Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Văn HóaPhật Giáo Tây Tạng Bị Đảng Cộng Sản TQ Tiêu Diệt Như Thế Nào?

17 Tháng Tám 202019:16(Xem: 5420)
Văn Hóa Và Phật Giáo Tây Tạng Bị Đảng Cộng Sản TQ Tiêu Diệt Như Thế Nào?

Văn HóaPhật Giáo Tây Tạng Bị Đảng Cộng Sản TQ Tiêu Diệt Như Thế Nào?

 

Huỳnh Kim Quang

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng, đã sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ năm 1959 khi chế độ Cộng Sản tại Trung Quốc xua quân xâm chiếm Tây Tạng, nhiều lần lên tiếng trước công luận thế giới về chính sách tiêu diệt văn hóa truyền thống Tây Tạng của Bắc Kinh.

Thật vậy, TQ đã và đang thực hiện việc tiêu diệthệ thống di sản văn hóa của Tây Tạng với sự phá hủy các truyền thống Phật Giáotôn giáo, hệ thống giáo dục, làm đổ vỡ xã hội, gây cảnh vô luật pháp, bất bao dung xã hội, lòng tham không kiểm soát và sự gia tăng cao độ việc buôn bán tình dục và nạn nghiện rượu tại Tây Tạng, theo một phúc trình được đăng trên trang mạng toàn cầu  www.thehindubusinessline.com cho biết.

Trong phúc trình có tên “Cultural Genocide in Tibet” [Tiêu Diệt Văn Hóa Tại Tây Tạng] đã được công bố bởi Viện Chính Sách Tây Tạng, Lobsang Sangay, Tổng Thống của Chính Phủ Tây Tạng Trung Ương, nói rằng các hành động diệt chủng đã và đang được thực hiện. Ông cho biết rằng TQ đang thực hiện việc tiêu diệt tôn giáo, ngôn ngữ, và cũng đang loại bỏ bằng sức mạnh những người du mục Tây Tạng trong khi họ tiếp tục đưa dân TQ vào Cao Nguyên Tây Tạng.

Ông ấy đã nhấn mạnh rằng theo phúc trình năm 2017 của tổ chức Freedom House, Tây Tạng là một trong những quốc gia có ít tự do nhất trên thế giới.

“Các chính sách không ngừng được thực hiện tại 4 khu vực này đã cướp đi nền văn hóangôn ngữ của người dân Tây Tạng và đã làm tổn hại lối sống truyền thống của họ. Việc đưa các công nhân di dân TQ vào, được tạo điều kiện bởi đường xe lửa mới và một chính phủ có lợi cho người di dân, đang biến người dân Tây Tạng ngày càng trở thành nhóm thiểu số bị mất quyền trong mảnh đất của chính họ,” theo ông cho biết thêm.

 

Phúc trình của Chính Phủ Tây Tạng Lưu Vong

 

Theo phúc trình nói trên, sự thách thức nằm trong cách TQ phô bày chính họ ra trước mặt thế giới khác với những gì là các chính sách bên trong của họ. Phúc trình nói rằng trong khi TQ hành động như một Nhà Nước đa quốc gia trên trường quốc tế, họ lại hành động như một đế quốc khi họ đối đầu với các vấn đề nội bộ của chính họ.

“Sự trái ngược giữa việc tự phô diễn và những xung động mang tính đế quốc thực sự của họ [TQ] là ở trọng tâm của việc TQ tiêu diệt nền văn minh Phật Giáo Tây Tạng,” theo phúc trình cho biết.

Phúc trình nói rằng TQ cũng đang cố gắng làm tràn ngập Tây Tạng với những người Hán TQ định cư và biến họ thành chủng tộc khống chế, tương tự như những gì họ đã làm tại Mãn Châu, Nội Mông và Tân Cương.

Phúc trình cũng cho biết thêm rằng TQ “đang chờ đợi sự viên tịch của Đức Đạt Lai Lạt Ma” để họ có thể chỉ định vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp tại đó.

“Trong việc gạt bỏ Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại và chuẩn bị chỉ định một vị kế tiếp trong hy vọng rằng Bắc Kinh có thể nắm được người dân Tây Tạng, chính quyền TQ đang đi trên con đường dẫn tới việc làm mất ổn định của Tây Tạng,” theo phúc trình cho hay.

Hơn 149 người Tây Tạng đã tự thiêu bởi vì sự từ chối của TQ để cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma thăm viếng Tây Tạng. Nhưng nếu TQ dựng lên một Đức Đạt Lai Lạt Ma của chính họ thì phong trào này có thể không còn giữ được bất bạo động, theo phúc trình dự tri.

Mối quan hệ giữa Tây Tạng và TQ có một lịch sử sóng gió từ lâu như tài liệu từ www.en.wikipedia.org cho biết sau đây.

 

Xâm lăng thuộc địa

 

Sau khi triều đại nhà Thanh sụp đổ và trước năm 1950, khu vực tương ứng với Vùng Tự Trị Tây Tạng (TAR) ngày nay thực tế là một quốc gia độc lập. Đất nước này [Tây Tạng] lúc đó đã tự phát hành tiền tệ và tem, và duy trì các mối quan hệ quốc tế. Tây Tạng tuyên bố có 3 tỉnh (Amdo, Kham và U-Tsang), nhưng chỉ kiểm soát tỉnh Kham phía tây và U-Tsang. Kể từ năm 1950, TQ biến phía đông tỉnh Kham và một phần phía tây tỉnh Kham thành Vùng Tự Trị Tây Tạng, theo www.en.wikipedia.org.

Trong thời đại Cộng Hòa Trung Hoa vào đầu thế kỷ 20 theo sau triều đại nhà Thanh, tướng Hồi Giáo người TQ kiêm thống đốc Thanh Hải là Mã Bộ Phương đã bị người Tây Tạng tố cáo thực hiện chính sách Hán hóa và Hồi Giáo hóa tại các khu vực Tây Tạng. Ép buộc cải đạo và đóng thuế nặng được báo cáo dưới sự cai trị của ông. 

Sau Khi Mao Trạch Đông chiến thắng cuộc nội chiến năm 1949, mục tiêu của ông là thống nhất “5 dân tộc” khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa nằm dưới sự cai trị của Đảng CSTQ. Chính phủ Tây Tạng tại thủ đô Lhasa đã cử Ngabo tới Chamdo tại tỉnh Kham, một thị trấn chiến lược gần biên giới, với lệnh giữ vững vị trí của ông trong khi quân tiếp viện đến từ Lhasa để đánh lại TQ. Vào ngày 16 tháng 10 năm 1950, tin đưa đến rằng Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân đang tới Chamdo và đã chiếm lấy thị trấn Riwoche mà có thể chận đường tới Lhasa. Ngabo và người của ông đã rút về một tu viện nơi mà Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân đã bao vây và bắt họ. Ngabo đã viết thư về Lhasa đề nghị đầu hàng hòa bình thay vì chiến tranh. Ngabo đã chấp thuận Hiệp Ước Bảy Điểm của Mao, mà trong đó quy định rằng Tây Tạng trở thành một phần của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Tây Tạng sẽ được cho tự trị. Không được thế giới hậu thuẫn, vào tháng 8 năm 1951 Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đánh điện tín cho Mao để chấp nhận hiệp ước. Các phái đoàn đã ký hiệp ước theo nguyên tắc, và tương lai của chính phủ Tây Tạng đã bị niêm phong.

Dù sự sáp nhập của Tây Tạng vào TQ được biết trong sử ký TQ như là Sự Giải Phóng Hòa Bình Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma xem đó là sự xâm lăng thuộc địa và Đại Hội Thanh Niên Tây Tạng đồng ý rằng đó cũng là một sự xâm lăng.

Cách Mạng Văn Hóa, gồm học sinh và người lao động của Đảng CSTQ, được sáng kiến bởi Mao và được thực hiện bởi Băng Đảng 4 Người từ năm 1966 tới 1976 để bảo vệ chủ nghĩa Mao như ý thức hệ dẫn đạo của TQ. Nó thực chất là cuộc đấu đá nội bộ trong đảng để loại bỏ thành phần chống lại Mao.

Các Mạng Văn Hoa đã ảnh hưởng toàn bộ TQ, và Tây Tạng cũng bị tổn hại. Hồng Vệ Binh đã tấn công thường dân, là những người bị buộc tội là kẻ phản bội chủ nghĩa cộng sản. Hơn 6,000 tu viện bị cướp bóctiêu diệt. Các Tăng, Ni bị buộc hoàn tục, với những người cố giữ lý tưởng tu hành thì bị bỏ tù. Tù nhân bị ép buộc lao động cực khổ, bị hành hạ và xử tử. Dù Cung Điện Potala bị đe dọa, Thủ Tướng Chu Ân Lai đã can thiệpkềm chế Hồng Vệ Binh.

 

Hán hóa Tây Tạng

 

Dự Án Chiến Lược Quốc Gia Phát Triển Miền Tây của  TQ, đã được đưa ra trong thập niên 1980s sau Cách Mạng Văn Hóa, khuyến khích việc di dân người TQ từ những vùng khác của TQ vào Tây Tạng với nhiều tưởng thưởng và các điều kiện sống thoải mái. Người tự nguyện được đưa tới đó là các giáo viên, các bác sĩ và những nhà hành chánh để giúp phát triển Tây Tạng. Cho rằng lực lượng lao động không đủ phẩm chất và hạ tầng cơ sở còn nghèo nàn, chính quyền TQ đã khuyến khích di dân để kích thích cạnh tranh và thay đổi Tây Tạng từ truyền thống tới kinh tế thị trường với các cải tổ kinh tế do Đặng Tiểu Bình đặt ra.

Người Tây Tạng là nhóm chủng tộc đa số tại Khu Vực Tự Trị Tây Tang, chiếm khoảng 93% dân số vào năm 2008. Các cuộc tấn công bởi người Tây Tạng vào tài sản được người Hán và người Hồi làm chủ được báo cáo là bởi vì có quá nhiều người Hán và người Hồi vào Tây Tạng.

Vào năm 1949, có khoảng từ 300 đến 400 cư dân người Hán tại thủ đô Lhasa, theo Rachel Lowry trong “Inside the Quiet Lives of China's Disappearing Tibetan Nomads” đăng trong báo Time vào ngày 3 tháng 9 năm 2015. Năm 1953, theo thống kê dân số lần đầu tiên, Lhasa có khoảng 30,000 cư dân gồm 4,000 người ăn xin, nhưng không tính 15,000 tu sĩ Phật Giáo.

Đến năm 1992, dân số thường trú tại Lhasa được ước tính gần 140,000, gồm 96,431 người Tây Tạng, 40,387 người Hán, và 2,998 người TQ theo Hồi Giáo và những người khác. Cộng thêm với số người sống tạm trú từ 60,000 tới 80,000, chủ yếu là những người hành hươngthương nhân. Đó là con số của năm 1992, nghĩa là cách nay (2020) 18 năm. Trên thực tế bây giờ còn khác nhiều.

Theo Giáo Sư về Tây TạngHy Mã Lạp Sơn tại Đại Học Oxford George Fitzherbert cho biết rằng, “Người Tây Tạng khiếu nại rằng họ bị cướp mất phẩm giá trên quê hương của họ qua việc nhà lãnh đạo yêu thương chân thật của bọ không ngừng bị tố cáo, và bị tràn ngập bởi di dân TQ tới mức mà người Tây Tạng trở thành thiểu số trong chính đất nước của họ. Nhưng TQ khăng khăng lên án những khiếu nại đó như là chủ nghĩa ly khai, hành vi phạm tội “phá hoại đoàn kết dân tộc” tại TQ. Quốc tế nêu các vấn đề về nhân quyền và môi trường, nhưng TQ lại tố cáo điều này là can thiệp của ngoại quốc và việc nội bộ của quốc gia chủ quyền.”

Chính quyền TQ tuyên bố rằng họ sẽ kiểm soát cách Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 15 sẽ được chọn, trái với truyền thống nhiều thế kỷ. Chính quyền TQ thường xuyên cảnh báo rằng “ngài phải tái sinh, và trong các điều kiện của họ.”

Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma xác nhận một đứa trẻ Tây Tạng vào năm 1995 là tái sinh của Đức Ban Thiền Lạt Ma, vị lãnh đạo đứng hàng thứ hai của trường phái Gelugpa, chính quyền TQ đã bắt đứa trẻ này và cha mẹ của đứa trẻ và đưa ra vị lạt ma trẻ của chính họ. Vị Lạt Ma được Đức Đạt Lai Lạt Ma chọn lựa, Gedhun Choekyi Nyima, tới giờ này vẫn không được biết ở đâu. Người được chính quyền TQ lựa chọn xuất hiện tại các sự kiện chính thức để ca ngợi chính sách của CS và bị người dân Tây Tạng xem là lừa đảo. Người lãnh đạo trường phái Kagyu, Karmapa Ogyen Trinley Dorje, cũng được các lãnh đạo TQ chuẩn bị, nhưng tới 14 tuổi thì ngài đã trốn thoát sang Ân Độ vào năm 1999.

 

Giáo dụcngôn ngữ

 

Hiến Pháp TQ bảo đảm quyền tự trị tại các khu vực chủng tộc và nói rằng chính quyền địa phương nên sử dụng các ngôn ngữ thông dụng. Kể từ năm 1949 chính quyền TQ đã dùng hệ thống giáo dục thiểu số cho người Tây Tạng để học tiếng TQ, được xem nhưphương tiện chính của áp lực Hán hóa, trái với chính sách của UNESCO về sự đa dạng văn hóangôn ngữ. Bắt đầu vào đầu năm 2000, có tiến trình Tây Tạng hóa của giáo dục Tây Tạng tại khu vực người Tây Tạng ở tỉnh Thanh Hải. Qua các sáng kiến cơ sở bởi những nhà giáo dục Tây Tạng, tiếng Tây Tạng đã từng là ngôn ngữ chính của việc dạy dỗ trong giáo dục tiểu học, trung học và đại học. Bây giờ không còn nữa, TQ đã nhanh chóng mở rộng các chính sách đồng hóa vào thập niên 2010s. Tiếng Tây Tạng thậm chí còn bị thiệt thòi hơn trong giáo dục và công việc làm chính phủ, với số nhỏ công việc chính quyền yêu cầu bằng cấp Tây Tạng hay năng khiếu về tiếng Tây Tạng.

Vào năm 1987, Khu Tự Trị Tây Tạng đã công bố các luật lệ nghiêm khắc hơn kêu gọi tiếng Tây Tạngngôn ngữ chính trong trường học, văn phòng chính phủ và khu thương mại. Những luật lệ đó đã bị loại bỏ vào năm 2002 và các chính sách và thực hiện ngôn ngữ nhà nước gây nguy hiểm cho sự tồn tại liên tục của nền văn minh Tây Tạng. Tại các khu vực người Tây Tạng, các công vụ chính thức được thực hiện chủ yếu bằng tiếng TQ. Rất bình thường để thấy các khẩu hiệu cổ võ sử dụng tiếng TQ. Các tu viện và trường học thường mở các lớp học dạy viết chữ cho người dân thường, và các tu sĩ dạy học trong lúc đi du hóa, nhưng các viên chức đã ra lệnh tu viện và trường học chấm dứt các lớp học. Đảng CSTQ đã công bố lệnh vào tháng 12 năm 2018 cấm các lớp học chính thức được dạy bởi các tu sĩ Tây Tạng hay những nhóm khác chưa được chấp thuận, và ra lệnh các trường học phải ngưng dạy tất cả các môn học bằng tiếng Tây Tạng, ngoại trừ tiếng Tây Tạng trong các lớp một, vào tháng 5 năm 2019 tại Golog của TQ, Guoluo của Khu Vực Tự Trị Tây Tạng

Thương  gia và nhà cổ động giáo dục Tây Tạng Tashi Wangchuk đã bị bắt bỏ tù 2 năm và rồi bị truy tố trong năm 2017 bởi các viên chức tòa án sau khi nói chuyện với báo The New York Times cho cuốn video tài liệu và 2 bài báo về giáo dụcvăn hóa Tây Tạng.

Các trường nội địa hay nội trú, hoạt động kể từ năm 1985, đã gia tăng nhanh chóng số học sinh ghi danh. Trẻ em Tây Tạng bị tách khỏi gia đình, và ảnh hưởng tôn giáovăn hóa Tây Tạng, và để chúng vào trong các trường nội trú Tây Tạng trên khắp TQ, cũng như bên ngoài Khu Tự Trị Tây Tạng. Các học sinh lớn hơn thì được phép rời trường với điều kiện có một giáo viên đi kèm. Tại Tây Tạng, nhiều trường đưa ra cảnh báo các phụ huynh rằng học sinh không nên vào học các lớp tại những tu viện, là nơi giữ gìn truyền thống lâu đời, hay tham gia vào bất cứ hoạt động tôn giáo nào. Các trừng phạt vì làm điều đó là rất nặng, gồm việc bị mất tài trợ của chính quyền.

Chính sách của chính quyền TQ đòi hỏi những ứng viên cho công việc chính quyền Tây Tạng phải bác bỏ bất cứ sự trung thành nào với Đức Đạt Lai Lạt Maủng hộ các chính sách chủng tộc của chính quyền, khi tuyên bố vào tháng 10 năm 2019 về nền tảng giáo dục trên mạng của chính quyền Khu Vực Tự Trị Tây Tạng, “Ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng CS, thực hiện một cách tuyệt đối đường lối của Đảng CSTQ, đường lối tiếp cận, các chính sách, và ý thức hệ dẫn đạo của công tác Tây Tạng trong thời đại mới; đứng vào hàng ngũ một cách ý thức hệ và chính trị, và trong hành động với Ủy Viên Trung Ương Đảng; chống lại bất cứ khuynh hướng chia rẽ nào; vạch trần và chỉ trích Đức Đạt Lai Lạt Ma; bảo vệ sự thống nhất của đất mẹ và sự thống nhất chủng tộc và giữ vững lập trường đối với các vấn đề chính trị, có lập trường rõ ràng và khác biệt,” theo ký giả Didi Kirsten Tatlow của Báo The New York Times trong bài viết “An Online Plea to China's Leader to Save Tibet's Culture By,” được đăng ngày 14 tháng 12 năm 2012.

Vào tháng 4 năm 2020, việc dạy trong lớp học đã chuyển từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Quan Thoại của TQ tại Ngaba thuộc tỉnh Tứ Xuyên.

 

Triệt tiêu người du mục

 

Chính quyền TQ đã đưa ra sáng kiến buộc những người du mục rời bỏ nhà cửa trong thành thị để đến các ngôi làng mới được xây dựng vào năm 2003. Tới cuối năm 2015, chính quyền TQ đã định cư nhiều triệu người du mục. Chính quyền TQ cũng cho biết họ sẽ dời 1.2 triệu người du mục còn lại vào các thị trần cung cấp trường học, điện nước và chăm sóc sức khỏe. Nhưng các nghiên cứu nhân chủng học đối với các trung tâm tái định cư được chính quyền xây dựng đã cho thấy thất nghiệp kinh niên, nghiện rượu và việc làm rách nát các truyền thống đã tồn tại nhiều thiên niên kỷ. Các tổ chức đấu tranh nhân quyền nói rằng nhiều cuộc biểu tình bởi những người du mục đã bị bố ráp cay nghiệt bởi các lực lượng an ninh.

Trong báo cáo năm 2011, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc về Quyền Có Thực Phẩm đã chỉ trích các chính sách tái định cư người du mục của TQ như là ép buộc quá mức và nói rằng họ đưa tới “việc nghèo đói gia tăng, suy thoái môi trường và phá vỡ xã hội.”

Trong năm 2017 những người du mục Tây Tạng trước đó bị ép buộc rời từ những đồng cỏ chăn nuôi truyền thống vào trong kế hoạch tái định cư do chính quyền chỉ đạo tại tỉnh Thanh Hải được bảo phải trở lại vì chính sách mới đã công bố năm 2016, để chính quyền có thể dùng những căn nhà hiện tại cho sự phát triển các trung tâm du lịch và nhà ở cho công chức. “Sau 2 năm sống tại những thị trấn mới, cư dân bây giờ bị buộc dời về lại đồng cỏ cũ mà không mang theo súc vật, là nguồn lợi chính của cuộc sống trong các cộng đồng du mục Tây Tạng.”

Tóm lại, Tây Tạng có vị thế địa lý đặc biệt bởi vì đất nước này nằm trên mái nhà của thế giới. Vì vậy, môi trường thiên nhiên đối với Tây Tạng rất quan trọng. Một sự phát triển ào ạt của văn minh cơ khí không quan tâm đến môi trường sinh thái sẽ là cơ nguy hủy diệt di sản môi trường thiên nhiên mà đất nước này vốn có. Hơn nữa, Tây Tạng còn là lãnh địa bảo trì được truyền thống Phật Giáo lâu đời từ thế kỷ thứ 7 với biết bao di sản tinh thầntâm linh vô giá. Một chế độ duy vậtvô thần như cộng sản TQ cai trị đất nước này rõ ràng là sự tàn phá mà hệ lụy sẽ là không thể cứu vãn được.

 

 

 

++++++

 VAN HOA VA PG TAY TANG 01

Caption 01:

Cung Điện Potala, tại Thủ Đô Lhasa của Tây Tạng.(www.en.wikipedia.org)

 

 VAN HOA VA PG TAY TANG 02

Caption 02:

Quân đội Trung Quốc trấn áp người Tây Tạng biểu tình tại Ngaba sau biến cố bất ổn tại Tây Tạng năm 2008.(www.en.wikipedia.org)

 

 VAN HOA VA PG TAY TANG 03

Caption 03:

Ngày 17 tháng 3 năm 1959, hàng ngàn phụ nữ Tây Tạng tập trung tại Điện Potala, nơi ở chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma, để chống sự cai trị và đàn áp của Trung Quốc tại Thủ Đô Lhasa, Tây Tạng. Vài giờ sau đó, cuộc chiến nổ ra và Đức Đạt Lai Lạt Ma bị buộc phải chạy thoát an toàn tới Ấn Độ.(ảnh của hãng thông tấn Mỹ AP trên www.en.wikipedia.org)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2062)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2253)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2518)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2548)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2083)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2534)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1872)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1965)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2253)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2779)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1690)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1609)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1796)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1630)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2204)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2363)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2081)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1858)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1782)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1968)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1704)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2687)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1845)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2178)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2144)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2494)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1803)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1986)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1864)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2038)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2610)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3667)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2284)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2289)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1664)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1978)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2314)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2312)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2152)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3114)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2128)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2529)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2046)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1979)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2185)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2476)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2051)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2445)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2408)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2998)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant