Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Fyodor Dostoevsky, ‘Brothers Karamazov’ Và Chuyện Tiền Thân Đức Phật

23 Tháng Giêng 202119:35(Xem: 3324)
Fyodor Dostoevsky, ‘Brothers Karamazov’ Và Chuyện Tiền Thân Đức Phật

Fyodor Dostoevsky, ‘Brothers Karamazov’ Và Chuyện Tiền Thân Đức Phật

 

Huỳnh Kim Quang

 

Ngày 11 tháng 11 năm 2020 là sinh nhật thứ 199 năm của nhà văn và triết gia người Nga Fyodor Dostoevsky [sinh ngày 11 tháng 11 năm 1821]. Các tác phẩm văn học của ông đã khám phá tâm lý con người trong bầu không khí chính trị, xã hộitâm linh bất an của xã hội Nga vào thế kỷ thứ 19, và liên hệ tới nhiều chủ đề triết họctôn giáo, theo www.en.wikipedia.org

Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông gồm “Crime and Punishment” [Tội Ác và Hình Phạt – xuất bản năm 1866], “The Idiot” [Người Ngốc – xuất bản năm 1869], “Demons” [Ma Quỷ - xuất bản năm 1872], và “The Brothers Karamazov” [Anh Em Karamazov – xuất bản năm 1880]. Các tác phẩm của ông đã được đọc không những tại Nga mà còn khắp nơi trên thế giới và đã ảnh hưởng rất nhiều nhà văn và triết gia về sau như các nhà văn Nga Aleksandr Solzhenitsyn và Anton Chekhov, các triết gia Friedrich Nietzsche của Đức và Jean-Paul Sartre của Pháp và sự trỗi dậy của Chủ Nghĩa Hiện Sinh và Trường Phái Tâm Phân Học Freud. Các tác phẩm của ông đã được dịch sang hơn 170 thứ tiếng.

Đặc biệt, tác phẩm “The Brothers Karamazov” là cuốn sách cuối đời và nổi tiếng nhất của ông. Trong đó có nhiều điểm tương đồng giữa câu chuyện Anh Em Karamazov và các Câu Chuyện Tiền Thân Của Đức Phật trong Kinh Bản Sinh Asthramanthra Jātaka, theo Bác Sĩ Ruwan M Jayatunge – đặc trách về Sức Khỏe Tâm Thần tại Bộ Y Tế Sri Lanka, cũng là giảng sư thỉnh giảng về Chấn Thương Hậu Chiến Tranh (PTSD) tại Đại Học Washburn University Kansas, York University Canada, Coatesville VA Medical Center tại Pennsylvania và Harvard University tại Cambridge, Massachusetts. 

Chúng ta sẽ trở lại với vấn đề hấp dẫn này trong phần sau, nhưng trước hết hãy nói sơ qua cuộc đời của nhà văn Fyodor Dostoevsky.

 

Cuộc đời nhà văn Fyodor Dostoevsky

Fyodor Dostoevsky sinh ra vào ngày 11 tháng 11 năm 1821 tại Moscow, nước Nga. Ông là người con thứ hai của Bác Sĩ Mikhail Dostoevsky và phu nhân Maria Dostoevskaya. Ông đã được nuôi dưỡng trong căn nhà của gia đình nằm trên đất của Bệnh Viện Mariinsky cho Người Nghèo, tại một quận nghèo ở bên rìa Moscow. Dostoevsky đã gặp nhiều bệnh nhân là những người ở dưới đáy của tầng lớp xã hội Nga khi ông chơi đùa tại các khu vườn của bệnh viện.

Dostoevsky đã làm quen với văn học ở tuổi rất trẻ. Từ lúc lên ba ông đã đọc các chuyện cổ tích, những chuyện tuổi thơ và các huyền thoại từ người vú em của ông là Alena Frolovna, một nhân vật ảnh hưởng đặc biệt trong sự giáo dục và tình yêu của ông cho các truyện hư cấu sau này. Khi ông lên bốn tuổi mẹ ông đã dùng Thánh Kinh để dạy cho ông đọc và viết. Cha mẹ ông đã giới thiệu cho ông nhiều loại văn học, gồm các nhà văn Nga như Karamzin, Pushkin và Derzhavin; tiểu thuyết Gothic như các tác phẩm từ nhà văn Ann Radcliffe; các tác phẩm lãng mạn của Schiller và Goethe; các chuyện anh hùng của Miguel de Cervantes và Walter Scott; và sử thi của Homer. Dostoevsky kể rằng trí tưởng tượng của ông đã được làm sống dậy bởi việc đọc truyện ban đêm do cha mẹ ông thực hiện.

Một vài kinh nghiệm tuổi thơ của ông đã xuất hiện trong các tác phẩm của ông. Khi một cô bé 9 tuổi bị hãm hiếp bởi một kẻ sau rượu, ông đã được yêu cầu đưa cha ông đến để chăm sóc cho cô ấy. Sự kiện này đã ám ảnh ông, và chủ đề về dục vọng của người đàn ông trưởng thành đối với một cô gái trẻ xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết “The Devils,” “The Brothers Karamazov,” “Crime and Punishment,” và những tác phẩm khác. Một sự kiện liên quan đến người hầu trong gia đình, hay nông nô, tại gia trang Darovoye, được ông mô tả trong tác phẩm “The Peasant Marey” rằng khi Dostoevsky còn trẻ tưởng tượng đang nghe tiếng chó sói trong rừng, Marey, người đang làm việc gần đó, đã an ủi ông.

Dù Dostoevsky có thể chất yếu đuối, cha mẹ ông đã mô tả ông như là người nóng nảy, cứng đầu, và táo bạo. Vào năm 1833, cha của Dostoevsky, là người rất sùng đạo, đưa ông vào trường nội trú Pháp và rồi vào trường nội trú Chermak. Ông được miêu tả là một người mơ mộng sống nội tâm và quá lãng mạn. Để trả tiền học cho ông, cha ông đã mượn tiền và làm thêm nghề y tư nhân. Dostoevsky đã cảm thấy lạc lõng giữa các bạn học thuộc giai cấp quý tộc tại trường ở Moscow, và kinh nghiệm này sau đó đã phản ảnh trong một số tác phẩm của ông, nổi bật nhất là cuốn “The Adolescent.”

Ngày 27 tháng 9 năm 1837, mẹ của Dostoevsky qua đời vì bệnh lao. Tháng 5 trước đó, cha mẹ của ông đã gửi Dostoevsky và người anh em Mikhail tới thành phố St Petersburg để vào học miễn phí Học Viện Nikolayev Military Engineering Institute, buộc hai anh em phải bãi bỏ các môn học của họ để theo đuổi binh nghiệp. Dostoevsky vào học viện vào tháng 1 năm 1838, nhưng với sự giúp đỡ của những người trong gia đình. Mikhail đã bị từ chối cho nhập học vì sức khỏe và được gửi tới học viện tại Tallinn, Estonia, sau này được biết là Reval.

Dostoevsky không thích học viện, cơ bản bởi vì ông không có thích thú với khoa học, toán và kỹ thuật quân sự và sở thích của ông là vẽ và kiến trúc. Cá tính và sở thích của Dostoevsky làm cho ông không hạp với 120 bạn học: ông cho thấy sự can đảmnhận thức về công lý mạnh mẽ, bảo vệ những người mới đến, tự liên kết với các giáo viên, chỉ trích tham nhũng trong các viên chức và giúp nông dân nghèo. Dù ông cô đơn và sống trong thế giới văn học của mình, ông được các bạn học kính trọng. Sự ẩn dậtthích thú của ông trong tôn giáo đã làm cho ông có biệt danh “Nhà Sư Photius.”

Dấu hiệu về chứng động kinh của Dostoevsky có thể đã xuất hiện lần đầu khi nghe tin cha ông qua đời vào ngày 16 tháng 6 năm 1839, dù các báo cáo về chứng bệnh bất ngờ bắt nguồn từ các tác phẩm được viết bởi người con gái của ông mà sau này đã được phổ biến bởi nhà phân tâm học học Sigmund Freud, mà hiện nay được xem là không đáng tin cậy. Nguyên do chính thức về cái chết của cha ông là bị đột quỵ, nhưng một người láng giềng, Pavel Khotiaintsev, thì cáo buộc những người hầu của cha ông là kẻ giết người. Những người hầu này đã bị kết tội và đày đi tới Siberia, Khotiaintsev đã có thể mua được miếng đất trống. Những người hầu đã được tuyên bố trắng án, nhưng người anh của Dostoevsky là Andrei thỉ vẫn tiếp tục câu chuyện. Sau khi cha ông mất, Dostoevsky tiếp tục học, thi đậu và lấy bằng kỹ sư và cho phép ông sống bên ngoài học viện. 

Ngày 12 tháng 8 năm 1843, Dostoevsky có việc làm là một trung úy kỹ sư và sống với Adolph Totleben trong một khu chung cư. Tác phẩm văn học hoàn tất đầu tiên của Dostoevsky là bản dịch cuốn tiểu thuyết “Eugénie Grandet” của Honoré de Balzac, được xuất bản vào tháng 6 và tháng 7 năm 1843 trong cuốn thứ 6 và thứ 7 của tạp chí Repertoire and Pantheon, theo sau bởi nhiều bản dịch khác. Không có cuốn nào thành công, và việc kiệt quệ tài chánh đã khiến ông quay sang viết tiểu thuyết.

Cuốn tiểu thuyết hoàn tất đầu tiên của ông là “Poor Folk” [Gã Nghèo] được ra đời vào tháng 5 năm 1845. Bạn của ông là Dmitry Grigorovich, người cùng sống chung ở chung cư lúc đó, đã lấy bản thảo cuốn tiểu thuyết này mang đến cho nhà thơ Nikolay Nekrasov, người đã khoe cuốn sách với nhà phê bình văn học nổi tiếng Vissarion Belinsky. Belinsky đã mô tả đó là “cuốn tiểu thuyết xã hội” đầu tiên của nước Nga. Cuốn “Poor Folk” đã được ra mắt vào ngày 15 tháng 1 năm 1846 trong Bộ Sưu Tập St Petersburg Collection và đã thành công về thương mại.

Dostoevsky cho rằng binh nghiệp làm hại sự nghiệp văn chương của ông, nên ông đã viết thư xin từ chức. Ngay sau đó ông đã viết cuốn tiểu thuyết thứ hai “The Double” [Một Cặp], đã đăng trên tạp chí Notes of the Fatherland vào ngày  30 tháng 1 năm 1846, trước khi được xuất bản vào tháng 2.

Sau khi cuốn “The Double” nhận được các phê bình tiêu cực, sức khỏe của Dostoevsky suy sụp và ông thường xuyên bị co giật, nhưng ông vẫn tiếp tục viết. Từ năm 1846 tới 1848, ông đã cho ra đời nhiều truyện ngắn đăng trên tạp chí Annals of the Fatherland, gồm các chuyện "Mr. Prokharchin", "The Landlady", "A Weak Heart", và "White Nights.” 

Các thành viên của hội Petrashevsky Circle đã bị tố cáo với Liprandi là một viên chức trong Bộ Nội Vụ. Dostoevsky bị cáo buộc đọc các tác phẩm của Belinsky, gồm “Letter to Gogol” bị cấm, và nhiều bản sao của cuốn này và nhiều tác phẩm khác. Antonelli, nhân viên chính quyền là người đã báo cáo nhóm này, đã viết trong tuyên bố của ông rằng ít nhất một trong những bài viết đã chỉ trích chính trị và tôn giáo Nga. Dostoevsky đã phản ứng lại những cáo buộc này và tuyên bố rằng ông đã đọc các bài viết chỉ “như là một tượng đài văn học, không hơn không kém.” Ông nói rằng đó là “cá nhân và bản ngã con người” hơn là chính trị. Dù vậy, ông và đồng bọn “chủ mưu” đã bị bắt vào ngày 23 tháng 4 năm 1849 theo yêu cầu của Count A. Orlov và Tsar Nicholas I, là người lo sợ cách mạng giống như sự nổi dậy của Decembrist vào năm 1825 tại Nga và các cuộc Cách Mạng năm 1848 tại Châu Âu. Các thành viên bị giam tại Peter and Paul Fortress được canh giữ cẩn mật, là nơi nhốt những kẻ phạm tội nguy hiểm.

Vụ này đã được đem ra xử 4 tháng sau đó. Họ đã bị kết án tử hình bằng xử bắn và các tù nhân được đưa tới Cung Điện Semyonov tại thành phố St Petersburg vào ngày 23 tháng 12 năm 1849 nơi họ bị chia ra làm nhiều nhóm mà mỗi nhóm 3 người. Dostoevsky đứng thứ ba trong hàng thứ hai, kế bên ông là Pleshcheyev và Durov. Vụ hành quyết vẫn ở đó khi một chiếc xe ngựa giao lá thư từ Sa Hoàng tới giảm án.

Dostoevsky đã ở tù lao động khổ sai 4 năm tại nhà tù hình sự tại Omsk ở Siberia, theo sauthời hạn phục vụ quân sự bắt buộc. Sau một chuyến đi bằng xe trượt tuyết 14 ngày, các tù nhân đã tới Tobolsk, một trạm tù. Tại Tobolsk, các thành viên đã nhận được thực phẩm và quần áo từ các phụ nữ của Hội Decembrist, cũng như nhiều bản sao của Tân Ước với một tờ giấy bạc 10 đồng rub bên trong mỗi bản sao. 11 ngày sau, Dostoevsky tới Omsk củng với một thành viên khác của Hội Petrashevsky Circle, là nhà thơ Sergei Durov. 

Được xếp loại là “một trong những tội nguy hiểm nhất,” Dostoevsky bị cùm tay và chân cho đến khi ông được thả. Ông ấy chỉ được phép đọc Thánh Kinh Tân Ước. Thêm vào chứng động kinh, ông đã bị bệnh trĩ, xuống cân và “bị thiêu đốt vì sốt, run và cảm thấy quá nóng hay quá lạnh mỗi đêm.” Đôi khi Dostoevsky đã bị chở tới bệnh viện, nơi ông đã đọc báo và các tiểu thuyết của Dickens.

Sau khi được thả ra tù vào ngày 14 tháng 2 năm 1854, Dostoevsky đã nhờ Mikhail giúp tài chánh và gửi cho ông các cuốn sách của Vico, Guizot, Ranke, Hegel and Kant, theo Joseph Frank trong tác phẩm “Dostoevsky: The Stir of Liberation, 1860–1865.” 

Năm 1861 Dostoevsky đã xuất bản tác phẩm “The House of the Dead,” dựa vào kinh nghiệm ở tù của ông được đăng trên tạp chí Vremya [Time], là cuốn tiểu thuyết đầu tiên kể về các nhà tù Nga. 

Vào giữa tháng 3 Dostoevsky tới Semipalatinsk, nơi ông bị bắt buộc phục vụ trong Quân Đoàn Siberia. Ở đây ông đã làm quen với Trung Tá Belikhov. Trong lúc thăm Belikhov, Dostoevsky đã gặp gia đình của Alexander Ivanovich Isaev và Maria Dmitrievna Isaeva và ông đã yêu Maria Dmitrievna Isaeva. Họ kết hôn tại Semipalatinsk vào ngày 7 tháng 2 năm 1857. Vì không cùng giai cấp cuộc hôn nhân của họ không có hạnh phúc, hơn nữa Maria đã khám phá ra ông bị bệnh động kinh nên khó thích ứng. Vào năm 1859 ông đã được trả tự do khỏi phải phục vụ quân đội bởi vì sức khỏe và được phép trở lại Nga gần Châu Âu. Trước tiên ông gặp lại người anh em lần đầu sau 10 năm xa cách và sau đó ông tới St Petersburg.

Cuốn “A Little Hero” mà ông đã hoàn tất trong tù đã được đăng trên tạp chí, nhưng cuốn “Uncle’s Dream” và “The Village of Stepanchikovo” thì đến năm 1860 mới được xuất bản. Cuốn “House of the Dead” đã được đăng trong Russky Mir (Russian World) vào tháng 9 năm 1860. Cuốn “The Insulted and the Injured” được đăng trong tạp chí Vremya mới.

Hai phần đầu của cuốn tiểu thuyết “Crime and Punishment” được đăng vào tháng 1 và tháng 2 năm 1866 trong tạp chí The Russian Messenger đã thu hút thêm cho tờ báo 500 độc giả mới.

Dostoevsky trở lại St Petersburg sau mấy chuyến đi thăm khắp Châu Âu vào giữa tháng 9 và các người bạn của ông đề nghị ông nên thuê một thư ký. Dostoevsky đã liên lạc với người viết tốc ký Pavel Olkhin từ St Petersburg và người này đã tiến cử học trò của ông là một cô gái 20 tuổi Anna Grigoryevna Snitkina. Cách viết tốc ký của cô đã giúp Dostoevsky hoàn tất cuốn “The Gambler” vào ngày 30 tháng 10, sau 26 ngày làm việc.

Vào ngày 15 tháng 2 năm 1867 Dostoevsky kết hôn Snitkina tại Nhà Thờ Trinity Cathedral ở St Petersburg. 7,000 đồng tiền rub mà ông có được từ cuốn “Crime and Punishment” đã không đủ để trả nợ, buộc Anna phải bán nữ trang của cô để trả. Họ đi du lịch ở Đức tới Berlin, Frankfurt, Darmstadt, Heidelberg và Karlsruhe. Sau đó họ tới Geneva. Tháng 9 năm 1867, Dostoevsky bắt đầu viết cuốn “The Idiot” và sau 23 ngày thì xong 100 trang đầu, nhưng đến tháng 1 năm 1868 nó mới được đăng trên tạp chí The Russian Messenger. Người con đầu lòng của họ, Sonya đã được sinh ra tại Geneva vào ngày 5 tháng 3 năm 1868. Nhưng đứa bé đã chết vì sưng phổi 3 tháng sau làm cho Dostoevsky rất đau khổtuyệt vọng. Cuốn “The Idiot” đã viết xong vào tháng 1 năm 1869. Anna đã sinh đứa con gái thứ hai, Lyubov, vào ngày 26 tháng 9 năm 1869.

Gia đình Dostoevsky trở lại St Petersburg vào tháng 9. Cuốn “Demons” được viết xong vào ngày 26 tháng 11 và được xuất bản vào tháng 1 năm 1873 bởi “Công Ty Xuất Bản Dostoevsky,” được sáng lập bởi Dostoevsky và vợ của ông. 

Vào mùa hè năm 1876, Dostoevsky bắt đầu cảm thấy khó thở. Ông đến bác sĩ lần thứ ba và được cho biết ông có thể sống thêm 15 năm nữa nếu ông dọn tới một nơi khí hậu lành mạnh hơn. 

Tháng 3 năm 1877 sức khỏe của Dostoevsky suy nhược hơn và ông đã bị động kinh 4 lần. Mùa hè năm đó, ông được bầu vào ủy ban danh dự của Hội Nhà Văn Quốc Tế Association Littéraire et Artistique Internationale, có các thành viên gồm những nhà văn tên tuổi như Victor Hugo, Ivan Turgenev, Paul Heyse, Alfred Tennyson, Anthony Trollope, Henry Longfellow, Ralph Waldo Emerson và Leo Tolstoy. Vào tháng 8 năm 1879, ông đã được chẩn đoán bị chứng khí thũng phổi ở giai đoạn đầu, mà bác sĩ tin là có thể kềm chế chứ không chữa lành được.

Dostoevsky đã mất 2 năm để viết bộ tiểu thuyết nổi tiếng của ông “The Brothers Karamazov,” đã được đăng nhiều kỳ trên tạp chí The Russian Messenger từ tháng 1 năm 1879 tới tháng 11 năm 1880.

Vào ngày 25 tháng 1 năm 1881, trong khi tìm kiếm các thành viên của tổ chức khủng bố Narodnaya Volya ("The People's Will") là những người sắp ám sát Sa Hoàng Alexander II, mật vụ của Sa Hàng đã thực hiện lệnh khám chung cư của một trong những người láng giềng của Dostoevsky. Ngày hôm sau, Dostoevsky bị xuất huyết. Vợ ông là Anna bác bỏ việc cho rằng cuộc truy tìm đã làm ông xuất huyết, nói rằng chứng xuất huyết đã xảy ra sau khi chồng bà cuối xuống nhặt cây bút bị rớt. Sau vụ xuất huyết khác, Anna gọi các bác sĩ là những người đưa ra chẩn đoán dỏm. Một vụ xuất huyết thứ ba xảy ra không lâu sau đó. Trong lúc nhìn các người con của ông trước khi chết, Dostoevsky yêu cầu rằng dụ ngôn về Đứa Con Trai Hoang Đàng sẽ được đọc cho các người con của ông nghe. Nói về ý nghĩa sâu xa của lời yêu cầu này được Joseph Frank trong tác phẩm “Dostoevsky. A Writer in His Time,” diễn giảng rằng, “Đó là dụ ngôn về tội lỗi, hối hận, và tha thứ mà ông muốn để lại như là di sản sau cùng cho những người con của ông, và nó cũng có thể được nhìn thấy khi sự hiểu biết tối hậu của chính ông về ý nghĩa của cuộc đời ông và thông điệp của tác phẩm của ông.”

Ông qua đời vào ngày 9 tháng 2 năm 1881 tại thành phố St Petersburg, Nga. Khi ông mất, thi thể của ông đã được đặt trên chiếc bàn, theo tập tục người Nga. Ông đã được an tang tại Nghĩa Trang Tikhvin tại Tu Viện Alexander Nevsky Convent, gần các nhà thơ mà ông hâm mộ, Nikolay Karamzin and Vasily Zhukovsky. 

 

Niềm tin tôn giáo của Dostoevsky

 

Theo www.simple.wikipedia.org, Dostoevsky được sinh trưởng trong một gia đình học thức và sùng đạo. Các niềm tin tôn giáo đã thay đổi nhiều lần trong suốt cuộc đời ông. 

James Townsend trong tác phẩm “Dostoevsky and His Theology,” nói rằng qua phân tích về tư tưởng tôn giáo trong các tác phẩm “Crime and Punishment,” “The Idiot,” “The Demons,” và “The Brothers Karamazov,” cho rằng Dostoevsky giữ niềm tin Thiên Chúa Giáo chính thống ngoại trừ đối với quan điểm của về sự cứu chuộc tội lỗi. Theo Townsend, “Dostoevsky hầu như ôm lấy sự ăn năn hối lỗi trong cuộc đời này,” trong đó con người đau khổ phải trả cho những tội lỗi của họ, hơn là giáo lý Thiên Chúa Giáo về sự cứu rỗi qua Chúa. 

Trong khi đó, Malcolm Jones trong tác phẩm “Dostoevsky And The Dynamics Of Religious Experience,” thì nhìn thấy các yếu tố Hồi GiáoPhật Giáo trong niềm tin tôn giáo của Dostoevsky. 

Colin Wilson trong tác phẩm “The Outsider,” thì mô tả Dostoevsky như là một nửa vô thần đau khổ và một nửa Thiên Chúa Giáo.

 

“Anh Em Karamazov” và Chuyện Tiền Thân Đức Phật

 

Bác Sĩ Ruwan M Jayatunge, hiện đang làm việc tại Bộ Y Tế Sri Lanka (Tích Lan), cũng là giảng sư thỉnh giảng về chứng Chấn Thương Hậu Chiến Tranh (PTSD) tại nhiều trường đại học ở Mỹ và Canada như Washburn University Kansas, York University Canada, Coatesville VA Medical Center tại Pennsylvania và Harvard University tại Cambridge, Massachusetts, trong bài viết công phu “Fyodor Dostoyevsky’s Brothers Karamazov and Asthramanthra Jātaka Story” [Anh Em Karamazov của Fyodor Dosotoevsky và Câu Chuyện Tiền Thân Đức Phật Asthramanthra Jātaka] được đăng trên Blog http://transyl2014.blogspot.com, lý giải về mối tương quan đặc biệt giữa tác phẩm “The Brothers Karamazov” của nhà văn Dostoevsky và Câu Chuyện Tiền Thân Của Đức Phật được ghi lại trong Bản Sinh Truyện Asthramanthra Jātaka Story. Bản Kinh này nằm trong Tiểu Bộ Kinh [Khuddaka Nikaya], là một trong những bộ kinh bằng tiếng Pali xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước tây lịch của Phật Giáo Nam Truyền.

Trong “The Brothers Karamazov,” Dostoevsky đã miêu tả sự phức tạp của tâm thức con người. Dostoevsky thâm nhập vào tâm thức con người và đương đầu với các vấn đề đạo đức và triết lý đã có ảnh hưởng lâu dài lên nền văn học của thế kỷ 20. Trong “The Brothers Karamazov,” Dostoevsky đã khám phá bằng văn chương hay nhất về triết lý đạo đức tạo nên các quyết định sống và chết, sự hợp lý về trách nhiệm đạo đức, và đương đầu với tội lỗi và bổn phận. 

Có nhiều tương tự giữa “The Brothers Karamazov” của Dostoevsky và các Câu Chuyện Tiền Thân Của Đức Phật đặc biệt là Chuyện Asthramanthra Jātaka.

Các câu chuyện tiền thân được truyền vào Châu Âu vào cuối thời trung cổ từ những người Ả Rập và được dịch và truyền bá trong tất cả thứ tiếng chính thống, gồm Hy Lạp, Tây Ban Nha, Đức, Ý, Pháp và Anh.

“The Brothers Karamazov” và các Câu Chuyện Tiền Thân Asthramanthra Jātaka đều mô tả sự luyến áidục lạctuổi già vi phạm các tiêu chuẩn xã hộiđạo đức. Cả hai đều phân tích sâu xa các xung đột nội tâm cho thấy khía cạnh đen tối nhất của tâm thức con người. Theo Dostoevsky, “không có lý do, chỉ có người tạo ra lý do; bên sau mỗi công thức hợp lý có một người tạo ra công thức; bên sau mỗi sự tổng hợp có người tổng hợp.”

 Nhà văn học nổi tiếng của Sri Lanka là Martin Wicramasinghe D.Lit. tin rằng Dostoevsky có thể đã chịu một số ảnh hưởng bởi Chuyện Tiền Thân Asthramanthra Jātaka để viết cuốn tiểu thuyết tâm lý triết học “The Brothers Karamazov.” Nhà văn học này cũng nói đến ảnh hưởng của các Câu Chuyện Tiền Thân Đức Phật đối với các nhà văn lớn như Victor Hugo, Oscar Wilde, Rudyard Kipling, Leo Tolstoy, v.v…

“The Brothers Karamazov” là truyện về những ganh đua cay đắng trong gia đình được viết theo hai cấp bậc: trên bề mặt nó là câu chuyện của một kẻ giết cha mẹ và người thân mà trong đó tất cả người con trai của người đàn ông sát nhân đều chia xẻ các mức độ khác nhau của tội đồng lõa nhưng, ở mức độ sâu xa hơn, nó là vỡ kịch tâm linh của sự xung đột đạo đức giữa niềm tin, ngờ vực, lý trí, và mong muốn tự do. Trong Câu Chuyện Tiền Thân Asthramanthra Jātaka cũng có hai cấp độ có thể được tìm thấy: trên bề mặt, sự tích tụ của những khát khao tình dục theo sau sự quyến rũ và trên cấp độ thứ hai những thôi thúc giết người của một người mẹ già là người muốn giết đứa con trai của bà là người đã có quan hệ tình dục với người tập sự trẻ.

Chuyện Tiền Thân Asthramanthra Jātaka thực tế là một vở kịch tâm linh của những xung đột đạo đức giữa tình mẫu tử, sự thôi thúc tình dục, niềm tin, sự nghi ngờ, lý trí, và các tiêu chuẩn xã hội.

Trong Chuyện Tiền Thân Asthramanthra Jātaka, một bà già yếu đuối bị dụ dỗ bởi người tập sự trẻ để trắc lượng sự thôi thúc tình dục trong tuổi già. Sự quyến rũ được thực hiện với sự đồng tình của người con trai Bồ Tát của bà già và sau vài tháng bà già đồng ý giết đứa con trai của chính bà rồi có quan hệ tình dục với người tập sự trẻ. Vị Bồ Tát đang thực hiện cuộc trải nghiệm xã hội để cho thấy bản tính phá hoại của sự khát ái đối với người học trò của ông.

Người kể Chuyện Tiền Thân nhìn thấy lòng khát ái như là vấn đề sâu xa và sự khát ái dẫn tới chấp thủ. Trong Chuyện Tiền Thân này những xung đột nội tâm của người phụ nữ già và sự thôi thúc giết người được mô tả một cách phức tạp bởi người kể Chuyện Tiền Thân. Sau khi quyến rũ, sự thôi thúc tình dục của người phụ nữ già trỗi dậy như ngọn núi lửa bùng nổ. Bà thấy người con trai của bà như là chướng ngại để thỏa mãn khát khao tình dục của bà. Rồi bà quyết định giết đứa con trai của mình.

Người chủ nhà cũ trong Brothers Karamazov và người phụ nữ già trong Chuyện Tiền Thân Asthramanthra Jātaka có nhiều đặt tính giống nhau xét về thú vui nhục dục. Người kể Chuyện Tiền Thân mô tả tâm thức nặng vể tình dục của người phụ nữ già giống như cách Dostoevsky mô tả tâm hồn dâm dục của người chủ nhà cũ.

Theo cuốn tiểu thuyết “The Brothers Karamazov,” người chủ nhà cũ Fyodor Pavlovich là một người đàn ông vô đạo đức ích kỷ, nghiện rượu và không sợ hoặc tôn kính Thượng Đế. Dostoevsky mô tả Fyodor Pavlovich như là con quỷ dữ. Fyodor có ba người con trai Mithya, Ivan và Alyosha. Như tin đồn, ông có người con trai ngoài giá thú thứ tư tên là Pavel Smerdyakov làm người hầu cho ông.

Mithya (Dmitri), Ivan, Alyosha, và Smerdyakov trưởng thành xa cách nhau. Khi họ tụ tập tại thị trấn nơi Fyodor sống, câu chuyện bắt đầu từ đây. 

Các Câu Chuyện Tiền Thân Đức Phật nêu bật sự vô thưởng, khổ đau và vô ngã. Các chuyện cũng cho thấy rằng sự đau khổ là một phần bình thường và không thể tránh khỏi của cuộc sống, bản chất của đau khổ được chấm dứt bằng cách con người đáp ứng với nó. Trong The Brothers Karamazov, Ivan Karmazov tin rằng không đúng vì có quá nhiều đau khổ trong cuộc đời này, và tin rằng không có gì có thể làm cho nó đúng. Kết quả là hắn không còn cách nào khác ngoài việc từ chối tấm vé đến thế giới này, hay phẫn nộ với cuộc đời, có nghĩa là hắn giận dữ với cuộc sống trong đó.

Dostoevsky có vẻ đồng ý rằng sự chán ghét mình của con người là không thể tránh khỏi. Tính khôngtình trạng của con người mà cả Phật Giáo và Nietzsche đều đáp ứng. Người kể Chuyện Jathaka đã viết rằng sự chán ghét là một phần của đau khổ hay không thỏa mãn.

Dostoevsky nắm bắt Lý Thuyết Hiện Sinh Phật Giáo đặc biệt nguyên tắc Tánh Không (bản tính không có thực thể, không có tự tánh của tất cả mọi hiện tượng) là loại giải thoát nhận thức. Ông đã từng thảo luận về cách giải thích hư vô của khái niệm tính không. Dostoevsky thể hiện vai của Ivan Karmazov là người hư vô. Ivan tìm thấy không có ý nghĩa rõ ràng đối với cuộc đời của hắn.

 

fyodor-dostoevsky

Fyodor Dostoevsky qua bản vẽ của của Vasili Perov vào năm 1872.(www.en.wikipedia.org)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13509)
Hận thù không thể khắc phục và diệt trừ bởi tâm thù hận. Một người đang tức giận, nếu bạn đáp trả họ bằng sự giận dữ, kết quả rất tai hại.
(Xem: 13833)
Nếu không hiểu rõ giá trị truyền thống của các tôn giáo bạn, thì chúng ta rất khó bày tỏ lòng kính trọng các tín ngưỡng khác biệt.
(Xem: 13589)
Tôi nghĩ là điều sai lầm khi chúng ta hy vọng rằng những vấn đề khó khăn hiện nay của chúng ta có thể giải quyết bằng tiền bạc hay quyền lợi vật chất.
(Xem: 13116)
Hiện nay nhân loại sống trên trái đất này, đang phải đối đầu với một vấn đề nan giải là bằng cách nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người sống có hạnh phúc.
(Xem: 13203)
Trong mọi tình huống có hại cho tinh thần, tình trạng có khả năng nguy hiểm và bệnh hoạn nhất là sự lo nghĩ trường kỳ.
(Xem: 13549)
Tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, ngày nay bánh xe Pháp của vua A Dục với một sứ mạng mới, đã gởi đến mọi quốc gia trên thế giới bức thông điệp hòa bình của Ấn độ ngàn xưa.
(Xem: 13976)
Đức Phật dạy rằng điều lành, nghĩa là các kết quả thiện phát sinh từ những nguyên nhân tốt; và kết quả xấu chỉ có thể dẫn đến từ các nguyên nhân bất thiện.
(Xem: 14791)
Người Tây Tạng vốn có tinh thần tôn trọng cá nhân khá cao, cho nên họ sẵn sàng chấp nhậntôn kính hết thảy mọi hình thức tín ngưỡngtôn giáo.
(Xem: 16044)
Trong lúc làm kẻ khác đau khổ, con người đã tự gây đau khổ cho chính mình. Ðó là điều mê lầm hoặc muốn lầm mê của con người. Vô minh là nguồn gốc của mọi tội ác.
(Xem: 13781)
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống của con ngườitình thương. Thiếu tình thương, con người không thể có hạnh phúc chân thật.
(Xem: 15460)
Dr. Rajendra prasad (1884-1963), là một học giả và chính trị gia Ấn Ðố nổi tiếng.
(Xem: 14700)
Dưới đây là một câu chuyện thực, rất cảm động, xảy ra tại Nhật Bản nhiều năm trước đây.
(Xem: 12287)
Bình thản, bình tĩnh, thanh thản, thanh bình, yên lặng, trầm tĩnh, trầm lặng, dịu dàng, nhẹ nhàng, ông tự lặp đi lặp lại trong đầu và tìm cho ra hết tất cả những chữ đồng nghĩa với chữ “Ruhe”
(Xem: 13435)
Khi sống quay cuồng, mải chạy đuổi theo khát vọng, chúng ta vô tình bỏ quên những hạnh phúcchúng ta đang có, đến khi hạnh phúc mất đi...
(Xem: 16889)
Nếu như có thời gian, thì bạn nên đi đâu đó, lang thang qua những miền gió cát, thiên di về những nơi xa lơ, xa lắc nào đó.
(Xem: 14100)
Nhà văn Becsnaso đã từng nói:“ Trên thế giới có biết bao nhiêu kỳ quan đẹp đẽ, nhưng trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại nhất”.
(Xem: 14027)
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km.
(Xem: 19458)
Con Bê khẻ mở mắt nhìn lên. Hai chân trước nó đưa ra tựa như muốn chắp lại. Trên khóe mắt đọng lại đôi dòng lệ nhỏ. Nó đang sám hối...
(Xem: 19584)
Bà Tú sung sướng đón nhận đạo pháp của bậc chân tu đạo hạnh với cõi lòng nhẹ nhàng, êm dịu như vừa hứng được ngọn gió mát lành...
(Xem: 17816)
Hình ảnh những bến đò, những sân ga thường gợi cho chúng ta sự linh động của đến, đi, chia tay và hội ngộ, khởi hành và điểm tới...
(Xem: 21389)
Ở cao nguyên Hùng Hoàng (Manosilā) có rất nhiều Tỳ-kheo quảng học đa văn và tiếng nói thì lớn như tiếng rống của sư tử.
(Xem: 20185)
Đồng hành không có nghĩa chỉ là đi với nhau mà còn phải nương tựa vào nhau, không phải chỉ tìm đến cái đích của chuyến đi mà còn chia sẻ với nhau trong chuyến đi.
(Xem: 23154)
Ngón tay của bậc đạo sư dùng để chỉ mặt trăng cho học trò, chứ không phải ngón tay là mặt trăng. Người học trò lại bám lấy ngón tay và cho ngón tay là mặt trăng.
(Xem: 22408)
Một hôm những chú sâu ăn chơi bất kể đối với những chiếc lá non, bất chợt lại có những chú chim sẻ xuất hiện làm cho những chú sâu khiếp đảm...
(Xem: 17073)
Nắng chiều vừa sụp tắt lúc tôi đặt chân đến chân đồi Mandalay huyễn hoặc. Trăng mùng 8 lên cao trên bầu trời trong vắt. Những bậc thềm có mái che...
(Xem: 16818)
Xã hội Ấn nói chung khá bình lặng, hiền hòa. Họ sống gần gũi với thiên nhiên và rất yêu mến thiên nhiên. Ở đây ta có thể bắt gặp công viên bất cứ nơi đâu.
(Xem: 18791)
Chuyến xe bắt đầu rời khỏi đô thị nhộn nhịp hướng về vùng cao nguyên bạc ngàn đồi núi, và điểm đến của tôi cũng không phải là quá xa, nhưng đã nhiều năm chúng tôi không gặp...
(Xem: 23861)
Với Sparky, việc học rất quan trọng nhưng cũng là điều không tưởng. Bởi nó (tiêu) tất cả các môn ở lớp 8. Nó thi rớt môn vật lý trong trường trung học...
(Xem: 21229)
Con trai tôi đang cẩn thận lau chùi mặt bếp lò, giọt nước mắt của nó hoà lẫn với nước lau cửa sổ rơi xuống bệ. Tôi nhìn quanh căn bếp tôi đã quá mệt mỏi không thể lau dọn nổi...
(Xem: 22266)
Có một cậu bé sống trong trại mồ côi từ nhỏ. Cậu bé luôn luôn ước mơ rằng mình có thể bay được như những chú chim.
(Xem: 24577)
Người chủ tiệm treo tấm bảng "Bán chó con" lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đó, có một cậu bé xuất hiện.
(Xem: 21902)
Thử nghĩ xem, chúng ta được gì, mất gì khi cứ luôn chạy theo những thứ mãi mãi không thuộc về mình, luôn chờ đợi những gì không dành cho mình?
(Xem: 15697)
Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc, tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy vần thơ cũ...
(Xem: 18684)
Mộng thân của nó là một đứa bé gái bảy tuổi. Nó nằm trên một cái bè chuối khô chảy ngược dòng trên dòng sông nhỏ. Khung cảnh thật êm đềm với hai hàng cây rủ lá ven sông.
(Xem: 16937)
Không biết Linh đã chạy qua bao nhiêu quãng đường, bao nhiêu dãy phố… khi tiếng rao đêm vẫn còn văng vẳng, cho đến lúc mọi hoạt động đều ngưng bặt...
(Xem: 18107)
Đã mấy canh giờ đi qua, vị sư già xả thiền với tiếng tằng hắng khẽ, Ngài không hề ngạc nhiên về sự hiện diện của người khách lạ trong am cốc.
(Xem: 17518)
Bình thức giấc, ngạc nhiên thấy mình nằm ngủ trong nhà thằng Phi. Chưa kịp nghĩ gì thì mùi thức ăn xộc thẳng vào mũi làm nó nghe dạ dày nhói lên quặn thắt.
(Xem: 17510)
Vậy là sau bốn năm lăn lộn ở chốn phố thị phồn hoa này, cuối cùng thì Hải cũng đã trở về quê, một chuyến về ngoài dự kiến.
(Xem: 17473)
Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng.
(Xem: 17356)
Niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời tôi chính là giây phút đầu tiên tôi đặt chân vào tòa nhà chánh Pháp. Một luồng rung cảm lâng lâng niềm hỷ lạc...
(Xem: 16570)
Trên đường trở về nhà, con gái cứ luôn ngọng ngọng nghịu nghịu hỏi tôi: “Bố ơi, mấy con cá bị người ta bắt đi thật là tội nghiệp!”...
(Xem: 15884)
Tôi thấy một sự thinh lặng trong một khu vườn thiền, zen garden, ngay gọn không tì vết. Tôi thấy sự thinh lặng nơi một kệ sách với những quyển sách thẳng hàng...
(Xem: 18192)
Từ lâu, tình thương là chất liệu ngọt ngào không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Chất liệu đó đã là nhịp cầu nối tâm linh...
(Xem: 15261)
Trời bắt đầu vào thu với những ngày mưa thường xuyên hơn. Không gian se lạnh về theo những ngày nhiều mây và len sang cả những ngày có nắng.
(Xem: 16265)
Ái dụcyếu tố quan trọng đưa đến luân hồi sanh tử trong cõi Dục này. Chúng sanh đã đầu thai vào cõi Dục nghĩa là nghiệp ái dục rất nặng.
(Xem: 16712)
Tôi đã từng lên chùa Ông Núi. Nghe chuyện người tu hành ngày xưa thấy rõ là bậc chân tu. Và thêm một lần nữa, tôi yêu mến những ngôi chùa trên núi.
(Xem: 16108)
Ngay từ khi Thế Tôn còn hiện hữu giữa cuộc đời, những vị Tỳ-kheo đã từng được diện kiến đức Thế Tôn trong những buổi pháp thoại tại tịnh xá Kỳ Hoàn, hay tịnh xá Trúc Lâm.
(Xem: 17649)
Với nhãn căn, chỉ mở mắt ra là lập tức thấy cảnh vật quanh ta, có hoa là thấy hoa, có bướm là thấy bướm, không cần vận dụng một suy nghĩ quanh co nào.
(Xem: 15039)
Cà phê chậm rãi nhỏ giọt, cái màu đen đặc sánh gợi một nỗi đau nhưng nhức. Bản Serenat của F.Schubert từ góc quán cất lên, bản nhạc mà thời còn đi học anh rất thích.
(Xem: 16506)
Con sông Ni Liên Thiền, tên gọi đó đã gắn liền với sự chứng đắc của một bực Thánh nhân xuất thế - Thái tử Tất-đạt-đa, Người đã đến bên dòng sông này sau sáu năm tu khổ hạnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant