Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thế giới trong thế kỷ 21: Nhìn qua lăng kính Phật giáo

19 Tháng Mười Hai 202017:58(Xem: 4124)
Thế giới trong thế kỷ 21: Nhìn qua lăng kính Phật giáo

Thế giới trong thế kỷ 21: Nhìn qua lăng kính Phật giáo

Dr. Lewis Lancaster – Chuyển ngữ Nguyễn Thúy Loan Ph.D.


Dr Lewis Lancaster
(Xem bản PDF có đầy đủ hình ảnh minh họa)

Bài giảng của Tiến Sĩ Lancaster tại trường Đại Học University of the West, California vào tháng 10/2020.

Tiến sĩ Lancaster, nghiên cứu Phật Giáo 60 năm, và dạy Phật Học 36 năm tại trường Đại Học nổi tiếng University of California, Berkeley. Ông là Gíao sư Thỉnh Giảng hầu hết các trường Đại Học Đông Nam Á trong đó có Viện Đại Học Vạn Hạnh trước 1975 và Học Viện Phật Giáo Việt Nam ngày nay.

Tôi muốn cảm ơn University of the West đã mời tôi đến diễn thuyết đề tài này, đặc biệt là Viện Trưởng Tạ và Đại Đức  Sirinanda cùng với Giáo sư Miroj Sakya đã đứng ra tổ chức.

Cố gắng hiểu những gì đang xảy ra trong thế giới của chúng ta là chuyện khá khó khăn, chưa nói đến việc đưa ra hướng dẫn về cách đối phó với những sự kiện lạ lùng dường như quá lớn. James Baldwin nhắc nhở chúng ta rằng "lịch sử không phải là quá khứ, nó là hiện tại".

Chúng ta đang ở trong một thời điểm quan trọng của lịch sử. Virus Corona không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể con người, nó còn làm nhiễm độc các nền kinh tế, việc sản xuất hàng hóa và giáo dục. COVID vào tháng 10 năm 2019, năm ngoái ngay trước khi bùng phát có rất ít điểm tương đồng với COVID vào tháng 10 năm 2020. Các nghiên cứu đã được công bố trong những năm trước về tương lai dường như nói về một thế giới lạ nào đó, không liên quan gì hết với thế giới chúng ta đang thấy hàng ngày. Chúng ta có rất ít ý niệm về tháng 10 năm 2021, một năm kể từ bây giờ sẽ như thế nào, không biết nó sẽ giống với tháng 10 năm 2019 hoặc 2018 hơn hay với tháng 10 năm 2020. Hay nói một cách khác, chúng ta có thể hiểu tháng 10 năm 2000 rõ hơn nhiều so với ngày này tháng 10 năm 2020.

Đại dịch đang uy hiếp cả thế giới vào thời điểm chúng ta đang phải đương đầu với nhiều vấn đề lớn của xã hội con người: sự bất bình đẳng trong việc dưới 10% dân số sở hữu trên 90% tài sản trên thế giới, hàng triệu người di cư từ các nền kinh tế kém phát triển vào các khu vực giàu có hơn, dân số tăng nhanh hơn 1.5 tỷ trong ba thập niên, tuổi thọ trung bình tăng từ 65 lên 70 trong thế kỷ mới, người trên 60 tuổi tăng gấp đôi so với năm 1990, dân số tăng không quân bình: Tỷ lệ sinh của Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản không đủ để duy trì số lượng công dân hiện tại ở các xứ này. Đồng thời, sự gia tăng quá lớn trong những khu vực châu Phi cận Sahara và khu vực Tây Âu Á đang làm thay đổi mật độ dân số và mặc dù tỷ lệ sinh thấp hơn ở một số khu vực, tổng số người trên hành tinh của chúng ta tiếp tục tăng với tốc độ nhanh.

Đây không phải là lần đầu tiên con người phải đối mặt với sự bất bình thường trong cuộc sống hàng ngày như vậy. Khi còn nhỏ, tôi đã nghe những câu chuyện về các vấn đề của đại dịch.

Mẹ tôi trong những năm cuối tuổi thiếu niên được đào tạo để trở thành một y tá vào năm 1918 khi đại dịch “Bệnh Cúm” xảy ra đã giết chết khoảng 50 triệu người. Bà nhắc các con rửa tay nhiều và không được chạm vào mắt hay mặt, lúc đó chúng tôi cho rằng phiền phức và không cần thiết phải làm. Đến bây giờ chúng tôi mới thấy một đợt bùng phát tương tự và hiểu được những lo lắng của mẹ và tất cả chúng tôi đều ước rằng mẹ còn sống để chúng tôi có thể xin lỗi bà, vì đã phản kháng lại những lời khuyên đầy kinh nghiệm của mẹ lúc đó.

Năm 1947, Albert Camus đã viết một câu chuyện hư cấu có tựa đề “Bệnh Dịch”, về một trận dịch ở một thị trấn thần thoại của Algeria, cuối cùng đã giết chết tất cả cư dân ở đây vì họ đối phó chậm chạp trong việc thay đổi những thói quen hàng ngày. Mọi người có thể nhận ra thông điệp này bởi vì họ vừa phải trải qua Thế Chiến thứ hai đã giết chết hàng triệu người và san bằng nhiều thành phố lớn. Cũng như chúng ta vẫn cố gắng hiểu rõ sự tàn phá của Thế Chiến thứ hai và tiếp tục đặt câu hỏi về có chuyện gì không ổn đã xảy ra mà xã hội có thể tự hủy hoại đến vậy, sau này người ta cũng đặt câu hỏi tương tự khi nhìn lại thời điểm hiện tại. Họ sẽ đánh giá chúng ta, đặt ra câu hỏi ai đã quản lý khủng hoảng có hiệu quả nhất. Họ cũng có thể đặt câu hỏi rằng các Phật tử đã làm gì trong thời điểm đó của lịch sử.

Phật giáo có những giáo lý có thể áp dụng được trong hoàn cảnh lịch sử khác thường của chúng ta ngày nay không? Tôi tin rằng có.

Đại dịch có lẽ đã tạo ra một bước ngoặc trong lịch sử nhân loại trên nhiều lãnh vực. Điều này khiến tôi nhớ lại câu chuyện kể về Tất Đạt Đa và bốn hình ảnh điển hình của cuộc sống mà ông đã chứng kiến trong chuyến du hành ra thăm bàng dân thiên hạ.

Cũng như chúng ta ngày nay đang bị buộc phải thừa nhận bệnh tật, đặc biệt là ở những người cao tuổi, đã đưa đến cái chết cho nhiều người, Tất Đạt Đa đã nhìn thấy một người đau khổ vì bệnh tật, những người già lom khom vì tuổi tác và yếu đuối, và buồn phiền nhất là một xác chết vây quanh bởi những người khóc lóc đưa đám. Dù rằng điều này thường được dùng là những ẩn dụ tiêu biểu cho các giai đoạn của cuộc đời, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, bệnh tật, tuổi già và cái chết là những thực tế ảnh hưởng một cách chóng mặt chưa từng có đến dân số toàn cầu. Lúc đầu, Tất Đạt Đa khi đi ngang qua những con phố đông đúc của thành phố, chắc chắn rằng những gì ông chứng kiến đang xảy ra với những người khác không liên quan gì hết tới gia đình ông, và giống như những người trong tiểu thuyết của Camus, không hoàn toàn chấp nhận những gì xảy ta trong thế giới trước mặt và những hệ quả của chúng.

May mắn thay, Tất Đạt Đa được người đánh xe ngựa nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng những gì ông đang chứng kiến là số phận chung của toàn thể loài người. Sự thật vỡ vụn trong kiến thức khi ông nhận ra những điều bất ngờ và ngoài ý muốn này của thực tế. Tôi là một người già và dù muốn hay không, tôi cũng trải qua sự suy yếu trong quá trình lão hóa, và bây giờ tôi phải đối mặt với sự thật rằng còn sống sót sau COVID là một cơ hội mong manh đối với tôi. Ba thành viên trong họ tộc tôi đã chết.

Không còn là một ẩn dụ, ba Đại Sứ Giả bệnh tật, tuổi già và cái chết đang rình rập như những cái bóng.  Đối với tôi câu chuyện cũng không đến nỗi tệ hại cho lắm, tôi có một cuộc sống đầy đủ và những người đang có mặt ở đây đã giúp tôi về việc đó. Trên thực tế, Ba Đại Sứ Giả này là những người thầy tuyệt vời và giúp chúng ta bớt đi những hành vi tai hại chẳng hạn như kiêu ngạo hay thấy mình có quyền được hưởng những gì mình muốn và đòi hỏi. Điều này cho chúng ta thấy rằng chúng ta đều là anh chị em trong cuộc sống này và những gì chúng ta chia sẻ được với nhau có thể nhiều hơn sự khác biệt. Đó chính là mối thân tình cơ bản để chia sẻ bệnh tật, tuổi già và cái chết với chúng sinh và tất cả mọi người mình đang tiếp xúc.

Tất Đạt Đa đã nhìn thấy gì trong cảnh tượng thứ tư? Trước những bi kịch diễn ra từ ba Đại Sứ giả, có một người quan sát và cũng là người tham dự.

Một người đứng trong phong thái điềm tĩnh dường như không bị ảnh hưởng bởi tất cả các khía cạnh của đời sống đang khuấy động tâm tư của người trẻ tuổi. Nhìn thấy sự tĩnh lặng đáng kinh ngạc này trong tư thế của một người, Tất Đạt Đa được cho biết rằng nhân vật đơn độc này là người đã nhìn thấy tất cả, và thông qua tu tập và phát triển nội tâm đã đạt đến mức độ bình tĩnh chấp nhận mọi diễn biến của đời sống. Điều này quan trọng ở chỗ chẳng những đã cho vị hoàng tử trẻ thấy được toàn bộ thực tế của đời sống, mà còn đoan chắc với ông rằng trong khi có sự đau khổ cũng có phương cách chúng ta có thể học được để đối phó với nó. Chúng ta được trang bị khả năng để biết và hiểu rõ về bản chất của cuộc sống cũng như tất cả những thay đổi và đau khổ của nó, nhưng chưa từng trải về bình an nội tâm. Làm thế nào để có thể nhìn thấy những thực tế cùng với những hoàn cảnh khó chịu khó tránh này, thậm chí cái chết, mà chỉ đứng yên trong tư thế bình tĩnh? Có lẽ bài học lớn nhất mà Tất Đạt Đa phải học là sự bình tĩnh chấp nhận thực tại này không phải là trạng thái dửng dưng. Tôi xin kể lại một câu chuyện của chính bản thân khi tôi đến thăm một nhà tù.   

Câu chuyện tôi kể cho các tù nhân về phương pháp tôi áp dụng để đối phó với tình trạng giao thông chậm trễ kéo dài trên đường cao tốc không liên quan gì hết đến đời sống hàng ngày của những người tôi tiếp kiến. Thế nhưng, tôi muốn mô tả những suy nghĩ và hành động của mình cùng với nỗ lực thực hành những gì tôi thường dạy. Sáu Ba La Mật của trí tuệ bao gồm sự kiên nhẫn hoặc nói hay hơn là bình tĩnh chấp nhận. Vì vậy, việc đang ở giữa đoàn xe bị kẹt chỉ biết đứng yên hay bò khiến tôi lo lắng về việc bị trễ giờ hẹn, tôi đã tập nhận thức về nhịp thở của mình và có thể bình tĩnh cùng chế ngự được sự lo lắng cũng như tức giận về tình trạng giao thông của mình. Nhưng… như tôi nhận ra sau đó, sự tự mãn của tôi về việc đã giữ được sự bình tĩnh của bản thânchấp nhận hoàn cảnh ở một mức độ nào đó khác xa với trí tuệBa la mật.

Một trong những tù nhân đã giơ tay khi tôi kết thúc câu chuyện về việc tôi thỏa mãn trong việc chế ngự được sự thiếu kiên nhẫn của mình trên xa lộ, và hỏi tôi: "Thưa giáo sư, khi ông đang ngồi trên xe của mình trên xa lộ bình tĩnh chấp nhận vấn đề, ông có thương hại cho tất cả những người cùng kẹt xe và cũng sợ trễ giống như ông? ” Tôi cảm thấy như thể anh ấy đã đóng đinh tôi vào tường và lấy đi hơi thở của tôi. Bị cứng họng một lúc khá lâu, cuối cùng tôi cũng phải thừa nhận với tù nhân hỏi và mọi người rằng “Không, tôi không để ý đến họ”. Sau buổi học, tôi hỏi tù nhân đó làm thế nào mà anh hiểu sâu sắc đến mức phát hiện ra lỗ hổng trong hành động của tôi.

Tù nhân đó nói rằng anh ta đã ở trong tù 18 năm và ngủ mỗi đêm trong một căn phòng lớn với 200 tù nhân khác. Anh khổ vô cùng với chuyện đèn được bật sáng cả đêm, rồi nghe tiếng ngáy của bạn tù, đôi khi nghe cả tiếng la hét trong những giấc mơ hải hùng, tiếng nghiến răng căng thẳng cùng với tiếng khóc lóc than thở thường xuyên.  Một đêm nọ, sau khi đã thiền định được vài năm, anh ta đột nhiên không còn thấy đau khổ nữa với cảm giác vô cùng thương cảm với mọi người trong phòng. Anh nhận ra rằng họ cũng giống như anh, họ đều phải chịu đựng tiếng ồn và tất cả những gì xảy ra chung quang và trong khoảnh khắc đó, anh đã tha thứ cho họ và quyết định cố gắng hết sức để giúp đỡ họ trong khả năng của anh. Anh ta nói, "Thưa giáo sư, ông bị kẹt xe, còn tôi bị kẹt người". Đúng là một vị thầy! Thầy đây rồi! Một người có lẽ đã bị giam cầm cả đời, không có bất kỳ tài sản nào, không còn sự  liên hệ nào với gia đình gần hơn một thập kỷ, nhưng người này có thể tiếp cận được cả sự bình tĩnh chấp nhận lẫn lòng từ bi  thông cảm với những người chung quanh đời mình.

Khi Tất Đạt Đa thấy được sự bình tĩnh trong cảnh tượng thứ tư, đó không phải là một dấu hiệu của trạng thái dững dưng, mà là lòng từ bi trong hành động. Một số tù nhân khác ngày hôm đó nói rằng họ đã bị thu hút bởi các lớp thiền từ những người khách Phật tử vì họ thấy người hỏi tôi ngồi trên giường của anh ta ngày này qua ngày khác trong lặng im. Cuối cùng, từng người một đến gần người ngồi thiền và hỏi về những gì anh ta đang làm. Có sự hiện diện của một người điềm tĩnh và đầy chấp nhận ở giữa họ, hóa ra là điều từ bi qua hành động. Cũng giống như người được Tất Đạt Đa nhìn thấy, người tù đặt câu hỏi cho tôi đã dạy người khác bằng cách lấy chính mình làm gương. Chúng ta đang phải đối mặt với những thay đổi chưa từng thấy trên thế giớimọi người đang phản ứng theo nhiều cách khác nhau. Cần phải có những người định tâm được và đầy cảnh giác này để làm thí dụ cho một lối sống có thể mang lại sự bình anlòng tốt về cho nhận thức của chúng ta.

Thế kỷ mới của chúng ta đang đầy dẫy sự căng thẳngbất hòa trong cấu trúc xã hội.

Quần chúng đang tự phân ra thành nhiều khối dị biệt và điều này được phản ánh trong các mối quan hệ rạn nứt giữa hàng xóm, bạn bè và gia đình. Sự khác biệt đã trở thành những vị trí bất di bất dịch mà không bên nào có thể tiếp xúc với bên kia một cách có ý nghĩa. Giáo lýthực hành Phật giáocống hiến được gì không trong việc giải quyết hoàn cảnh bế tắc này được thể hiện bằng sự tức giận, và thậm chí đáng buồn là đôi khi, bằng bạo lực? Khi mỗi bên la hét với người bên kia đường ranh bằng những lời thóa mạ có thể lên đến đỉnh điểm của sự hận thù, làm thế nào để người hai bên có thể giúp đỡ lẫn nhau?

Không ai thực sự lắng nghe những lời la hét và công kích, thay vào đó chúng ta thấy mình đang ném lại những lời chế nhạo và lăng mạ tương tự. Phật giáo có một lịch sử lâu dài về các cuộc tranh luận và đối thoại trong đó mỗi bên đưa ra lập trường riêng của mình. Những cuộc đối thoại tranh luận này có thể kéo dài hàng thế kỷ trước khi đạt được một giải pháp. Sự khác biệt so với phần lớn các tranh cãi hiện nay của chúng ta là đã có sự đối thoại, giao tiếp với bên kia trong truyền thống Phật giáo. Khi những người hành hương Trung Hoa lần đầu tiên đến Ấn Độ, họ đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng các tu viện mở cửa cho các học viên từ nhiều trường phái đến chung sống hòa thuận với nhau. Lòng nhân ái với những khác biệt trong niềm tintu hành này giống như sự bình tĩnh chấp nhận mọi gian khổ của đời sống là một tấm gương chúng ta có thể học hỏi.

Khi có những cuộc họp mặt quốc tế lớn, người ta cảm động trước việc Phật tử từ bất kỳ vùng miền nào, trường phái nào, quần áo tu sĩ nào, giới tính nào cũng hòa nhập tự do. Làm thế nào để có thể bỏ qua những khác biệt đáng kể và tại sao những người tham gia có thể chào đón nhau với sự chấp nhận? Tôi không có ý ám chỉ rằng Phật giáo không có vấn đề gì hay nó là một tổ chức thập toàn. Tuy nhiên, trên cơ bản, nó đã quản lý được những khác biệt sâu sắc về thực hành cũng như niềm tin để tránh chiến tranh hoặc việc giết những người không thuộc truyền thống của riêng mình. Sự chia rẽ lớn của chúng ta ở Mỹ vào thời điểm này một phần được tạo ra bởi sự thiếu lòng nhân ái đối với cuộc sống và các vấn đề của phía bên kia. Nếu có người quá khích, phải có lý do cho hành vi đó. Rất dễ để lên án các hành vi nhưng khó hơn nhiều khi cố gắng hiểu được đâu là gốc rễ của các vấn đề.

Một lần nữa, chính những chuyến thăm nhà tù đã mở ra cho tôi một cái nhìn và một số hiểu biết về một cụm văn hóa bị chi phối bởi những vấn đề mà tôi chưa bao giờ gặp trong đời. Khó có thể đối thoại được nếu cả hai bên không biết về sự thiệt hại và nỗi đau của đối phương. Có thể nói gì về những người mà chúng ta thấy đáng ghét và phá hoại? Nếu biết toàn bộ câu chuyện về cuộc đời họ, liệu chúng ta có thấu hiểu và bao dung hơn không? Nếu chúng ta biết những nỗi sợ hãi đang hành hạ người khác, liệu chúng ta có hiểu không có cách gì họ giúp đỡ những người mà họ sợ hãi không? Nếu chúng ta biết những lo lắng về cuộc sống hàng ngày của người khác, liệu chúng ta có thể đồng cảm với việc họ quá chú tâm vào tiền bạc và không có khả năng hào phóng không? 

Thế kỷ hiện tại của chúng ta với sự hỗn loạn và những thay đổi dữ dội ảnh hưởng đến cách chúng ta tụ họp thành nhóm, cách chúng ta kinh doanh, cách chúng ta tiếp tục cuộc sống, làm tôi nhớ đến câu chuyện trong Kinh Pháp Hoa.

Trong kinh có một chuyện kể về một dinh thự lớn trong đó một nhóm trẻ con đang chơi với nhiều đồ chơi và trò chơi. Người cha đến gần ngôi nhà thì thấy nó đang bốc cháy và những đứa trẻ đang gặp nguy hiểm. Người cha la lớn kêu gọi chúng ra khỏi nhà vì nó đang cháy. Tuy nhiên, chúng không hiểu ý của người cha nói nguy hiểm là gì nên vẫn mải mê với trò chơi của mình và không đáp lại. Cuối cùng người cha phải gây sự chú ý của chúng bằng cách hứa một thứ gì đó lớn hơn bất kỳ món đồ chơi nào chúng đang chơi …. những chiếc xe kéo bởi những động vật khác nhau.

Những đứa trẻ con thích những vật ông hứa hơn nên cuối cùng ra khỏi nhà. Nhưng thực sự không có chiếc xe nào hết, thay vào đó, người cha nói rằng có một thứ thậm chí còn tốt hơn, một chiếc xe lớn hơn mà tất cả chúng có thể đi cùng nhau. Ở California, câu chuyện về những ngôi nhà cháy và ngọn lửa không chỉ là một ẩn dụ. Mỗi mùa thu bây giờ là một thế giới đầy lửa và khói. Các trường học đã bắt đầu lên thời khóa biểu cho “những ngày khói bụi”, giống như ở những vùng khí hậu lạnh hơn có những “ngày tuyết rơi” không thể đi học. Thế giới của chúng ta đang nóng lên và chúng ta cũng giống như những đứa trẻ đó vẫn chỉ muốn tiếp tục tận hưởng những đồ chơi và thú vui của mình và không quan tâm nhiều đến điều đó.

Người cha trong Kinh Pháp Hoa còn phải làm gì nữa để gợi được sự chú ý của chúng ta? Điều gì có thể hấp dẫn đến mức làm cho chúng ta sẵn sàng thay đổi thói quencách sống của mình? Vấn đề sinh tồn có phải là phần thưởng đủ để chúng ta tác động không? Câu chuyện về ngôi nhà cháy này, là một cách nhắc chúng ta nhớ là phải cảnh giác về những gì đang xảy ra xung quanh. Thay vì chỉ giới hạn trong việc bình tĩnh chấp nhận, người cha trong câu chuyện đã cứu những đứa trẻ bằng cách bước vào cuộc sống của chúng và hiểu những gì chúng thích. Một số người nói rằng người cha đã nói dối với chúng để đưa chúng ra khỏi ngôi nhà đang cháy.

Có cần nói dối để gây sự chú ý của mọi người không? Chúng ta có phải đưa ra những lời hứa ngông cuồng để thúc đẩy mọi người hành động không? Các lời dạy của Phật đang nói với chúng ta rằng để dạy và dẫn dắt mọi người đi theo hướng có hiệu quảan toàn, người ta cần có kỹ năng giảng dạy. Chỉ nêu điều gì đó mà không thu hút được sự quan tâm của người nghe là chưa đủ. Cần phải thu hút sự chú ý của mọi người, cung cấp cho họ thứ gì đó họ cho là quý giá để họ có thể thay đổi hành vi của mình. Trong cuốn tiểu thuyết của Camus, không ai có thể đưa ra một sự hấp dẫn nào để lay chuyển người dân của thị trấn Bắc Phi và tất cả đều bỏ mạng. Tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở trong một ngôi nhà đang cháy và có những lời kêu gọi chúng ta phải thay đổi. Nhưng câu hỏi quan trọng là phần thưởng nào đang được đưa ra có đủ sức hấp dẫn để làm hầu hết chúng ta thay đổi. Ngay bây giờ với các hạn chế do COVID tạo ra, lời kêu gọi dường như gần gũi nhất với trái tim của chúng ta chính là: nếu bạn thay đổi hành vi, chúng ta có thể trở lại phong cách sống trước đây.

Nhưng giống như những đứa trẻ trong Kinh Pháp Hoa, khi chúng ta chế ngự được virus, liệu kết quả có như chúng ta mong đợi không? Thế giới của chúng ta đã thay đổi và nó sẽ không bao giờ như cũ. Chúng ta phải hiểu rằng tương lai của chúng ta sẽ không bao giờ giống như quá khứ của chúng ta. Nhưng người cha trong câu chuyện nói với những đứa con của mình, chúng thất vọng khi không nhìn thấy chiếc xe đồ chơi có động vật nhỏ: "Đừng vội thất vọng vì thiếu thứ bạn muốn, bạn có thể có thứ lớn hơn." Chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong tương lai khi nhận ra rằng quá khứ đã mất vĩnh viễn.

Tôi có thể hình dung ra người cha đang đứng trước mặt chúng ta khi chúng ta đối mặt với thực tế của sự thay đổi này. Ông ấy có thể nói với chúng ta: "Quá khứ không phải tất cả đều tuyệt vời, không phải tất cả hạnh phúc, không phải tất cả đều từ bi, không phải tất cả đều khôn ngoan, không phải tất cả bao dung, không phải tất cả lành mạnh, không phải tất cả bền vững ... các bạn nên đặt những mục tiêu cao hơn những gì đã đạt được trong quá khứ." Nếu những lời dạy của Phật từ câu chuyện này có điều gì đó để nói trong thời kỳ khủng hoảng của chúng ta, thì đó là: “Hãy đạt được mức độ nhận thức cao hơn, nhận ra sự cần thiết phải có những cộng đồng mạnh mẽ hơn đáp ứng được nhu cầu của tất cả các thành viên, hãy trưởng thành trong cách sống, và rộng lượng với gì có thể được mang lại từ những thay đổi. "

   Trường học của chúng ta sẽ là một phần của tương lai mới này. 

Người sáng lập trường Đại HọcHòa Thượng Tinh Vân, qua sự nghiệp giảng dạy của ông đã thúc giục những người theo ông phải thành công, trở thành những người xây dựng gia đình vững mạnh, có tinh thần quảng đại. Ông nhắc nhở chúng ta rằng "chúng ta có đủ", đủ nguồn lực, đủ ý tưởng, đủ hỗ trợ cho nhiệm vụ đặt ra trước mắt trong hành trình xây dựng lại một thế giới mới, một nền kinh tế mới, một hệ thống giáo dục mới, một cộng đồng mới dựa trên sự bình tĩnh chấp nhận bản chất của cuộc sống và hành động nhân ái đối với những người cùng chia sẻ với chúng ta thực tế của bệnh tật, tuổi già và cái chết. Đau buồn vì những gì đã mất là điều đương nhiên, nhưng một khi chúng ta bình tĩnh chấp nhận thực tại đó, thì vẫn có “đủ”, có “đủ” để chúng ta tiếp tục đi tới khi chúng ta biết cách sống chung và đón nhận cuộc sống với tất cả những thay đổi của nó.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 780)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 737)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 734)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 681)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 784)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 750)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(Xem: 686)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(Xem: 799)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 718)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(Xem: 712)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(Xem: 766)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(Xem: 704)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(Xem: 959)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(Xem: 742)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(Xem: 793)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(Xem: 937)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(Xem: 1408)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(Xem: 955)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 991)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(Xem: 927)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(Xem: 794)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(Xem: 748)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(Xem: 758)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(Xem: 625)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(Xem: 1287)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(Xem: 1167)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(Xem: 1134)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(Xem: 1086)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(Xem: 1197)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(Xem: 1142)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1227)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1150)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1031)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1070)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1155)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(Xem: 1124)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1237)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1132)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1206)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1195)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1105)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1171)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1155)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 1740)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1142)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1174)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1087)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1286)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1171)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant