Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Kẻ Cai Ngục Trường Sinh Bất Tử

Sunday, September 13, 202018:27(View: 3250)
Kẻ Cai Ngục Trường Sinh Bất Tử

Kẻ Cai Ngục Trường Sinh Bất Tử

Huệ Trân

 
Bình Minh Trong Hoàng Hôn

Kẻ cai ngục, dù nơi nhà tù lớn hay nhỏ, xa hay gần, kẻ đó cũng không thể thoát khỏi chu kỳ sinh, lão, bệnh, tử được. Vậy, kẻ cai ngục này là ai mà vượt qua chặng đường muôn người, muôn loài không qua được?

Xin thưa ngay, kẻ cai ngục này tên là Vô Minh. Tên gọi, cũng như đường đi nước bước của hắn đã bị Sa-môn Gotama nhìn rõ vào Canh Ba, cách nay hơn 26 thế kỷ, sau 49 ngày đêm Ngài thiền định dưới gốc cây bồ đề trong khu rừng xa xôi, thanh vắng…

Lần đó, trước khi ngồi thế kiết già dưới gốc bồ đề, Ngài đã phát lời nguyện: “Không tìm được Đạo Cả, không rời gốc cây này”

Vào Canh Ba, trong đêm cuối, Sao Mai bỗng hiện ra sáng rực trên nền trời còn mờ ảo.

Đó là phút giây Samôn Gotama bừng Giác ngộ!

Thời gian thiền định đó, Ngài đã đạt Túc Mệnh Minh vào cuối Canh Một, khi thấy được sinh diệt của tự thân trong quá khứ, hiện tại, vị lai.

Cuối Canh Hai, Ngài đạt Lậu Tận Minh khi quán chiếu thấy được bản chất của vạn hữu từng sinh diệt, thành hoại nơi vỏ bọc bên ngoài, nhưng chưa từng lay động được tới thực tướng của pháp giới. Như muôn đợt sóng không ngừng xô đẩy nhau, nào khiến được đại dương nghiêng ngả!  

Tới Canh Ba, Ngài đã liên tiếp đạt Tha Tâm Minh, Thiên Nhãn Minh, Thiên Nhĩ Minh và Thần Túc Minh khi thấy rõ nguyên nhân dẫn chúng sinh ngập chìm trong đau khổ

Phút giây Giác Ngộ đó, Samôn Gotama cảm nhận như nhìn thấy những nhà tù kiên cố từng giam hãm chúng sinh trong triền miên đau khổ, đã vừa bị bật tung, phá vỡ! Ngài đã nhìn rõ mặt mũi, cùng hành tung của tên cai ngục mà Ngài đặt tên là Vô Minh. Đồng thời Ngài cũng ngạc nhiên khi nhận ra, là mỗi chúng sinh, vốn cùng có sẵn một chân-tâm thuần khiết như nhau, nhưng đã bị tên cai ngục Vô Minh che lấpquy phục theo sự dẫn dắt của hắn, tạo ra vô vàn ác nghiệp, ngày càng rời xa chân-tâm mà không hay biết!

Thương chúng sinh khổ lụy vì mê muội, Ngài cất bước du phương, hoằng dương Đạo Pháp. Môn đồ theo Ngài học đạo, tôn xưng Ngài là Phật, là bậc đã Giác Ngộ.

Chân tâm thuần khiết mỗi chúng sinh đồng sẵn có như nhau được Ngài giảng dạy là Phật Tánh. Bản chất uyên nguyên của Phật Tánh đó như nhau, không khác, nhưng mức độ khi tỏ, khi mờ là do khả năng tinh thần của mỗi chúng sinh khi bị tên cai ngục Vô Minh sai sử.

Bởi chúng sinh căn cơ chẳng đồng nên Ngài đã uyển chuyển soạn thảo những cách hành trì khác nhau để chúng sinh tùy căn cơ mình, nương theo cách nào phù hợpđẩy lui vô minh, tìm lại bản tâm Phật Tánh của mình.

Đức Phật đã tận tụy, từ bi giảng dạy suốt quãng đời thị hiện cõi Ta-Bà, đã độ cho bao người trừ diệt được tên cai ngục, nhưng khốn thay, ngoài những chúng sinh được độ, cũng còn bao người chưa đủ duyên mà Ngài không thể độ. Vì vậy mà tên cai ngục Vô Minh đó, bị xua khỏi nơi này, lại vẫn còn nơi kháctung hoành nên dường như hắn ta chưa từng chết!

Chỉ lật qua vài trang sử thế giới, ở một vài sự kiện nổi bật mà hầu như ai cũng biết ít nhiều, rồi tùy cảm quannhận thức mà có thể thấy bóng dáng tên cai ngục này.

Trận Trân Châu Cảng mà Tổng Thống Franklin D. Roosevelt gọi là “ngày ô nhục” của Hiệp Chủng Quốc, đã kéo theo muôn vàn thảm họa bi thương.

Sáng sớm ngày 7 tháng 12 năm 1941 khi hầu hết quân nhân của hạm đội Thái Bình Dương còn đang say ngủ thì bất ngờ, hơn 300 phi cơ chiến đấu của Nhật Bản đã rầm rộ bay tới, xé rách khung trời phía Tây, thành phố Honolulu thuộc đảo O’ahu, giữa vùng Bắc, Thái Bình Dương.

Đây là căn cứ hậu cần quan trọng của hạm đội Thái Bình Dương mà cuộc tấn công vũ bão bất ngờ trong hơn 90 phút của phi đội chiến đấu Nhật Bản đã đánh chìm hàng chục tầu chiến trang bị tối tân, phá hủy hơn 200 phi cơ đậu tại sân bay, và lấy đi sinh mạng của hơn hai ngàn thủy thủ Mỹ!

Hiệp Chủng Quốc đâu phải là một tiểu quốc nghèo nàn, yếu đuối nên sau chiến thắng tự cho là oanh liệt  tại Trân Châu Cảng, tất nhiên Nhật Bản phải đối diện với nguy cơ là sẽ có ngày đối phương “rửa nhục” cho “ngày ô nhục” của họ.  

Cũng yếu tố bất ngờ, cũng kinh hoàng khốc liệt.

Đó là buổi sáng ngày 6 tháng 8 năm 1945, một quả bom nguyên tử với sức tàn phá ngoài trí tưởng tượng của con người, đã dội xuống Hiroshima, một thành phố lớn của Nhật Bản, san bằng nơi này mà hậu quả không bút mực nào, không ngôn từ nào có thể lột tả hết!  

Chỉ ba ngày sau, 9 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử thứ hai lại dội tiếp xuống thành phố Nagasaki, khi Hiroshima còn đang quằn quại trong máu lửa!

Địa ngục trần gian ngay đây!

Và ngày 2 tháng 9 năm 1945, dân tộc Nhật Bản đều khóc ngất, khi Nhật Hoàng của Xứ-Mặt-Trời đã phải tuyên bố đầu hàng!

 

Nhưng thế giới dường như không ngừng những cuộc chiến khốc liệt, nhân danh ý thức hệ này, nhân danh thể chế chính trị kia ….. đủ mọi mỹ từ, đủ mọi lý do chính đáng để tiêu diệt nhau. Như trong thế chiến thứ II Đức Quốc Xã đã thực hiện kế hoạch mang tên Holocaust, quyết diệt chủng dân Do Thái mà đẩy gần 6 triệu người Do Thái vào lò hơi ngạt! Như bức tường Đông, Tây Bá Linh cắt lìa bao tình cốt nhục! Như Vạn Lý Trường Thành với máu xương hàng ngàn lao công hòa cùng gạch đá ….. Cơ man nào những gì khi con người hành xử đã tưởng như đó là những việc phải làm và đáng làm!

 

Nhưng bao trang sử kinh hoàng còn kia, hậu thế đều nhìn thấy, là ở tất cả mọi phía, có dân tộc nào, có cá nhân nào được gì không, hay kết quả đều cùng “hưởng” như nhau, là đau thương tột cùng, là cực kỳ tàn hoại?

 

Vậy, điều gì đã khiến con người hăng hái hủy diệt nhau để cùng bị hủy diệt?

Phải chăng là do bị tên cai ngục Vô Minh sai sử, khiến con người nhận thức sai lầm nên hành động sai lầm, khi Vô Thường cho là Thường, Vô Ngã cho là Ngã, mà đã phát sinh vô vàn thống khổ!

Từ khai sinh lập địa, nhân loại đã do vô minh mà không ngừng tạo nghiệp, tất phải đến lúc cùng nhau trả nghiệp.

Đại nạn bệnh dịch Covid-19 đang được nhìn như sự Cộng Nghiệp của nhân loại. Bất ngờ, loại vi khuẩn cực kỳ bí mật, cực kỳ nguy hiểm đã tràn lan  khắp thế giới với tốc độ và sự tàn phá ngoài sức chịu đựng và tưởng tượng của con người!

Đồng thời có những tai nạn xảy ra trước đây, chỉ được xem như trong phạm vi riêng, ở mỗi quốc độ thì nay, những tai nạn đó lại khiến thế giới quan tâm vì đã  dồn dập xảy ra khi nhân loại đang chìm ngập trong dịch bệnh kinh hoàng! Điển hình là vụ nổ 2,750 tấn phân bón Amoni Nitrat lưu giữ trong kho hàng gần cảng Beirut, Lebanon đã biến trung tâm Beirut thành gạch vụn! 

Rõ ràng là Cộng Nghiệp! Không phải là tình cờ! nên dường như con người đang cùng bước chậm lại, để nhìn chính mình.

Nhìn được chính mình, may ra mới nhìn được người.

Nhìn được chính mình để thương mình, may ra mới nhìn được người để thương người.

Thế nên, đau khổ và hoảng sợ trước dịch bệnh cũng chợt phát hiện bao ấm áp của Tình Người mà trước đây hiếm thấy, không phải chỉ trong phạm vi thân quen, mà Tình Người cũng đang truyền cảm giữa những người hoàn toàn xa lạ.

Phải chăng do Cộng Nghiệp đang cùng nhau gánh chịu đã giúp con người  cảm nhận phần nào sự vô thường, để bớt ích kỷ mà chia sẻ với nhau, bớt sân hận để thương xót nhau, bớt xa lánh để đến gần nhau, bớt oán thù để tha thứ nhau, bớt nhân danh văn minh mà tàn phá thiên nhiên khi thiên nhiên vẫn cung ứng đủ nhu cầu để con người sinh tồn, không cần phải tham lam giành dựt!  

Phải chăng do Cộng Nghiệp đang cùng nhau gánh chịu đã giúp con ngườicơ duyên thấy được phần nào mặt mũi kẻ cai ngục Vô Minh đã giam hãm chúng sinh triền miên trong ngục tù đau khổ. Đó chính là kẻ mà Đức Thế Tôn đã vạch rõ khi Ngài bừng Giác Ngộ.

Kẻ cai ngục còn trường sinh bất tử đến naynhân loại không nhận diện được hắn, đã u mê theo sự sai sử đó mà tự xây nhà tù.

Đức Phật đã cảnh giác: “Nhận diện được vô minh, đau khổ mới chấm dứt”

Ôi, thế giới sẽ bình an, người người sẽ hạnh phúc biết bao khi kẻ-cai-ngục-tên-là-vô-minh không còn nơi trú ngụ.

kẻ thù của con người không phải là người.

Kẻ thù chung của con ngườivô minh.

Xin giúp nhau, xin tiếp sức nhau, nương lời Phật dạy, cùng cất bước hành trì Giáo Pháp, tận diệt kẻ thù chung để cùng đạt hạnh phúc của sự Giác Ngộ.

Nam Mô Thập Phương Phật.

Nam Mô Thập Phương Pháp.

Nam Mô Thập Phương Tăng.

Kẻ Cùng Tử cẩn bái

(Tào-Khê tịnh thất – Thời khóa tụng Kinh Pháp Hoa)

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
)
(View: 612)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(View: 566)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(View: 632)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(View: 695)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(View: 904)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(View: 761)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(View: 797)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(View: 465)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(View: 755)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(View: 750)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(View: 723)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(View: 713)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(View: 812)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(View: 676)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(View: 1114)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(View: 658)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(View: 637)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(View: 742)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(View: 800)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(View: 676)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(View: 751)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(View: 720)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(View: 1019)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
(View: 685)
Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn. Mặt trăng thì không như vậy.
(View: 737)
Từ cạnh tranh sinh tồn giữa các loài sinh vật, cho đến mâu thuẫn xã hội, hận thù tranh chấp, là những nét đặc trưng trong lịch sử tiến hóa, không chỉ riêng loài người.
(View: 766)
Phật tử chúng ta được biết rằng, đã quy y Tam bảothọ trì năm giới ...
(View: 698)
Hơn nửa đời người, hay cả cuộc đời, nếm đủ đắng cay buồn tủi, niềm vui thì khiêm tốn, nỗi buồn quá mênh mông. Chòng chành theo con thuyền thân phận, lúc tàn khoảnh khắc theo cổ máy thời gian, nhìn lại trong rêu phong tĩnh lặng, trên khuôn mặt nhiều nếp chập chùng của ưu phiền, mới hiểu rằng “Ta có đại hoạn do ta có thân. Nếu ta không thân sao có đại hoạn”.
(View: 793)
Khi mà vật chất chi phối cuộc sống, khi mà kinh tế làm chủ đạo nồng cốt kiến trúc xã hội, đạo đức truyền thống dân tộc và nhân cách con người trở thành thứ yếu.
(View: 652)
Đạo Phật nói cuộc đời là biển khổ mênh mông không có ngày thôi dứt, vì nhân loại lúc nào cũng...
(View: 749)
Gần đây một báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew, bể tư duy lớn thứ ba ở Washington, DC, dự đoán rằng một số tôn giáo lớn trên thế giới sẽ mở rộng...
(View: 731)
Sống trong tư duy phân biệt đối đãi ở đời không chuyện gì không phải thị phi (đúng sai).
(View: 960)
Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên Giác.
(View: 780)
Từ lâu, trong đời sống an tịnh, mỗi hành giả đều tự biết làm đẹp mình bằng hạnh đầu đà giữ giới.
(View: 780)
Thế giới quan Phật giáo chỉ ra mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả.
(View: 838)
Ngày nay, thiền định không những được biết đến qua tên tuổi các vị Thiền sư, qua những công án thiền, mà còn thực sự đi sâu vào đời sống tu tập nội tâm của mỗi người.
(View: 842)
Rốt cuộc một mình. Một mình thôi. «Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi... Đời như vô tận. một mình tôi về, một mình tôi về... với tôi!»
(View: 752)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
(View: 780)
Tình mẫu tử, một chủ đề quá quen thuộc, không chỉ là mạch nguồn cảm hứng bất tận trong...
(View: 835)
Cứ mỗi độ Vu Lan về, những người con Phật lại nao nao lòng.
(View: 906)
Khi nói đến chữ Hiếu chẳng mấy ai lấy làm xa lạ, vì nó đã trở thành truyền thống rất quen thuộcăn sâu vào tâm trí ngay khi còn bé.
(View: 951)
Khi tu hành được một thời gian, có người thì ngày càng tăng trưởng đạo lực, Giới - Định - Tuệ thêm lớn nhưng ngược lại có người thì suy giảm, thối thất.
(View: 1014)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên.
(View: 944)
Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, gửi tặng sinh nhật mẹ
(View: 742)
Hít vào tâm tỉnh lặng Thở ra miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giây phút đẹp tuyệt vời.
(View: 719)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(View: 792)
Kinh Phật chỉ nói lên sự thật để cho mọi người cùng suy xét mà sống sao cho được hạnh phúc an lạc, lợi mình, lợi người.
(View: 789)
Theo truyền thống ở châu Á, thiền địnhgiác ngộlãnh vực của những người xuất gia và người tu luyện yoga
(View: 707)
Mọi người ai cũng biết đạo Phậtđạo trí huệ, từ bi, tôn trọng sự sống của muôn loài.
(View: 2213)
“Người ngu nghĩ là ác Khi ác chưa chín muồi Ác nghiệp chín muòi rồi Người ngu chịu khổ đau”
(View: 830)
Sau hơn 2.600 năm hình thành và phát triển, Phật giáo đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
azipos-point-of-sale-300x300
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều