Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ý Nghĩa Của Những Biểu Tượng Trong Đạo Phật

11 Tháng Mười Hai 202018:06(Xem: 4112)
Ý Nghĩa Của Những Biểu Tượng Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Của Những Biểu Tượng Trong Đạo Phật  

Tiểu Lục Thần Phong

giac ngo

 

Đạo Phật đồng hành với dân tộc đã hơn hai ngàn năm nay. Người Việt tiếp xúc với đạo Phật hầu như đủ các trường phái, pháp môn: Bắc tông, Nam tông, nguyên thủy, mật tông. Trong các tông ấy laị chia chi li hơn nữa như: thiền tông ( của cả Bắc lẫn Nam truyền), tịnh độ, kim cang thừa… Nếu như qúy thầy, qúy học giả uyên thâm, hiểu biết sâu nội dung cũng như những biểu tượng của Phật giáo thì những Phật tử sơ cơ như chúng mình thì hiểu biết cạn cợt, thậm chí không biết hoặc là biết một cách mơ hồ, sai lệch. Thực tế có nhiều Phật tử sơ cơ chúng mình hiểu về đạo rất cạn, những giáo lý căn bản cũng không nắm được, tuy cũng xưng là Phật tử, cũng đi chùa nhưng chỉ biết xì sụp lễ lạy, bỏ chút tiền vào thùng phước sương, cầu xin này nọ, nhờ thầy cầu an, cầu siêu… hiểu đạo chỉ nhiêu đó thì oan cho Phật quá. Đó là nội dung đạo, còn những biểu tượng trong nhà phật cũng chẳng biết ý nghĩa là gì. Đức Phật đã từng nói:” Tin ta mà không hiểu ta tức là phỉ báng ta”. Bài viết này không dám đề cập đến nội dung giáo lý, chỉ xin trình bày sơ lược chút ít ý nghĩa của những biểu tượng trong đạo Phật.

 Trong các biểu tượng của đạo Phật, hoa sen có lẽ là một biểu tượng thông dụng nhất, sử dụng nhiều nhất. Hầu hết các pho tượng hay tranh vẽ về Phật, Bồ Tát đều ở tư thế ngồi hoặc đứng trên bông sen. Tại sao laị là bông sen mà không phải là một loại hoa nào khác? Hoa sen là loài hoa phổ biếnẤn Độ cũng như nhiều nước châu Á khác. Hoa sen mọc trong bùn lầy nhưng không dính bùn, hoa sen vượt lên trên bùn lầy để nở và toả hưong. Việc tạo tác hình tượng Phật và Bồ Tát đứng hay ngồi trên hoa sen là ngụ ý Phật và Bồ Tát cũng như hoa sen vậy. Vượt lên trên vũng bùn ngũ dục, không dính, không nhiễm, từ vũng bùn ngũ dục mà vươn lên để trở thành bậc chánh đẳng chánh giác. Hoa sen nở ra là có hạt ngay trong liên bồng, bởi thế ngụ ý  là nhân quả đồng thời, nhân quả không tách rời được.  Hình tượng đức Phật sơ sinh bước bảy bước trên hoa sen quả là một hình tượng đẹp, ý nghĩa sâu xa, hiếm có một hình tượng nào của thế gian có thể hay hơn, nhiều ý nghĩa hơn. Bảy hoa sen tượng trưng cho thất chúng, cũng có thể hiểu là ba thời và bốn phương, điều ấy muốn thể hiện Phật có khắp đông, tây, nam, bắc và có ở cả quá khứ, hiện tại, vị lai. Khi đức Thế Tôn giơ cành hoa sen lên, pháp hội thánh chúng ngơ ngác không hiểu gì, chỉ có mỗi ngài Ca Diếp thoáng cười mỉn và đức Phật truyền trao phó chúc cho ngài. Hoa sen lúc này tượng trưng cho chánh pháp nhãn tạng của Như Lai. Ngài Ca Diếp hiểu được ẩn ý của Phật nên được phó chúc là thế. Hoa sen được dùng trang trí sâu rộng trong đạo Phật, trong nghệ thuật Phật giáo…

 Chúng ta thường thấy tôn tượng hay tranh vẽ đức bổn sư Thích Ca mâu Ni thường ngồi dưới cội bồ đề, thật sự chẳng có cây nào là cây bồ đề cả. Sa môn Cù Đàm ngồi thiền suốt bốn mươi chín ngày cho đến thành chánh đẳng chánh giác, cái cội cây ấy cũng nhờ thế mà được gọi là cây bồ đề. Bồ đề là tiếng Phạn, có nghĩa là giác ngộ. Hữu tình chúng sanh mới có thể giác ngộ, vô tình chúng sanh không thể. Một khi chánh báo chuyển thì y báo chuyển theo, chánh báo là chính con người ấy, hữu tình chúng sanh ấy, y báohoàn cảnh nhân sự, vật chất chung quanh. Đức Phật là một hữu tình chúng sanh đã giác ngộ, nhờ đó mà cái cội cây ấy được gọi theo là bồ đề.

 Cụm từ “ Sư tử hống”, “ toà sư tử” thường lập đi lập laị trong kinh điển cũng như trong lời nói hàng ngày nơi cửa Phật. Sư tử là vua trong loài thú, một khi nó rống lên thì chim muông thú rừng kinh sợ mà im lặng và không dám cử động. Đức Phật thuyết pháp được ví như sư tử hống. Phật thuyết pháp làm cho trời người ba cõi hoan hỷ nhưng ma vươngngoại đạo phải kinh sợ, không dám tự tung tự tác. Lời thuyết phápsư tử hống, chỗ Phật ngồi là toà sư tử

 Biểu tượng chữ vạn thường thấy trên ngực các pho tượng Phật, được dùng trang trí trên nóc điện, cổng, ô gió và rất nhiều nơi trong chùa chiền, đền tháp, kinh sách… Chữ vạn có ý nghĩacát tường, thanh tịnh, tròn đầy công đức… là một trong ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp của đức Phật. Trong kinh tạng Pali của Phật giáo nguyên thủy thì không có đề cập đến chữ vạn. Chữ vạn vốn là chữ Swaskati (Phạn ngữ)xuất phát từ Ân Độ giáo và cũng có nhiều trong các nền văn minh Ấn- Âu. Biểu tượng chữ vạn ở Việt Nam hay các nước châu Á khác thì không có vấn đề gì, nhưng khi sử dụng chữ vạn ở Âu - Mỹ thì cần tế nhị một chút, đã từng xảy ra sự xô xát giữa sinh viên Phật tử Thái và sinh viên Do Thái. Nhiều người Âu - Mỹ - Do Thái không biết cái ý nghĩa của chữ vạn Swaskati, họ lầm lẫn với biểu tượng thập ngoặc của Đức Quốc Xã

 Lá cờ Phật giáo xuất hiện khá muộn so với quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo. Lần đầu tiên xuất hiện ở Colombo ( Sri Lanka) năm 1885. Sau đó ông Henry Steel Olcott, là đaị ý hải quân Mỹ, ông đến Tích Lan để nghiên cứu Phật học và đã đề xuất thay đổi và cho ra lá cờ ngũ sắcchúng ta thấy hiện nay. Tại đaị hội Phật giáo quốc tế năm 1950 ở Tích Lan đã công nhận  lá cờ ngũ sắc làm cờ chung cho Phật giáo quốc tế. Năm màu của lá cờ tượng trưng cho ngũ căn, ngũ lực ( Phật giáo Nhật thì quan niệm năm màu ấy tượng cho ngũ trí Như Lai). Màu trắng là tín, màu đỏ là tấn, màu vàng là niệm, màu xanh là định, màu cam là huệ. Giải màu hỗn hợp thì tượng trưng cho sự đoàn kết và thống nhất của Phật giáo toàn thế giới.

 Trong Phật giáo thường dùng hình tượng sư tử hay voi để trang trí, voi và sư tử cũng là biểu tượng thông dụng. Bà Ma gia phu nhân nằm mơ thấy voi trắng sáu ngà từ cung trời Đâu Suất đi xuống và vào hông phải của bà. Đó là điềm báo sanh thanh nhân, sáu ngà voi trắng tượng trưng cho lục độ ba la mật vậy. Tượng Bồ tát Phổ Hiển cỡi voi, bồ tát Văn Thù cỡi sư tử. Ấy là biểu trưng của nghệ thuật, thật sự các ngài chẳng cỡi voi hay sư tử chi cả. Voi to lớn vững vàng, trầm tĩnh, từng bước đi chắc chắn… tượng trưng cho đaị định. Sư tử vô cùng oai phong dõng mãnh, một khi nó cất tiếng rống thì muôn loài im bặt, sư tử tượng trưng cho sự tinh tấn dõng mãnh vậy. Tượng ngài Phổ Hiền cỡi voi nhằm thể hiện sự đaị định, đức hạnh. Tượng ngài Văn Thù cỡi sư tử  cầm thanh gươm trí huệ tượng trưng cho sự dũng mãnhtinh tấn, dùng trí huệ để phá phiền não vô minh.

 Phật tử chúng ta dù là theo Bắc Truyền hay Nam truyền cũng đều quen thuộc với hình ảnh đức Quán Thế Âm bồ tát cầm nhành dương liễu rưới nước cam lộ. Phật tử các nước Việt, Trung, Hàn, Nhật đều cung kính và xem đức Quán Thế Âm như mẹ hiền, dùng nhành dương liễu rưới nước cam lộ để dập tắt lửa phiền não, để cứu khổ ban vui. Nhành dương liễu có ý nghĩa nhẫn nhục, uyển chuyển. Bình Cam lộ còn gọi là tịnh bình tượng trưng cho sự thanh tịnh giới đức, nguồn an lạc vô biên, lòng từ vô hạn. Cũng có người đọc kinh và sanh thắc mắc:” Rốt cuộc bồ tát Quán Thế Âm là nam hay nữ?”. Bồ tát vốn vô tướng, không có một tướng nhất định, tùy tâm niệm chúng sanhhiện tướng. Ta có thể thấy Quán Thế Âm bồ tát có bốn tay, sáu tay, tám tay, ngàn mắt ngàn tay… Đó đều là ý nghĩa biểu trưng, các cánh tay trượng trưng cho năng lực, hành động, không gì mà không thể. Các con mắt tượng trưng cho sự soi xét thấu đáo những nỗi phiền não khổ đau của chúng sanh. Vô tri vô sở bất tri, vô năng vô sở bất năng

 Phật giáo Nam truyền ở Campuchia, Lào, Tháiland, Myanmar, miền Tây Nam bộ Việt Nam, Champa xưa… thuờng tạc tượng hay vẽ tranh đức Phật ngồi trong lòng rắn thần Naga, những cái đầu của nó vươn cao và xoè ra như cái lọng để che mưa nắng cho đức Phật. Theo truyền thuyết thì Naga đã che chở mưa nắng giông tố cho đức Phật trong bốn mươi chín ngày thiền định dưới cội cây. Rắn thần Naga và chim thần Garuda vốn là anh em cùng cha khác mẹ trong sử thi Mahabharata. Ban đầu rắn thần Naga  được sử dụng trong Hindu giáo nhưng dần dần được dùng trong Phật giáo như là vị thần hộ pháp.

 Nếu hoa senbiểu tượng được sử dụng nhiều nhất trong Phật giáo thì bánh xe pháp có lẽ là đứng hàng thứ hai. Tuy là hàng thứ hai nhưng ý nghĩa còn quan trọng hơn biểu tượng hoa sen. Bánh xe pháp là tượng trưng cho giáo pháp của Thế Tôn. Bánh xe pháp được in trên kinh sách, tạc vào tường, bệ thờ, trên mái chùa… Bánh xe pháp tượng trưng cho sự thường chuyển của Phật pháp. Phật pháp cũng như muôn sự vật, sự việc của sơn hà đaị địa phải luôn luôn chuyển, chuyển là động, là sanh; không chuyển thì là hoaị, là chết. Phật pháp thượng trụ khắp mười phương ba đời, luôn chuyển khắp ba cõi. Bánh xe pháp có thể có tám căm, mười hai căm hoặc ngàn căm… Bánh xe pháp tượng trưng cho tứ thánh đế, bát thánh đạo…Người Tây Tạng, Nepal chế ra luân xa cầm tay, họ xoay không ngừng dù là tụng kinh, niệm chú, hành thiền, kể cả nghỉ ngơi… luân xa cầm tay quay không ngừng để cho Phật pháp thường chuyển, để lời kinh, lời cầu nguyện tỏa ra trong trời đất. Bánh xe pháp tượng trưng cho giáo lý của Phật đà, có công năng đưa người từ mê đến giác, từ vô minh đến quang minh, từ địa ngục đến niết bàn… laị bánh xe pháp có thể nghiền nát mê lầm, phiền não. Bánh xe pháp luôn tiến về trước…Hình tượng bánh xe pháp có rất sớm, cụ thể trên những phế tích từ thời vua Asoka đã có. Ngày nay bánh xe pháp được trân trọng trên lá cờ của nước Ấn Độ

 Trong các món pháp khí của Phật giáo, cây tích trượng thường được các thiền sư sử dụng, vừa là cây gậy vừa là vật giúp khai ngộ cho không ít trường hợp. Thiền sử kể thiền sư Lâm Tế thường dùng gậy với những chiêu: đả, hát, bổng đã khai ngộ cho nhiều đệ tửhành giả. Cây tích trượng có ba bộ phận và mười hai cái khoen ( tượng trưng cho thập nhị nhân duyên). Những nhà sư khất thực dùng nó để đi đường, những cái khoen phát tiếng kêu làm cho súc sanh dưới đất biết mà tránh khỏi bước chân của các nhà sư, laị cũng để báo cho đàn na tín thí biết có nhà sư đến khất thực ở trước nhà mình. Tích trượng có tiếng Phạn là Khakhala, nghĩa là gậy đức hạnhtrí tuệ, có thể làm vơi phiền não, làm cho sáng suốt, hết khổ đau. Tích trượng còn là biểu tượng cho cho năng lực sức mạnh của chánh pháp. Hình tượng ngài Địa Tạng bồ tát dùng tích trượng để mở địa ngục, phá địa ngục. Cầm tích trượng còn biểu thị chánh pháp phải hiểu tường tận thấu đáo, phải thực hành đúng như lời Phật dạy. Địa Tạng là đất tâm, dùng tích trượngsức mạnh chánh pháp để mở cửa địa ngục cũng chính là khai mở cái tâm vọng, cái tâm mê mờ, cái vô minh. Các vị hoà thượng dùng tích trượng để tăng thêm phần oai nghi mỗi khi thượng đường, laị dùng để dẫn vong trong các đám tang giúp tăng thêm tín tâm, an tâm của tín đồ…

 Bình bátvật dụng không thể thiếu đối với các tu sĩ Nam tông, nguyên thủy hay phái khất sĩ. Bình bát dùng thâu nhận thức ăn cúng dường của tín thí, có thể xem như ruộng phước cho mọi người, vừa là cơ duyên để giáo hoá… Bình bát nêu gương sống phạm hạnh, tam y nhất bát, đoạn trừ kiêu căngngã mạn, tránh xa hai thái cực hưởng thụ và khổ hạnh, đoạn trừ lòng tham tích chứa cất giữ…

 Phướn là một loại cờ, may bằng gấm, vải… có thể năm màu, trên ấy thêu tên Phật hay bồ tát, cũng có thể là câu thần chú hay câu kinh… treo phướn tượng trưng cho sự oai nghiêm của đức Phật, có nhiều tích giải thích khác nhau nhưng điều ấy không quan trọng, chính yếu là mình nhìn cờ phướn thì tín tâm tăng trưởng, lòng cung kính cũng rất mực, nhìn thấy phướn trong chánh điện như nhìn thấy Phật. Ngoài sân thì chỉ treo phướn vào những ngày lễ lớn, những sự kiện trong Phật giáo…Liên quan đến lá phướn, có một giai thoại thật hay. Năm ấy khi lục tổ Huệ Năng đến chùa Pháp Tính của ngài Ấn Tông, Huệ Năng ( lúc này vẫn còn thân phận cư sĩ ) vô tình chứng kiến hai vị tăng đang bàn cãi: “phướn động hay gió động”, ngài bảo:” Chẳng phải phướn động, cũng chẳng phải gió động mà tâm nhân giả động”. Giai thoại này trở thành một điển tích hay và đầy ý nghĩa trong thiền sử Bắc tông.

 Tràng thì may bằng vải, hình dạng giống như cái ống gió. Ngày xưa khi khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, việc thông báo truyền tin vô cùng hạn hẹp. Mỗi khi có pháp hội thì nhà chùa hay đạo tràng sẽ kéo tràng lên, ý nghĩacho biết ở đó sẽ có pháp hội hoặc có những sự kiện gì đấy trong đạo tràng…

Những biểu tượng trong đạo phật còn nhiều lắm,  những ý nghĩa hay ẩn ý cũng rất nhiều, có lẽ dành cho bài viết sau. Giờ xin nói thêm chút ít về ý nghĩa của việc dâng hương đăng hoa quả cúng dường. Việc dâng hoa quả là thể hiện tâm thành của mình, không phải dâng để Phật, bồ tát hưởng. Chư Phật cần gì đến hoa quả, hoa là tượng trưng cho nhân, quả là cái quả, nhân nào thì quả nấy, gieo nhân sẽ gặt quả. Hương, trầm là tượng trưng cho ngũ phần hương: giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến…Ngọn đèn tượng trưng cho quang minh, ánh sánh, trí huệ… dùng trí huệ phá vô minh, dùng trí huệ để phá mê mờ phiền não. Đạo Phật là đạo của trí huệ, không dụng cảm tình hay sự mơ hồ mê tín. Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, ai ăn nấy no, ai uống thuốc người ấy hết bệnh…

Tóm laị việc dâng hương đăng hoa quả là biểu hiện lòng thành kính, là lễ nghi, là xưng dương, là thực hiện các pháp lành…Mình phải hiểu chút chút thì mình mới có thể tu học Phật. Tu mà không học là đi mà không biết đi đâu, đi như thế nào và sẽ về đâu.Học mà không tu thì chỉ như cái đãy sách, miệng nói thao thao mà chẳng chịu đi, bệnh cũng chẳng hết. Mình đọc kinh sách, niệm Phật, ngồi thiền… để ba nghiệp thanh tịnh, để hiểu nghĩa lý kinh sách và lời Phật dạy, để phân biệt chánh tà. Đạo Phật có mặt ở thế gian này đã hai mươi lăm thế kỷ rồi, tuy có lúc thịnh suy. Đạo Phật truyền đến đâu thì thích ứng với văn hoá địa phương và căn cơ của cư dân ở đấy. Cứ đến mỗi địa phương với nền văn hoá khác nhau thì laị bổ sung thêm những sắc thái mới, có thêm biểu tượng mới. Tuy nhiên cái cốt lõi của đạo Phật thì không thay đổi, cho dù đó là dòng Bắc truyền, Nam truyền, nguyên thủy hay mật tông… Đạo Phật vẫn duy nhất một vị giải thoát, một mục đích duy nhất thức tỉnhgiác ngộ chúng sanh. Hai mươi lăm thế kỷ quả là dài so với một đời người nhưng chẳng là bao so với dòng thời gian vô thủy vô chung. Giáo pháp của Thế Tôn vẫn tồn tại cho đến khi có một vị Phật khác ra đời. Pháp Phật vẫn thường chuyển suốt quá khứ, hiện tạivị lai, vẫn thường chuyển trong khắp mười phương hư không.

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 11/2020

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1344)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1314)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1362)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1327)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1280)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1487)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1555)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1602)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1488)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1436)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1238)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1376)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1344)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1435)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1453)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1532)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1384)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1494)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1398)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1354)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1429)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1369)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1547)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1799)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1488)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1789)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1382)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1296)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1523)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1372)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1440)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1600)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1814)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1837)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1647)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1839)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1538)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1496)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 2021)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1612)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1547)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1488)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1466)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1544)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1405)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1687)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1664)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1525)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant