Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Khi Thầy Đi Tìm Trò

03 Tháng Mười 202017:47(Xem: 3271)
Khi Thầy Đi Tìm Trò
KHI THẦY ĐI TÌM TRÒ

Huệ Trân

buong bo

 

            Ngôi chùa tọa lạc lưng chừng ngọn núi, sau rừng sồi, cũng tương tự như bao ngôi chùa nhỏ, xa nơi đô thị. Nhưng nơi đây, những ngày Lễ Vía Chư Phật,      Chư Bồ Tát, người dân ở những thôn xóm quanh dưới núi đều rủ nhau sắm sửa   hương hoa, lễ vật, lên chùa cúng dường, trước là lễ Phật, sau là vấn an Sư Trụ Trì

đã ngoài 80 tuổi.

Sư có bảy đệ tử, đều trong tuổi thanh xuân nhưng dưới sự hướng dẫn và chỉ dạy của Sư, bẩy vị đều tu hành rất tinh tấn. Thỉnh thoảng, các vị xuống phố chợ khi cần mua thêm nhu cầu gạo muối thì mỗi cử động, mỗi lời nói đều thể hiện nơi Pháp Thân nghiêm túc mà ai có đủ duyên trực diện đều dễ dàng cảm nhận và kính quý.

Chùa rất đơn sơ, đúng như tinh thần tri-túc-tiện-túc nhưng lại có một bảo vật vô giá mà nơi cất giữ chỉ Sư và bẩy đệ tử biết thôi. Đó là một xâu chuỗi mà tương truyền là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng đeo.

Một ngày kia, sau thời công phu tối, Sư vừa băn khoăn, vừa buồn rầu nói với các đệ tử:

-Xâu chuỗi không còn đó! Trong các con, có ai rời bảo vật đi đâu không?

Bẩy đệ tử đều nhìn nhau, ngơ ngác lắc đầu.

Im lặng vài giây, Sư nói tiếp:

-Trong các con, có ai lỡ lấy xâu chuỗi thì chỉ cần lặng lẽ để lại chỗ cũ, Thầy sẽ không giận, không truy tìm là ai. Thầy cho các con 3 ngày để suy nghĩquyết định.

Ba ngày trôi qua, xâu chuỗi vẫn bặt tăm!

Sư lại nói với các đệ tử:

-Trong các con, nếu có ai lỡ lấy xâu chuỗi thì chỉ cần nhận là vì quá thích, nên trong một phút bị vô minh lấn áp đã không kiềm chế được tâm mình. Chỉ cần thành thật như vậy, xâu chuỗi sẽ thuộc về người đó. Thầy và các bạn đồng tu đều thông cảm. Thầy cho các con 3 ngày để quyết định.

Ba ngày lại trôi qua. Xâu chuỗi vẫn biệt tăm, và không ai lên tiếng.

Tới thời điểm này thì Sư quá buồn rầuthất vọng, bèn nói với các đệ tử của mình rằng:

-Thôi được! khả năng Thầy chỉ dạy dỗ các con được tới đây thôi. Ngày mai, các con hãy rời chùa, xuống núi hết đi! Dưới phố cũng có nhiều ngôi chùa sẵn sàng đón nhận các con. Riêng kẻ lỡ lấy xâu chuỗi thì hãy nán lại dăm phút, Thầy có lời riêng muốn nói.

Không khí trong chùa chưa bao giờ thê lương, ảm đạm như thế, nên sáng sớm hôm sau, mạnh ai nấy thu dọn vật dụng của mình, ai xong trước thì cứ đi trước nên không ai biết ai là người ở lại sau cùng!

Ánh dương chưa lên thì sáu đệ tử của Sư đã xuống núi.

Vị còn lại, không thu dọn gì, chỉ khép hờ đôi mắt, yên lặng khoanh chân kiết già, ngồi trên Chánh Điện.

Sư đến trước người đệ tử đó, lên tiếng hỏi:

-Xâu chuỗi đâu?

Đệ tử mở mắt, nhìn Thầy và lễ phép thưa:

-Bạch Sư Phụ, con không lấy.

-Vậy sao con ở lại để nhận tội ăn cắp?

Đệ tử từ tốn thưa:

-Bạch Sư Phụ, suốt những ngày qua, chúng con đều quá đau lònghuynh đệ nghi ngờ lẫn nhau. Phải có một người đứng ra nhận thì mới hóa giải được. Đa tạ Sư Phụ đã cho thời gian suy nghĩ, để con quyết định sẽ là người nhận tội.

Sư đưa tay, nâng đệ tử đứng lên. Khi bốn mắt nhìn nhau, Sư mỉm cười, lấy trong tay áo thụng, xâu chuỗi bảo vật, choàng vào cổ đệ tửhân hoan nói:

-Xâu chuỗi không mất! Vì Phật vẫn còn đây!

 

Có thể đây chỉ là một câu chuyện ngụ ngôn, khi đề cập đến lợi ích của sự lần chuỗi niệm Phật. Nhưng, như khi nhìn bông hoa nở, nhìn chiếc lá bay, nếu lắng tâm ta cũng có thể nhận ra thêm, đây còn là một câu chuyện tuyệt vời về Hạnh Vô Ngã! Người đệ tử đó phải thấm nhập bài học Vô Ngã mới có thể vì muốn bảo tồn tinh thần Lục Hòa giữa thầy trò, huynh đệ, mà sẵn sàng nhận một tội mình không hề phạm.

Đã chứng được Vô Ngã thì đâu còn Cái Ta để sợ bị khinh chê, phiền não!

Hạnh Phúc sẽ đến, khi Tự Ngã ra đi.

 

Câu chuyện này cũng nói lên sự cảm thông vô cùng thầm lặng mà cực kỳ thâm sâu giữa Thầy và Trò. Các đệ tử đều tinh tấn như nhau nên khi muốn trao Y Bát để tịnh tu tuổi già, Thầy phải làm sao để vừa giữ lẽ công bằng mà vẫn tìm được người cho đúng. Tuy nhìn chung, trò đều xuất sắc, nhưng trong vi tế, Thầy biết rằng, không có gì tuyệt đối như nhau, mà sẽ có người vượt trội, ở một tiềm năng nào đó.

Chỉ những vị Thầy thực sự quan tâm tới nền thịnh suy Đạo Pháp mới cẩn trọng theo dõi mà nhìn ra.

Có lẽ vì vậy mà người xưa có câu “Đệ tử tầm Sư dị, Sư tầm đệ tử nan”

 

Câu này rất đúng với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn tại Đạo Tràng Đông Thiền, huyện Huỳnh Mai. Nơi đây, trong hơn một ngàn đệ tử theo học, đã có sẵn một người xuất sắc vượt trội, mà các bạn đồng môn đều công nhận, không một chút tỵ hiềm. Đó là môn sinh Thần Tú.

Ấy vậy mà khi muốn trao Y Bát để nghỉ ngơi thì Ngũ Tổ vẫn chần chừ mãi, chưa quyết định. Lòng băn khoăn đó đã như linh tính, khi bất ngờ một kẻ không biết chữ, từ phương xa bỗng tới trước ngọ môn, xin được Tổ thâu nhận.

Tổ hỏi:

-Người từ đâu? Tới cầu chi?

Người đó đáp ngắn gọn:

-Thưa Tổ, con từ Lĩnh Nam, tới cầu làm Phật

-Người Lĩnh Nam quê mùa, sao cầu làm Phật được?

-Thưa Tổ, người tuy có Nam có Bắc nhưng Phật Tánh thì không phân chia Nam Bắc. Thân quê mùa này, so với thân Tổ có khác, nhưng Phật Tánh trong thân này với Phật Tánh trong thân Tổ nào sai khác chi đâu!

Nghe thế, Tổ Hoằng Nhẫn vội nói:

-Thôi được! Hãy đi xuống nhà trù, lo việc giã gạo.

 

Người nhà quê đó tên là Huệ Năng, làm nghề đốn củi nuôi mẹ già. Một lần khi giao củi tới nhà khách, Huệ Năng thoáng nghe tiếng tụng kinh, tới câu kệ “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” thì tâm bỗng bừng sáng, bèn hỏi thăm, tìm đến chùa Đông Thiền, huyện Huỳnh Mai là nơi đang giảng dạy Kinh Kim Cang, có câu kệ khai tâm như vậy.

Chỉ dăm câu đối đáp trong phút sơ ngộ mà Tổ Hoằng Nhẫn đã nhìn ra “kỳ- tâm” của một kẻ quê mùa mù chữ. Thế nên, để bảo vệ kẻ xa lạ đó khỏi bị ganh tỵ, thù ghét nên Tổ chỉ giao cho công việc lao động là bửa củi, giã gạo trong nhà bếp.

Về phần Huệ Năng, suốt tám tháng nhập môn không hề được Tổ hỏi han một câu nhưng không buồn tủi mà tâm vẫn an lạc, thảnh thơi. Phải chăng Thầy và Trò đều nhìn rõ nhau nhưng không thể đột ngột bày tỏ, cho đến thời điểm thuận duyên.

 

Kỳ tích này, người học Phật, đặc biệt là người theo thiền-tông, đều biết rất rõ những tình tiết kỳ diệu khi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền Y Bát cho ngài Huệ Năng.

Nơi đây, chỉ đan cử đôi dòng trong phạm vi tâm cảm tương đồng giữa Thầy và Trò. Không văn tự, không ngôn từ, chỉ tâm-thấy-tâm mà hậu thế đã có Lục Tổ Huệ Năng, được xem là vị khai sáng Thiền Tông Trung Hoa; từ đó, các môn đệ của Lục Tổ đã tùy thuận cơ duyên từng quốc độsáng lập ra Thiền Tông Đốn Ngộ, Tông Lâm Tế, Tông Tào Động …v…v…  đem lại vô vàn hỷ lạc cho thiền sinh khắp chốn.

Trong tình nghĩa Thầy Trò này, không phải chỉ Trò Huệ Năng đem thân đi tìm Thầy, mà chính Thầy - Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn – cũng đã đem tâm đi tìm Trò nên người đời sau mới có Lục Tổ Huệ Năng, để từ đó Thiền Tông đã khai mạch tới muôn sông, ngàn suối …

Vạn hữu luôn vận chuyển trong vòng xoáy thịnh suy, không ngừng xô đẩy chúng sinh giữa mộng và thực.

Đời nay, e rằng nhục-nhãn thường bị bao tình huống phức tạp che mờ; chỉ bằng tuệ-nhãn, Thầy và Trò mới có thể nhìn thấy nhau để mong vững bước trên Đường-Trung-Đạo.

Ngưỡng xin Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng gia hộ.

 

Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất – Sau công phu sáng)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12856)
Nhờ ánh sáng vô lượng của Đức Phật sẽ dắt ta ra khỏi chốn tử sinh và qua lực từ bi của Đức Phật, chúng ta sẽ được thăng hoa trong cuộc sống... HT Thích Như Điển
(Xem: 11534)
Đức Phật đã từng nói: “Nếu nước đại dương chỉ có một vị mặn thì đạo lý của ta chỉ có một vị duy nhấtgiải thoát.”
(Xem: 16740)
Chùa Hải Đức ở số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đường lên chùa là một con dốc dài... Hồ Văn Tâm
(Xem: 19809)
Giao thừa ta đốt trầm hương ngát, Xin những bàn tay xích lại cùng. Thung Lũng Hoa Vàng xuân mới nở, Cùng nhau dựng lại một quê hương.
(Xem: 15794)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13030)
Năm sau, Ba đã ngoài 80 tuổi và vẫn muốn về Quê thăm nơi chôn nhau cắt rốn... Bạch Xuân Phẻ
(Xem: 12977)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, mong đạt được điều như ý, vì càng cầu toàn thì càng thêm đau khổ thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống.
(Xem: 13009)
Ngày 14/12/2012 vừa qua một cuộc thảm sát thương tâm đã xảy ra tại trường tiểu học Sandy Hook thuộc thị trấn Newtown của nước Mỹ... Thích Pháp Lưu
(Xem: 15449)
Nếu chúng ta là những người con Phật có Trí Huệ thì đừng bao giờ giận hờn một sự thật đã xảy ra cả. Bất chấp sự thật nó oan trái oái ăm làm phật lòng ta...
(Xem: 12169)
Những ngày tháng mầu nhiệm - Kỷ niệm lần tịnh tu nhập thất thứ 10 trên núi đồi Đa Bảo, vùng Blue Mountain ngày 22 tháng 11 năm 2012. Thích Như Điển
(Xem: 13001)
Ngưỡng mong Hòa Thượng hồi nhập ta bà để tiếp tục dìu đỡ chúng con trên bước đường tu học.
(Xem: 15635)
“Người biết sống một mình” là người “không tìm về quá khứ, không tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới...”
(Xem: 13742)
Trong cuộc bể dâu này tôi linh cảm ra điều thiêng liêng rằng mẹ hiền của tôi vẫn luôn luôn hiện hữu ở bên tôi!
(Xem: 14966)
Người trí có thể chuyển cái mà thế gian cho là họa thành phước, và làm tăng trưởng, phát triển to lớn hơn cái mà thế gian cho là phước đang có.
(Xem: 13686)
Truyền thống lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ rất đẹp, không mang tính chất chính trị, không dành riêng cho một tôn giáo hay để tưởng niệm một cá nhân nào.
(Xem: 13658)
Lịch sử, nhất lại là lịch sử xa xưa, phần lớn là một sự pha trộn của nhiều chuyện có thật và không có thật, của những sự Thật (Truths) và những Huyền thoại...
(Xem: 12872)
Ngày Hiệp Kỵ muôn phương đều câu hội, Vượt năm châu, bốn biển kéo nhau về, Nghĩa Linh Sơn cốt nhục vẹn ước thề, Tình pháp lữ không bao giờ suy suyễn. Tịnh Tuệ
(Xem: 13563)
Yêu thương, hy sinhrộng lượng chỉ thật sự có ý nghĩa khi nào có một gợn sóng dấy lên hay một chút gì đó khác biệt mà thôi.
(Xem: 13426)
Sự thật cho thấy, mọi sinh vật hiện hữu trên thế gian này đều phải nương tựa vào nhau để được tồn tại và đứng vững điển hình như hai bó lau.
(Xem: 15121)
Anh luôn ghi lòng tạc dạthực hành lời căn dặn của sư phụ: “Tránh đại ngôn sẽ ngừa được khẩu nghiệp, Nhẫn nhục sẽ ngừa được thân nghiệp...
(Xem: 14577)
Tôi đặt tình yêu thương và sự tử tế vào trong suy nghĩ, trên đôi mắt và dưới cái miệng để lòng tôi được trong veo, con mắt tôi nhìn đời trìu mến...
(Xem: 13732)
Một sáng vừa hé mắt nhìn ra khung cửa ta thấy ánh bình minh đang chờ ở bên ngoài. Chỉ một đêm xa cách, ánh sáng của mặt trời lại trở về với mọi người.
(Xem: 14049)
Cười thật an, thật tươi (như hoa nở) để chào đón giây phút hiện tại ta còn sống là một quán niệm mang ý nghĩa tôn trọngbiết ơn sự sống tự thân của mình...
(Xem: 13263)
Chúng ta hãy nên học theo hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, sẵn sàng chia vui, sớt khổ vì lợi ích tha nhân, sẵn sàng chấp nhận khổ đau để mọi người được an vui...
(Xem: 13275)
Mặc Giang đã đem đến cho độc giả những vần thơ nhân bản sâu sắc nói lên sự vô thường giả tạm, mong manh để tìm ra cái lẽ chơn thường của cuộc đời.
(Xem: 14499)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ xuất hiện khi ta ước muốn chiếm hữu, nắm giữ các đối tượng ưa thích hoặc loại trừ những gì mình không mong muốn.
(Xem: 13726)
Lòng tốt, sự nhiệt tình nếu không đi cùng hiểu biết thì mọi việc sẽ khó thành tựu, khó có lợi ích thiết thực.
(Xem: 14828)
Sự dối trá không chỉ ở nghĩa thông thường là nói dối hay làm dối, mà còn bao hàm cả việc biết người khác đang gặp nguy hiểm mà không giúp.
(Xem: 17546)
Trong các phiền não của thế gian, nóng tính, giận dữ hay sân hận là những kẻ thù nguy hiểm có sức tàn phá công đức khủng khiếp nhất.
(Xem: 14268)
Phật tánh cũng lại ở ngay trong tự tâm ta. Không ở ngoài đến. Ai cũng sẵn có. Cho nên ai cũng sẽ là Phật, một khi “Thức tự tâm chúng sanh thì sẽ kiến tự tâm Phật tánh”.
(Xem: 16679)
Những độc tố của tham muốn, giận hờn và si mê tuông ra từ tâm thức của chúng ta, sẽ được tẩy rửa thanh tịnh bằng sự rộng lượng, với tình thươngtuệ giác.
(Xem: 17865)
Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
(Xem: 15355)
Tôi nghĩ một nền tảng giáo dục vững chắc để từ đó nhận ra được bản tâm tự nhiênvô cùng quan trọng đối với bất cứ ai. Đó là cội gốc sâu bền...
(Xem: 15242)
Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác.
(Xem: 16877)
Viết tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover Đức quốc sau những ngày đã trải qua nhiều sự kiện đáng ghi nhớ... - HT Thích Như Điển
(Xem: 29171)
Mây phương đông vẫn lên hường, Ngôi chùa còn đó quê hương vẫn còn... (Trụ Vũ - Quê Hương)
(Xem: 16139)
Câu chuyện để suy gẫm về những gì đang hiện hữu quanh ta... Những Đứa Trẻ của Trần Trung Thanh
(Xem: 17893)
Tháng Bảy đi qua, với những ngày mưa âm thầm bên phố quen, nơi dòng xe cộ đông đúc, mình ngắm mưa mà những “khung hình” về mưa cứ đi qua, đi qua.
(Xem: 19144)
Trời đã về chiều nhưng đôi chân kẻ du hành dường như không muốn ngơi nghỉ, "ta phải đi về nơi có tiếng chuông xa ngân dài kia...
(Xem: 21274)
Chúng tôi đều là những chúng sanh - như muôn vàn chúng sanh khác - đã gieo chủng tử giác ngộ từ kiếp nào đó...
(Xem: 19613)
Này tôi, tôi đang ở đây, giữa thiên nhiên tuyệt vời, giữa cái thinh lặng tuyệt vời của một nội tâm trong sáng, không chút tạp niệm nào của đời sống đua chen.
(Xem: 22809)
Có lẽ, nụ cười chân thiện của Ðức Phật cùng với những đôi mắt Từ bi của chư Phật và giáo pháp mang tính triết lý sâu sắc đã ươm những mầm xanh tươi đẹp vào tâm hồn này.
(Xem: 17131)
Phóng cá, thả chim đặt trên nền tảng tâm từ như thế thì việc phóng sinh của ta dù ít hay nhiều, dù có hay không, đều mang đầy đủ ý nghĩa phóng sinh.
(Xem: 17527)
Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác...
(Xem: 16072)
Theo chúng tôi, nói đến ĐTKVN (rõ hơn là ĐTK Việt Nam, phần Phật giáo Bắc truyền) thì phải nói đủ 3 tạng Kinh, Luật, Luận...
(Xem: 15848)
Phương tiện rất cần thiết để hỗ trợ cho thành tựu cứu cánh nhưng chạy theo phương tiện mà quên đi cứu cánh là sự vong bản, là đốt trầm để bán than.
(Xem: 21572)
Ánh mắt Từ Bi của Ngài đang nhìn xuống chúng sanh như xoa dịu bao nỗi đau thương, trong cảnh đời nhiều nỗi mưa sa bão táp, mà vỗ vềan ủi cho lòng được lắng đọng thanh lương... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19663)
Cứ mỗi lần tụng kinh, lễ sám, quý Thầy lạy Tổ trước khi lên chánh điện, nhìn hình ảnh chư Tổ tôn trí trang nghiêm trong khám thờ mà nhớ Tổ Tổ truyền cho nhau, ngọn đèn được mồi tiếp sáng luôn bất tận... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 20033)
Ngày Về Nguồn là dịp để Tăng chúng, pháp lữ thăm hỏi với nhau và cùng nhau ôn lời Phật dạy, lặp lại ý Tổ khuyên mà tô bồi vun quén cho đạo tình ngày thêm thắm đượm... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19300)
Bà Aung San Suu Kyi trích lời Phật khi Ngài nói về bốn nguyên do suy thoái và thối rữa: không tìm lại được cái gì bị mất, không chịu sửa lại cái gì bị hư...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant