Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hoa Vẫn Nở Tâm Kinh Mặt Trời

20 Tháng Mười 202014:45(Xem: 3642)
Hoa Vẫn Nở Tâm Kinh Mặt Trời
Hoa Vẫn Nở Tâm Kinh Mặt Trời

HT. Thích Thiện Đạo
Nhà xuất bản HỒNG ĐỨC Tháng 4- 2020

hoa van no


Lời Dẫn Nhập

Nếu hoa không đẹp thì đời đã không quan tâm tới, và hoa cũng không còn tồn tại.
Hoa còn tồn tại vì hoa có ích cho đời, và có giá trị với chính nó.
Hoa vẫn nở để làm đẹp cuộc đời và làm đẹp cho hoa.
Hoa không chỉ nở giữa đất trời, mà còn nở trong lòng vạn loại chúng sanh.
Hoa không chỉ nở để rồi tàn, mà còn mãi hương sắc với thời gian, với cuộc nhân sinh mộng ảo.
Đó là đóa hoa tình thươnggiác ngộ, hương vị của chánh pháp.
Cầu nguyện đóa hoa tình thươnggiác ngộ vẫn nở mãi vì cuộc đời, vì vạn loại chúng sanh, vì một thế giới vô nhiễm vô hại.
Hoa vẫn nở trên đường chúng ta đi.


  
   Phật Đản 2564 – 2020
      Tác giả cẩn bút.

 


PHẦN 1

Ngôn ngữ thuyền bè


1. Phật là tâm, Phật là tánh giác, có tánh giác tức có Phật. Cầu làm Phật tức là cầu về với tánh giác, với con người thật của chính mình. “Không từ đâu đến, và cũng không đi về đâu”, đó là tánh giác, là Phật tâm.

2. Phật và chúng sanh khác nhau ở mê và ngộ. Mê là chúng sanh, ngộ là Phật; mê thì bất an khổ não, ngộ thì an lạc tự tại.

3. Phật là tánh, muốn tìm Phật hãy thấy tánh. Người thấy tánh mới được vinh danh là thiện tri thức.

4. Phật là tình thương là sự sống. Người biết sống cho người khác, biết vì người khác, biết an lạc người khác, đó chính là Phật.

5. Con đường Phật đạogiáo pháp tối thượngĐức Phật đã tuyên thuyết không phụ thuộc vào các điều kiện đối đãi, mà tự nó có giá trị hoàn mãn.

6. Đức Phật là một vĩ nhân trên các vĩ nhân, một nhà cách mạng vượt không gian thời gian, một nhà văn hóa tâm linh không lệ thuộc vào giáo điều, một con người siêu việt về nhân cách và trí tuệ.

7. Không được thấy kim thân Đức Phật, không được trực tiếp nghe lời giáo huấn từ kim khẩu Đức Phật, không được tu tập chánh pháp giải thoát của Ngài thì quả là một kiếp nạn.

8. Không có Phật chất trong tâm thì mọi việc làm của chúng ta chỉ đem lại phiền não đau khổ cho mình và người khác.

9. Đức Phậtchúng taxuất hiện ở đời, cho nên chúng ta hãy thương yêu chúng ta, và chăm sóc cẩn thận từng ý nghĩ và hành động.

10. Khi còn vô minh, ta chấp có không, phân chia trên dưới, nhân ngã bỉ thử. Khi đã giác ngộ, đã thấu triệt mọi ngọn ngành của dòng sông sanh tử thì không còn gì để so đo bám víu.

11. Trong Ma có Phật, trong Phật có Ma, Ma Phật sống chung hòa bình. Cũng thế, trong phiền nãobồ đề, trong sanh tửNiết Bàn giải thoát.

12. Niềm tinbước đầu cho sự nghiệp, là nền móng cho tòa lâu đài hạnh phúc, là con đường ngắn nhất đưa đến thành công, là mẹ sanh ra mọi công đức. Sống mà không có đức tin chúng ta sẽ bị tụt hậu, bị bơ vơ lạc lõng.

13. Nếu chỉ ước mơ suông, thì không thể thành công. Ước mơ phải có cơ sở, phải có điều kiện cụ thể, phải đi từng bước chắc chắn thì ước mơ mới trở thành hiện thực.

14. Bài học đắt giá nhất trên tiến trình giác ngộ chính là con đường trôi lăn sanh tử. Không có vô minh thì không có giác ngộ, cũng như khôngchúng sanh thì không có Phật ra đời.

15. Nếu con ấu trùng không chui ra khỏi tổ kén thì không thể thành con bướm bay lượn ngoài không gian. Người lữ hành không bước ra khỏi chiếc thuyền thì không thể tiếp tục hành trình về phía trước. Cũng như thế, hành giả phải có một lần tháo gỡ, một lần hóa kiếp thì con đường giác ngộ mới hoàn tất.

16. Hành giả đạo giải thoát phải là người có trí tuệ khai phóng, không mang tâm niệm bảo thủ, bởi vì khi ôm giữ một điều gì, ta không thể tiến bộ được.

17. Khi bạn xem mình là trung tâm của vũ trụ, coi chừng bạn đã đánh mất sự tự do của chính mình.

18. Ai phủ nhận sự giác ngộ của người khác là phủ nhận một vị Phật tương lai.

19. Tìm Phật ngoài tâm, tìm pháp trong sách vở, mãi mãi cách xa con đường giác ngộ.

20. Đi tìm Phật ngoài tâm chẳng khác nào đứa bé khều trăng dưới nước, nước xao trăng vỡ theo từng làn sóng của vọng tâm. Hãy thắp sáng ngọn đèn tâm để Phật mãi ngự đài sen giác ngộ.

21. Hướng tâm theo lộ trình giác ngộ chính là con đường tri thức, con đường cần cầu, nương tựa và tu tập theo thiện tri thức, là nhân tố tích cực của lý tưởng giải thoát.

22. Toàn bộ hệ thống giáo lý của Đức Phật như là một phương pháp giáo dục, một nghệ thuật sống nhằm phát huy trí tuệ đạo đức con người, một tiến trình giác ngộ hoàn toàn nhân bản hữu ích lâu dài cho cá nhânxã hội.

23. Thủ đắc là một chướng nạn cho tiến trình giải thoát. Khi tâm niệm khởi lên: “Chỉ có ta là trên hết, và ta phải là chủ nhân ông”, coi chừng ta đang siêu tốc trên xa lộ ngã mạn.

24. Càng muốn chiếm đoạt thì lòng tham càng gia tăng, lòng tham càng gia tăng thì mục đích của cuộc phiêu lưu chiếm đoạt càng mang tính phi nhân tàn bạo.

25. Khi một người sắp thoát mê đạt ngộ, nghiệp vô minh hay xuất hiện như một thử thách cuối cùng, để rồi bị chế ngự hoàn toàn bới trí tuệđịnh lực.

26. Vật thể vốn vô tri, màu sắc âm thanh không lay động, mà chỉ có lòng người rung cảm. Một biểu tượng linh thiêng bởi vì có một tâm hồn thiêng liêng đi ngang qua đó.

27. Người nào đã thấy được chân lý, đã đạt được chân lý, đã thể nhập vào chân lý, thì người ấy đã vượt qua trạng thái hoài nghi do dự. Với trí tuệ chân chính, người ấy nhận biết sự vật như chính nguyên trạng ban đầu của chúng.

28. Tu học chính là con đường hướng nội, trở về với chính mình để khai mở kho báu nội tại trong mỗi chúng ta.

29. Bao giờ con người còn hướng ngoại, còn tha hóa, còn chưa làm chủ được mình, thì cuộc sống chưa được ổn định, xã hội chưa được yên bình.

30. Mỗi người là chủ nhân của đời mình, cho nên không có vấn đề nào mà con người không thể giải quyết được bằng sự nổ lực vượt bực của chính mình.

31. Sự giác ngộ của mỗi người là ở trong chính con người đó chứ không phải ở nơi nào khác. Còn tìm cầu còn vay mượn, còn so đo là còn cách xa con đường giác ngộ.

32. Tâm là điểm tựa của sự giác ngộ, không có tâm thì không có giác ngộ. Mảnh đất tâm cần phải được thường xuyên chăm sóc cẩn thận thì cỏ dại vô minh mới không tràn lan bao phủ, và cây trái giác ngộ mới phát triển tốt tươi.

33. Khi một người đã giác ngộ tự tâmgiải thoát mọi hệ lụy, người đó có thể cống hiến an lạc hạnh phúc cho cộng đồng, giảm thiểu sự bất an cho xã hội.

34. Chính dòng tâm thức bị ô nhiễm biến chất đã khiến chúng ta mất tự chủ trong tư duy và hành động, dần dần bị xa nguồn mất gốc, bị biến dạng trên lộ trình sanh tử vô cùng tận.

35. Tâm thức như là một họa công, vừa sáng tạo, vừa làm chủ, vừa chỉ đạo, vừa là người thực hiện.

36. Khi nào bản ngã được thu hẹp, thì cảm thông chia sẻ mới xuất hiện, và hạnh phúc an lạc mới thật sự được tồn tại bền vững.

37. Giải thoát có nghĩa là không bị ràng buộc, không bị vướng mắc, không ưu sầu khổ não, là buông xả, là an lạc tự tại. Do đó, giải thoát chính là tiến trình thăng hoa tâm thức, là tính xuyên suốt trong quá trình hành trì giáo pháp.

38. Còn phân biệt là còn ngục tù, còn thân sơ là còn trói buộc, còn chấp ngã là còn xiềng xích. Bao đời kiếp ta đã sống trong ngục tù chấp ngã, nên đã làm khô cạn dòng suối yêu thương, đã làm khô héo tâm bồ đề hiếu thuận.

39. Hành giả luyện tâm phải biết trụ tâm, không để tâm buông lung vọng động làm tổn hại các pháp lành, phải biết quán tâm làm chủ tâm để vô minh tà kiến không xâm nhập làm điên đảo tâm, không nhận giặc làm chủ, không nhận ma làm Phật.

40. Trong sinh hoạt tâm linh hành giả rất cần chủ động về phương hướng, xác định rõ điểm đến của sự tu tập. Lạc đường là một bất hạnh, nhưng mất phương hướng là điều nguy hiểm rất lớn, vừa mất công vô ích, vừa uổng phí thời gian, và rất dễ rơi vào mê lộ tà kiến.

41. Khờ dại, ngu dốt và tham lam đều giống nhau ở kết quả. Hãy thắp sáng ngọn đèn tâm để khai thông mọi bế tắc.

42. Con người là kiến trúc sư của cuộc sống. Bàn tay khối óc con người có thể giảm thiểu, ngăn chặn các tác hại của thiên nhiên, ổn định cuộc sống. Nhưng cũng bàn tay khối óc đó đã gây ra bao nhiêu tai họa thảm khốc cho cuộc sống.

43. Trong các sự thành công, chỉ có sự thành công bằng sức mạnh nội tâm là đáng ca tụng và cao thượng nhất. Sự kiện Đức Phật thành đạo dưới cội bồ đề sau khi vượt qua nội chướng ngoại ma là minh chứng hùng hồn về sức mạnh nội tâm.

44. Khi ranh giới của sự phân chia kỳ thị được san bằng thì tình yêu thương sẽ được tỏa sáng, nảy nở, cảnh tượng sợ hãi chết chóc không còn nữa, bây giờ chỉ còn tồn tại tình yêu thương chân thật. Phật tánh nằm trong ý nghĩa cao đẹp đó.

45. Lòng tham và vô minh luôn luôn thôi thúc chúng ta đi tìm kiếm thâu góp, nhưng lại trốn tránh việc làm tốt đẹp hữu ích cho tha nhân.

46. Trong cuộc sống, nếu ta không tham lam, ôm đồm, bảo thủ thì chúng ta sẽ được tự do. Ngược lại, nếu sống bằng tâm lý tham lam chấp thủ ta sẽ gặp bất an khổ não.

47. Hãy làm việc thiện dù rất nhỏ để gieo nhân lành giải thoát. Đừng phô trương việc làm, đừng quảng cáo thành quả, mà hãy tinh tấn phụng hành các thiện pháp.

48. Cuộc đời như một hoang đảo ẩn chứa nhiều của báu, người nào biết khai thác, biết chọn lựa, người đó sẽ giàu có. Cuộc sống luôn luôn tồn tại nhiều giá trị cao quý, người nào biết tiếp thu học hỏi, người đó sẽ thành công.

49. Còn tham lam là còn cục bộ, còn cục bộ là còn cố chấp, còn cố chấp là còn lạc hậu, còn lạc hậu là còn bảo thủ, còn bảo thủ thì không thể nói đến an lạc giải thoát.

50. Sức mạnh của vọng thứctác dụng đẩy chúng ta càng lúc càng cách xa hấp lực của sự giác ngộ theo con đường ly tâm, là một trong những nguyên nhân giam giữ chúng ta ở mãi trong tăm tối khổ đau.

51. Từ điên đảo đưa đến giả dối, từ giả dối đưa đến mâu thuẫn, từ mâu thuẫn tạo ra sự giả dối. Con đường vòng lẫn quẩn này chắc chắn không đưa đến giải thoát mà chỉ chồng chất thêm lầm lạc khổ đau.

52. Vô Ưu có nghĩa là không bị ràng buộc, không còn vướng mắc, không ưu sầu khổ não, là buông xả các pháp đối đãi, là an lạc tự tại tuyệt đối. Cho nên vô ưu chính là tính xuyên suốt trong kho tàng giáo pháp của Đức Phật.

53. Khi một người được sinh ra, đồng thời phật tánh cũng xuất hiện. Đến một lúc nào đó nhân duyên hội đủ, phật tánh hiển bày trọn vẹn, đó là lúc ta thấy được chơn tâm, ngộ được thật tánh.

54. Ta từ nhân duyên nghiệp lực mà đến, rồi cũng do nhân duyên nghiệp lực mà đi. Duyên tụ ta đến, duyên tan ta đi, nghiệp lực dắt dẫn chúng ta đi đầu thai, nghĩa là chính ta sinh ra ta chứ không ai khác.

55. Phát huy truyền thống văn hóa đạo đức chính là tạo nên sự cân bằng giữa sự phát triển khoa học kỹ thuật và khoa học tâm linh. Xem nhẹ truyền thống văn hóa tâm linh cuộc sống sẽ rơi vào khủng hoảng mất định hướng, và từ đó hiện tượng tôn thờ vật chất, đam mê hưởng thụ là hậu quả tệ hại tất nhiên.

56. Những ai dấn thân vào con đường suy tầm chân lý hướng thiện cuộc đời, bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất, là phải hiểu toàn bộ hệ thống giáo lýĐức Phật đã tuyên thuyết như là một phương pháp giáo dục hoàn hảo nhất.

57. Đức Phật không thủ đắc giác ngộ, và giác ngộ không phải là tài sản hương hỏa đặc ân cho ai. Đã là một chúng sanh hữu cảm là có sở hữu giác ngộ, chỉ khác nhau ở nhanh hay chậm mà thôi.

58. Niết Bàn không phải là cảnh giới, cũng không phải là quả vị. Niết Bàntrạng thái an lạc trong sáng, tự tại không bị ràng buộc, thoát ly khổ não, là yên tịnh tuyệt đối.

59. Vô ngãhành trình dung thông vượt qua mọi bế tắc tâm lý, quyết tâm đoạn trừ các pháp hữu lậu, hướng đến trạng thái an tịnh vô lậu Niết Bàn.

60. Trong cái thơm tho ngon ngọt của vị đời bao giờ cũng tiềm tàng hạt giống của bất hạnh khổ đau.

61. Biển cả không dung chứa tử thi, cuộc sống không dung chứa kẻ phản bội, chánh pháp không dung chứa kẻ tà kiến bất tín nhân quả.

62. Bản ngã vô minh là tên xung kích háo thắng, lúc nào cũng xúi ta lao vào trận chiến sanh tử, và sẵn sàng tiêu diệt ta bất cứ lúc nào.

63. Muốn thoát ly sanh tử thì phải không tạo nghiệp, không tạo nghiệp thì không bị trói buộc, không bị trói buộc thì con đường giác ngộ thênh thang rộng mở.

64. Khi không vọng tưởng thì tâm là Phật quốc, khi vọng tưởng nổi lên thì tâm là địa ngục, tất cả phiền não đều là chủng tử của Như Lai.

65. Lìa tướng là trả tâm trở về với bản thể nguyên thủy không sanh diệt, là Bồ Đề Đạt Ma, là giác ngộ tự tánh.

66. Khi tâm đã định thì sông nước cũng là đại địa, khi trí đã thông thì núi đồi cũng là công viên hoa lá. Khi tâm đã thông thì không gì là không phải pháp, và cũng không còn gì để điều phục.

67. Càng được tiện nghi thì càng bị ràng buộc, càng được hưởng thụ thì càng đam mê, càng đam mê thì càng bị giam chặt trong nhà lao sanh tử.

68. Vọng niệm sanh ra hý luận, hý luận đưa đến vọng ngôn, vọng ngôntác giả của giả dối, giả dốiđiên đảo vọng niệm.

69. Pháp môn bất nhị giúp chúng ta hiểu rõ thế nào là chân không ngoài huyễn, thật nằm sâu trong giả, phiền não nuôi lớn bồ đề, chúng sanhthiện tri thức ba đời chư Phật.

70. Xả là bình dị là khiêm tốn, là từ bỏxa lìa, là không ôm ấp lưu giữ, là không nhìn trở lại, là hoan hỷ ung dung từng bước chân hướng về phương trời thoát mộng.

71. Viễn lyphòng ngừa là tránh xa, tránh xa vọng động, điên đảo, bất thiện để ba nghiệp được thanh tịnh mà bước vào toà lâu đài giải thoát.

72. Trong dòng sông sanh tử, bờ bên này hay bờ bên kia đều là bờ sanh tử. Bỏ thuyền để tiếp tục cuộc viễn hành hướng về chân trời giác ngộ mới thật cần thiết.

73. Trên con đường dài sanh tử qua sáu nẻo luân hồi, có khi ta là con thú đi hoang, con khỉ lanh chanh, con ngựa háu đá, con trâu ù lì, con bò ngu ngốc, con heo ăn ngủ, con chó cắn trộm, con mèo ăn vụng, và có cả con cù lần ngơ ngáo nữa.

74. Chúng ta không nên mãi tìm cầu điều mơ ước bên ngoài, mà hãy đào sâu bên trong để biết mình thật sự muốn gì.

75. Khi thân và tâm được định tĩnh, bản ngã dần dần mờ nhạt, thì phật tánh mới thật sự hiển lộ, và chỉ khi đó chúng ta mới thật sự thể nghiệm được trạng thái an lạc tuyệt đối.

76. Khi khởi lên tâm niệm: tôi thương người đó, tôi đã từng giúp đỡ người đó, người đó đã thọ ân tôi, coi chừng bạn đang bị lạc vào con đường hẻm của tự ngã.

77. Tạo nhân xấu mà đòi hưởng quả tốt là điều nghịch lý. Nhân xấu ta tạo mà bắt người khác chịu quả là bất nhân.

78. Người làm ra của cải, người khác có thể hưởng được, nhưng nghiệp đã tạo thì chỉ một mình mình chịu, không ai chịu thế được.

79. Người cao thượng là người cảm thấy xấu hỗ khi được ca tụngim lặng khi bị bôi xấu.

80. Đừng bận tâm về việc loại trừ cái xấu mà hãy cố gắng phát huy cái tốt thật nhiều, cái xấu sẽ tự biến mất.

81. Bao giờ vô minh điên đảo còn ngự trị, còn len lỏi trong tâm, thì chừng đó ta không có Phật và Phật không ở trong ta.

82. Trong khi tu tập, nếu bạn không cảm nhận được an lạc trong tâm, thì đó là do cách thức tu tập của bạn chứ không phải do giáo pháp. Cũng như khi bạn đưa lưỡi nếm nước biển mà không thấy mặn đó là do cái lưỡi chứ không phải do nước biển.

83. Cuộc sống được thiết lậptồn tại trên sự hoạt động của tâm, bao gồm tâm phápsắc pháp. Tâm pháp là chủ thể nhận thức, sắc pháp là khách thể là đối tượng nhận thức.

84. Các pháp do duyên khởi, nên không có tự tánh, vì không có tự tánh nên không có tướng riêng biệt, không cố định theo thời giankhông gian.

85. Nhân loại đang ở trong nhà lửa do chính mình tạo ra, và đang bị bao vây bởi mạng lưới vô minh chấp thủ. Thử hỏi làm sao có an lạc hạnh phúc thật sự.?

86. Từ một niệm bất giác, nghiệp vô minh sinh khởi, rồi tiếp nối nhau theo nguyên lý. “Nhất ba tài động vạn ba tuỳ”, trùng trùng duyên khởi không thể phân chia riêng lẻ.

87. Dưới nhãn quan của Đạo Phật, thế giới được hiển bày như là một phản ảnh trung thực từ tâm thức con người. Có yêu thương thì mới có đoàn kết, có chân thật thì có hạnh phúc, có tiếp thu học hỏi thì có tiến bộ, có siêng năng thì có kết quả tốt. v.v….

88. Nếu có căn phòng rộng rải, thoáng mát, thì căn phòng đó chính là tâm hồn của ta. Hãy mở toang cánh cửa lòng ra để sóng yêu thương tràn ngập, để ánh sáng xua tan bóng tối, để ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay.

89. Phật tử phải có sự hiểu biết chính xác, có đức tin sáng suốt về Đức Phậtgiáo pháp của Ngài, nếu không chúng ta chẳng bao giờ gặp được đức Phật thật tướng, mà chỉ gặp đức Phật giả tướng do chúng ta tưởng tượng ra mà thôi.

90. Hãy bước đi từng bước chân an lạc, tự tại với tinh thần ca ngợi Phật, ca ngợi ta, ca ngợi pháp tánh bình đẳng đang hiện hữu trong mỗi chúng sanh, trong mỗi tâm hồn vô nhiễm vô hại.

91. Hãy bước đi nhẹ khoẻ, không gây tiếng động, không tung bụi mù, đi mà như bất động. Đó là những bước đi thảnh thơi an lạc, những bước đi có năng lực thấm sâu vào lòng người. Ngược lại, khi nào những bước đi có dáng vẻ mệt mỏi hay náo động, coi chừng thất bại đang ẩn mình trong đó.

92. Nhìn một bông hoa đang nở, ta nhận biết được sự mầu nhiệm liên tục của thời gian. Ngắm một chiếc lá đang rơi, ta vỗ tay đón nhận từng tích tắc tích tắc vô tận của thời gian. Nhưng chắc chắn ta không thể nào ôm giữ được thời gian trong vòng tay bất lực của mình.

93. Khi ta đang đi trên xa lộ thênh thang, chớ vội lãng quên con đường đất đỏ gập ghềnh đã đưa ta đến xa lộ.

94. Khi ta cầm bó đuốc trong tay, phải biết ngỏ lời cảm ơn ánh trăng đã soi sáng ta đi qua quãng đường dài đêm tối.

95. Nếu lên đến tầng cao của toàn lâu đài, chớ quên cúi nhìn lại những bậc cấp bên dưới mà ta đã bước qua.

96. Âm thanh sinh động lưu loát của nhà diễn giả đang thuyết trình, không thể không liên quan đến những tiếng nói bập bẹ lúc bé thơ.

97. Cuộc sống vốn có nhiều tỉnh mê hoà lẫn, mỗi chúng ta hãy ý thức sâu sắc về những giấc mơ đầy tỉnh thức, để có đủ trí tuệ và hùng lực bước vào bầu trời chân như tâm cảnh.

98. Người khôn ngoan không phải chờ vào thuận duyên, mà phải biết khắc phục nghịch cảnh. Thành công nào cũng có giá trị nhất định của nó, đừng cầu toàn trách bị mà phải nỗ lực liên tục, và luôn luôn cảnh giác để khỏi bị thoái hoá.

99. Trên mọi con đường, con đường học Phật là chông chênh dốc đá hơn cả, nếu không quyết tâm, không có người dẫn đường sáng suốt thì khó tránh khỏi vấp ngã lầm lạc.

100. Nên thận trọng dè dặt khi đón nhận sự tử tế từ người khác. Nếu khởi tâm tham lam, hay vô tình trước lòng tốt của người khác, ta sẽ bị tổn thương rất lớn về mặt nhân cách và đạo đức.

101. Giá trị của sự phát triển bền vững không ở hình thức mà ở nội lực. Bỏ qua sức mạnh nội tại để chạy theo phong trào, là bỏ hồn theo xác, bỏ gốc theo ngọn, chắc chắn không có sự thành công nào được đứng vững.

102. Đất là để canh tác, nhưng đất nào bạc màu khô cằn sỏi đá thì phải cải tạo nâng cấp để cho hoa màu tươi tốt và hữu ích lâu dài. Cũng như thế, người đi nhân giống phật, phải biết cách lựa chọ đất, cải tạo đất, nắm vững phương pháp canh tác để khỏi bị tiêu ma bại chủng, uổng phí một đời.

103. Khoảng cách an toàn không chỉ là khoảng cách giữa hai vật thể chuyển động, mà còn là sự thận trọng của ý thức, luôn luôn cẩn thận, chủ động, sáng suốt, có trách nhiệm là khoảng cách an toàn nhất trên xa lộ đường đời.

104. Các pháp môn phương tiện độ sanh là tuỳ duyên bất biến, phương tiện quyền xảo. Ngày nay trong sự nghiệp độ sanh, ứng dụng tuỳ duyên là bị biến chất, bị biến mất chứ không còn bất biến như xưa nữa.

105. Người biết về thiền không bao giờ nói về giác ngộ. Người đã giác ngộ không bao giờ tiết lộ về sở đắc của mình.

106. Càng chứng tỏ mình đã khôn lanh, thì càng xác định rõ hơn sự trưởng thành của một bản ngã tệ hại đang núp sau sự khôn lanh đó, và là một tên xung kích đáng sợ.

107. Kiến thức tích lũytri thức góp nhặt chỉ giúp ta có kinh nghiệm ban đầu. Nếu muốn đi đến đích giác ngộ, ta cần phảitrí tuệ vượt trên mọi đối đãi thường tình.

108. Chúng ta thường kiểm tra bảo quản tài sản, nhưng ít ai đào sâu vào tâm mình để kiểm tra phát hiện các hoạt động của tâm.

109. Tinh thần giác ngộ giúp chúng ta biết yêu chuộng hòa hợp với chân lý, biết tôn trọng sự thật, có nghị lực sáng suốt để thoát ra ngoài sự kiềm tỏa của vô minh chấp thủ.

110. Giác ngộ là sự hoàn thiện rốt ráo tự thân. Giác ngộ có tính phổ quát không thủ đắc, giác ngộ như ánh sáng mặt trời chiếu khắp mọi nơi, trải đều đến muôn loài, cho nên giác ngộ không của riêng ai.

111. Con đường giải thoát tự nó vốn đã thênh thang. Chân lý không cần điều kiện, lại càng không mang nhãn hiệu, chân lý là cánh đồng nguyên sinh chưa hề bị ô nhiễm.

112. Người thuận duyên với chánh pháp thì thích tìm hiểu nguyên cứu, dễ tiếp thutinh tấn hành trì; trong khi người nghịch duyên với chánh pháp thì không chánh niệm, tà kiến ưa đấu tranh, đam mê quyền lợi, ngụy biện xuyên tạc, mượn đạo tạo đời, ba nghiệp thân khẩu ý không thanh tịnh như pháp.

113. Nhân tố tích cực để chánh pháp cửu trụtăng già hòa hợp thanh tịnh. Vì chánh phápan lạc giải thoát, cho nên tăng già hòa hợp thanh tịnh, an lạc giải thoát thì đó là ý nghĩa của chánh pháp cửu trụ.

114. Chính vì muốn làm một người bình thường, nên bây giờ ta mới có từng ngày từng ngày ung dung quét dọn cửa không với một tâm hồn trống không, hồn nhiên trong sạch của biển sơ tâm.

115. Chính vì thái độ muốn ôm tất cả vào trong vòng tay của mình, nên đã bị mất tất cả. Bàn tay nào đưa ra thâu tóm, bàn tay đó sẽ bị chặt đứt. Người nào chơi kiếm sẽ chết vì kiếm. Người nào chơi trò đỏ đen sẽ bị trắng tay.

116. Ta luôn luôn muốn người khác nhìn ta bằng nụ cười, nhưng thật mâu thuẫn khi ta không bao giờ hoan hỷ với người khác, dù chỉ bằng một nụ cười.

117. Tài sản thế gian dù có chăm lo cất giữ thế nào cũng sẽ bị mất mát hủy hoại một lúc nào đó. Ngược lại người nào biết trở về khai thác gìn giữ kho báu vô giá trong tâm, người đó sẽ giàu có và không sợ bị mất mát.

118. Trong dòng sông sanh tử luôn luôn có sự hiện hữu của dòng sông tâm thức. Dòng sông tâm thức sẽ tái hiện những gì chúng ta đã tích lũy từ bao đời kiếp, để từ đó ta có cơ hội phản quang tự kỷ, trở về với chân tâm thật tánh suối nguồn an lạc hạnh phúc.

119. “Ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu?” Có bao giờ ta lắng lòng tư duy về câu nói này chưa. Mãi mê đùa giỡn với bóng ma sanh tử, vẫn tham lam cố chấp, gây sầu chuốc khổ để rồi cùng nhau vây ổ oan gia, xây nhà sanh tử, tự giam hãm trong ngục tù vô minh phiền não.

120. Nước nâng đỡ thuyền, nhưng cũng chính nước nhận chìm thuyền. Người làm nên công đức vô lậu, nhưng cũng chính người làm mất công đức, bị trôi lăn trong dòng sông sanh tử.

121. Cuộc sống luôn ẩn chứa hai mặt đối đãi. Hãy sáng suốt lựa chọn, đừng chối bỏ sự thật, đừng tự lừa dối mình. Con đường thực hành Bồ tát đạocon đường thể nhập, chấp nhận tất cả để hóa giải, chứ không phân chia đối lập.

122. Chất vị của thế gian gồm đắng và ngọt. Trí tuệ là khả năng biến vị đắng thành vị ngọt, chứ không phải bỏ đắng để tìm ngọt. Trên lộ trình tìm về giải thoát, ta chuyển vô minh thành giác ngộ, chứ không có giác ngộ ngoài vô minh. Khả năng chuyển hóa này là trí tuệ. Có trí tuệ cuộc đờiđại dương, không có trí tuệ cuộc sống là ao tù.

123. Chúng ta nên thực tập hạnh xả ly, phải biết buông bỏ để không bị vướng mắc. Muốn tiến xa trên con đường giác ngộ, chúng ta không nên quá bận rộn với những việc tầm thường, và nhớ đừng nuôi lớn cái ta độc hạicảnh giác sự thoái hóa tâm lý.

124. Không ai hiểu mình bằng chính mình, và cũng không ai thương mình bằng chính mình. Chỗ dựa vững chắc nhất là tự thân của người đó. Ỷ lại hay trông chờ vào sự che chở của người khác là tự nói lên sự yếu đuối của mình.

125. Có sáng suốt hiểu biết đúng thì mới có yêu thương chân thật. Có yêu thương chân thật thì mới hoan hỷ trước mọi nghịch cảnh. Muốn được giải thoát ở ngày mai, điều cốt yếu là phải có an lạchiện tại. Không an trúhiện tại thì ngày mai chỉ là ảo tưởng.

126. Đừng tự mãn mà phải hạ mình xuống. Càng khiêm tốn càng dễ đi đến thành công. Bệnh hình thức sẽ làm cho hạt giống trí tuệ không có cơ hội phát triển, và thánh chủng sẽ bị tiêu ma.

127. Tinh thần giác ngộĐức Phật đã đem lại cho chúng tatinh thần hòa hợp bất nhị: không thân thù, không nhân ngã. Cuộc sống được tồn tại và phát triển trên lý duyên khởi: một là tất cả, tất cả là một. Cái này có cái kia có, cái này không cái kia không…

128. Các pháp môn phương tiện không chuyển hóa được mê tâm thì bệnh chấp ngã sẽ xuất hiện. Phải biết thân cận học hỏi thiện tri thức thì sẽ tiếp nhận được giá trị cao cả của sự nghiệp xuất thế.

129. Dù hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải giữ vững chí nguyện giải thoát; giải thoát khỏi phiền não, giải thoát khỏi vô minh, giải thoát khỏi nô lệ bản thânngoại cảnh, giải thoát mọi nhỏ bé chật hẹp của đời sống nội tâm.

130. Giữ được sơ tâm luôn trong sáng không phải là điều dễ, mà hướng sơ tâm đi vào bầu trời siêu hóa thì càng khó hơn.

131. Thật thiếu sótsai lầm nếu ta chỉ biết đi tìm các giá trị ngoại tại để làm nền tảng cho sự xây dựng và phát triển xã hội, mà xem nhẹ yếu tố nội tại tức là con người hoàn thiện về tri thức và nhân cách.

132. Đau khổ là kết quả của quá trình tạo tác tích lũy các chủng tử vô minh. Từ vô minh khởi lên các hành nghiệp bất thiện, từ hành nghiệp bất thiện dẫn đến điên đảo đọa lạc, mà hậu quả là sự xuất hiện các đọa xứ.

133. Tinh thần giáo dụcĐức Phật đã hướng dẫn như là một nghệ thuật sống hoàn hảo nhất, nhằm phát huy giá trị đạo đức trí tuệ con người, một tiến trình giác ngộ nhân bản hữu ích lâu dài.

134. Con đường giác ngộ quá gần, gần đến độ ở ngay trong ta mà ta không biết. Hãy trụ tâm lại thì vọng duyên sẽ dứt bặt, ác nghiệp sẽ tiêu trừ, và kho báu giác ngộ sẽ tự động hiển bày trước mắt.

135. Hóa giải phiền não, khai thông bế tắc tâm lý để được an lạctác dụng của trí tuệ bát nhã. Trí tuệ siêu việt này có khả năng xuyên suốt thế giới vạn hữu không ngoài thức biến, không ngoài giả định ước lệ.

136. Lời nóitác dụng của tâm, thánh nhơn nương nơi tâm mà khởi dụng. Lời nóilìa tướnggiải thoát, im lặng mà dính tướng là trói buộc. Hãy cẩn thận chớ để lạc vào thế giới âm thanh điên đảo.

137. Vạn duyên trùng khởi, huyễn hóa sắc màu, phản vọng tầm chơn, nhận khách làm chủ, tìm Phật ngoài tâm… đều là cảnh giới ảnh hiện của vọng thức mê tâm, đầu mối của bao thăng trầm xuất nhập.

138. Giáo dục là hạt nhân, đạo đức là gốc rễ, văn hóa là cành lá. Thiếu giáo dục cây không có hạt giống tốt, thiếu đạo đức gốc rễ không bám sâu vào lòng đất, thiếu văn hóa cành lá sẽ không thể phát triển xanh tươi được.

139. Văn hóa là cái đẹp cái hồn của xã hội. Văn hóa luôn luôn đi tới vươn lên, tự hoàn thiện để làm nền tảng và định hướng phát triển xã hội. Văn hóađạo đức là hai phạm trù song hành trong sự nghiệp giải phóng con người, cải thiện xã hội.

140. Các pháp được thiết lập trên lý duyên khởi, nên chúng rất thống nhất trên nguyên lý không tánh. Hành giả đi trên đường giác ngộ, thật sáng suốt khi đặt thế giới vạn tượng trong tổng thể đồng nhất, vượt ra ngoài kiến chấp nhị biên để nhận chân được tánh không của các pháp nhưthật tánh tuyệt đối.

141. Người học cách làm Phật không đi tìm âm thanh sắc tướng, mà thể nhập vào dòng suối mầu nhiệm: Sắc bất dị không, không bất dị sắc, mà ung dung tự tại cùng chân như pháp tánh “vô sở tùng lai diệc vô sở khứ”.

142. Một lúc nào đó, với tâm hồn thật thoải mái, ta hãy ngồi thật lâu, ngắm nhìn quan sát thật kỹ để nhận ra sự hùng vĩ sống động của biển cả: bao la sâu thẳm, sạch sẽ mặn mà mát dịu, nhưng lại rất mạnh mẽ. Biển tâm của chúng ta cũng như thế, đừng bao giờ để biển tâm của bạn bị khô cạn trong quá trình thanh lọc và nhận diện biển tâm.

143. Thuốc để chữa bệnh, không bệnh thì không cần thuốc. Cũng vậy, nghiệp không gây thì pháp không cần nữa. Thuốc bệnh tương sanh và cũng tương diệt.

144. Cho tới khi nào, hiểu biết được đánh giá như là một nhu cầu cần thiết cho đời sống nhân loại, và yêu thương được xem là chất liệu đem lại hạnh phúc cho mỗi tâm hồn, thì hòa bình an lạc thật sự mới phổ biếntồn tại bền vững.

145. Có thiếu thốn ta mới cảm thông được cảnh đói nghèo của người khác, có đau khổ bênh tật, ta mới cảm thông sâu sắc niềm đau nỗi khổ của tha nhân. Cho nên cảm nhận một vấn đề không sâu sắc bằng sự trải nghiệm vấn đề đó.

146. Có những người đang còn sống, nhưng thật sự họ đã chết trong bản chất, bởi vì họ chỉ sống bằng sự khép kín, không tiếp thu cái mới cái đẹp từ cuộc sống. Bản thân họ không có khả năng phát triển, và cũng không ích lợi gì cho xã hội.

147. Đừng bao giờ lạnh lùng trước nỗi đau của người khác, đừng bao giờ đánh mất mình bằng những hơn thua danh lợi tầm thường. Hãy nhớ kỹ, đừng bao giờ quên đánh thức trái tim nhân ái hướng về tha nhân.

148. Nếu vì vô tình hay vô minh mà ta đánh rơi hạnh phúc đang có trong bàn tay, để quờ quạng tìm kiếm thứ hạnh phúc xa vời khác, là ta tự đánh mất cơ hội và cũng tự đánh mất ta nữa. Chừng nào chưa tìm được nơi trú ngụ an ổn, thì hiện tại là chỗ đứng vững chắc nhất.

149. Thời gian luôn luôn âm thầm di chuyển, và sơ tâm cũng dần dần bị nhuộm hồng vẻ tía theo thời gian. Cuộc đời luôn luôn ẩn chứa nhiều lối rẽ, đòi hỏi chúng ta phải sáng suốt tỉnh táocan đảm.

150. May mắn cho những ai khi tổng kết sổ đời 365 ngày, số cười nhiều hơn số khóc, và thật bất hạnh cho những ai số khóc nhiều hơn số cười. Từ đó ta có thể nhận diện được thành tố hạnh phúc thuộc về ai, và đau khổ nghiêng về ai. Đây là kinh nghiệm vừa thực tế, vừa sâu sắc trong nghệ thuật sống./.

 

PHẦN 2
Thong dong vào chợ

1.  Thời gian là gì?

Có bao giờ bạn ý thức được rằng chúng ta đang vận chuyển trên mặt phẳng thời gian một cách vô thức, và mãi vận hành trong vô thức không?
Hạnh phúc cho những ai đang vận dụng được thời gian, đang nắm bắt được thời gian, và đang đếm được từng hạt thời gian: những người đó là những người tỉnh thức, những người siêu phàm.
Sông mê thì vô tận, biển giác cũng mênh mông, người tỉnh thức là người đang tự tại trên những ngọn sóng nhân sinh bèo bọt.
Ta từ đâu đến và ta sẽ đi về đâu? Điểm khởi hành từ đâu và điểm hẹn cuối cuộc đời là đâu? Tất cả những bâng khuâng trên đều ở ngoài tầm tay của chúng ta. Quá khứ ta không nắm bắt được, tương lai còn chưa nắm bắt được, chỉ có hiện tại là hằng hữu và mầu nhiệm mà thôi.
Hãy trân trọng một cách khôn ngoan từng khoảnh khắc hiện tại vốn mong manh ngắn ngủi này. Từng sát na, từng sát na lặng lẽ qua nhanh là biểu thị cho chuỗi thời gian bất tận vô thỉ vô chung, và nên nhớ rằng một hơi thở không đủ chu kỳ, thì ta không còn là ta nữa.
Cuộc đời thì bao la, dòng đời thì vô tận, và con người thật nhỏ bé trước cái bao la vô tận đó, những gì chúng ta nhân danh thủ đắc chỉ là những hạt bụi thời gian.
Thời gian không có khởi đầu, cũng không có phần kết thúc, không có trọng lượng cũng không có khối lượng, con người hay ước định thời gian, hay phân đoạn thời gian theo ý muốn, nhưng thời gian không của riêng ai. Cảm giác thời gian đang lớn dần, và mỗi lúc mỗi đè nặng lên con người, thật ra chỉ là ảo giác tâm lý.
Đừng bao giờ bằng lòng với những gì mà ta đã đạt được. Hãy tiếp cận nhiều hơn nữa, vươn cao hơn nữa, đó là thái độ của người đi tìm chân lý, khám phá chân lýthể nhập chân lý.

1.    Ai đã nhẫn tâm?


Nền văn minh kỹ thuật vật chấtnhân loại đã tốn bao nhiêu công sức thời gian để phát triển, nếu không khéo sử dụng, sẽ trở lại hủy diệt nhân loại một cách không khoan nhượng. Lửa tham vọng, lửa hận thù, khói mù vô minh, sự manh nha của trí óc, sự băng hoại của tâm hồn, sự lạm dụngxem thường các giá trị văn hóa đạo đức truyền thống đã đẩy nhân loại vào khủng hoảng bế tắc, đã biến môi trường thiên nhiên thành bãi rác khổng lồ, gây ô nhiễm trầm trọng, các mối quan hệ trong cuộc sống dần dần trở nên ích kỷ vô cảm mất nhân tính.
Tương lai đen tối của hành tinh này chỉ còn là vấn đề thời gian, nếu ý thứclương tâm vẫn còn mê ngủ trong đêm dài vô thức.

2.   Chợ đời ai bán?


Mảnh đất nhân sinh là mảnh đất màu mỡ, nhiều chủng loại, và cũng trên mảnh đất nhân sinh này, mỗi chúng ta đều có một mảnh đất tâm làm tư hữu.
Với những người con Phật, đây là môi trường tốt để gieo hạt giống từ bi và hái hoa trí tuệ. Đứng trên mảnh đất nhân sinh này, hành giả canh tác không biết mệt mỏi vì lợi ích an lạc cho chúng sanh.
Cũng có người xem mảnh đất này là đấu trường để thi thố tài năng, họ làm bất cứ điều gì để tranh danh đoạt lợi.
Cũng có người xem đây là kho báu vô tận, ra sức vơ vét cho đầy túi tham.
Cũng có người xem đây như là chợ trời có đủ các loại hàng lậu, hàng quốc cấm, hàng độc hại,…, họ mặc sức lựa chọn mặc cả rẻ đắt.
Tệ hại hơn nữa, có người xem đây là nơi buôn thần bán thánh, phù phép gạt gẫm, đánh đổi lương tâm, bất tín nhân quả tội phước.


3.   Nền móng thế nào?


Nói đến giáo dục là nói đến nghệ thuật trồng người, nghệ thuật ươm giống tốt cho sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội. Giáo dục là tiền đề, là chìa khóa của mọi sự thành công, và không có sự thành công nào mà không qua con đường giáo dục.
Một tòa nhà cao tầng chỉ có thể đứng vững trên một nền móng vững chắc bên dưới. Xã hội muốn phát triển lên tầm cao, không thể không có những con người được giáo dục hoàn hảo về tài năng và nhân cách. Một nền giáo dục hoàn hảo phải bao gồm ba nội dung:
Giáo dục về kiến thức phổ thông.
Giáo dục về kỹ năng chuyên môn.
Giáo dục về nhân cách đạo đức.
Trong ba nội dung trên, giáo dục nhân cách đạo đức rất quan trọng. Có kiến thức rộng, có tay nghề cao mà không có đạo đức nhân cách dễ đi đến thất bại.
Mặt khác, giáo dục được đánh giá như là phương phápcon đường; con đường khai mở, con đường trao nhận, con đường chuyển hóa. Giáo dục Phật giáo lấy con người làm đối tượng khởi điểm và cũng lấy con người làm điểm kết. Giáo dục không thể hiện được tính khai mở, chuyển hóa, thì không phải là tinh thần giáo dục Phật giáo. Cho nên giáo dục Phật giáo là nền giáo dục nhân bảnnhân sinh.

4.   Cái đẹp ở đâu?


Văn hóa là cái đẹp, là linh hồn, là chỗ dựa, là niềm tự hào của một dân tộc. Mỗi thời đại có sắc thái văn hóa riêng, nhưng cái chung nhất vẫn là làm đẹp cuộc sống hướng thiện con người. Văn hóađạo đức là hai tố chất không thể thiếu trong sự nghiệp giải phóng con ngườicải thiện xã hội. Bản chất của văn hóa là đoàn kết, là nhân ái, là tự trọng mình tôn trọng người, là biết hy sinhcộng đồng, biết tránh xa và đẩy lùi cái xấu cái ác ra khỏi cuộc sống.
Ở đâu và lúc nào các hiện tượng phi đạo đức xuất hiện như tranh chấp, bảo thủ, vô cảm, tha hóa, lừa đảo, manh động thì ta biết rằng ở đó văn hóa đã suy đồi xuống cấp, thậm chí là tàn phá hủy diệt. Thiếu văn hóa, người ta đối xử với nhau thô lỗ, mất lịch sự, mất tư cách, bất chấp thủ đoạn.
Trước một cuộc sống có quá nhiều bất an mâu thuẫn, trước sự cám dỗ của tiện nghi vật chất, chúng ta cần có sự chuyển biến sâu xa rung động từ nội tâm để duy trì và phát triển xã hội trên nền tảng đạo đức tâm linh. Có nền tảng đạo đức tâm linh con ngườinhân tính hơn, xã hội bớt xáo trộn hơn, cuộc sống được ổn định và thân thiện hơn. Xã hộicon người luôn luôn có sự hỗ tương tác động qua lại. Con người tốt thì xã hội tốt, con người xấu thì xã hội bất an, hạnh phúc và tương lai tốt đẹp nằm trong tầm tay của chúng ta.

5.   Trái tim ngục tù


Thời đại bây giờ có quá nhiều điều nghịch lý, người ta biết nhiều về thế giới bên ngoài, nhưng có mấy ai chịu khó tìm hiểu về thế giới nội tâm.
Người ta có khả năng chinh phục vũ trụ, làm chủ địa cầu, nhưng họ lại thiếu khả năng tìm ra cái yếu đuối nhỏ bé trong tâm. Cuộc sống đang quá thừa thải về vật chất, nhưng lại quá nghèo nàn về tinh thần về đạo đức. Họ đang thông thạo rành rỏi về giá cả của các tiện nghi sản phẩm vật chất, nhưng họ lại biết rất ít về giá trị của từng sự vật. Họ mua sắm cất giữ quá nhiều nhưng chia sẻ cảm thông thì quá ít. Họ đang chơi trò lừa đảo, láo khoét, gạt gẫm dân lành, trong khi rất ít khi thể hiện sự chân thật để góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ đang ở trong những tòa nhà sang trọng cao tầng, nhưng tư cách thì rất thấp rất tối tăm. Họ đang ở trong thời đại hoàng kim của nền văn minh khoa học kỹ thuật, muôn màu muôn vẻ, nhưng cũng là thời điểm có quá nhiều bóng đen bao phủ, tội phạm lộng hành.
Bây giờ cũng là thời đại của nhiều chương trình kế hoạch vĩ đại nhưng thành công bền vững thì rất khiêm tốn. Bây giờ cũng là thời đại của thông tin truyền thông, một sự việc vừa xảy ra thì cả thế giới đều biết, nhưng để cảm thông chia sẻ với người khác thì quá ư vô cảm khép kín.
Chừng nào con người biết trở về với chính mình, biết phát huy các khả năng nội tại, thì chừng đó cuộc sống mới thật có tiến bộ. Những nền văn minh cổ đại cách đây hàng triệu năm, vẫn còn được nhân loại ngưỡng mộ, chính vì nền văn minh đó được thiết lập trên khả năng nội tại siêu việt của con người.

6.   Vàng là im lặng


Đạo vốn vô ngôn, cho nên ngôn ngữ đôi khi cũng được xem là ngục từ của tư tưởng. Âm thanh màu sắc vừa là nhịp cầu đưa ta qua sông, nhưng cũng là chướng ngại, nếu ta không biết vận dụng. Cầu đưa ta qua sông chứ cầu không phải bến bờ. Muốn tiếp tục cuộc hành trình, ta phải bỏ cầu lại phía sau. Muốn nhập vào thế giới chân như, ta cũng phải biết quên ngôn ngữ.
Hoa Ưu Đàm được tôn vinh là hoa xuất thế vì hương vị thanh khiết chứ không phải vì hình dáng màu sắc. Ngôn ngữ nào không chứa đựng hương vị giải thoát và sự ngọt ngào của tinh thần buông xả thì chỉ là hý luận mà thôi. Hãy nói tiếng nói chân như, cẩn thận chớ để lạc vào thế giới âm thanh điên đảo. Điên đảo sinh ra hý luận, hý luận đưa đến vọng ngôn, vọng ngôn mẹ đẻ của giả dối. Cái vòng lẩn quẩn sóng nước, nước sóng này chỉ làm mờ mắt trí, mông lung không lối thoát.
Trên đỉnh Lăng Già, trời chân như rực sáng, chim Ca Lăng hót tiếng chân như, hoa sinh diệt kết thành hoa bất diệt, ngọc đá thì thầm lời thể nhập.
Đạt Ma tuyệt ngôn, đất trời rung chuyển.
Thế giới nghiêng mình thi lễ trước sự im lặng sấm sét này.

7.   Lời tạ từ chưa kết


Một ngày được kết thúc bằng bóng hoàng hôn. Con đường nào rồi cũng dẫn đến điểm hẹn cuối cùng. Còn ta, ta đang ở múi giờ nào của kiếp nhân sinh. Chào đời bằng tiếng kèn “khổ quá, khổ quá”, diễn tiến dòng sinh mệnh bằng những mãnh ghép không cân xứng, để rồi cúi mặt hững hờ với mắt mờ tai điếc.
Theo luật tương sanh, cái gì đến đã đến. Bây giờ là bóng xế cuộc đời, con đường mòn bắt đầu xuống dốc, ta nghe như gối mỏi chân chồn, và con đường trước mắt như cứ dài ra vô tận.
Cuộc đời quá bao la, mà chừng như ta quá bé nhỏ. Dòng đời quá êm trôi mà sao ta mãi nhấp nhô với bao bóng hình chìm nổi.
Nợ đời, nợ đạo, nợ nhân sinh, nợ sanh tử, biết bao nhiêu là mối nợ, nếu ta không thanh thỏa trọn vẹn thì làm sao cất bước đăng trình, phát túc siêu phương.
Để có một thằng ta như bây giờ: tóc bạc da nhăn, nói năng lếu láo, suy nghĩ mông lung, đường đường là một khối thịt u nần, thì ta đã băng qua biết mấy đoạn đường sống chết với vô số bóng hình ẩn hiện. Con đường sanh tử, sáu nẻo luân hồi không ưu đãi hay loại trừ bất cứ ai. Cái thằng ta lơ láo này, mày đã thấu suốt cái nguyên lý chết tiệt này chưa? Nó vô tâm nghiệt ngã đến tàn đời.
Ai nên khôn mà không từng khốn đốn, ai trí rạng tài cao mà không từng u mê lầm lẫn, ai đang ngồi trên chín bệ rồng chầu mà không từng lam lũ đọa đày.?
Hãy cười thật to, thật giòn để xóa tan màn đêm cô tịch. Sau cơn mưa trời lại sáng, bóng đêm nào rồi cũng phải nhường chỗ cho ánh bình minh. Mê nhất kiếp, ngộ nhất thời! Cuộc đời là thế, con người là thế, nghiệp dĩ là thế. Tất cả đều phải rệu rạo, méo mó để đón nhận họa phẩm tái sinh.
Hãy vỗ tay thật lớn để đón nhận một hành trình mới, một chân trời mới, một nghiệp duyên mới. Bồ tát chu du trong biển sinh tử, tụ lại trên sóng vô minh, để lắng nghe, để thấu rõ, để tùy cơ phó cảm, vì đời nên nguyện vào đời để khai thông hóa giải.
Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả. Bồ tát lấy sự tác nghịch làm sự tác thành, lấy phiền não nuôi lớn bồ đề, lấy ma chướng làm đạo nghiệp, không chối bỏ, không lánh xa, không phân chia nhân ngã.
Hãy nói lời cảm ơn trân trọng nhất đến với tất cả vì đã cưu mang ta suốt hành trình sanh tử.
Cảm ơn cuộc đời đã cho ta nếm đau khổ để hiểu yêu thương.
Cảm ơn chúng sanh đã hướng dẫn ta đến con đường đại nguyện.
Đã đến lúc ta phải nói lời từ biệt.
Vẫy tay, vẫy tay chào nhau!
“Cuộc đời dù có dù không
Thì ta vẫn sống hết lòng với nhau
Ngồi đây soi bóng mình qua lại
Nằm ngủ mơ màn nhớ tánh không”./.

PHẦN 3
Phục lục


 

Đạt Ma Thạch Động

Bồ Đề Đạt Ma có nghĩa là giác ngộ tự tánh.
Có lần Bồ Đề Đạt Ma đã nói với Bố mình:
• Nếu Bố không cứu con ra khỏi cái chết, thì xin Bố đừng ngăn cản con. Hãy để con đi tìm cái vĩnh cửu đàng sau cái chết.
Bồ Đề Đạt Ma tuyệt ngôn diện bích mà âm vang rung động cả đất trời.
Bồ Đề Đạt Ma tưới nước cam lồ lên vũng đất Đông Thổ.
Bồ Đề Đạt Ma truyền pháp vô ngôn, trực chỉ nhân tâm.
Bồ Đề Đạt Ma yếu chỉ:
• Đạo lấy tịch diệt làm thể. Tu lấy vô tướng làm tông.
• Thiền là tâm. Tâm là bản thể của thiền.
• Không vọng tưởng thì tâm là Phật quốc. Khi vọng tưởng thì tâm là địa ngục.
• Tất cả phiền nãohạt giống của Như Lai.
• Nói mà lìa tướnggiải thoát. Im lặng mà dính tướng là trói buộc.
Bồ Đề Đạt Ma xuất hiện giữa bầu trời tâm linh phương Đông, oai vệ như một kiếm khách, khai quang cánh đồng tâm linh bằng thanh kiếm trí tuệ vô sở đắc.
Bồ Đề Đạt Ma là huyền thoại, là huyền sử.
Người đã đến như chưa từng đến, và đã đi như chưa từng đi.
Bồ Đề Đạt Ma đạp trên sóng vô trước, đứng trên sóng vô tâm. Người bất tử giữa tàn dư đổ nát của dòng nhận thức nhị biên mịt mù sương khói.
Đạt Ma thạch động, siêu việt vô ngôn.!

 

 

Bài thơ Độc Chiếu

Cao sơn phong nguyệt lãng
Tâm trung giá tường vân
Kim triêu thiên cổ tận
Thùy tri diện mục hoàn.

Dịch nghĩa:

Non cao trăng gió lộng
Trong lòng mây trắng bay
Xưa nay đà rũ sạch
Ai hay mặt mủi này.

 

Sám Nguyện Thù Ân


Thiện Đạo tôi, một kẻ phàm phu tăng, nghiệp trọng phước khinh, chướng thâm huệ thiển, đạo tâm chưa sáng, chữ nghĩa chưa tròn, thâm ân chưa đáp.
Nay thành tâm đảnh lễ Ân sư, pháp hữu, viễn cận thiện duyên, kính dâng đoá hoa pháp này, nguyện cúng dường, thù ân, bái tạ, hồi hướng.


“Hư không dù có đổi thay
Nguyện con muôn kiếp không hề lung lay
Nguyện cùng vạn pháp xưa nay,
Hoàn thành trí nghiệp đến nơi Bồ Đề.”


    Phật đản nhật 2564

 – 2020.


Cảm xúc khi đọc HOA VẪN NỞ
(Tâm kinh mặt trời)


Tâm là gì? Tìm tâm ở đâu? Ta có thể nhận diện tâm được không.? v.v…
Vâng! Tâm là đây, tâm đang có mặt ở đây, đang rực sáng giữa màn đêm vô chủ.
Tâm là đoá hoa pháp, đang ngát hương thơm và đang vẫn nở giữa bầu trời bão tố vô sanh.
Hoa Vẫn Nở không phải là một tác phẩm thi ca văn học bình thường, mà như là một loại ngôn ngữ pháp cú, xứng đáng được xếp vào thể loại kinh điển.
Hoa Vẫn Nở - Tâm Kinh Mặt Trời, là văn kinh, là thiền ngữ, là công án mà bậc thầy, người dẫn đường muốn truyền trao cho đồ chúng, cho hàng hậu học.
Hạnh phúc thay cho những ai nhận được tặng phẩm vô giá này.
Viên bảo châu như ý đang ở trong đôi tay hạnh phúc của bạn.
Kính cẩn ghi lại đôi dòng cảm xúc đầu tiên khi đọc HOA VẪN NỞ - Tâm Kinh Mặt Trời, xin chia sẻ hạnh phúc này với tác giả và quý đọc giả./.


                                      HẠNH PHƯƠNG
                      Hướng về ngày Phật Đản PL: 2563.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1072)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 1015)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 1057)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 1062)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 1202)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 959)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 936)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 1005)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 1134)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 1165)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 928)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 1034)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 995)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 1099)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 1099)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 1239)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 1281)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 1078)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 1085)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 1184)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 1217)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 1155)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 1439)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 1082)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 1149)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 1179)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 1042)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 1088)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1193)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1275)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1344)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1508)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1366)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1298)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1067)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(Xem: 1176)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1150)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1203)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1166)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1103)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1316)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1385)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1410)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1310)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1259)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1086)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1169)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1182)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1247)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant