Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Nhãn Thị Chúng Sanh

08 Tháng Tám 202009:13(Xem: 3067)
Từ Nhãn Thị Chúng Sanh

TỪ NHÃN THỊ CHÚNG SANH


H
ạnh Chi

 

“Cụ nhất thế công đức

Từ nhãn thị chúng sanh

Phước tụ hải vô lượng

Thị cố ưng đảnh lễ”

 

            Đây là lời tán thán Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, trong kinh Phổ Môn. Bài tán dạy rằng, với công đức đầy đủ, Ngài nhìn khắp chúng sanh bằng đôi mắt từ ái, sẵn sàng đáp lại tiếng kêu thương. Trước biển phước vô lượng như thế, chúng con đều cung kính đảnh lễ.

            Theo truyền thuyết, Bồ Tát Quán Thế Âm bắt đầu tu bằng cách lắng nghe. Ngài thường đến ven biển, ngồi trên ghềnh đá, lặng thinh nghe tiếng sóng vỗ ầm ì. Từng đợt sóng lớn nhỏ xô đẩy nhau, dạt vào bờ, tạo ra những chuỗi âm thanh vỡ vụn, khi như reo vui, lúc lại như nức nở. 

Tai (căn) nghe tiếng sóng (trần) lòng xôn xao (thức), khiến tâm Ngài đôi lúc dao động

Ngài bèn rời biển, đi vào rừng sâu, thiền định nơi thật khuất vắng, nhưng lạ thay, âm thanh của sóng biển rì rầm vẫn văng vẳng bên tai.

            Ngài chợt nhận biết rằng âm thanh này chẳng phải thực âm thanh mà chỉ là những chủng tử đã rơi vào tàng thức; rồi vì Ngài đang chú tâm vào cách lắng nghe nên những chủng tử này đã thức dậy. Chủng tử này chính là cái duyên, khi Căn gặp Trần và nảy sanh ra Thức.

            Căn gặp Trần tựa như hóa chất kết hợp nhau.Tùy hóa chất đó là gì thì sẽ sanh ra Thức phù hợp theo (Mắt thấy đóa hoa tươi, khởi niềm yêu thích, tai nghe tiếng sấm chớp thì sanh lòng sợ hãi …v…v…) 

Đó là Căn theo Trần mà tạo ra Thức phân biệt (đẹp, xấu, vui, buồn, yêu, ghét …) Vậy, muốn buông xả tâm cảnh là phải quán sát tự thể của chúng, thay vì nhắm mắt làm ngơ.

            Ngài bèn quay lại bờ biển, ngồi trên ghềnh đá cũ, lại nghe sóng biển xô đẩy nhau nhưng nay nghe bằng sự quán sát kỹ lưỡng.

            À, sóng có cao, có thấp, có lớn, có nhỏ, đuổi nhau từng lớp, ập vào bờ, tạo ra âm thanh lúc dịu dàng, lúc dữ dội

Sóng chẳng phải tự nhiên thành mà do duyên theo gió. Gió lớn tạo sóng to, gió nhẹ tạo sóng nhỏ. Nếu không có gió thì chẳng có sóng; nghĩa là, sóng đến và đi là theo duyên của gió chứ tự thể nước vốn không động, không tĩnh, cũng chẳng đến, đi.

            Quán sát được điều này, Ngài không để tâm mình duyên theo âm thanh của sóng nữa. Sóng đến, tâm không động; sóng đi, tâm không theo vì khi ấy Ngài không còn nghe bằng nhĩ căn nữa, mà nghe bằng Tánh-Nghe. 

Căn gặp Trần không còn khởi Thức nữa nên Tánh-Nghe đã nghe được cả sự tĩnh lặng, vì khi ấy sinh diệt, đến đi của âm thanh hoàn toàn không lay động tới Tánh-Nghe.

            Duy Thức Học đặt dấu mốc này là Bình-Đẳng-Tánh-Trí, là không còn Thức nữa, chỉ còn Trí.

            Một lần, Đức Phật muốn dạy đại chúng về Tánh-Nghe này nên bảo La Hầu La đánh một tiếng chuông, rồi Đức Phật quay sang hỏi ngài A Nan:

            - Ông có nghe không?

            Ngài A Nanđại chúng thưa:

            -Dạ, chúng con có nghe.

            Chờ âm vang của tiếng chuông dứt hẳn, Đức Phật mới hỏi:

            - Ông có nghe không?

            Ngài A Nanđại chúng thưa:

            - Dạ, chúng con không nghe.

            Đức Phật lại bảo La Hầu La đánh một tiếng chuông nữa, rồi hỏi A Nan:

            -Ông có nghe không?

            Ngài Anan và đại chúng thưa:

            - Dạ, chúng con có nghe.

            Bấy giờ Đức Phật mới giảng giải:

            -Này A Nan, ông đang lầm lẫn giữa Nghe và Tiếng. Khi chuông không còn âm vang, ông nói là “không nghe”, nhưng nếu thực ông không còn khả năng nghe, thì sao khi tiếng chuông thứ hai ngân lên, ông lại nhận biết? Tiếng, trong Cái-Nghe tự nó sanh diệt là do âm thanh khi có, khi không; còn cái Nhận-Biết-Âm-Thanh có hay không, thì bất sanh bất diệt. Đó chính là Tánh-Nghe. Chớ lầm cái Tiếng thành cái Nghe mà dễ đưa tới sự lầm khác, là cái Thường ngỡ là cái Đoạn.

 

            Do công phu quán sáttu tập cách an trú trong Tánh-Nghe mà Bồ Tát Quán Thế Âm đã lập ra pháp môn Nhĩ Căn Viên Thông, từng được ngài Văn Thù Sư Lợi vâng lời Đức Phật, chọn là pháp môn thù thắng nhất trong các pháp môn của hai mươi lăm vị Bồ Tát lớn.

            Với đại nguyện cứu khổ cứu nạn chúng sanh, Bồ Tát Quán Thế Âm đã vận dụng Tánh-Nghe vi diệu của bậc Đại Trí, dõi mắt thương nhìn khắp chúng sanh, lắng nghe tiếng kêu thương của ba cõi, sáu loài dù tiếng kêu thương đó hữu thanh hay vô thanh. Ngài thường tùy biển khổ mênh mông mà ứng hiện cứu độ.

 

            Ngày nay, du khách tới Nhật Bản, nếu ghé quần đảo Osaka, có thể ngạc nhiên khi tình cờ nhìn thấy tượng Bồ Tát Quán Thế Âm được an vị trang trọng trong một ngôi nhà thờ. Đây là chứng tích mầu nhiệm, kỳ diệu, của tấm lòng Bồ Tát đã lắng nghe và đến với mọi nơi trong cơn nguy khốn.

            Theo truyền thuyết được ghi lại, thì tại Nhật Bản, thời Mạc Phủ cai trị, chính quyền rất kỳ thị Thiên Chúa Giáo. Các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha thường xuyên sống trong hồi hộp, lo sợ vì sự truy lùng. Khi chính quyền biết tin quần đảo Osaka còn một nhà thờ mà dân chúng đang được truyền đạo thì họ đã ra lệnh cho quân đội là phải tới ngay, không chỉ tàn sát các nhà truyền giáo mà còn tàn sát cả những ai theo đạo Thiên Chúa nữa!

            Được tin đó, Cha Xứ vô cùng hốt hoảng, không biết làm gì hơn là cùng với giáo dân, ngày đêm cầu nguyện Đức Mẹ Maria. Một lần, quá mệt, Cha Xứ ngủ thiếp đi. Trong cơn nửa tỉnh nửa mê, ông thấy một người nữ hiện ra rực rỡ trên bầu trời ảm đạm, trên tay cầm bình tịnh thủy, nhẹ nhàng rưới khắp quần đảo.

            Vì đã từng nghiên cứu về Đạo Phật nên ông biết vị hiện ra trong giấc mơ là Đức Bồ Tát Quán Thế Âm chứ không phải Đức Mẹ Maria; và bình nước trên tay Ngài là nước Cam Lộ xoa dịu thương đau.

            Choàng dậy, Cha Xứ hướng lên trời cao tạ ơn Bồ Tát. Ông đã hiểu ý lời chỉ dạy cứu nguy của Ngài nên vội vã cùng các giáo dân phác họa đơn sơ dung nhan Đức Quán Thế Âm, treo trước sân giáo đường rồi huy động giáo dân đến quanh, cầu nguyện và quỳ lạy như hình thức Đạo Phật.

            Khi quân lính của chính quyền đổ bộ vào quần đảo, họ chỉ thấy dân chúng đang kính cẩn quỳ lạy Mẹ Quán Thế Âm, chứ hình tượng này nào phải là Mẹ Maria của đạo Thiên Chúa

Đây chắc do tin tức sai lầm nên sau khi quan sátchiêm ngưỡng dung nhan Bồ Tát, họ đã lẳng lặng bỏ đi.

            Hiện tượng hy hữu, thờ Bồ Tát trong nhà Chúa là do sự kiện lịch sử này, chứng minh với tâm từ bi, với năng lượng nhiệm mầu và hạnh nguyện lắng nghe tiếng kêu thương mà Bồ Tát Quán Thế Âm đã kịp thời cứu vớt sinh mạng hàng ngàn chúng sanh vô tội.

            Nương lời kinh tán thán công đức vị Bồ Tát ngàn mắt, ngàn tay, hàng Phật tử chúng con, năm vóc sát đất, cung kính cúi đầu đảnh lễ:

 

            “Nam Mô Đức Quán Thế Âm

            Vẹn toàn công hạnh, ân thâm cao dày

            Cam-lộ nước mát trên tay

            Tưới lên sân hận, dịu ngay oán thù

            Nhiệm mầu thay, nhánh liễu tơ

            Nhẹ nhàng phẩy sạch nhuốc nhơ bụi trần

            Tai lắng nghe, mắt thương nhìn

            Xót đau cùng khắp sinh linh ta-bà

            Nơi tận khổ, Ngài hiện ra

            Từ bi cứu độ hằng hà trầm luân

            Công vô lượng, Đức vô ngần

            Làm sao báo đáp muôn phần từ tâm!

            Nam Mô Bồ Tát Quán Thế Âm”

 

Nam Mô Quá Khứ Chánh Pháp Minh

Hiện Tiền Quán Tự Tại

Quán Thế Âm Bồ Tát.

 

Hạnh Chi 

(Tào-Khê tịnh thất – Ngày phát nguyện lạy Ngũ Bách Danh)

             

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10581)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10045)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11374)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10157)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11047)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12641)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 10935)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 11868)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 11921)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10411)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10854)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10488)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13438)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11158)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10526)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10309)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12648)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11583)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 14992)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16234)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11711)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11557)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 13941)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12050)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13601)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12011)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11497)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13073)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14189)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11723)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12391)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12042)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 11918)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11465)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11348)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11361)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11232)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13169)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11522)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13272)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11768)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13580)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12311)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
(Xem: 11050)
Trong đạo Phật, cái thương đích thực nó được làm bằng cái hiểu, không hiểu thì không có thương. Cha mà nếu không hiểu con thì càng thương con, con càng khổ.
(Xem: 13149)
Tự lựcyếu chỉ để mình vượt thoát mọi khổ đau, nó có được khi mình hiểu đến nơi đến chốn, khi mình biết thương mình thật sự.
(Xem: 13232)
Khi trong ta đã có tâm tuệ, mọi hành xử của ta đều có mặt của tuệ, nên chúng không bị đối ngại bởi những nhận thức hữu ngã...
(Xem: 13910)
Mỗi tuần lễ đều có hai ngày mà chúng ta không cần phải bận tâm lo âu đến và suy nghĩ đến. Ngày thứ nhứt là Hôm Qua...
(Xem: 13093)
Ngài có công lớn đem Phật giáo vào thế giới phương Tây, mang lại hòa hợp giữa các tôn giáo, trồng cây Bồ Đềvị trí tương xứng với nhân loại ngày nay.
(Xem: 13558)
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.
(Xem: 13209)
Ờ, thì nôn nao, thì nhớ, thì… nôn nao. Nhớ hình bóng quê nhà, là nhớ mẹ. Nhớ lúc mẹ lật đật chạy từ trong nhà ra ngõ đón mình về.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant