàriputta, trong khi Thánh đệ tử đạt đượcan trú hỷ do viễn ly sanh, trong thời gian ấy, năm sự kiện không xảy ra cho người ấy: Khổ và ưu liên hệ đến dục trong thời gian ấy không xảy ra cho người ấy. Lạc và hỷ liên hệ đến dục trong thời gian ấy không xảy ra cho người ấy. Khổ và ưu liên hệ đến bất thiện trong thời gian ấy không xảy ra cho người ấy. Lạc và hỷ liên hệ đến bất thiện trong thời gian ấy không xảy ra cho người ấy. Khổ và ưu liên hệ đến thiện, trong thời gian ấy không xảy ra cho người ấy. Này Sàriputta, trong khi vị Thánh đệ tử đạt đượcan trú hỷ do viễn ly sanh, trong thời gian ấy năm sự kiện này không xảy ra cho người ấy.

Lời Phật khuyên ông Cấp Cô Độc tu Thiền và sự giải thích của Tôn giả Sàriputta về kết quả của công phu Thiền định cho chúng ta một hiểu biết hữu ích liên quan đến pháp môn tu tập Tăng thượng tâm (Adhicittabhàvanà).

Trước hết, Thiền được Thế Tôn định nghĩa là “sự chứng đạt và an trú hỷ do viễn ly sanh”. “Hỷ (pìti) do viễn ly sanh” tức là niềm vui của hành Thiền, niềm vui của tâm an tịnh, rời xa các cấu uế (tham-sân-si), rời xa các dục, các pháp bất thiện (năm triền cái). Đây chính là công năng đầu tiên của hành Thiền, được mệnh danh là “hiện tại lạc trú” (ditthadhammasukhavihàra)5 , tức người tu Thiền sau khi ly dục, ly các pháp bất thiện, bắt đầu nhiếp tâm trên một đối tượng hành Thiền thì lần lượt chứng được nội tâm an tịnh và định tĩnh đi đôi với các trạng thái thân tâm được nhẹ nhàng khinh anhỷ lạc sinh khởi và trào dâng gọi là “hỷ lạc do ly dục sanh”, “hỷ lạc do định sanh”, “xả niệm lạc trú”, “xả niệm thanh tịnh”. Bốn trạng thái Thiền định này là bốn cấp độ thanh tịnh và định tĩnh của tâm, được chứng đắc do công phu hành Thiền, loại trừ được năm triền cái (tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi ngờ), tức các cấu uế của tâm, và phát triển năm Thiền chi (tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm). Người tu Thiềnđạt được bốn trạng thái tâm định tĩnh này thì được gọi là “chứng đạt và an trú hỷ do viễn ly sanh”, tức đạt được hân hoan an lạc nội tâm, gọi là xuất ly lạc, độc cư lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc6 ; cũng được gọi là “hiện tại lạc trú”, tức sống an lạc tại đây, ngay trong lúc hành Thiền; hành Thiền bao lâu thì được an lạc bấy lâu, như Đức Phật từng xác nhận Ngài ngồi Thiền, không di động thân thể, không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ liên tục trong một ngày một đêm, thậm chí trong bảy ngày bảy đêm7 .

Chính nhờ phương pháp hành Thiền, nghĩa là rời xa các dục, các pháp bất thiện (chỉ cho việc ngồi Thiền, loại trừ năm triền cái) và phát triển năm Thiền chi, nên người hành Thiền thoát khỏi các tập quán trói buộc thường tình của thế gian (hỷ, nộ, ái, ố), không còn bị các pháp khổ, ưu, lạc và hỷ thế gian chi phối, gọi là thoát khỏi khổ và ưu liên hệ đến dục, lạc và hỷ liên hệ đến dục, khổ và ưu liên hệ đến bất thiện, lạc và hỷ liên hệ đến bất thiện, khổ và ưu liên hệ đến thiện; thuần túy cảm giác lạc và hỷ xuất thế, liên hệ đến thiện, gọi là xuất ly lạc, độc cư ly lạc, an tịnh lạc, chánh giác lạc. Đây là kết quả lợi ích tốt đẹp của hành Thiền, giúp cho người tu Thiền đối trị được tham dục, thoát khỏi mọi vướng lụy sầu muộn thế gian, phát triển tâm thức giác ngộ, tìm thấy an lạc giải thoát trong đời sống hàng ngày.

Như vậy, người hành Thiền, chứng được hỷ do viễn ly sanh, thoát khỏi các tâm hành thế tục hay năm chuỗi cảm thọ bất thiện:

1. Khổ và ưu liên hệ đến dục, tức phiền não khổ đau khởi lên do không thỏa mãn lòng tham muốn năm dục trưởng dưỡng (sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, cảm xúc êm dịu) hay do không thỏa mãn các lạc thú ở đời (tài, danh, sắc, thực, thùy).

2. Lạc và hỷ liên hệ đến dục, tức cảm giác sung sướng hạnh phúc khởi lên khi thụ hưởng năm dục trưởng dưỡng hay thỏa mãn các lạc thú thế gian.

3. Khổ và ưu liên hệ đến bất thiện, nghĩa là phiền não khổ đau khởi lên do cuộc sống bị các pháp xấu ác bất thiện (tham-sân-si, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác) chi phối và quầy rầy.

4. Lạc và hỷ liên hệ đến bất thiện, tức là cảm giác sung sướng thích thú khởi lên gắn liền với tham-sân-si, với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác.

5. Khổ và ưu liên hệ đến thiện, tức là phiền não khổ đau khởi lên do tinh tấn thực hành thiện pháp, tinh cần hành Thiền.

Trái lại, vị ấy thành tựu các tâm hành xuất thế hay bốn niềm vui lớn liên hệ đến giác ngộ:

1. Xuất ly lạc, tức niềm vui phát khởi do rời xa thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác; buông bỏ lối sống ác, bất thiện.

2. Độc cư lạc, tức là niềm vui của tâm thức thoát khỏi dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng; thoát ly dục tầm, sân tầm, hại tầm.

3. An tịnh lạc, nghĩa là niềm vui của nội tâm an tịnh, vắng bặt các cấu uế (tham-sân-si hay năm triền cái), không có bóng dáng của dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng; dục tầm, sân tầm, hại tầm.

4. Chánh giác lạc, tức niềm vui của tâm trong sáng thanh tịnh, thấy biết như thật, hướng đến đoạn tận các lậu hoặc, chứng quả Niết-bàn.

Nhìn chung, hành Thiền là pháp môn tu tậpcông năng chuyển hóa đời sống con người, làm trong sạch đời sống con người, làm lành mạnh đời sống con người, khiến cho thân tâm con người trở nên khỏe khoắn và an lạc, giúp con người thoát ly các pháp bất thiện đưa đến phiền não, tìm thấy an lạc trong các thiện pháp. Đó là lẽ sống thiết thực nâng cao phẩm chất con người, giúp con người phát triển đạo đức, tâm thứctrí tuệ; đồng thời đó là lẽ sống nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, giúp cho con người giảm thiểu các cảm giác lo âu sầu muộn trong đời sống thế tục, tăng trưởng các cảm thức thanh thản an lạc trong lối sống xuất thế. Nói cách khác, Thiền là bước ngoặt quan trọng của đời sống giải thoát (dần dần thoát ly các trói buộc thế gian nhờ kinh nghiệm chuyển hóa tự nội) do chính Đức Phật tự thân chứng nghiệm8 và chú tâm huấn luyện các đệ tử tu tập nhằm giúp cho họ tìm thấy hướng đi an lạc quyết chắc đạt đến giác ngộ.

Đức Phật khuyên ông Cấp Cô Độc tu Thiền tức là mong muốn người gia chủ cư sĩ này đi sâu hơn vào đạo lý giải thoát của Ngài, giảm thiểu dần các tập quán ham muốn mê đắm thế sự, thực nghiệm sâu hơn lối sống an tịnh tự nội để có được thân khỏe tâm an và kinh nghiệm giải thoát, một lối tu tập thiên về viễn ly, rất cần cho mục tiêu phát triển tuệ giác giải thoát.

Chắc chắn Anàthapindika đã dành thời gian cho việc thực tập Thiền định mỗi ngày, bởi các tài liệu còn lưu lại cho thấy ông rất ý thứctôn trọng việc hành Thiền của người khác9 . Ông cũng được xem là người có nếp sống an tịnh, tu tập an tịnh và yêu mến an tịnh10. Ngoài ra, do hành sâu về thiền quán (vipassanàbhàvanà), Anàthapindika chứng tỏ năng lực trí tuệ của mình trong nhận thức và đối thoại. Tài liệu Tăng chi bộ lưu một cuộc đối thoại giữa cư sĩ Anàthapindika và các du sĩ ngoại đạo đương thời, trong đó Anàthapindika tuyên bố quan điểm thực chứng của mình về cuộc đời khiến các du sĩ ấy rất ngạc nhiên nể phục và được Đức Phật tán thán, khuyên các Tỷ-kheo nên noi gương:

“Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthì, Jetavana, tại khu vườn Anàthapindika. Bấy giờ gia chủ Anàthapindika, vào buổi sáng thật sớm đi ra hỏi Sàvatthì để yết kiến Thế Tôn. Rồi gia chủ Anàthapindika suy nghĩ: ‘Nay không phải thời để yết kiến Thế Tôn. Thế Tôn đang Thiền tịnh. Cũng không phải thời để yết kiến các vị Tỷ-kheo đang tu tập về ý, các Tỷ-kheo tu tập về ý đang Thiền tịnh. Vậy ta hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo’…

Rồi Gia chủ Anàthapindika đi đến các du sĩ ngoại đạo ấy, sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với Gia chủ Anàthapindika đang ngồi một bên:

- Này Gia chủ, hãy nói lên Sa-môn Gatama có kiến gì?

- Thưa các Tôn giả, tôi không biết tất cả kiến của Thế Tôn.

- Này Gia chủ, Gia chủthể không biết tất cả kiến của Sa-môn Gotama. Nhưng Gia chủ, hãy nói các Tỷ-kheo có kiến gì?

 - Thưa các Tôn giả, tôi không biết tất cả kiến của các Tỷ-kheo.

 - Này Gia chủ, Gia chủthể không biết tất cả kiến của Sa-môn Gotama, Gia chủthể không biết tất cả kiến của các Tỷ-kheo. Vậy này Gia chủ, hãy nói về kiến của gia chủ.

 - Thưa các Tôn giả, thật không khó gì để chúng tôi trả lời về kiến của chúng tôi. Nhưng các Tôn giả hãy trả lời về kiến của các Tôn giả trước. Rồi sau thật không khó gì để chúng tôi trả lời về kiến của chúng tôi. Khi được nói vậy, một du sĩ ngoại đạo nói với gia chủ Anàthapindika: ‘Thường còn là thế giới. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi’. Một du sĩ ngoại đạo khác nói với gia chủ Anàthapindika: ‘Vô thường là thế giới. Kiến này là sự thật. Kiến này khác là hư vọng. Như vậy là kiến của tôi’. Rồi một du sĩ ngoại đạo khác nói với gia chủ Anàthapindika: ‘Có biên tế là thế giới… không có biên tế là thế giới… mạng sống và thân thể là một… mạng sống và thân thể là khác… Như Laitồn tại sau khi chết… Như Lai không có tồn tại sau khi chết… Như Laitồn tại và không có tồn tại sau khi chết… Như Lai không có tồn tạikhông không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi’.

Khi nghe nói vậy, gia chủ Anàthapindika nói với các du sĩ ngoại đạo ấy:

- Thưa các Tôn giả, Tôn giả nào nói như sau: ‘Thường còn là thế giới. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi’. Kiến này của Tôn giả ấy, hoặc nhân tự mình tác ý không hợp lý, hay do duyên nghe tiếng người khác nói. Kiến ấy như vậy được sanh, được tác thành (hữu vi), do tâm suy tư, do duyên khởi lên. Và cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên khởi lên, cái ấy là vô thường; cái gì vô thường, cái ấy là khổ; cái (khổ) ấy, Tôn giả chấp trước (dính vào); cái (khổ) ấy, Tôn giả chấp nhận. Thưa các Tôn giả, Tôn giả nào nói như sau: ‘Vô thường là thế giới này… Như Lai không có tồn tạikhông không tồn tại sau khi chết. Kiến này là sự thật. Kiến nào khác là hư vọng. Này Gia chủ, như vậy là kiến của tôi’. Kiến này của Tôn giả ấy, hoặc nhân tự mình tác ý không hợp lý, hoặc do duyên nghe tiếng người khác nói. Kiến ấy như vậy được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên khởi lên. Và cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên khởi lên, cái ấy là vô thường; cái gì vô thường, cái ấy là khổ; cái (khổ) ấy, Tôn giả chấp trước; cái khổ ấy, Tôn giả chấp nhận.

Khi được nói vậy, các du sĩ ngoại đạo ấy nói với gia chủ Anàthapindika:

- Này Gia chủ, tất cả kiến của chúng tôi đã được nói lên. Này Gia chủ, hãy nói lên kiến của gia chủ là gì?

- Thưa các Tôn giả, phàm cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên được khởi lên, cái ấy là vô thường. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì là khổ, cái ấy là ‘Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi’. Tôi có kiến như vậy, thưa các Tôn giả.

 - Này Gia chủ, phàm cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên được khởi lên, cái ấy là vô thường. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì là khổ, cái ấy, này Gia chủ, Gia chủ lại chấp trước, cái ấy, này Gia chủ, Gia chủ lại chấp nhận.

 - Thưa các Tôn giả, phàm cái gì được sanh, được tác thành, do tâm suy tư, do duyên được khởi lên, cái ấy là vô thường. Cái gì vô thường, cái ấy là khổ. Cái gì khổ, cái ấy là: ‘Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi’. Như vậy là như thật khéo thấy với chánh trí tuệ. Và từ nơi khổ ấy, tôi như thật rõ biết sự xuất ly hơn thế nữa.

Khi nghe nói như vậy, các du sĩ ngoại đạo ấy ngồi im lặng, hoang mang, thụt vai, cúi đầu, sững sờ, không nói lên lời.

Rồi gia chủ Anàthapindika, sau khi biết các du sĩ ngoại đạo ấy im lặng, hoang mang, thụt vai, cúi đầu, sững sờ, không nói lên lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, gia chủ Anàthapindika, câu chuyện với các du sĩ ngoại đạo ấy như thế nào thuật lại tất cả cho Thế Tôn rõ.

“Lành thay, lành thay, này Gia chủ. Như vậy, này Gia chủ, những kẻ ngu si ấy thường cần phải được bác bỏ với sự khéo bác bỏ nhờ Chánh pháp”. Rồi Thế Tôn với một bài pháp thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ Gia chủ Anàthapindika. Rồi Gia chủ Anàthapindika, sau khi được Thế Tôn với bài pháp thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi. Rồi Thế Tôn, sau khi gia chủ Anàthapindika ra đi không bao lâu, bảo các vị Tỷ-kheo:

- Tỷ-kheo nào dầu đã được đầy đủ 100 năm an cư mùa mưa trong Pháp và Luật này, vị ấy cần phải như vậy, thường thường bác bỏ các du sĩ ngoại đạo, với sự khéo bác bỏ nhờ Chánh pháp, như gia chủ Anàthapindika đã khéo bác bỏ11.

Chú thích:
1. Kinh Nam Cư sĩ, Tăng chi bộ.
2. T.W. Rhys Davids & H. Oldenberg, Vinaya Texts, Part III, tr.186.
3. Kinh Bốn nghiệp công đức, Tăng chi bộ.
4. Kinh Không nợ, Tăng chi bộ.
5. Kinh Định, Tăng chi bộ.
6. Kinh Ví dụ Con chim cáy, Kinh Vô tránh phân biệt, Trung bộ.
7. Tiểu kinh Khổ uẩn, Trung bộ.
8. Tiểu kinh Khổ uẩn, Đại kinh Saccaka, Trung bộ.
9 &10&11. Kinh Kiến, Tăng chi bộ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17692)
Vậy là sau bốn năm lăn lộn ở chốn phố thị phồn hoa này, cuối cùng thì Hải cũng đã trở về quê, một chuyến về ngoài dự kiến.
(Xem: 17581)
Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng.
(Xem: 17531)
Niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời tôi chính là giây phút đầu tiên tôi đặt chân vào tòa nhà chánh Pháp. Một luồng rung cảm lâng lâng niềm hỷ lạc...
(Xem: 16731)
Trên đường trở về nhà, con gái cứ luôn ngọng ngọng nghịu nghịu hỏi tôi: “Bố ơi, mấy con cá bị người ta bắt đi thật là tội nghiệp!”...
(Xem: 16058)
Tôi thấy một sự thinh lặng trong một khu vườn thiền, zen garden, ngay gọn không tì vết. Tôi thấy sự thinh lặng nơi một kệ sách với những quyển sách thẳng hàng...
(Xem: 18387)
Từ lâu, tình thương là chất liệu ngọt ngào không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Chất liệu đó đã là nhịp cầu nối tâm linh...
(Xem: 15461)
Trời bắt đầu vào thu với những ngày mưa thường xuyên hơn. Không gian se lạnh về theo những ngày nhiều mây và len sang cả những ngày có nắng.
(Xem: 16441)
Ái dụcyếu tố quan trọng đưa đến luân hồi sanh tử trong cõi Dục này. Chúng sanh đã đầu thai vào cõi Dục nghĩa là nghiệp ái dục rất nặng.
(Xem: 16852)
Tôi đã từng lên chùa Ông Núi. Nghe chuyện người tu hành ngày xưa thấy rõ là bậc chân tu. Và thêm một lần nữa, tôi yêu mến những ngôi chùa trên núi.
(Xem: 16294)
Ngay từ khi Thế Tôn còn hiện hữu giữa cuộc đời, những vị Tỳ-kheo đã từng được diện kiến đức Thế Tôn trong những buổi pháp thoại tại tịnh xá Kỳ Hoàn, hay tịnh xá Trúc Lâm.
(Xem: 17814)
Với nhãn căn, chỉ mở mắt ra là lập tức thấy cảnh vật quanh ta, có hoa là thấy hoa, có bướm là thấy bướm, không cần vận dụng một suy nghĩ quanh co nào.
(Xem: 15222)
Cà phê chậm rãi nhỏ giọt, cái màu đen đặc sánh gợi một nỗi đau nhưng nhức. Bản Serenat của F.Schubert từ góc quán cất lên, bản nhạc mà thời còn đi học anh rất thích.
(Xem: 16665)
Con sông Ni Liên Thiền, tên gọi đó đã gắn liền với sự chứng đắc của một bực Thánh nhân xuất thế - Thái tử Tất-đạt-đa, Người đã đến bên dòng sông này sau sáu năm tu khổ hạnh.
(Xem: 21188)
Hãy niệm câu “thần chú” ấy mỗi ngày đi, rồi bạn sẽ thấy “đời rất đẹp”. Đời không phải là rác rưởi, đáng chán, là muộn phiền, âu lo đầy dẫy như bạn từng mặc định.
(Xem: 29822)
Vở Cải Lương Phật giáo đấu tiên được ra đời từ những tâm nguyện ấy ,đó là vở “THÁI TỬ A-XÀ-THẾ”. Soạn giả Dương Kinh Thành
(Xem: 22121)
Người xưa đã cỡi hạc vàng bay xa, Nơi này chỉ còn trơ lầu Hoàng Hạc, Hoàng hạc bay xa không trở lại...
(Xem: 16957)
Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trước mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại.
(Xem: 16895)
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, Đình tiền tạc dạ nhất chi mai. - Dương Kinh Thành
(Xem: 16357)
Một buổi sáng rằm, đầu mùa đông ngoài trời se lạnh, nhưng trong căn phòng khách cửa mở ra hướng Nam không bị gió thổi xốc vào nên cũng khá ấm áp.
(Xem: 14992)
Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ đến nhức đầu mệt óc, cắn trụi móng của ngón tay cái, thằng Thạch mới tìm ra được cách giải cho bài toán hóc búa...
(Xem: 16411)
Không giống cô giáo cũ, khi còn nằm trên giường biết mình đã thức dậy – Tôi luôn có niềm vui đầu tiên là “nhận biết mình còn sống! Tôi còn có mặt trên cõi đời này.
(Xem: 15418)
chúng ta có một cuộc sống may mắn hay rủi ro thì điều ấy đã được quyết định bởi tâm thứchành nghiệp của chính chúng ta. Điều này được biết đến như là định luật nhân quả.
(Xem: 16995)
Chủ quanlạc quan đều là hai thái độ dẫn đến việc người ta sống vô tư, nhưng xét về bản chất thì một bên là không lường trước mọi việc còn một bên thì biết rõ mọi việc và chấp nhận…
(Xem: 15944)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi trăng nước tháng ngày...
(Xem: 18188)
Con thật may mắn đã đến được với Đạo Pháp bằng tâm chí thành. Tinh hoa của Đạo Pháp được gói trọn trong hai Bồ- Đề Tâm.
(Xem: 16070)
Nhận ra, và xóa sạch được bụi vô minh thì chúng sanh “sẽ thành Phật” đó, lập tức là “Phật đã thành”... Huệ Trân
(Xem: 15230)
Ngày tôi nhận ra con đường đích thực của cuộc đời mình, em đã khóc rất nhiều. Em muốn tôi vẫn là tôi của những ngày mới quen nhau.
(Xem: 14435)
Bản chất của mùa xuânchuyển hóa. Nó có khả năng chuyển hóa đối với những gì đang có mặt nơi nó để nó trở thành mùa xuân cho chính nó...
(Xem: 15425)
Em hãy trở về nhìn sâu vào tâm em bằng đôi mắt thiền quán, với ý chí quyết liệt, với hướng đi cao khiết, với tấm lòng thanh bạchmở rộng...
(Xem: 17835)
Thử tắt điện thoại một ngày… Một cuộc “biến mất” không dự báo trước, đối với nhiều người. Đó là một cách biểu hiện của vô thường, dành tặng cho những người thân-thương.
(Xem: 17982)
Mỗi lần đi qua những cánh đồng đang mùa gặt, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu êm đềm ở làng quê. Cái hương quê ngai ngái mùi lúa mới ấy như cứ mãi vấn vít lòng tôi...
(Xem: 15231)
Nhân dịp đầu năm, đi chùa lễ Phật, nhìn thấy muôn hoa đua nở, vẻ đẹp tao nhã của thiên nhiên như lời chúc phúc tốt lành đến với tất cả mọi người.
(Xem: 14758)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả).
(Xem: 15517)
Quãng đời ấy, là quãng đời của tôi có thật, nhưng xin quý vị đọc mà đừng tin, vì sự kiện ấy là của một thời gian đã đi qua, nó đã trở thành nắng mưa, sương gió,...
(Xem: 13475)
Cuối năm, trời trở nên rét hơn. Những cơn gió từ sông thổi vào mang theo hơi nước lạnh buốt. Con sông mùa này trông mênh mông, quạnh quẽ.
(Xem: 13311)
Gió thổi làm những chiếc lá lay động, làm nhánh cây, cành cây bâng khuâng, làm rừng xanh, đìu hiu xao xuyến. Con chim đang ngủ trong tổ giật mình thức giấc...
(Xem: 15604)
Em mới mười một tuổi, mẹ bỏ em lại bên chân núi. Ruộng dưa mênh mông, em ngơ ngác như con bù nhìn rơm giữa nắng và gió.
(Xem: 16801)
Về quê vào những ngày cuối năm mới thấy sao yêu đến vậy cái đồng đất quê mình, thương biết mấy những chị, những mẹ một nắng hai sương trên ruộng đồng.
(Xem: 12035)
Sau giờ thiền toạ sáng nay, lắng nghe lại lòng, hình như có dòng sông nào đó tuôn chảy qua đời, bắt được tiếng hơi thở thánh thót của vũ trụ...
(Xem: 13469)
Phật của ngoại nhỏ xíu, chỉ cao hơn gang tay tôi một chút - dĩ nhiên, đó là gang tay của một cậu bé mười tuổi. Phật cũng không đẹp chi lắm...
(Xem: 18071)
Tự do chính là quyền cơ bản của một con người. Do vậy ai tước đi tự do của người khác đều là hành vi vi phạm nhân quyền.
(Xem: 16370)
Khái niệm về thảnh thơi có lẽ nó đơn giản hơn nhiều khi ta đừng gắng thêm cho nó, cái “mốt”, cái danh, cái lợi và cái lòng kiêu hãnh hơn người… Có ai cấm ta những thứ đó đâu...
(Xem: 14282)
Nói về mùa xuân, ai cũng hình dung đến những điều tốt đẹp đang chờ đón mình trong năm mới. Nhưng rồi mùa xuân cũng đi qua, xuân năm nay trở thành xuân năm trước.
(Xem: 12802)
Hạnh phúc vĩnh hằng là sự tự do bình yên nội tại, sự tĩnh lặng nơi tâm thức, không bị khuấy động bởi những tranh đua, nhiễu nhương của cuộc đời.
(Xem: 16501)
Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm.
(Xem: 15632)
Năm Canh Dần trôi qua với biết bao nhiêu sự kiện xảy ra trên khắp thế giới. Hội nghị cấp cao Đông Á với sự xuất hiện của Nga và Mỹ, người Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương Fields danh giá...
(Xem: 15051)
Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử...
(Xem: 19196)
Ta yêu chuộng sự sống một cách tha thiết, và ta sống hết lòng trong từng khoảnh khắc là do ta có ý thức rõ ràng về sự chết. Cái chết chắc chắn sẽ đến với chúng ta.
(Xem: 15645)
Liên hệ của mọi cá thể trong vũ trụ này là liên hệ duyên sinh. Cái này có mặt là nhờ sự có mặt của những cái khác, không có cá thể nào tự tồn tại riêng biệt...
(Xem: 13731)
Mưa thật nhiều suốt đêm qua, những ánh chớp loé sáng, vẫy vùng trên bầu trời như rượt đuổi nhau với những nụ cười sáng rực. Mưa trút xuống dù không mời gọi, như réo rắc...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant