Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sống Để Bụng Chết Mang Theo

10 Tháng Mười Một 202005:56(Xem: 7139)
Sống Để Bụng Chết Mang Theo

SỐNG ĐỂ BỤNG CHẾT MANG THEO

Truyện ngắn của Tiểu Lục Thần Phong

 
chet va tai sinh

Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người chúng ta chắc ai ai cũng từng nghe qua câu này:” Sống để bụng chết mang theo”. Bản thân bút giả cũng đã nghe không dưới hai lần, khi ngoại tôi còn sống, những khi có xích mích với ai đó thì ngoại nói thế. Gia tộc tôi cũng từng có người nói vậy. Xóm giềng gần cũng có không ít kẻ đã tuyên bố:” Sống để bụng chết mang theo”!

 Thế để bụng cái gì? tại sao đến chết laị còn muốn mang theo? liệu có mang theo được chăng?

 Con người ta cộng sinh ở thế gian này, thân thì làm ông bà, cha mẹ, con cháu, anh em, vợ chồng; sơ thì bạn bè, đồng tham đạo hữu, thầy trò… nhưng nhìn chung tất cả không ngoài bốn giềng mối: báo ân – báo oán – đòi nợ - trả nợ. Con người ta bị chi phối nặng nề bởi thất tình lục dục: Ái, ố, kinh, cụ, hỷ, nộ…và suốt cuộc đời này (cả những đời sau, nếu còn phước tiếp tục tái sanh làm người) bị ràng buộc bởi: Tài, sắc, danh, thực, thuỳ; bị sai xử bởi: Tham, sân, si cho nên chuyện va chạm nhau, xung đột nhau là điều không thể tránh khỏi; nhẹ thì cãi cọ, lời qua rtiếng laị; nặng thì chửi mắng, mạ lị, thậm chí động tay chân. Ở tầm mức cá nhân, gia đình thì mâu thuẫn nhỏ; ở cấp bậc cộng đồng xã hội thì xung đột lớn hơn; ở hạn độ quốc gia, thậm chí liên minh quốc gia thì có chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng…

 Con người từ xưa đến giờ liên miên đánh nhau, đánh không ngừng nghỉ, khi thì bộc phát, khi thì âm ỉ, không lúc này thì cũng lúc khác, không nơi này thì cũng chỗ kia. Quá khứ đã thế, hiện tại vẫn vậy và tương lai chắc cũng chẳng khác! Khi mà con người còn chìm đắm trong ngũ dục lục trần, khi con người còn bị lòng tham lam vô độ và sự sân hận cực điểm mù quáng. Trong những cuộc mâu thuẫn cãi vã hay xung đột ấy, kẻ yếu thế dưới cơ, người “ vị tình thất lý”… thì ôm hận, buộc miệng thề:” Sống để bụng chết mang theo” đã đành. Nhiều khi chính kẻ gây hấn cũng “ vừa ăn cướp vừa la làng” cũng to mồm thề độc:” Sống để bụng chết mang theo”. Tỷ như Trung Cộng vừa cướp biển Đông của thiên hạ vừa gây hấn khắp nơi, ấy vậy mà luôn mồn lu loa” các nước nhỏ xung quanh xâm haị quyền lợi cốt lõi “ và thề sẽ chiến đấu đến cùng, thề không bỏ qua, cũng tức là “để bụng” , không chỉ một đời mà còn truyền cho nhiều đời. Bởi vậy mà cái máu bành trướng từ tổ tiên xa xưa đến giờ vẫn chẳng thay đổi!

 Một khi đã nói:” Sống để bụng chết mang theo” nghĩa là không bao giờ quên và cũng hàm ý sẽ phục thù ( khi đủ sức, đủ điều kiện). Nếu nói văn vẻ kiếm hiệp một tí, kiểu quân tử Tàu thì:” Quân tử mười năm trả thù chưa muộn”, hoặc giả:” Tha thứ nhưng không bao giờ quên”. Sống để trong bụng đã đành, ai cũng có thể thấy, có thể biết (đụng mặt là biết liền )  nhưng liệu chết mang theo có được không? chắc chắn, nhất định là thế! không những mang theo một đời mà còn mang theo nhiều đời nữa là khác. Tỷ như Triệu Thố, mười đời vẫn ôm hận theo dõi quốc sư Ngộ Đạt để tìm cơ hội báo thù! Thật ghê gớm cho cái nỗi lòng “mang theo”.

 Kinh sách, giáo lý nhà Phật dạy: Điền trang sản nghiệp, của cải, danh vọng… tất thảy bỏ laị, một khi nhắm mắt xuôi ta. Cái duy nhất mang theo là nghiệp thiện – ác đã làm. Kinh Pháp Cú viết: Nghiệp ( thiện – ác) theo ta như bánh xe theo chân con vật kéo, như bóng không rời hình. Nghiệp thiện hay ác đã tạo một đời thì khi ra đi dù muốn hay không vẫn phải mang theo, không thể vất bỏ, không thể chối từ. Một khi đã thề:” Sống để bụng chết mang theo” thì càng làm cho nó kiên cố hơn, vững chắc hơn! Bởi thế mà con người ta mới gặp laị nhau ( nếu còn phước làm người) để mà báo ân – báo oán – đòi nợ - trả nợ và thế gian này “oan oan tương báo” không bao giờ dứt, cũng vì thế mà khổ đau chồng chất.

 Đọc sử Tàu, chắc mọi người ai cũng biết chuyện bà Lã Hậu giết nàng Thích Cơ ( sủng phi của Hán Cao Tổ). Thích Cơ đã thề độc sẽ làm mèo để báo thù ( vì Lã Hậu tuổi tí). Sau đó Lã Hậu sợ mèo cực độ và hạ lệnh giết hết mèo trong thiên hạ. Một tích khác nữa là Quan Công, sau khi chết hồn bay đi khắp nơi tác oai tác quái đòi trả đầu. Ông ta quên, bản thân ông đã chém biết bao nhiêu thủ cấp, ai sẽ trả đầu cho họ đây? sử cũ cũng kể chuyện Lý Thế Dân ( người kế nghiệp Lý Uyên và thiết lập sự thạnh trị của triều Đường). Ông ấy ăn không ngon ngủ không yên, thậm chí đến bữa không dám ăn vì vô số oan hồn uổng tử theo quấy phá. Ông ta phải cử đaị tướng Uất Trì Cung múa đaị đao bên bàn ăn thì ông mới có thể ăn cơm được! thật dễ sợ “Chết mang theo” là thế đấy! lòng oán kết càng lâu càng dày, càng chất chồng. Kẻ mang oán kết và người bị oán kết đều khổ sở, đều như thiêu đốt tâm can. Hoả ngục là đây, đâu phải đợi đến khi thấy mặt Diêm La Vương. Tâm địa, địa ngục cũng từ một tâm mà ra. Địa ngục hay địa đàng đều do tâm mà tựu thành.

 Quả thật không phải yếu cơ thất thế mới thề độc, ngay cả kẻ gây hấn cũng thề độc:” Sống để bụng chết mang theo” sự sân hậnmê muội đến cùng cực. Vì “ Sống để bụng chết mang theo” mà oan oan tương báo, nhiều khi cái oan hay cái oán chỉ bé tí teo nhưng oán kết qua thời gian mà lớn dần, bởi vì cố  để trong bụng”, vì thề “ chết mang theo”. Những cái oán kết dẫn đến báo đền có thể chậm hoặc nhanh tùy hoàn cảnhphước đức của mỗi người. Sử nước mình cũng có những vụ báo oán tàn khốc. Trần Thủ Độ bách haị họ Lý, chôn sống tôn thất nhà Lý. Đến khi nhà Trần suy vi thì Hồ Qúy Ly laị truy sát con cháu họ Trần. Nhà Tây Sơn tận diệt chúa Nguyễn, khi suy vi thì Nguyễn Ánh laị trả thù tàn khốc những người có dính líu đến nhà Tây Sơn. Nguyễn Ánh từng thề “ Vì chín đời mà trả thù”, thù này “ sống để bụng chết mang theo” là vậy! oan oan tương báo quả thật đáng sợ, thật khốc liệt và kinh khủng! ( xin lưu ý qúy độc giả, ở đây chỉ nói chuyện đạo “ oan oan tương báo” tuyệt đối không dám bàn chuyện Công - tội hay đúng –sai của các nhân vật và các triều đaị, việc ấy là của các nhà sử học!)

 Nếu vì hận, vì đối nghịch mà thề “ sống để bụng chết mang theo” đã đành. Ngay cả yêu quá, thương quá cũng thề thốt “ Chết mang theo”. Chính sử, dã sử, dân gian đều có vô số chuyện như thế. Đời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu có tích này: Hàn Phùng có vợ đẹp, vua Tống Yên dùng quyền thế cướp đoạt. Hàn Phùng yếu thế nên tự vẫn, vợ Hàn Phùng sau khi bị đưa vào cung cũng tự vẫn theo nhưng thề nguyền “ không sống cùng nhau thì chết chôn chung một mộ”. Tống Yên căm hận, hạ lệnh chôn hai người bằng hai nấm mộ cách biệt nhau, từ hai ngôi mộ ấy mọc lên hai cây Văn Tử mà cành quấn quít trên không, laị có đôi chim mà mỗi con chỉ có một cánh nương tựa vào nhau,  dưới đất rễ bấu víu nhau. Bởi thế mà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm mới viết câu:” Như chim liền cánh như cây liền cành”. Nước mình cũng có chuyện Mỵ Nương Trương Chi, hai người vì tình duyên dang dở mà ôm hận, ôm đau thương, ôm cả “ Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan” Truyện Kiều - Nguyễn Du. Trái tim Mỵ Nương hoá ngọc, ngọc tạc thành chén trà, khi gịot lệ Trương Chi nhỏ xuống thì ngọc ấy mới vỡ tan.

 Cũng vì “ Sống để bụng chết mang theo” nên khổ, cũng vì vậy mà nhiều người khi lâm chung cứ nhì nhằng dây dưa chẳng chịu đi, sống không được chết không xong. Kẻ thì tiếc nuối tài sản hoặc tâm nguyện điều gì đó mà chưa tròn, người thì hiềm hận mối thù, cũng có không ít người vì thương nhớ ai đó mà cứ ôm mãi trong lòng, chẳng chịu đi… Ôm bao nhiêu mối trong lòng, sống đã để ttrong lòng, giờ chết mang đi mà đâu có đi dễ dàng, bình an. Bởi thế Phật mới bảo vô minh, hai từ vô minh nghe thì nhẹ hơn những từ thẳng thừng, rạch ròi như: Không sáng suốt, ngu si… Hai từ vô minh bao quát rất rộng và nhiều  ý nghĩa, vì vô minh nên mới để trong lòng cho tâm tư nặng nề, u uất. Mình ôm trong lòng thì mình khổ trước tiên trong khi kẻ đối nghịch nhởn nhơ. Làm người thì ai mà chẳng vô minh, nếu không vô minh, hết vô minh thì đã vượt qua lục đạo, đã vào hàng thánh nhân rồi.

Vì chưng sanh tử còn dài

Chư Phật hiển hoá bản hoài độ sinh

Bao giờ dứt sạch vô minh

Cười khàn giữa chợ kệ kinh cũng lìa

( Tam Thế - thơ TLTP)

 Cõi Sa Bà này là cõi hkổ đau, kham nhẫn, chịu đựng những điều đau khổ, những điều khó chịu. Thế gian này vốn vô thường, vô ngã và khổ đau. Đời người sanh- lão - bệnh - tử là khổ, cầu không được là khổ, yêu thươngxa nhau là khổ, ghét mà hội tụ thì khổ, thân tâm ngày đêm như lửa đốt là khổ, tam khổ, bát khổ, bách bát khổ, tám vạn bốn ngàn khổ, vô lượng khổ ấy vậy mà còn “ Sống để bụng chết mang theo” thì khổ biết nhường nào.  Tất cả cũng vì vọng tưởng vô minh mà ra, cũng vì lý do này, vì “Đại sự nhân duyên” này mà Phật ra đời để giáo hóa chúng sanhNgộ nhập Phật tri kiến”. Khi mình chưa ngộ, chưa nhập được tri kiến Phật thì chí ít mình cũng phải biết áp dụng những gì Phật dạy vào cuộc sống để mình bớt khổ, thêm an lạc, xa hơn nữa thì phút chung cuộc sẽ nhẹ nhàng bình an. Còn như chỉ nói suông, chẳng áp dụng được gì thì kể cũng uổng đời mình, phụ công Phật. Nhà Phật thường bảo có tám vạn bốn ngàn pháp môn, biển học mênh mông, kinh điển chất như núi, mỗi thầy mỗi kiểu… Tịnh Độ bảo tu thanh tịnh, trụ vào câu Phật hiệu. Thiền tông bảo vô trụ, “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, không trụ vào sắc- thanh- hương-vị-xúc-pháp. Mật tông thì trì chú… Nhưng nhìn chung là vẫn thống nhất một hạnh buông, chữ buông vô cùng kỳ diệu, càng buông bao  nhiêu thì laị “đắc” bấy nhiêu. Với hàng thượng nhân thì qua sông rồi thì buông cả bè, những bậc cao viễn thì  buông cả pháp “ Pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp”. Hàng Phật tử sơ cơ chúng mình thì chỉ cần làm những điều thiết thực nho nhỏ trong đời sống hàng ngày như: buông xả bớt những phiền muộn, một vài lời nói xấu, những hành động của ai đó chơi dơ, chơi gác cơ mình…Nhiêu đó cũng đủ bớt giận, đừng để ấm ức trong lòng. Mình để trong lòng, để bụng thì mình khổ, tâm can mình nung nấu chứ kẻ kia cứ nhởn nhơ. Chẳng cần phải nói cao thượng tha thứ, mình buông xuống, mình không ôm trong lòng là mình tha thứ cho chính mình, mình đang làm lợi cho chính mình đấy thôi!

 Sống ở đời chắc ai cũng từng đối mặt cái cảnh “ oan gia ngõ hẹp gặp nhau” những lúc ấy quả thật vô cùng bực bội, tức tối. Rồi cuộc sống này có biết bao điều bất như ý… Nếu cứ khư khư “ Sống để bụng chết mang theo” thì khổ biết bao. Bởi vậy mình phải buông thôi! Đó là cách duy nhất, mình không buông mà cứ ôm chặt trong lòng thì Phật, Bồ Táttừ bi cách mấy cũng không tài nào giúp hay độ trì được!

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất lăng thành, 10/2020

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 29361)
Mây phương đông vẫn lên hường, Ngôi chùa còn đó quê hương vẫn còn... (Trụ Vũ - Quê Hương)
(Xem: 16278)
Câu chuyện để suy gẫm về những gì đang hiện hữu quanh ta... Những Đứa Trẻ của Trần Trung Thanh
(Xem: 18020)
Tháng Bảy đi qua, với những ngày mưa âm thầm bên phố quen, nơi dòng xe cộ đông đúc, mình ngắm mưa mà những “khung hình” về mưa cứ đi qua, đi qua.
(Xem: 19350)
Trời đã về chiều nhưng đôi chân kẻ du hành dường như không muốn ngơi nghỉ, "ta phải đi về nơi có tiếng chuông xa ngân dài kia...
(Xem: 21439)
Chúng tôi đều là những chúng sanh - như muôn vàn chúng sanh khác - đã gieo chủng tử giác ngộ từ kiếp nào đó...
(Xem: 19791)
Này tôi, tôi đang ở đây, giữa thiên nhiên tuyệt vời, giữa cái thinh lặng tuyệt vời của một nội tâm trong sáng, không chút tạp niệm nào của đời sống đua chen.
(Xem: 22988)
Có lẽ, nụ cười chân thiện của Ðức Phật cùng với những đôi mắt Từ bi của chư Phật và giáo pháp mang tính triết lý sâu sắc đã ươm những mầm xanh tươi đẹp vào tâm hồn này.
(Xem: 17296)
Phóng cá, thả chim đặt trên nền tảng tâm từ như thế thì việc phóng sinh của ta dù ít hay nhiều, dù có hay không, đều mang đầy đủ ý nghĩa phóng sinh.
(Xem: 17752)
Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác...
(Xem: 16256)
Theo chúng tôi, nói đến ĐTKVN (rõ hơn là ĐTK Việt Nam, phần Phật giáo Bắc truyền) thì phải nói đủ 3 tạng Kinh, Luật, Luận...
(Xem: 16023)
Phương tiện rất cần thiết để hỗ trợ cho thành tựu cứu cánh nhưng chạy theo phương tiện mà quên đi cứu cánh là sự vong bản, là đốt trầm để bán than.
(Xem: 21841)
Ánh mắt Từ Bi của Ngài đang nhìn xuống chúng sanh như xoa dịu bao nỗi đau thương, trong cảnh đời nhiều nỗi mưa sa bão táp, mà vỗ vềan ủi cho lòng được lắng đọng thanh lương... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19859)
Cứ mỗi lần tụng kinh, lễ sám, quý Thầy lạy Tổ trước khi lên chánh điện, nhìn hình ảnh chư Tổ tôn trí trang nghiêm trong khám thờ mà nhớ Tổ Tổ truyền cho nhau, ngọn đèn được mồi tiếp sáng luôn bất tận... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 20221)
Ngày Về Nguồn là dịp để Tăng chúng, pháp lữ thăm hỏi với nhau và cùng nhau ôn lời Phật dạy, lặp lại ý Tổ khuyên mà tô bồi vun quén cho đạo tình ngày thêm thắm đượm... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19478)
Bà Aung San Suu Kyi trích lời Phật khi Ngài nói về bốn nguyên do suy thoái và thối rữa: không tìm lại được cái gì bị mất, không chịu sửa lại cái gì bị hư...
(Xem: 17147)
Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn...
(Xem: 18441)
Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con...
(Xem: 17215)
Niềm hòa bình tâm tư thật sự là những thứ vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của loài người, cho sự tồn tại mạnh khỏe của con người.
(Xem: 15869)
Cháu không nên mua con chó này. Nó sẽ chẳng bao giờ chạy nhảy và chơi đùa với cháu như những con chó khác được...
(Xem: 15864)
Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn...
(Xem: 15015)
Khi thầy làm được những gì mình nói và làm nhiều hơn nói thì những bài học kiệm lời ấy từ nơi thầy lại có tác dụng thức tỉnhchuyển hóa học trò mạnh mẽ...
(Xem: 16761)
Chép kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh trước phải đọc, ghi nhớ rồi sau đó mới nắn nót lời kinh. Chữ kinh phải ngay thẳng...
(Xem: 15005)
Tôi luôn luôn tuyên bố rằng, địa cầu là của loài người trên thế giới, 7 tỉ người. Và mỗi quốc gia là của người dân đất nước ấy...
(Xem: 13632)
"nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không, thì tương lai cũng sẽ chẳng có"... HT Thích Như Điển
(Xem: 16083)
Lòng từ bi không thành kiến không bị định hướng bởi hành động, thái độ mà luôn luôn xem họ như những chúng sanh, hay những con người.
(Xem: 15976)
Hơn bao giờ hết tuổi trẻ cần được dìu dắt về mọi mặt, nhất là về cuộc sống tâm linh... Tâm Thường Định
(Xem: 11030)
Thần chú là một đặc trưng của giáo pháp Phật giáo Mật tông, bởi vậy nên gọi là Mật chú thừa hay là Kim cang thừa.
(Xem: 15525)
Mục đích duy nhất là phát triển tiềm năng vốn có của Phật giáo Việt nam đang được hình thành trên đất Mỹ... Thích Đức Trí
(Xem: 15577)
Đức Phật là một dòng sông đã bứt phá qua sa mạc của thân phận nhân loại để chảy hòa vào đại dương công đức, trí huệtừ bi của các Bậc Chiến Thắng.
(Xem: 15496)
Cộng đồng Phật tử phương Tây nổi tiếng vì đức khoan dung của họ và chính đức Dalai Lama cũng có các đệ tử đồng tính một cách công khai.
(Xem: 16811)
Quanh năm Nam chỉ thấy Trung loay hoay với mấy bộ đồ cũ mèm, đến đôi dép đứt quai vá víu nhiều chỗ, anh cũng không quan tâm...
(Xem: 17496)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là một lãnh tụ rất quyến rũ, vui tínhđặc biệt. Ngài được cho là hóa thân thứ 14 của Đức Phật từ bituệ trí.
(Xem: 14129)
"Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp"... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 18069)
Nguyên tác: 2012 Templeton Prize Award Ceremony Honoring His Holiness the Dalai Lama. Ẩn Tâm Lộ ngày 17-5-2012, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 17152)
Đây là một tác phẩm hồi ký của hòa thượng Thích Trí Quang, một danh tăng Phật giáo thế hệ Chiến tranh Việt Nam đang bước vào độ tuổi 90... Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 18049)
Đức Thế Tôn rất vui mừng khi chúng ta tầm cầu sự quy y trong ba ngôi tôn quý, Đức Phật, giáo huấn của Ngài và đệ tử của Ngài...
(Xem: 16814)
Lễ Đại Tường Cố HT Thích Quảng Tâm ngày 21/4/Nhâm Thìn tại Tu Viện Vĩnh Đức ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 16775)
Phật Tổ đã hy sinh cả cuộc đời mình để chỉ lối cho con người tới với tự do, thoát khỏi khổ ải – trong đó có cả những khó khăn trong công việc.
(Xem: 16591)
Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo... Albert Einstein
(Xem: 15035)
Trong thế giới văn học, đặc biệtPhật Giáo qua âm nhạc và thơ văn, không có một người nào khi biết đến Liên Hoa mà không mến mộ, không yêu thương...
(Xem: 16334)
Người Phật tử Việt Nam chúng ta thì tuy không oán hờn bất cứ ai nhưng Nhân – Quả thì luôn sòng phẳng, mọi người không phân biệt hèn sang, tôn giáo, chính kiến...
(Xem: 13933)
Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không...
(Xem: 12578)
Tuy bồ-đề là lý tưởng, là đích đến của bồ-tát hạnh, nhưng trên thực tế, chỉ có hành động mới thật sự được quan tâm và là nội dung hai đặc tính của bồ-tát hạnh...
(Xem: 21270)
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vĩ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
(Xem: 18249)
Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm...
(Xem: 16523)
Bài tường trình về khóa tu học tại Chùa Phật Tổ do Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu hướng dẫn 2012
(Xem: 16930)
Câu chuyện của vũ trụ đã từng được kể đến trong nhiều kiểu cách bởi những con người ở trên trái đất, từ những thời điểm sớm sủa nhất của thời kỳ Đồ đá cũ (Paleolithic)...
(Xem: 16693)
Trong hơn 20 năm Hòa Thượng Đã tài trợ cho Tăng Ni du học Ấn Độ tổng số tiền 1 triệu USD
(Xem: 17020)
Mục đích cao nhất của kẻ tầm đạo - không kể Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Lão giáo - là luôn luôn tỉnh giác về sự nhất thể và về mối tương quan của mọi pháp...
(Xem: 17584)
Một phương đã rực suối nguồn, Vai mang xiềng xích vẫn thương bạo tàn...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant