Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cái Thiện Và Hạnh Phúc

25 Tháng Mười Một 202018:37(Xem: 4040)
Cái Thiện Và Hạnh Phúc
CÁI THIỆN VÀ HẠNH PHÚC

Nguyễn Thế Đăng


Chánh Kiến – Trái Tim Của Đạo Bụt

Từ thời thơ ấu, chúng ta đã biết thiện ác, tốt xấu là gì. Ăn cơm vung vãi đầy bàn là xấu, dơ dáy không tắm rửa là xấu, viết chữ cẩu thả là xấu, ăn nói thô tục chửi thề là xấu…Và ngược lại là tốt.

Trong các chuyện cổ tích, luôn luôn chúng ta muốn một kết thúc có hậu: kẻ ác phải thua, người tốt phải thắng, công chúa thì không thể lấy một kẻ gian thần bạc ác, mà phải lấy một hoàng tử anh hùng trung chánh, “cứu vật vật trả ơn” chứ không phải cứu vật vật trả oán, Bụt thì giúp cô Tấm chứ không giúp cô Cám…Tất cả chuyện cổ tích trên thế giới đều như thế: Cái thiện phải thắng cái ác.

Trong trí óc ngây thơ hồn nhiên, chúng ta vẫn mong đợi một sự công bình trong trận chiến giữa thiện và ác, và nếu có những giọt nước mắt tuổi thơ thì chúng ta khóc cho người thiện bị chà đạp, bị đọa đày, chứ không khóc cho người ác. Chúng ta luôn luôn có khuynh hướng yêu thích cái thiện.

Và cũng từ thuở nhỏ, chúng ta biết đem lại sự bằng lòng, niềm vui cho cha mẹ, không muốn cho cha mẹ buồn. Chúng ta biết thế nào là niềm vui, một chút hạnh phúc khi cứu một con vật bị nạn, khi cho bạn một viên kẹo, cho bạn chơi chung một món đồ chơi, biết yêu thích những đức tính tốt đẹp của cha mẹ, thầy cô, anh em, bạn bè.

Biết thiện ác, biết thích cái thiện, ghét cái ác như một bản năng trong mỗi người chúng ta. Càng lớn lên, với giáo dục, với văn hóa, sự phân biệt thiện ác, cái tốt đẹp và cái xấu xa càng rõ ràng và tạo nên sự phán đoán giá trị của con người. Người bình thường chúng ta không ai khen Hitler về những trại tập trung và lò hơi ngạt, không ai khen Pol Pot về việc giết hàng triệu người Campuchia. Và chúng ta đều khen ngợi trí thông minh, lòng nhân ái của Einstein, sự kiên cường vì tự do cho nhân dân mình của Nelson Mandela… Tóm lại, chúng ta không thể nào ca ngợi những tính xấu của con người, và chính những đức tính tốt đẹp của một số người đã đưa họ lên hàng những vĩ nhân.

Không nghi ngờ gì, con người được phân biệt với các loài khác vì sự biết phân biệt thiện ác, tốt xấu, biết việc gì nên làm và không nên làm. Cuộc đời làm người chính là sự loại bỏ cái xấu, cái ác và trồng thêm, làm tăng trưởng những đức tính tốt, thiện. Hai câu kết của truyện Kièu:

      Thiện căn ở tại lòng ta
      Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.


Cuộc đời người, sự tiến hóa của con người là cái tâm phải đầy dẫy những thiện căn. Với Phật giáo, biết phân biệt thiện ác không chỉ là một đặc trưng xác nhận tính chất con người, mà hơn nữa, nó là điều kiện tất yếu để một chúng sinh có thể tái sinh làm người.

Lịch sử loài người, lịch sử của từng con người, là cuộc tranh đấuđầy gian khổ, có khi đau đớn, để cải thiện cái tốt chiến thắng cái ác cái xấu, cái chân cái đúng chiến thắng cái giả cái sai, cái đẹp chiến thắng cái xấu. Thế nên trên đỉnh cao nhân loại, những con người đã hoàn thành phần nào cuộc chiến thắng ấy luôn luôn được tôn vinh. Thế nên Đức Phậtdanh hiệu là Người Chinh Phục, Người Chiến Thắng (The Conqueror, the Victorious One).

Con người là loài có ưu thế vì bằng ý thức của mình biết hướng đến Chân Thiện Mỹ và là loài có khả năng đạt đến Chân Thiện Mỹ. Lịch sử loài người, sự tiến hóa của con người không gì khác hơn là hướng tới Chân Thiện Mỹ trong mọi mặt của cuộc sống, thoát khỏi những xiềng xích của cái đối nghịch Chân Thiện Mỹ vẫn cầm tù mình, và cuối cùng đạt đến Chân Thiện Mỹ hoàn toàn. KHông có một ngành học thuật, nghiên cứu nào, một hoạt động nào của con người mà không hướng đến ít nhất một trong ba cái đó. Không có người nào mong muốn mình và xã hội càng ngày càng xấu ác hơn, càng ngày càng gỉả dối sai lầm hơn, càng ngày càng xấu xí hơn. Chính vì hướng đến Chân Thiện Mỹ, thực hiện Chân Thiện Mỹloài ngườivăn hóavăn minh. Và càng hướng đến và thực hiện Chân Thiện Mỹ thì con người càng trở nên có văn hóavăn minh. Và càng hướng đến và thực hiện Chân Thiện Mỹ thì con người càng trở nên có văn hóavăn minh.

Cái thiện bao trùm toàn bộ cuộc sống con người, có mặt ỏ mọi ngóc ngách của đời sống. Ở đây chúng ta chỉ nói về sự cho. Cho là một điều thiện và cái đối nghịch với no, trộm cướp là cái xấu, cái ác. Thế nên việc cho được gọi là việc từ thiện.

Ngay từ nhỏ chúng ta biết đến niềm vui của sụ thiện, của lòng tốt, của sự cho. Mới sinh ra được vài tháng, người nào đến với ta bằng thiện cảm, vuốt má ta, cười với ta, chúng ta cười lại dù chưa biết nói, chưa biết nghe. Ở tiểu học, nghe lời cha mẹ cầm một lon gạo đưa cho người đi xin, cứu con chim bị thương, thả một con bướm bị nhôt trong phòng cứ đâm đầu vào ngọn đèn, cho con mèo ăn…chúng ta thấy vui. (Tiếc thay khi lớn lên, trong một xã hội tranh giành, ít người còn nhớ thời thơ ấu chúng ta đã từng là một Bồ-tát nhỏ như thế nào).

Làm một việc thiện nhỏ, chúng ta thấy vui. Có ai tự ý làm một việc thiện mà thấy khổ chưa? Thế thì nếu thiện cần phát triển nơi con người chúng ta, nơi thân khẩu ý chúng ta, hẳn là có hạnh phúc. Và đương nhiên, nếu thiện căn, sự thiện, lòng tốt hoàn toàn đầy dẫy, tràn ngập thân tâm chúng ta, hẳn là hạnh phúc càng bao la sâu thẳm.

Chúng ta có thể định nghĩa thiện là làm tốt, làm lành cho mình và cho người khác vật khác và làm ác làm xấu, làm hại cho mình và cho người khác vật khác. Thiện là khuynh hướng tự nhiên của con người, là bản năng của con người. (Chữ căn trong thiện căn có thể dịch thành bản năng, một chữ thông dụng của phương Tây). Sống theo bản năng thiện ấy, chúng ta cảm nhận niềm vui, hạnh phúc. Nhưng chúng ta vẫn thấy có sự lúng túng, khó khăn: cho mà đôi khi tiếc, đôi khi đau khổ. Làm việc thiện mà đôi khi dằn vật, khổ nhọc. Nói lời êm dịu làm vui lòng người thì khó hơn là chỉ trích, gây thương tổn cho họ.

Cái gì ngăn cản chúng ta làm điều thiện? Cái gì ngăn cản ta cảm nhận niềm vui và hạnh phúc? Đó là ‘cái ta’và đi liền theo nó là ‘cái của ta’. Tất cả mọi cái ác suy cho cùng đều bắt nguồn từ cái ta và cái của ta. Tật cả mọi tội ác, trộm cướp, tham nhũng, hại người, làm và bán đồ giả, chế biến thực phẩm có hại cho sức khỏe, gây tai nạn giao thông…tất cả và tất cả đều đến từ cái ta và những lực lượng hùng hậu của nó là tham, sân, si, kiêu mạn, đố kỵ….Hóa ra cái ác chính là cái ta, một cái ta hiểu sai mình, tách lìa với mọi sự và đứng lên trên mọi sự. Đã thế, còn được trang bị bằng rất nhiều cai xấu ác.

Ở một mức độ cao hơn của nhận thức, chúng ta thấy cái ta là nguyên nhân của mọi cái ác. Suốt ngày tất cả ý đều xoay quanh cái ta, tất cả khẩu (lời nói) đều lấy cái ta làm điểm quy chiếu duy nhất, tất cả hoạt động của thân đều vì cái ta. Đời sống rốt lại chỉ là sự quanh quẩn trong một vòng vây của cái ta, ngoài ta ra không có gì hết. Cái ta làm chúng ta cô lập với thế giới, với người khác, với toàn bộ đời sống. Thấy một cái gì, nghe một cái gì, nghĩ một điều gì….cái ta tức khắc nhảy vào, gom mọi sự về nó, cho chỉ mình nó thôi. Con người bình thường chúng ta bị nhốt vào, bị giam cầm trong sự thống trị tuyệt đối của cái ta rất nhỏ hẹp nhưng nó tự cho nó là tất cả vũ trụ. Người khác và thế giới không còn hiện hữu; nếu hiện hữuhiện hữu qua sự nhuộm màu của cái ta. Bị giam cầm, ở tù chung thân trong cái ta ấy, chúng ta khổ đau, mà cô đơn là một thành phần. Đó là tình cảnh con người, qua những nhân vật vô danh của Kafka, qua Roquentin trong Buồn nôn (La Nausée) của J.P. Sartre, qua Meursault trong Người xa Lạ (L’Etranger) của Albert Camus, và qua những nhân vật phân mảnh của văn học hậu hiện đại.

Cái ta của chúng ta chỉ là một phần của cuộc sống chúng ta, một phương tiện của đời sống thực sự bao la của chúng ta. Chẳng có ai cho rằng một móng tay mình là tất cả vũ trụ, rồi cả đời ôm ấp hôn hít nó, thậm chí vì nó làm làm điều ác, họa chăng chỉ có trẻ nít hoặc người điên. Người trưởng thành về tinh thần, về tâm linh thì không thế. Họ vẫn có cái ta, sử dụng cái ta như một phần cuộc sống của họ ở đời, nhưng cái ta đó chỉ là một hạt cát trong số cát sông Hằng là tất cả chúng sanh không thể đếm hết mà thôi.

Ở mức độ cao hơn của nhận thức con người, nếu hoàn toàn chấp vào cái ta thì cái ta đó là kẻ thủ ác. Và ngược lại, cái thiện là sự nới lỏng, sự giải phóng khỏi cái ta. Cái thiện là sự thoát khỏi xiềng xích của cái ta và đặt cái ta vào đúng vị trí của nó: một bọt biển trong đại dương chứ chẳng phải là tất cả đại dương. Và như đã nói ở trên, cái thiện là hạnh phúc thì không cái thiện nào bằng, không hạnh phúc nào bằng sự giải phóng khỏi cái ta: như Tôn Ngộ Không bay vọt lên trời cao tự do khi đã thoát khỏi sự đè nặng của năm quả núi ngũ uẩn chịu đựng từ bao kiếp đến nay.

Từ đó chúng ta có cái thiện thật sự và hạnh phúc thật sự. Dĩ nhiên, không ai không có hạnh phúc mà có thể cho người khác hạnh phúc.

Phật giáocon đường của sự thiện, từ những sự thiện có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu đến sự thiện tối hậu. Đó là con đường của sự thiện, nghĩa là con đường của hạnh phúc. Hạnh phúc của Phật giáo không phải là một hạnh phúc tĩnh tại, không hành động. Nhưng làm sao có thể vừa hành động vừa giải thoát? Hành động là karma, là nghiệp. Dù là hành động tốt, nghiệp tốt, vẫn là sự trói buộc. Làm thế nào để có được sự đồng thời hạnh phúc của chính mình và của người khác? Chẳng phải cái gì chúng ta cho đi thì cái ấy mất mát nơi chúng ta sao? Có thể nào có thứ hạnh phúc mà càng cho đi thì càng có nhiều thêm? Nhưng với Phật giáo, hạnh phúc thật sự thì phải như vậy. Như thế mới nói đến chuyện lợi mình lợi người và đồng thời hạnh phúc cho cả hai bên.

Vấn đề này là một trong nhiều chủ đề của Kinh Kim Cương. Ở đây chúng ta chỉ trích ra một đoạn để học tập, để sống theo.

“Bồ-tát hãy không có chỗ trụ mà cho. Nghĩa là chẳng trụ sắc mà cho, chẳng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp mà cho. Này Tu Bồ Đề! Bồ-tát nên cho như thế, chẳng trụ nơi tưởng. Nếu Bồ-tát không trụ vào tướng mà cho, thì phước đức ấy (hạnh phúc ấy) là không thể suy nghĩ, không thể đo lường”.

Nguyễn Thế Đăng
Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 87
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15016)
Cung điện Potala bắt đầu được xây dựng vào năm 1645 dưới thời Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, phải mất 50 năm mới hình thành quy mô như hiện nay gồm Hồng cung và Bạch cung...
(Xem: 16035)
Tỉnh! Trong thiền thất của vị sư già, tỉnh! Tỉnh như ngọn đèn dầu yên tỉnh. Sáng mà không lay. Cháy mà không chao động... Nguyên Siêu
(Xem: 13977)
Y phục của người xuất gia cũng gây nhiều sự chú ý của giới nghệ thuật, chiếc áo cà sa đã đi vào văn học dân gian, im đậm vào văn hoá và tư tưởng con người.
(Xem: 12691)
Những sự vật đều nằm trong tiến trình của sự trở thành để rồi tan rã. Như thế một vật có tính chất tạm thời thì không thể cho chúng ta hạnh phúc thật sự...
(Xem: 12775)
Cũng một mùa xuân trong sáng đẹp đẽ như hôm nay nhưng là một mùa Xuân xa xăm lắm, một vị Quốc vương có tiếng nhân từ vui vẻ, ngự giá về các làng mạc thôn xóm...
(Xem: 12474)
Chúng ta đến đây là tiếp xúc cho được với niềm vui và nỗi buồn của một triều đại, của một ông vua, để từ đó có thể tiếp xúc được với niềm vui, nỗi buồn của chính mình trong kiếp sống con người này.
(Xem: 13448)
Một hôm, Ðức Phật cùng đệ tử vào thuyết pháp trong thành La Duyệt Kỳ, lúc ra về gặp chành thanh niên đang lùa một bầy bò vừa ăn no, chúng nhảy vọt vào húc nhau...
(Xem: 13645)
Bên trời sương mù đã tan hẳn. Vầng thái dương ẩn hiện sau áng mây thua, chiếu ánh sáng huy hoàng trong khoảng không gian trong tạnh...
(Xem: 13799)
Bước đi trong chánh niệm, chúng ta sẽ tiếp xúc được những sự màu nhiệm của cuộc sống. Từng bước chân thiền hành đã cho tôi tiếp xúc được với đất trời vào Thu...
(Xem: 14227)
Ngày xưa, thuở đức Phật còn tại thế, một hôm có người mẹ ôm xác con tìm đến đức Phật để khóc lóc và xin cứu sống cho đứa con của bà vừa mới chết...
(Xem: 12629)
Sau lễ tiễn đưa Phật và các thầy Tỳ kheo trở về tịnh xá Kỳ Hoàn, vua A Xà Thế cùng với đình thần trở lại nội cung để dự buổi yến thân mật...
(Xem: 13695)
Sau khi kính cẩn chắp tay hình búp sen, tôi quyết định chụp một tấm hình bên cạnh Đức Phật Như Lai. Và cùng với đó là ước nguyện nụ cười luôn nở trên môi mình...
(Xem: 13793)
Hôm nay theo thứ lớp khất thực Ðạo sĩ A La phải đặt chân vào một chiếc cổng cổ kính, nhưng không kém phần tráng lệ và mỹ thuật của một thương gia...
(Xem: 13657)
Con người không nên đổ thừa hoàn cảnh, mà phải có cuộc cách mạng tinh thần phổ cập trong xã hội với giá trị đạo đức Phật giáo để tháo những gỡ vướng mắc trong đời sống hiện tại.
(Xem: 13316)
Ngày mùa đông chúng tôi rủ nhau ra khu rừng chồi nho nhỏ cạnh khu nhà ở mướn của chúng tôi để hái hoa, hái trái dại về cắm bình hoa nhỏ...
(Xem: 15963)
Khi còn đi học, anh nghe chuyện kể rằng: Có nhà thám hiểm đi lạc vào bộ lạc của tộc người hung dữ. Người tù trưởng muốn mượn cớ giết anh để tỏ rõ sự khôn ngoan trước bộ tộc.
(Xem: 16010)
Chùa Từ Đàm từ quốc nội đến hải ngoại - HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 13786)
Xây dựngcủng cố một dòng chính văn hóa để đất nước tiến lên mà không mất gốc không hỗn loạn, đẹp mà dễ thương đó cũng là trách nhiệm của trí thức đương thời.
(Xem: 16707)
Đám lá dừa bắt đầu xào xạc, mùi mưa ẩm ướt xộc vào nhà qua mấy cánh cửa đang mở toan hoang. Tiếng mưa rào rào to dần như đã đến ngay cạnh bờ mương...
(Xem: 14292)
Sự bình an trong đời sống chưa bao giờ bỏ rơi người. Nó chỉ bị che lấp bởi những điều vụn vặt tầm thường. Để tìm lại sự bình an đó, người phải lau rửa, dọn dẹp lại bên trong người.
(Xem: 13009)
Cuộc đời ba trải dài theo năm tháng với bao biến cố bởi sóng gió cuộc đời; như dòng sông quê mình quanh co, uốn lượn mà mỗi khúc sông là một dòng chảy khác nhau...
(Xem: 13441)
Tôi bước lên đồi. Choáng ngợp trước một rừng hoa đại xum xuê rộng lớn. Những gốc cây sù sì, gân guốc tua tủa như đôi tay lực sĩ mạnh mẽ vươn cao. Biển trời bao la.
(Xem: 13396)
Con mèo mù nhìn là động lòng thương tâm, trắc ẩn! Gương mặt non nớt yếu ớt với hai hốc mắt dính lại, đi đứng liêu xiêu. Mỗi lần cho ăn, mình phải bế nó để lên bàn...
(Xem: 17492)
"Cái kiếp con người: Sinh lụy tử". Đó là điều chắc chắn. Nước mắt đã nhỏ xuống quá nhiều cho cái vòng tròn khép kín này.
(Xem: 13154)
Từ những chiếc lá xanh non cho đến lúc úa tàn héo rũ, đã trở thành quy luật thay đổi mất còn của tạo hoá.
(Xem: 13925)
Nếu mai là ngày cuối của cuộc đời tôi sẽ nói với bạn hãy nhìn tôi mà chiêm nghiệm và suy ngẫm một chút về cuộc đời này nhé, bạn ơi! Hãy sống có ích cho chính bản thân mình...
(Xem: 12543)
Sư ông bảo rằng: “Tiếng chuông đại hồng ngân lên không phải chỉ có chúng ta nghe được mà chư vị Bồ tát, Hộ pháp cũng đều nghe thấy. Tiếng chuôngcông năng siêu thoát...
(Xem: 12480)
Người biết yêu điều tốt ghét điều xấu là người biết phục thiện; người biết phục thiện thì dễ tiếp thu đạo lý giác ngộ; người biết tiếp thu đạo lý giác ngộ thì dễ thực hành tự tri...
(Xem: 12669)
Cảm khái từ một bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Paul và gia đình vận động mọi người ngày thứ Hai không dùng thịt, như là một phương cách làm chậm lại sự biến đổi của khí hậu.
(Xem: 12880)
Dù là một kẻ ăn mày, những kẻ hèn mạc thấp nhất trong xã hội thì họ cũng có quyền sống và khao khát được sống. Ai tước đoạt quyền ấy của họ thì cũng có ngày sẽ phải trả giá...
(Xem: 15309)
Mỗi đêm trong sự thực tập Phật Giáo của tôi, tôi cho và nhận. Tôi nhận sự nghi ngờ của người Trung Cộng. Tôi tặng lại niềm tintừ bi.
(Xem: 15109)
Hãy quán hơi thở! Hơi thở luôn ở đây cùng chúng ta. Đức Phật đã dạy chúng ta thực hành thiền định về hơi thở, điều này cũng rất hữu ích như thiền định về chánh niệm.
(Xem: 13439)
Con về ngồi bên chân mẹ ngắm nhìn đôi chân xưa nhiều năm tất bật với đôi dép nhựa quanh năm. Bàn chân nứt nẻ đau rát mà mẹ đâu quản.
(Xem: 12791)
Đức Phật vì lòng thương con người nên chỉ rõ con đường Chân thật, tìm lại tâm mình trong những sóng gió khổ đau, biến đổi, mà tìm thấy được Chân thường trong Vô thường...
(Xem: 14165)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 14471)
Những ai đang đi trên lộ trình tâm linh và những ai muốn sống hòa hợp với người khác thì việc phát ngôn với sự hiểu biếtthương yêu là điều rất quan trọng.
(Xem: 12875)
Đời sống không chỉ là bung ra, thổi tốc mảnh tâm, đi truy tìm tự ngã trong một chốn sơn khê nào đó, hay trong những đô thị sầm uất, trong một cõi hoang vu...
(Xem: 12207)
Cái tạo nên giá trị làm người ở trong xã hội là nhân cách. Có nhân cách lớn (nhân cách tự-do-tinh-thần) là do có trí-tuệ-nhân-văn cao, có trí-lương-tri trong sáng...
(Xem: 13695)
Giữa đô thị ồn àophồn hoa, giữa nhịp sống náo nhiệt và vội vã, ta đi tìm riêng một khoảng lặng bình yên...
(Xem: 15067)
Với Phật giáo, sự hình thành và tồn tại của mỗi sự vật hay hiện tượng đều do nhân duyên. Duyên hợp thì sự thành, duyên tán thì sự tan.
(Xem: 21399)
Là một người Phật tử, Steve Jobs đã rất tinh tế khi sống lời Đức Phật dạy bằng cách cố vượt ra khỏi sự bức bách của tám nhân duyên ám ảnh trần thế...
(Xem: 14556)
Mặc dù thiền định là kỷ luật tôn giáo chính được thực hành bởi các Phật tử gốc Mỹ, nghi thức tụng niệm là một phần quan trọng của nhiều cơ sở thiền định.
(Xem: 14839)
Cần phảisức mạnh để nhận thức rằng chính nỗi sợ hãi và sự vị kỷ mới gây ra tức giận. Và cần phải có kỷ luật để thiền định về ngọn lửa đang hừng hực cháy của lòng sân hận.
(Xem: 13827)
Đã mấy mùa Xuân đi qua, mùa Thu trở lại, dòng đời vẫn trôi chảy, mây vẫn bay, nước vẫn thì thầm với rừng núi và cỏ cây… HT Thích Như Điển
(Xem: 16707)
Đẹp đến nao lòng, khi trong tiết tháng Bảy mưa phùn giăng nhẹ, và bất chợt nở nghiêng giàn những chùm hoa mướp cong cong. Thắt the và tươi mới. Nôn nao và tha thiết.
(Xem: 12793)
Những cơn sóng lăn tăn đủ kỳ cọ những vết sương gió trên da thịt con trôi đi và còn lại đứa con của mẹ dại khờ. Con thả lỏng và nằm nổi trên mặt nước xanh...
(Xem: 12241)
Có cái gì đó nơi nụ cười, cứ như ông Phật của 40 năm trước bằng cách nào đó đã quay lại với ông. Ông thấy thích pho tượng, thích như chưa bao giờ thích đến thế.
(Xem: 11492)
Cuộc sống này quý báu vô vàn, Đức Phật dạy thế cho nên tôi không bao giờ có ý nghĩ hủy hoại cuộc sống. Tôi yêu mến cuộc sống của tôi và của mọi người.
(Xem: 13881)
Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy Kobun Chino, một nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell...
(Xem: 15761)
Lâu rồi mới thấy tâm hồn mình thanh thản đến thế. Đứng dưới cội cây vàng nhìn lá rơi ngập phố, chợt nghe mơ màng cả một khoảng trời...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant