Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Người Thầy Nghệ Sĩ Và Hạnh Phúc Xuất Sĩ

12 Tháng Giêng 202119:03(Xem: 4164)
Người Thầy Nghệ Sĩ Và Hạnh Phúc Xuất Sĩ
Người Thầy Nghệ Sĩ Và Hạnh Phúc Xuất Sĩ 

Thích Nguyên Hùng

Cùng Nghiệp Thì Kết Duyên Với Nhau


Thầy Soṇa (Tôn giả sa-môn Nhị Thập Ức) vốn là một nhạc sĩ. Khi chưa xuất gia, thầy chơi đàn cầm rất giỏi. Những bản nhạc được thầy biểu diễn nghe rất êm tai. Thầy hát cũng rất hay. Mỗi khi thầy vừa đàn vừa hát thì tiếng đàn hòa điệu với lời ca, lời ca nhịp nhàng với tiếng đàn, trầm bỗng du dương nghe hoài không chán. Nhà thầy lại rất giàu, cha mẹ cực kỳ phú quý, lắm tiền nhiều của. Vậy mà thầy đã bỏ tất cả để đi tu.

Sau khi đã đi tu, Tôn giả Nhị Thập Ức rất nỗ lực, “đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm đều học tập không ngủ, tinh cần chánh trụ, tu tập đạo phẩm.” Thầy đã từng nghĩ “Nếu có đệ tử nào của đức Thế Tôn tinh cần học tập pháp luật chân chánh thì ta là người bậc nhất.” Vậy mà, sau bao nhiêu cố gắng, tâm của người trai trẻ vẫn “chưa giải thoát được các lậu.” Điều này khiến thầy Soṇa ray rứt! Thầy cảm thấy có lỗi, hay mặc cảm tội lỗi. Mình là người chí tín xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không có gia đình, không vật sở hữu, ăn ngày một bữa và tối ngủ dưới gốc cây, rất hết lòng thực tập pháp mà tại sao không thoát khỏi được những phiền não? Tu tập không có kết quả thôi thì trở về nhà, sống đời cư sĩ, bố thí cúng dường cầu phước, vì gia đình mình rất giàu có, chứ sống đời xuất gia lây lất qua ngày tháng không nếm được pháp vị như vậy thật đáng xấu hổ!

Bằng tha tâm trí, Đức Phật biết được tâm niệm của thầy Soṇa, thấy được nỗi niềm ray rứt của bậc trượng phu, chứ không như những kẻ yếu hèn giới rách, giới thủng mà không biết tàm quý, cứ vênh vênh tự mãn. Thế Tôn cho gọi Soṇa đến. Khi ấy Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức thẹn thùng xấu hổ, không thể không hoang mang. Thế Tôn nhìn tôn giả, ân cần thăm hỏi:

- Này Soṇa, khi con sống tại gia, giỏi đánh đàn cầm nên tiếng đàn hòa điệu với lời ca, lời ca ăn khớp với tiếng đàn, có phải vậy chăng?

Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức thưa:

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Thế Tôn lại hỏi:

- Ý ngươi nghĩ sao, nếu dây đàn căng quá thì tiếng hòa âm có đáng ưa không?

Sa-môn Nhị Thập Ức đáp:

- Bạch Thế Tôn, không!

Đức Thế Tôn lại hỏi:

- Ý ngươi nghĩ sao, nếu dây đàn chùng quá thì tiếng hòa âm có đáng ưa chăng?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Ý ngươi nghĩ sao, nếu dây đàn vừa phải, không căng quá, cũng không chùng quá, thì tiếng đàn có đáng ưa không?

- Bạch Thế Tôn, đáng ưa.

- Cũng vậy, này sa-môn, quá sức tinh tấn sẽ khiến tâm rối loạn, nhưng chẳng tinh tấn thì tâm sẽ biếng lười. Vì vậy ngươi hãy phân biệt thời gian nào nên quán sát tướng nào, chớ nên buông lung (Trung A-hàm 123, Kinh sa-môn Nhị Thập Ức).

Lãnh thọ ví dụ đàn cầm do Đức Phật dạy rồi, tôn giả sa-môn Nhị Thập Ức liền sống một mình ở nơi xa vắng, tâm không buông lung, tu hành tinh tấn, liền đạt được mục đích mà một thiện nam tử cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo, duy chỉ mong thành tựu phạm hạnh vô thượng, ngay trong đời này tự tri, tự giác, tự thân chứng ngộ, thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa.’ Tôn giả sa-môn Nhị Thập Ức chứng quả A-la-hán, tìm được hạnh phúc, an lạc trong sáu trường hợp: an lạc nơi vô dục, an lạc nơi viễn ly, an lạc nơi vô tránh, an lạc nơi ái tận, an lạc nơi thủ tận, và an lạc nơi tâm không di động.

An lạc nơi vô dục

Niềm vui, niềm hạnh phúc ở giữa cuộc đời trần tục gọi là dục lạc, tức những niềm vui, niềm hạnh phúc có được khi thỏa mãn những nhu cầu tham muốn, dục vọng của con người. Niềm vui này, đối với bậc giác ngộ, bậc thánh trí thấy nó thô tục, thấp hèn. Cho nên, người tu học theo Phật pháp là hướng đến đời sống phạm hạnh, thanh tịnh, vui niềm vui vô dục, vô cầu, thanh tịnh, giải thoát.

Tôn giả Nhị Thập Ức cho biết, chúng ta không thể chỉ bằng niềm tinđạt được giải thoát, có được niềm vui nơi vô dục. Kinh ghi: “Bạch Thế Tôn, hoặc có người nghĩ rằng: ‘Hiền giả này do y tín tâm nên an lạc nơi vô dục.’ Người ấy không nên quán như vậy.” Vậy thì, bằng cách nào và cho đến khi nào mới có được niềm vui an lạc thật sự là vô dục? “Chỉ khi nào dứt trừ được tham dục, sân nhuếngu si thì mới an lạc nơi vô dục.” Rõ ràng, căn bản của sự tu tập, của mọi pháp môn đều nhằm mục đích đoạn tận phiền não. Nếu căn bản phiền não tham, sân, si… chưa dứt trừ thì người xuất gia không thể có niềm vui được gọi là niềm vui nơi vô dục.

An lạc nơi viễn ly

Viễn lyxa lìa, là buông bỏ, là vượt thoát mọi chướng ngại trên con đường tu hành hướng đến Phật quả. Bản thể của pháp vô vi là không, tức là thoát ly mọi sự tướng của pháp hữu vi, cho nên có khi người ta gọi pháp vô viviễn ly. Người tu hành Phật đạo, điều quan trọng trước hết là phải xa lìa mọi tội ác từ nơi thân và nơi tâm, để thân tâm thanh tịnh, gọi là thân viễn ly và tâm viễn ly. Theo tổ sư Thế Thân chỉ dạy thì Bồ-tát muốn lìa xa những chướng ngại, tiến đến quả vị bồ-đề, cần phải thực hành ba pháp. Một là phải buông bỏ cái tâm chấp ngã, không tham trước tự thân, tức lấy trí tuệ để phá tâm chấp ngã, không mong cầu an lạc của tự thân. Hai là phải buông bỏ cái tâm bỏ mặc sự an vui của chúng sinh, tức là phải lấy tâm từ bi để bạt trừ mọi khổ đau của chúng sinh, để cho hết thảy chúng sinh được an vui. Ba là phải bỏ đi cái tâm ưa được cúng dường, cung kính, phụng dưỡng cái thân giả tạm này.

Một cách tổng quát, viễn lyxa lìa ác hạnh, buông bỏ dục vọng, khước từ hưởng thụ vật chất, từ bỏ chốn phồn hoa ồn ào, và quan trọng nhất là xa lìa phiền não. Do đó, những ai “thích được khen ngợi, muốn được cúng dường” mà bảo rằng có “an lạc nơi viễn ly” là điều không thực vậy!

An lạc nơi vô tránh

Vô tránh là dứt trừ sự tranh cãi. Công đức của người tu được xây dựng từ việc “nội cần khắc niệm chi công, ngoại hành bất tranh chi đức.” Bên trong luôn giữ gìn chánh niệm, bên ngoài luôn thể hiện đức tính không tranh đua với đời. Luận Du-già nói rằng, “phương tiện hoà hợp, cùng nhau làm Phật sự, ấy là vô tránh.” Cho nên, để phụng sự Tam bảo làm lợi lạc chúng sinh, hãy gạt bỏ đi cái bản ngã của riêng mình, cùng hoà hợplàm Phật sự. Tránh (phạn araṇā) là tranh luận, là tên gọi khác của phiền não. Lẽ nào người tu lại ưa chuốc lấy phiền não với những tranh luận, hơn thua?

An lạc nơi ái tận

Ái tận là nhổ tận gốc rễ tâm ái dục, đoạn tận không dư tàn gốc ái dục. Luận Du-già nói “ái tận là không mong cầu sự hiện hữu đời sau,” bởi cái gốc của sinh tử luân hồi chính là khát ái, cho nên đoạn tận cái nhân cho đời sau gọi là ái tận. Ái tận thì an lạc vào niết-bàn. Pháp cú Bắc truyền, kệ 550, ghi: “Như gốc cây sâu, chắc/ Dù chặt vẫn còn lên/ Tâm ái chưa trừ hết/ Đau khổ còn chịu thêm.” Vì vậy, “Đốn cây không tận gốc/ Chồi nhánh sẽ lại sanh/ Đốn cây luôn gốc, ngọn/ Tỷ-kheo vào niết-bàn” (Kệ 554).

An lạc nơi thủ tận

Do ái mà chấp thủ, cho nên ái tận thì thủ tận, thủ tận thì hữu không còn, hữu không còn thì già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não… cũng không còn. Thủ, upādāna, tức nắm giữ, ôm giữ lấy. Gồm có dục thủ, ôm giữ những thứ mình yêu thích. Yêu quê hương, đất nước mà dẫn đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan là điều mà cả thế giới lo lắng, sợ hãi bởi những kinh nghiệm thương đau do nó để lại từ quá khứ! Yêu tôn giáo đến cuồng tín, chấp nhận hy sinh bản thân mình và đồng loại để thoả mãn ước muốn, tham vọng xây dựng nhà nước tôn giáo của riêng mình là một thứ dục thủ đang nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố. Kiến thủ là ôm giữ những quan điểm, kiến thức, hiểu biết hẹp hòi, chống lại quy luật phát triển tự nhiên, chống lại khuynh hướng toàn cầu hoá, chống lại sự thật. Giới cấm thủ là chấp giữ những quy luật, những nguyên tắc, những giáo điều, những giới luật không đưa đến giải thoát và gây khổ đau cho mình, cho người, cho muôn loài. Giới cấm thủ trói buộc chính những con người ôm giữ nó vào những hình phạt dã man vô nhân tính. Ngã ngữ thủ, ātma-vādopādāna, là ôm giữ những lý luận về bản ngã, chấp giữ những lý thuyết hay quan điểm về bản ngã, linh hồn.

Khát áitrạng thái khao khát ở trong tâm, làm phát sinh ra ý niệm thương ghét; còn thủ là hành động thực tế tương ứng với ý niệm thương ghét đó, hoặc sẽ chiếm đoạt, hoặc sẽ ghét bỏ đối tượng mà mình yêu thích hay không yêu thích. Những hành vi của thân và khẩu như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời hung ác, nói lời gây mâu thuẫn, nói những lời dụ dỗ… đều được thúc đẩy bởi thủ. Có thể nói thủ chính là hành vi tạo nghiệp. Cho nên, thủ tận thì nghiệp cũng tận. Nghiệp tận thì hết sinh tử luân hồi!

An lạc nơi tâm không di động

Tâm không di độngthong dong tự tạivô nhiễm giữa cuộc đời ô trược, nhiễu nhương, biến loạn… Đối với các dục, như tài, sắc, danh, thực, thuỳ… tâm không hề dính mắc. Để tâm không dính mắc vào các dục thì phải phát khởi cái tâm không an trụ vào đâu cả, phải để cái tâm vào chỗ không (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm). Kinh Đại không, nói: “Tỳ-kheo hãy bằng nội ngoại không thành tựu an trụ. Vị ấy sau khi nội ngoại không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được lắng trong, an trụ, giải thoát” (Trung A-hàm, kinh số 191). Với cái tâm như vậy, Tôn giả Nhị Thập Ức “ví như núi đá, gió không lay nổi. Tức là đối với các pháp sắc, thanh, hương, vị, thân xúc, những pháp khả ái và không khả ái… không thể làm cho tâm lay động!

Tóm lại, để có được đời sống “an lạc nơi sự an lạc của bậc Thánh, an lạc do vô dục, an lạc do viễn ly, an lạc do tịch tịnh, an lạc do chánh giác, an lạc phi vật dục, an lạc phi sanh tử”, chúng ta phải dứt trừ được tham dục, sân nhuế và ngu si! Đó chính là kinh nghiệm của thầy Nhị Thập Ức, người vốn là nghệ sĩ chơi đàn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1264)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1573)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1294)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1207)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1237)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1331)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1475)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1392)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1350)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1216)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1323)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1087)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1743)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1304)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1369)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2589)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1375)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1547)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1439)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1819)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1382)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1599)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1807)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2003)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1427)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2429)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1570)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1738)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1684)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1406)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2182)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1609)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1656)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1541)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 1905)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 1877)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2027)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1521)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1858)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1550)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1557)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1693)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1690)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1385)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1552)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 1892)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1634)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2162)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1529)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1553)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant