Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ý Nghĩa Của Những Biểu Tượng Trong Đạo Phật

11 Tháng Mười Hai 202018:06(Xem: 4045)
Ý Nghĩa Của Những Biểu Tượng Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Của Những Biểu Tượng Trong Đạo Phật  

Tiểu Lục Thần Phong

giac ngo

 

Đạo Phật đồng hành với dân tộc đã hơn hai ngàn năm nay. Người Việt tiếp xúc với đạo Phật hầu như đủ các trường phái, pháp môn: Bắc tông, Nam tông, nguyên thủy, mật tông. Trong các tông ấy laị chia chi li hơn nữa như: thiền tông ( của cả Bắc lẫn Nam truyền), tịnh độ, kim cang thừa… Nếu như qúy thầy, qúy học giả uyên thâm, hiểu biết sâu nội dung cũng như những biểu tượng của Phật giáo thì những Phật tử sơ cơ như chúng mình thì hiểu biết cạn cợt, thậm chí không biết hoặc là biết một cách mơ hồ, sai lệch. Thực tế có nhiều Phật tử sơ cơ chúng mình hiểu về đạo rất cạn, những giáo lý căn bản cũng không nắm được, tuy cũng xưng là Phật tử, cũng đi chùa nhưng chỉ biết xì sụp lễ lạy, bỏ chút tiền vào thùng phước sương, cầu xin này nọ, nhờ thầy cầu an, cầu siêu… hiểu đạo chỉ nhiêu đó thì oan cho Phật quá. Đó là nội dung đạo, còn những biểu tượng trong nhà phật cũng chẳng biết ý nghĩa là gì. Đức Phật đã từng nói:” Tin ta mà không hiểu ta tức là phỉ báng ta”. Bài viết này không dám đề cập đến nội dung giáo lý, chỉ xin trình bày sơ lược chút ít ý nghĩa của những biểu tượng trong đạo Phật.

 Trong các biểu tượng của đạo Phật, hoa sen có lẽ là một biểu tượng thông dụng nhất, sử dụng nhiều nhất. Hầu hết các pho tượng hay tranh vẽ về Phật, Bồ Tát đều ở tư thế ngồi hoặc đứng trên bông sen. Tại sao laị là bông sen mà không phải là một loại hoa nào khác? Hoa sen là loài hoa phổ biếnẤn Độ cũng như nhiều nước châu Á khác. Hoa sen mọc trong bùn lầy nhưng không dính bùn, hoa sen vượt lên trên bùn lầy để nở và toả hưong. Việc tạo tác hình tượng Phật và Bồ Tát đứng hay ngồi trên hoa sen là ngụ ý Phật và Bồ Tát cũng như hoa sen vậy. Vượt lên trên vũng bùn ngũ dục, không dính, không nhiễm, từ vũng bùn ngũ dục mà vươn lên để trở thành bậc chánh đẳng chánh giác. Hoa sen nở ra là có hạt ngay trong liên bồng, bởi thế ngụ ý  là nhân quả đồng thời, nhân quả không tách rời được.  Hình tượng đức Phật sơ sinh bước bảy bước trên hoa sen quả là một hình tượng đẹp, ý nghĩa sâu xa, hiếm có một hình tượng nào của thế gian có thể hay hơn, nhiều ý nghĩa hơn. Bảy hoa sen tượng trưng cho thất chúng, cũng có thể hiểu là ba thời và bốn phương, điều ấy muốn thể hiện Phật có khắp đông, tây, nam, bắc và có ở cả quá khứ, hiện tại, vị lai. Khi đức Thế Tôn giơ cành hoa sen lên, pháp hội thánh chúng ngơ ngác không hiểu gì, chỉ có mỗi ngài Ca Diếp thoáng cười mỉn và đức Phật truyền trao phó chúc cho ngài. Hoa sen lúc này tượng trưng cho chánh pháp nhãn tạng của Như Lai. Ngài Ca Diếp hiểu được ẩn ý của Phật nên được phó chúc là thế. Hoa sen được dùng trang trí sâu rộng trong đạo Phật, trong nghệ thuật Phật giáo…

 Chúng ta thường thấy tôn tượng hay tranh vẽ đức bổn sư Thích Ca mâu Ni thường ngồi dưới cội bồ đề, thật sự chẳng có cây nào là cây bồ đề cả. Sa môn Cù Đàm ngồi thiền suốt bốn mươi chín ngày cho đến thành chánh đẳng chánh giác, cái cội cây ấy cũng nhờ thế mà được gọi là cây bồ đề. Bồ đề là tiếng Phạn, có nghĩa là giác ngộ. Hữu tình chúng sanh mới có thể giác ngộ, vô tình chúng sanh không thể. Một khi chánh báo chuyển thì y báo chuyển theo, chánh báo là chính con người ấy, hữu tình chúng sanh ấy, y báohoàn cảnh nhân sự, vật chất chung quanh. Đức Phật là một hữu tình chúng sanh đã giác ngộ, nhờ đó mà cái cội cây ấy được gọi theo là bồ đề.

 Cụm từ “ Sư tử hống”, “ toà sư tử” thường lập đi lập laị trong kinh điển cũng như trong lời nói hàng ngày nơi cửa Phật. Sư tử là vua trong loài thú, một khi nó rống lên thì chim muông thú rừng kinh sợ mà im lặng và không dám cử động. Đức Phật thuyết pháp được ví như sư tử hống. Phật thuyết pháp làm cho trời người ba cõi hoan hỷ nhưng ma vươngngoại đạo phải kinh sợ, không dám tự tung tự tác. Lời thuyết phápsư tử hống, chỗ Phật ngồi là toà sư tử

 Biểu tượng chữ vạn thường thấy trên ngực các pho tượng Phật, được dùng trang trí trên nóc điện, cổng, ô gió và rất nhiều nơi trong chùa chiền, đền tháp, kinh sách… Chữ vạn có ý nghĩacát tường, thanh tịnh, tròn đầy công đức… là một trong ba mươi hai tướng tốt tám mươi vẻ đẹp của đức Phật. Trong kinh tạng Pali của Phật giáo nguyên thủy thì không có đề cập đến chữ vạn. Chữ vạn vốn là chữ Swaskati (Phạn ngữ)xuất phát từ Ân Độ giáo và cũng có nhiều trong các nền văn minh Ấn- Âu. Biểu tượng chữ vạn ở Việt Nam hay các nước châu Á khác thì không có vấn đề gì, nhưng khi sử dụng chữ vạn ở Âu - Mỹ thì cần tế nhị một chút, đã từng xảy ra sự xô xát giữa sinh viên Phật tử Thái và sinh viên Do Thái. Nhiều người Âu - Mỹ - Do Thái không biết cái ý nghĩa của chữ vạn Swaskati, họ lầm lẫn với biểu tượng thập ngoặc của Đức Quốc Xã

 Lá cờ Phật giáo xuất hiện khá muộn so với quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo. Lần đầu tiên xuất hiện ở Colombo ( Sri Lanka) năm 1885. Sau đó ông Henry Steel Olcott, là đaị ý hải quân Mỹ, ông đến Tích Lan để nghiên cứu Phật học và đã đề xuất thay đổi và cho ra lá cờ ngũ sắcchúng ta thấy hiện nay. Tại đaị hội Phật giáo quốc tế năm 1950 ở Tích Lan đã công nhận  lá cờ ngũ sắc làm cờ chung cho Phật giáo quốc tế. Năm màu của lá cờ tượng trưng cho ngũ căn, ngũ lực ( Phật giáo Nhật thì quan niệm năm màu ấy tượng cho ngũ trí Như Lai). Màu trắng là tín, màu đỏ là tấn, màu vàng là niệm, màu xanh là định, màu cam là huệ. Giải màu hỗn hợp thì tượng trưng cho sự đoàn kết và thống nhất của Phật giáo toàn thế giới.

 Trong Phật giáo thường dùng hình tượng sư tử hay voi để trang trí, voi và sư tử cũng là biểu tượng thông dụng. Bà Ma gia phu nhân nằm mơ thấy voi trắng sáu ngà từ cung trời Đâu Suất đi xuống và vào hông phải của bà. Đó là điềm báo sanh thanh nhân, sáu ngà voi trắng tượng trưng cho lục độ ba la mật vậy. Tượng Bồ tát Phổ Hiển cỡi voi, bồ tát Văn Thù cỡi sư tử. Ấy là biểu trưng của nghệ thuật, thật sự các ngài chẳng cỡi voi hay sư tử chi cả. Voi to lớn vững vàng, trầm tĩnh, từng bước đi chắc chắn… tượng trưng cho đaị định. Sư tử vô cùng oai phong dõng mãnh, một khi nó cất tiếng rống thì muôn loài im bặt, sư tử tượng trưng cho sự tinh tấn dõng mãnh vậy. Tượng ngài Phổ Hiền cỡi voi nhằm thể hiện sự đaị định, đức hạnh. Tượng ngài Văn Thù cỡi sư tử  cầm thanh gươm trí huệ tượng trưng cho sự dũng mãnhtinh tấn, dùng trí huệ để phá phiền não vô minh.

 Phật tử chúng ta dù là theo Bắc Truyền hay Nam truyền cũng đều quen thuộc với hình ảnh đức Quán Thế Âm bồ tát cầm nhành dương liễu rưới nước cam lộ. Phật tử các nước Việt, Trung, Hàn, Nhật đều cung kính và xem đức Quán Thế Âm như mẹ hiền, dùng nhành dương liễu rưới nước cam lộ để dập tắt lửa phiền não, để cứu khổ ban vui. Nhành dương liễu có ý nghĩa nhẫn nhục, uyển chuyển. Bình Cam lộ còn gọi là tịnh bình tượng trưng cho sự thanh tịnh giới đức, nguồn an lạc vô biên, lòng từ vô hạn. Cũng có người đọc kinh và sanh thắc mắc:” Rốt cuộc bồ tát Quán Thế Âm là nam hay nữ?”. Bồ tát vốn vô tướng, không có một tướng nhất định, tùy tâm niệm chúng sanhhiện tướng. Ta có thể thấy Quán Thế Âm bồ tát có bốn tay, sáu tay, tám tay, ngàn mắt ngàn tay… Đó đều là ý nghĩa biểu trưng, các cánh tay trượng trưng cho năng lực, hành động, không gì mà không thể. Các con mắt tượng trưng cho sự soi xét thấu đáo những nỗi phiền não khổ đau của chúng sanh. Vô tri vô sở bất tri, vô năng vô sở bất năng

 Phật giáo Nam truyền ở Campuchia, Lào, Tháiland, Myanmar, miền Tây Nam bộ Việt Nam, Champa xưa… thuờng tạc tượng hay vẽ tranh đức Phật ngồi trong lòng rắn thần Naga, những cái đầu của nó vươn cao và xoè ra như cái lọng để che mưa nắng cho đức Phật. Theo truyền thuyết thì Naga đã che chở mưa nắng giông tố cho đức Phật trong bốn mươi chín ngày thiền định dưới cội cây. Rắn thần Naga và chim thần Garuda vốn là anh em cùng cha khác mẹ trong sử thi Mahabharata. Ban đầu rắn thần Naga  được sử dụng trong Hindu giáo nhưng dần dần được dùng trong Phật giáo như là vị thần hộ pháp.

 Nếu hoa senbiểu tượng được sử dụng nhiều nhất trong Phật giáo thì bánh xe pháp có lẽ là đứng hàng thứ hai. Tuy là hàng thứ hai nhưng ý nghĩa còn quan trọng hơn biểu tượng hoa sen. Bánh xe pháp là tượng trưng cho giáo pháp của Thế Tôn. Bánh xe pháp được in trên kinh sách, tạc vào tường, bệ thờ, trên mái chùa… Bánh xe pháp tượng trưng cho sự thường chuyển của Phật pháp. Phật pháp cũng như muôn sự vật, sự việc của sơn hà đaị địa phải luôn luôn chuyển, chuyển là động, là sanh; không chuyển thì là hoaị, là chết. Phật pháp thượng trụ khắp mười phương ba đời, luôn chuyển khắp ba cõi. Bánh xe pháp có thể có tám căm, mười hai căm hoặc ngàn căm… Bánh xe pháp tượng trưng cho tứ thánh đế, bát thánh đạo…Người Tây Tạng, Nepal chế ra luân xa cầm tay, họ xoay không ngừng dù là tụng kinh, niệm chú, hành thiền, kể cả nghỉ ngơi… luân xa cầm tay quay không ngừng để cho Phật pháp thường chuyển, để lời kinh, lời cầu nguyện tỏa ra trong trời đất. Bánh xe pháp tượng trưng cho giáo lý của Phật đà, có công năng đưa người từ mê đến giác, từ vô minh đến quang minh, từ địa ngục đến niết bàn… laị bánh xe pháp có thể nghiền nát mê lầm, phiền não. Bánh xe pháp luôn tiến về trước…Hình tượng bánh xe pháp có rất sớm, cụ thể trên những phế tích từ thời vua Asoka đã có. Ngày nay bánh xe pháp được trân trọng trên lá cờ của nước Ấn Độ

 Trong các món pháp khí của Phật giáo, cây tích trượng thường được các thiền sư sử dụng, vừa là cây gậy vừa là vật giúp khai ngộ cho không ít trường hợp. Thiền sử kể thiền sư Lâm Tế thường dùng gậy với những chiêu: đả, hát, bổng đã khai ngộ cho nhiều đệ tửhành giả. Cây tích trượng có ba bộ phận và mười hai cái khoen ( tượng trưng cho thập nhị nhân duyên). Những nhà sư khất thực dùng nó để đi đường, những cái khoen phát tiếng kêu làm cho súc sanh dưới đất biết mà tránh khỏi bước chân của các nhà sư, laị cũng để báo cho đàn na tín thí biết có nhà sư đến khất thực ở trước nhà mình. Tích trượng có tiếng Phạn là Khakhala, nghĩa là gậy đức hạnhtrí tuệ, có thể làm vơi phiền não, làm cho sáng suốt, hết khổ đau. Tích trượng còn là biểu tượng cho cho năng lực sức mạnh của chánh pháp. Hình tượng ngài Địa Tạng bồ tát dùng tích trượng để mở địa ngục, phá địa ngục. Cầm tích trượng còn biểu thị chánh pháp phải hiểu tường tận thấu đáo, phải thực hành đúng như lời Phật dạy. Địa Tạng là đất tâm, dùng tích trượngsức mạnh chánh pháp để mở cửa địa ngục cũng chính là khai mở cái tâm vọng, cái tâm mê mờ, cái vô minh. Các vị hoà thượng dùng tích trượng để tăng thêm phần oai nghi mỗi khi thượng đường, laị dùng để dẫn vong trong các đám tang giúp tăng thêm tín tâm, an tâm của tín đồ…

 Bình bátvật dụng không thể thiếu đối với các tu sĩ Nam tông, nguyên thủy hay phái khất sĩ. Bình bát dùng thâu nhận thức ăn cúng dường của tín thí, có thể xem như ruộng phước cho mọi người, vừa là cơ duyên để giáo hoá… Bình bát nêu gương sống phạm hạnh, tam y nhất bát, đoạn trừ kiêu căngngã mạn, tránh xa hai thái cực hưởng thụ và khổ hạnh, đoạn trừ lòng tham tích chứa cất giữ…

 Phướn là một loại cờ, may bằng gấm, vải… có thể năm màu, trên ấy thêu tên Phật hay bồ tát, cũng có thể là câu thần chú hay câu kinh… treo phướn tượng trưng cho sự oai nghiêm của đức Phật, có nhiều tích giải thích khác nhau nhưng điều ấy không quan trọng, chính yếu là mình nhìn cờ phướn thì tín tâm tăng trưởng, lòng cung kính cũng rất mực, nhìn thấy phướn trong chánh điện như nhìn thấy Phật. Ngoài sân thì chỉ treo phướn vào những ngày lễ lớn, những sự kiện trong Phật giáo…Liên quan đến lá phướn, có một giai thoại thật hay. Năm ấy khi lục tổ Huệ Năng đến chùa Pháp Tính của ngài Ấn Tông, Huệ Năng ( lúc này vẫn còn thân phận cư sĩ ) vô tình chứng kiến hai vị tăng đang bàn cãi: “phướn động hay gió động”, ngài bảo:” Chẳng phải phướn động, cũng chẳng phải gió động mà tâm nhân giả động”. Giai thoại này trở thành một điển tích hay và đầy ý nghĩa trong thiền sử Bắc tông.

 Tràng thì may bằng vải, hình dạng giống như cái ống gió. Ngày xưa khi khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, việc thông báo truyền tin vô cùng hạn hẹp. Mỗi khi có pháp hội thì nhà chùa hay đạo tràng sẽ kéo tràng lên, ý nghĩacho biết ở đó sẽ có pháp hội hoặc có những sự kiện gì đấy trong đạo tràng…

Những biểu tượng trong đạo phật còn nhiều lắm,  những ý nghĩa hay ẩn ý cũng rất nhiều, có lẽ dành cho bài viết sau. Giờ xin nói thêm chút ít về ý nghĩa của việc dâng hương đăng hoa quả cúng dường. Việc dâng hoa quả là thể hiện tâm thành của mình, không phải dâng để Phật, bồ tát hưởng. Chư Phật cần gì đến hoa quả, hoa là tượng trưng cho nhân, quả là cái quả, nhân nào thì quả nấy, gieo nhân sẽ gặt quả. Hương, trầm là tượng trưng cho ngũ phần hương: giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến…Ngọn đèn tượng trưng cho quang minh, ánh sánh, trí huệ… dùng trí huệ phá vô minh, dùng trí huệ để phá mê mờ phiền não. Đạo Phật là đạo của trí huệ, không dụng cảm tình hay sự mơ hồ mê tín. Ông tu ông đắc, bà tu bà đắc, ai ăn nấy no, ai uống thuốc người ấy hết bệnh…

Tóm laị việc dâng hương đăng hoa quả là biểu hiện lòng thành kính, là lễ nghi, là xưng dương, là thực hiện các pháp lành…Mình phải hiểu chút chút thì mình mới có thể tu học Phật. Tu mà không học là đi mà không biết đi đâu, đi như thế nào và sẽ về đâu.Học mà không tu thì chỉ như cái đãy sách, miệng nói thao thao mà chẳng chịu đi, bệnh cũng chẳng hết. Mình đọc kinh sách, niệm Phật, ngồi thiền… để ba nghiệp thanh tịnh, để hiểu nghĩa lý kinh sách và lời Phật dạy, để phân biệt chánh tà. Đạo Phật có mặt ở thế gian này đã hai mươi lăm thế kỷ rồi, tuy có lúc thịnh suy. Đạo Phật truyền đến đâu thì thích ứng với văn hoá địa phương và căn cơ của cư dân ở đấy. Cứ đến mỗi địa phương với nền văn hoá khác nhau thì laị bổ sung thêm những sắc thái mới, có thêm biểu tượng mới. Tuy nhiên cái cốt lõi của đạo Phật thì không thay đổi, cho dù đó là dòng Bắc truyền, Nam truyền, nguyên thủy hay mật tông… Đạo Phật vẫn duy nhất một vị giải thoát, một mục đích duy nhất thức tỉnhgiác ngộ chúng sanh. Hai mươi lăm thế kỷ quả là dài so với một đời người nhưng chẳng là bao so với dòng thời gian vô thủy vô chung. Giáo pháp của Thế Tôn vẫn tồn tại cho đến khi có một vị Phật khác ra đời. Pháp Phật vẫn thường chuyển suốt quá khứ, hiện tạivị lai, vẫn thường chuyển trong khắp mười phương hư không.

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 11/2020

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1295)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1580)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2080)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1834)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1201)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1381)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1372)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1660)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1439)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1305)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1448)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1385)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1699)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1404)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1354)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1369)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1448)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1627)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1526)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1480)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1334)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1431)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1138)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1889)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1323)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1489)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2819)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1490)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1664)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1543)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1980)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1523)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1724)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1929)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2095)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1569)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2551)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1663)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1842)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1789)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1540)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2292)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1726)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1790)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1658)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2031)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2010)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2164)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1660)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1973)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant