Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hiếu

22 Tháng Tám 202007:20(Xem: 3476)
Hiếu

HIẾU

 

Vĩnh Hảo

 

Thời nay mà còn nói đến chữ “hiếu” sẽ có người cho là cổ hủ, lỗi thời. Kỳ thực, đạo hiếu, đạo làm con (1) thời xưa đã bị chê là lỗi thời theo sự xuống trào, mất ảnh hưởng của Việt-Nho từ giữa thế kỷ 19 rồi, không phải đợi đến ngày nay.

Nhưng điểm cốt lõi của hiếu thì thời nào cũng còn giá trị. Có thể người ta dị ứng với chữ “hiếu” thôi, chứ đổi thành “thương,” thành “kính yêu,” thì không ai phủ nhận. Con cái nào lại chẳng thương, chẳng kính cha mẹ! Vậy, đừng kêu gọi hiếu nữa, mà hãy lấy chất liệu thương yêu, kính trọng đó ra mà tiếp xử với cha mẹ. Làm được như thế thì đông phương hay tây phương, tình cảm của con cái dành cho cha mẹ vẫn luôn là gương đẹp để soi, đồng thời rọi chiếu vào gia đình, xã hội chung quanh. 

Chỉ có điều là tình cảm kính yêu ấy được bộc lộ như thế nào. Thương, không thể chỉ nói suông bằng lời. Không thể cứ mơ mộng như con nít quấn quýt bên cha mẹ, chỉ cần biết thương là đủ rồi, không cần phải làm bổn phận chi hết (2). Thương không phải là bổn phận, nhưng để biểu lộ tình thương thì phải có hành động. Con cái tây phương hay đông phương khác gì nhau đâu: thương cha mẹ thì phải làm điều gì đó để cha mẹ an tâm, hạnh phúc, hãnh diện... về sự trưởng thành (từ nhân thể đến nhân cách) của đứa con mà mình sinh ra và nuôi dạy bao năm trường. Ở những xứ sở có quỹ an sinh xã hội dành cho người già, và trẻ nhỏ đã được huấn luyện tính tự lập trước khi đến tuổi thành niên, có thể cha mẹ chẳng đòi hỏi gì nơi sự chu cấp, phụng dưỡng từ con cái; nhưng trong tâm lý tình cảm tự nhiên, cha mẹ nào lại không mong có sự thương yêu, kính trọng, chăm sóc, thậm chí chỉ thăm hỏi từ những đứa con! Thương yêu, chăm sóc ấy là hành động, không phải là chữ nghĩa, ngôn từ suông. Lòng thương ấy mới có thể gắn kết tình cảm thiêng liêng của gia đình, làm chất liệu nền tảng tác động vào xã hội. Xã hội không có tình thương là một xã hội rời rạc, phân rã, khó có thể thành tựu được những mục tiêu công íchlý tưởng chung.

Người hành đạo, dù là đạo nào, đi vào cuộc đời không phải vì lợi ích bản thân, gia đình, mà trên hết phải vì lợi ích cho số đông. Có thể có những trường hợp ngoại lệ của một cá nhân bất kính với cha mẹ, không làm nên tích sự gì trong gia đình, mà lại thành công ở mặt nào đó ngoài xã hội. Nhưng sự thành công của một người thiếu vắng tình thương, thiếu sự tôn kính, biết ơn đối với cha mẹ, thì thành công ấy cũng chỉ là thành công nhỏ nhoi, tô bồi cho bản ngãlợi ích cá nhân, không thể nào là một sự thành công vẻ vang, mang lại an vui, phúc lạc cho toàn thể. Không thương, không kính, không một lần nghĩ ơn cha mẹ, thì đừng nói chuyện thương ai, cứu giúp ai.

Cho nên, vẫn cứ phải nói tới nói lui về một thứ tình cảm thiêng liêng, rất đẹp, không bao giờ lỗi thời, đó là niềm thương kính dành cho cha mẹ. Chữ hiếu: lỗi thời; kêu gọi con cái phải báo hiếu đền ơn cha mẹ: lỗi thời; tạm cho là như vậy. Nhưng tình cha, tình mẹ, như suối nguồn từ non cao chảy về, là bất tận. Bất tận thì không bao giờ lỗi thời

Chúng ta đã biết phải làm gì đối với cha mẹ, dù có hay không có sự yêu cầu: hãy thương kính và làm gì đó để biểu hiện niềm thương kính ấy khi cha mẹ còn sống; đừng để mai sau, một lúc nào đó trong đời, ôm lòng hối hận đã chưa bày tỏ trọn vẹn tình cảm của mình như bao nhiêu người con khác trong quá khứ, vì cứ nghĩ “hiếu” là lỗi thời.

California, ngày 22 tháng 8 năm 2020

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

_____

(1) “Công cha như núi Thái sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con,” hoặc “Thờ cha kính mẹ hết lòng/Ấy là chữ Hiếu, dạy trong luân thường...” ca dao tục ngữ Việt.

(2) “Mà có tình thương là có đủ hết rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận. Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát nước thì uống. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ...” (Bông Hồng Cài Áo, của Nhất Hạnh, 1962).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 780)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 737)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 734)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 681)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 784)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 751)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(Xem: 686)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(Xem: 799)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 718)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(Xem: 712)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(Xem: 767)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(Xem: 704)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(Xem: 959)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(Xem: 743)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(Xem: 794)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(Xem: 937)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(Xem: 1408)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(Xem: 955)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 993)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(Xem: 927)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(Xem: 794)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(Xem: 748)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(Xem: 758)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(Xem: 625)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(Xem: 1289)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(Xem: 1169)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(Xem: 1135)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(Xem: 1087)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(Xem: 1197)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(Xem: 1142)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1227)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1152)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1033)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1070)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1155)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(Xem: 1125)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1238)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1133)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1206)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1195)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1105)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1172)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1156)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 1743)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1145)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1174)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1087)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1287)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1172)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant