Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Con Trâu Trong Phật Pháp

09 Tháng Hai 202119:54(Xem: 3697)
Con Trâu Trong Phật Pháp

CON TRÂU TRONG PHẬT PHÁP

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

trau 1

 

     Tại các nước nông nghiệp hình ảnh con trâu với đứa trẻ chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo là một hình ảnh quen thuộc thường gắn liền với đời sống của người dân. Tại Việt Nam, từ lâu hình ảnh này đã đi vào tâm thức mọi người và không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào lãnh vực văn học nghệ thuật nữa.

 

     Trong văn học Phật giáo nói chung và văn học Thiền tông nói riêng thời hình ảnh con trâu với trẻ mục đồng đã trở thành thi liệu, biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật. Những hình ảnh này hiển hiện trong truyền thống kinh điển cũng như được đề cập đến nhiều lần trong những thời pháp của đức Phật khi Ngài còn tại thế.

    

     Trong gần nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, đức Phật đã giảng dạy và hóa độ cho rất nhiều người thuộc nhiều thành phần, căn cơ và nguồn gốc khác biệt nhau. Tùy cơ duyên mà Ngài sử dụng những phương cách giảng khác nhau để khai mở trí tuệ cho hàng đệ tử. Có khi Ngài dùng lời dịu dàng để khuyên răn. Có khi Ngài dùng các lý luận sắc bén để thuyết phục. Có khi Ngài dùng những ví dụ, những ngụ ngôn, những điển cố. Có khi Ngài dùng những định nghĩa. Cũng có khi Ngài dùng các ẩn dụ mạnh mẽ. Trí tuệ của đức Phật đã tỏ rạng trong cách trình bày chân lý cao thâm với những từ ngữ bình dị, thông thường, dễ hiểu, không rườm rà phiền phức. Có rất nhiều phẩm, chương, đoạn trong các Kinh được đức Phật dùng hình ảnh con trâu để diễn đạt giá trị thông điệp giải thoát tâm linh đối với người học đạo.

    

     Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Con trâu ấy lúc nào cũng cận kề với chúng ta như hình với bóng vậy mà rất nhiều người không tỏ ý quan tâm đến sự hiện diện của nó, không chiêm nghiệm để khám phá nó. Bản tính của trâu là thuần hậu, siêng năng, nhẫn nại và cũng dễ điều phục, nhưng thỉnh thoảng vẫn ngu si làm bậy, hung hăng tàn bạo như loài thú hoang. Đó cũng là đặc tính của chúng sinh. Kinh điển lấy hình ảnh trâu để nhấn mạnh đến sự vô trí có trong con người chúng sinh với một cái tâm đầy vọng tưởng, điên đảo, tham, sân, si, buông lung, thiếu tự chủ, chất chứa phiền não, mê lầmdục vọng. Tâm vô minh của chúng sinh với sự si mê của con trâu vốn khởi đi từ một gốc gác vô minh như nhau. Cả hai đều không giác ngộ được chân tâm của mình mà chỉ sống theo “vọng tâmđiên đảo từ muôn kiếp. Nhưng cả hai đều vốn sẵn có tính Phật nên đều có thể thành tựu giác ngộgiải thoát. Cả hai đều là Phật sẽ thành. 

 

     Quá trình thuần hóa trâu để cho nó trở thành hiền hòa và chịu phục tùng theo con người là một quá trình mang tính biểu tượng về mặt giáo hóachuyển hóa tâm linh trong thế giới nhà Phật. Trâu ví như vọng tâm điên đảo. Người tu tập chuyển hóa tâm giống như trẻ mục đồng chăn trâu, điều ngự vọng tâm sinh diệt để thuần phục nó. Bởi lẽ đó, quá trình tu chứng chính là quá trình chuyển hóa tâm, từ vọng sang chân, từ sinh diệt sang vô sinh diệt, từ mê sang ngộ, từ chúng sinh sang quả vị Phật. Nhưng quá trình chuyển hóa tâm đó, tùy theo căn cơ của người tu mà có đốn có tiệm, có cao có thấp và có sâu có cạn. 

 

     Công việc quán sát từng động niệm của tâm để luyện tâm, để tu tâm tương tự như việc chăn trâu. Đức Phật cũng như chư Tổ đã để lại nhiều lời dạy quý giá để chăn giữ “con trâu tâm ý” này. 

  

     Trong KINH PHÓNG NGƯU (Tăng Nhất A Hàm) ghi lại chuyện quốc vương xứ Ma Kiệt Đà thỉnh Phật và năm trăm đệ tử Phật để cúng dường trong ba tháng. Quốc vương muốn dọn sữa tươi cúng Phật và chúng Tỳ kheo nên phải cho gọi những người chăn trâu ngày ngày mang sữa tươi đến. Sau ba tháng, quốc vương thương cảm những người này nên cho họ cơ duyên đến hầu Phật. Họ đến hầu Phật, sung sướng được chiêm ngưỡng dung nhan của Phật, nhưng không biết gì để thưa hỏi vì họ chỉ biết việc chăn trâu mà thôi. Họ đem việc đó hỏi Phật, muốn biết phải chăn trâu thế nào cho có hiệu quả thiết thực. Phật dạy nếu biết giữ “mười một điều” thì người chăn có thể làm cho bầy trâu mạnh khoẻ và sinh sôi nhiều thêm.

 

     Nhân đó, Phật cũng quay qua dạy các thầy Tỳ kheo là phải biết “mười một pháp”, để cho thiện pháp được tăng trưởng. Đây là mười một nghệ thuật của người chăn trâu, tương xứng với mười một điều tâm niệm của một vị tu sĩ để điều phục tâm. Danh hiệu của đức Phật là “điều ngự sư” nên cũng có thể hiểu là Ngài cũng như một người chăn, một người đánh xe khéo léo đưa chúng sinh ra khỏi bể khổ, đến được bến bờ giải thoátan lạc. Mười một điều đó là:

 

     1. Nếu người chăn trâu giỏi biết nhận ra được trâu của mình, biết trâu sắc đen, sắc trắng hay sắc tạp, thời một tu sĩ giỏi cũng phải làm tương tự như thế. Tu sĩ cũng phải biết rõ “sắc pháp”, phải biết nhận ra được những yếu tố tạo nên sắc thân của mình. Phải quán biết sắc thân mình là do “tứ đại” gồm “đất, nước, gió và lửa” tạo thành. Phải khéo quán sát về tính cách kết hợp của sắc uẩn, của các yếu tố căn bản trong thân, quán sát với trí tuệ để thấy rõ bản chất vô thường, bất tịnh của thân.

 

     2. Nếu người chăn trâu giỏi nhận diện được con trâu của mình trong đàn trâu, biết tướng của trâu, biết trâu có tướng tốt hay không có tướng tốt khi so với các bầy trâu khác thời một tu sĩ giỏi cũng phải biết phân biệt hình tướng, nhận biết được các chuyển biến của “thân, khẩu, ý”. Phải biết được những hành động nào của thân, khẩu, ý của mình là thiện, nên làm và những hành động nào là bất thiện, không nên làm. Khi phân biệt được hành vi của kẻ ngu và người trí, phân biệt được việc tối với việc sáng, đó là biết rõ “các tướng”.

 

     3. Khi trâu bị các trùng độc hút máu, các vết thương lở ra, nếu người chăn trâu giỏi biết cọ xát tắm rửa cho trâu, biết mổ xẻ để trừ khử trùng độc thời một tu sĩ giỏi khi thấy điều ác cũng phải biết cái đó là ác, tương tự như là loài trùng độc hút “máu thiện căn” làm vết thương của tâm lở thêm ra. Người tu phải biết sám hối, biết buông xả và biết gột rửa tâm niệm của mình cho sạch khỏi những tham dục, si mêsân hận. Biết trừ đi thì mới được an ổn.

 

     4. Người chăn trâu giỏi biết chăm sóc băng bó các vết thương của trâu, biết lấy vải, hoặc lấy lá cây che các vết thương, không để cho ruồi muỗi châm chích. Một tu sĩ giỏi cũng phải biết che vết thương lục tình, không để cho các trùng độc phiền não tham dục, sân nhuế, ngu si châm chích gây ra vết thương. Biết hộ trì “sáu căn” của mình là mắt, tai, mũi, luỡi, thân và ý khi tiếp xúc với “sáu trần”, để sáu trần không thể lung lạc mà gây tác hại được.

 

     5. Nếu người chăn trâu giỏi biết cách đốt vỏ cây xông khói lên để trâu khỏi bị muỗi đốt thời một tu sĩ giỏi cũng phải biết xông hương giải thoát lên, biết đem đạo lý mà mình đã học hỏi được mà dạy lại cho người chung quanh mình để họ tránh cho tâm khỏi động loạn, tránh được những khổ đau phiền muộn dằn vặt trong thân tâm họ, hướng dẫn cho tinh thần họ quay về niềm an vui.

 

     6. Nếu người chăn trâu giỏi biết tìm đường đi an toàn cho trâu thời một tu sĩ giỏi cũng phải biết chọn đường đi cho cuộc đời của mình, phải biết thực hành “bát chánh đạo”, biết con đường bát thánh có thể đi đến Niết Bàn. Biết tránh những con đường đưa tới danh lợi, sắc dục, quán rượu, sòng bạc và hý trường.

 

     7. Nếu người chăn trâu giỏi biết thương yêu trâu, biết tìm chỗ ở thích hợp cho trâu thời một tu sĩ giỏi cũng phải biết quý trọng những niềm an vui do thiền định mang lại. Khi nghe pháp phải sinh tâm hoan hỷ, tin tưởng, thọ trìquyết tâm thực hiện. Khi giảng thuyết Phật pháp thì được pháp hỉ thanh tịnh, các thiện căn tăng thêm lên.

 

     8. Nếu người chăn trâu giỏi biết tìm bến tốt cho trâu qua sông, biết khúc sông nào sâu, khúc sông nào cạn, khúc sông nào dễ lội xuống, dễ đi qua, không có sóng dữ, không có trùng độc, biết đưa những con trâu mạnh qua khúc sông nguy hiểm, lùa những con trâu yếu qua khúc sông cạn, bờ bến tốt, thời một tu sĩ giỏi cũng phải biết bến bờ tốt để an toàn đưa tâm qua, phải biết nương vào “tứ diệu đế” để đến được bến bờ giải thoát. Phải biết thường tìm đến chỗ của những Tỳ kheo đa văn mà hỏi pháp, hỏi để biết tâm mình sáng hay tối, phiền não nặng hay nhẹ. Có thế mới khiến cho mình được vào bến tốt, an lành mà được độ thoát.

 

     9. Nếu người chăn trâu giỏi biết tìm chỗ có ruộng tốt, có cỏ non và có nước uống để thả cho trâu ăn, biết chỗ ở an ổn không có ác trùng, ác thú, thời một tu sĩ giỏi cũng phải biết rằng “tứ niệm xứ” là mảnh đất tốt nhất để đi đến giải thoát. Biết thân bất tịnh, biết thọ là khổ, biết tâm vô thường và biết pháp vô ngã.

 

     10. Nếu người chăn trâu giỏi biết bảo trì những vùng thả trâu, không tàn hại phá phách môi trường nuôi trâu, không vắt sữa trâu đến kiệt quệ thời một tu sĩ giỏi cũng phải cẩn thận và dè dặt trong việc tiếp xúc với quần chúngthu nhận của cúng dường, đừng để mất tín tâm của Phật tử. Đối với các vật do thí chủ cúng dường như y phục, thực phẩm, sàng tọa và thuốc men thời tu sĩ phải biết nhận lãnh vừa đủ mà thôi. Nếu làm người mất lòng tin thì cũng như tàn phá khu vực chăn trâu.

 

     11. Nếu người chăn trâu giỏi biết nuôi trâu đầu đàn. Con trâu nào lớn nhất, có thể dẫn dắt được cả đàn trâu nên được giữ gìn không để tiều tụy. Uống thì cho dầu lạc, trang sức thì cho vòng hoa, tiêu biểu thì lấy sừng sắt cọ mài, vuốt ve khen ngợi. Biết dùng những con trâu lớn làm gương cho những con trâu con. Tỳ kheo cũng nên theo như thế. Trong chúng tăng có các bậc Tỳ kheo trưởng lão, các bậc đại nhânuy đức hộ trì chánh pháp, hàng phục ngoại đạo, có thể gieo các thiện căn cho tâm, thời một tu sĩ giỏi cũng phải biết nương vào đức hạnhkinh nghiệm của các bậc thầy đi trước mình, không được tỏ ra chểnh mảng, xem thường, phải biết cung kính, phụng sự cúng dường đúng cách.

 

     Như vậy là tu sĩ nào thực hiện được toàn hảo mười một điều kể trên thì chính bản thân mình hưởng được những lợi ích tốt đẹp và làm cho tăng đoàn càng ngày càng hưng thịnh. Những điều kể trên người tu sĩ có thể bắt chuớc kẻ mục đồng để thực hành nhưng không phải để chăn dắt con trâu nơi ngoài đồng cỏ mà chính là chăn dắt con “trâu tâm” trong lòng mình.

 

     Những người chăn trâu sau khi nghe Phật giảng các cách chăn trâu cặn kẽ như vậy, rất lấy làm kinh ngạcthán phục, không tưởng được một hoàng tử suốt đời chưa từng chăn trâu, mà lại biết rành rẽ về các cách chăn trâu như vậy. Họ nói với nhau rằng, trong nghề của mình, biết nhiều lắm ba hoặc bốn chuyện, dù đến bậc thầy chăn trâu cũng chỉ biết năm hay sáu chuyện là cùng. Phật lại biết cả mười một cách, Ngài quả là bậc “nhất thiết trí”. Theo họ, “nhất thiết trí”, một danh hiệu thường được dùng để tôn xưng đức Phật, có nghĩa là cái gì cũng biết, cả đến việc chăn trâu cũng biết.

 

     Trong KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG, đức Phật cũng đã từng minh họa hình ảnh con trâu đi trong đám bùn sâu để chỉ cho hàng xuất gia cần phải nỗ lực tu hành mới ra khỏi cảnh luân hồi sinh tử, thoát khỏi hệ lụy phiền não: “Sa môn hành đạo như con trâu mang nặng đi trong bùn sâu, mệt nhọc đến mấy cũng không dám ngoái đầu nhìn hai bên, mà phải đi cho mau, rời khỏi bùn sâu mới được nghỉ ngơi. Sa môn luôn coi ái dục còn hơn ùn sâu, nên thẳng tắp một mạchhành đạo, mới thoát khỏi sự khổ lụy”. 

 

     Trong KINH PHÁP HOA có nhiều dụ: từ dụ nhà lửa, dụ chàng cùng tử, dụ cỏ thuốc đến dụ hóa thành, dụ hiện tháp báu v.v... Hình ảnh cái xe do trâu kéo hiện ra trong phẩm “Thí dụ”. Phẩm kể về một trưởng giả tuổi đã già, rất giàu có, sở hữu một tòa nhà lớn nhưng chỉ có một lối ra vào. Con cái ông rất đông đang vui chơi trong đó, nhưng phút chốc bốn phía ngôi nhà cùng một lúc bốc cháy. Các con ông mải vui chơi, không hề hay biết. Ông kêu các con mau chạy thoát ra nhưng các con ưa vui chơi, không sợ sệt, chẳng hiểu gì là lửa, chẳng biết thế nào là nguy hại, cứ mải mê chạy giỡn nhìn cha mà thôi, không chịu nghe lời cha khuyên bảo. Ông phải dùng phương tiện dụ dỗ cho các con các thứ đồ chơi quý báu như ba cỗ xe đó là các xe dê, xe hươu và xe trâu đẹp đẽ và lộng lẫy hầu kích thích lòng ưa thích của các con để dụ cho chúng ham muốn mà chạy ra khỏi nhà lửa.

 

     Nhà lửa chỉ cho ba cõi: dục giới, sắc giớivô sắc giới. Đây là ngôi nhà tâm thức chúng sinh trú ngụ, nó đang bị thiêu đốt bởi ngọn lửa “vô thường”, bởi các ham muốn, nhu cầu của vọng tâm điên đảo. Các người con đang vui chơi trong nhà lửa mà không hay biết căn nhà đang bốc lửa, dụ cho chúng sinh đang bị “sinh, lão, bệnh, tử” đốt cháy. Xe dê tượng trưng cho “thanh văn thừa”. Xe hươu biểu thị cho “duyên giác thừa”. Xe trâu chỉ cho “Đại thừa” hay “Nhất Phật thừa”. 

 

     Việc dùng xe trâu để biểu tượng cỗ xe Đại thừa mang nhiều ý nghĩa thâm diệu. Thứ nhất hình ảnh con trâu gắn liền với đời sống của người dân. Lấy con trâu làm con vật kéo xe Đại thừa nói lên được tính đại chúng, tính bình dân của lý tưởng thành Phật. Thứ hai, con trâu là con vật có nhiều sức mạnh nên cỗ xe trâu Đại thừa vì vậy mới có thể chở được nhiều chúng sinh đi trên đoạn đường dài từ phàm phu đến thành Phật. Thứ ba, con trâu tượng trưng cho tâm vô minh của chúng sinh. Con đường thành Phật khởi đi từ tâm chúng sinh đến tâm Phật, từ giai đoạn một chúng sinh bắt đầu sơ phát bồ đề tâm cho đến khi hoàn thành việc giác ngộgiải thoát. Chính vì vậy, cỗ xe chở chúng sinh đi từ bờ bên này vô minh khổ não đến bờ bên kia giác ngộ an lạc phải là cỗ xe tâm chúng sinh, tức cỗ xe trâu, rồi lần hồi chuyển hóa thành tâm giác ngộ, tức cỗ xe Phật thừa trọn vẹn

 

     Trong những ngày cuối cùng, ngay trong đêm nhập Niết Bàn tại rừng cây Sa La, đức Phật với KINH DI GIÁO (tức Kinh Lời Dạy Cuối Cùng) đã khuyên dạy các đệ tử của Ngài phải nhằm canh giữ cái tâm của mình, cũng như canh giữ một con trâu, hình ảnh biểu tượng con trâu cũng đã được nêu ra như một hình ảnh cụ thể sống động.

 

     Trong KINH DI GIÁO này nơi mục “chế tâmđức Phật dạy rất kỹ rằng: “Các vị đã an trụ trong giới luật, nên phải kiềm chế năm căn, đừng để nó buông thả vào năm dục. Ví như người chăn trâu, cầm roi dòm ngó nó, không để cho nó tha hồ xâm phạm vào lúa mạ người ta. Nếu buông thả năm căn, chẳng phải nó chỉ lan vào năm dục, mà nó, hầu như xông tới không bờ bến nào và không thể chế phục được! Cũng như con ngựa dữ, không thể dùng giây cương mà kiềm chế được và nó sẽ kéo người ta sa xuống hố. Như bị cướp hại, chỉ khổ một đời, nhưng tai họa của giặc năm căn kéo đến nhiều đời, làm hại rất nặng, không thể không cẩn thận! Thế nên, bậc trí giả kiềm chế năm căn mà chẳng dựa theo, gìn giữ nó như giặc, không để cho nó buông lung. Giả như, để cho nó buông lung, chẳng bao lâu, sẽ thấy sự tan diệt vì nó. Đối với năm căn ấy, tâm làm chủ chúng. Do đó, các vị nên khéo chế phục tâm! Tâm rất đáng sợ, sợ hơn rắn độc, ác thú, oán tặc. Và ngay như lửa cháy bừng bừng cũng chưa đủ làm ví dụ về chúng! Ví như có người tay cầm bát mật, di động hấp tấp, chỉ ngó bát mật, không thấy hố sâu. Ví như voi cuồng không có móc câu, con khỉ, con vượn, kiếm được rừng cây, leo, trèo, nhẩy nhót, khó ngăn cấm, chế phục được chúng! Nên gấp bẻ gẫy tâm niệm ấy, đừng để cho chúng buông lung. Buông lung tâm ấy, làm mất những việc tốt của người. Chế phục nó vào một chỗ, không việc gì là không xong. Vì vậy các vị Tỳ kheo nên siêng năng tinh tiến triết phục tâm các vị!”  

 

    THẬP MỤC NGƯU ĐỒ (“Mười tranh chăn trâu”) được gợi ý và bắt nguồn từ đó. Đem hành động cầm roi trông chừng con trâu để nó khỏi ăn lúa mạ của người so sánh để minh họa cho hành động tự chế không để năm căn chạy theo năm dục vọng là một lối thí dụ vừa cụ thể, linh hoạt, vừa tế nhị, sâu sắc. Đối với năm dục trong tâm chúng sinh lúc nào cũng sẵn sàng khởi lên để thao tác, người tu cần thận trọng trong từng giây phút như mục đồng trông coi trâu không để nó ăn lúa mạ của người. Người tu không tự chế trong mỗi ý tưởng, lời nói và hành động thì năm dục sẽ có cơ hội thao tác ngay.

     Chuyện chăn dắt con trâu thì rất nhiều. Tùy từng người chăn mà hình thức chăn dắt lại khác nhau đôi chút, nhưng đích đến của những con trâu ấy thì chỉ có một, đó là đưa trở về lại bản thể vô nhiễm, vô sinh, tức cái gốc ban sơ của nó.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13181)
Ngày mùa đông chúng tôi rủ nhau ra khu rừng chồi nho nhỏ cạnh khu nhà ở mướn của chúng tôi để hái hoa, hái trái dại về cắm bình hoa nhỏ...
(Xem: 15813)
Khi còn đi học, anh nghe chuyện kể rằng: Có nhà thám hiểm đi lạc vào bộ lạc của tộc người hung dữ. Người tù trưởng muốn mượn cớ giết anh để tỏ rõ sự khôn ngoan trước bộ tộc.
(Xem: 15795)
Chùa Từ Đàm từ quốc nội đến hải ngoại - HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 13676)
Xây dựngcủng cố một dòng chính văn hóa để đất nước tiến lên mà không mất gốc không hỗn loạn, đẹp mà dễ thương đó cũng là trách nhiệm của trí thức đương thời.
(Xem: 16586)
Đám lá dừa bắt đầu xào xạc, mùi mưa ẩm ướt xộc vào nhà qua mấy cánh cửa đang mở toan hoang. Tiếng mưa rào rào to dần như đã đến ngay cạnh bờ mương...
(Xem: 14169)
Sự bình an trong đời sống chưa bao giờ bỏ rơi người. Nó chỉ bị che lấp bởi những điều vụn vặt tầm thường. Để tìm lại sự bình an đó, người phải lau rửa, dọn dẹp lại bên trong người.
(Xem: 12887)
Cuộc đời ba trải dài theo năm tháng với bao biến cố bởi sóng gió cuộc đời; như dòng sông quê mình quanh co, uốn lượn mà mỗi khúc sông là một dòng chảy khác nhau...
(Xem: 13320)
Tôi bước lên đồi. Choáng ngợp trước một rừng hoa đại xum xuê rộng lớn. Những gốc cây sù sì, gân guốc tua tủa như đôi tay lực sĩ mạnh mẽ vươn cao. Biển trời bao la.
(Xem: 13280)
Con mèo mù nhìn là động lòng thương tâm, trắc ẩn! Gương mặt non nớt yếu ớt với hai hốc mắt dính lại, đi đứng liêu xiêu. Mỗi lần cho ăn, mình phải bế nó để lên bàn...
(Xem: 17341)
"Cái kiếp con người: Sinh lụy tử". Đó là điều chắc chắn. Nước mắt đã nhỏ xuống quá nhiều cho cái vòng tròn khép kín này.
(Xem: 13011)
Từ những chiếc lá xanh non cho đến lúc úa tàn héo rũ, đã trở thành quy luật thay đổi mất còn của tạo hoá.
(Xem: 13755)
Nếu mai là ngày cuối của cuộc đời tôi sẽ nói với bạn hãy nhìn tôi mà chiêm nghiệm và suy ngẫm một chút về cuộc đời này nhé, bạn ơi! Hãy sống có ích cho chính bản thân mình...
(Xem: 12371)
Sư ông bảo rằng: “Tiếng chuông đại hồng ngân lên không phải chỉ có chúng ta nghe được mà chư vị Bồ tát, Hộ pháp cũng đều nghe thấy. Tiếng chuôngcông năng siêu thoát...
(Xem: 12386)
Người biết yêu điều tốt ghét điều xấu là người biết phục thiện; người biết phục thiện thì dễ tiếp thu đạo lý giác ngộ; người biết tiếp thu đạo lý giác ngộ thì dễ thực hành tự tri...
(Xem: 12598)
Cảm khái từ một bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Paul và gia đình vận động mọi người ngày thứ Hai không dùng thịt, như là một phương cách làm chậm lại sự biến đổi của khí hậu.
(Xem: 12764)
Dù là một kẻ ăn mày, những kẻ hèn mạc thấp nhất trong xã hội thì họ cũng có quyền sống và khao khát được sống. Ai tước đoạt quyền ấy của họ thì cũng có ngày sẽ phải trả giá...
(Xem: 15157)
Mỗi đêm trong sự thực tập Phật Giáo của tôi, tôi cho và nhận. Tôi nhận sự nghi ngờ của người Trung Cộng. Tôi tặng lại niềm tintừ bi.
(Xem: 14990)
Hãy quán hơi thở! Hơi thở luôn ở đây cùng chúng ta. Đức Phật đã dạy chúng ta thực hành thiền định về hơi thở, điều này cũng rất hữu ích như thiền định về chánh niệm.
(Xem: 13297)
Con về ngồi bên chân mẹ ngắm nhìn đôi chân xưa nhiều năm tất bật với đôi dép nhựa quanh năm. Bàn chân nứt nẻ đau rát mà mẹ đâu quản.
(Xem: 12682)
Đức Phật vì lòng thương con người nên chỉ rõ con đường Chân thật, tìm lại tâm mình trong những sóng gió khổ đau, biến đổi, mà tìm thấy được Chân thường trong Vô thường...
(Xem: 13992)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 14354)
Những ai đang đi trên lộ trình tâm linh và những ai muốn sống hòa hợp với người khác thì việc phát ngôn với sự hiểu biếtthương yêu là điều rất quan trọng.
(Xem: 12741)
Đời sống không chỉ là bung ra, thổi tốc mảnh tâm, đi truy tìm tự ngã trong một chốn sơn khê nào đó, hay trong những đô thị sầm uất, trong một cõi hoang vu...
(Xem: 12021)
Cái tạo nên giá trị làm người ở trong xã hội là nhân cách. Có nhân cách lớn (nhân cách tự-do-tinh-thần) là do có trí-tuệ-nhân-văn cao, có trí-lương-tri trong sáng...
(Xem: 13568)
Giữa đô thị ồn àophồn hoa, giữa nhịp sống náo nhiệt và vội vã, ta đi tìm riêng một khoảng lặng bình yên...
(Xem: 14898)
Với Phật giáo, sự hình thành và tồn tại của mỗi sự vật hay hiện tượng đều do nhân duyên. Duyên hợp thì sự thành, duyên tán thì sự tan.
(Xem: 21266)
Là một người Phật tử, Steve Jobs đã rất tinh tế khi sống lời Đức Phật dạy bằng cách cố vượt ra khỏi sự bức bách của tám nhân duyên ám ảnh trần thế...
(Xem: 14392)
Mặc dù thiền định là kỷ luật tôn giáo chính được thực hành bởi các Phật tử gốc Mỹ, nghi thức tụng niệm là một phần quan trọng của nhiều cơ sở thiền định.
(Xem: 14639)
Cần phảisức mạnh để nhận thức rằng chính nỗi sợ hãi và sự vị kỷ mới gây ra tức giận. Và cần phải có kỷ luật để thiền định về ngọn lửa đang hừng hực cháy của lòng sân hận.
(Xem: 13643)
Đã mấy mùa Xuân đi qua, mùa Thu trở lại, dòng đời vẫn trôi chảy, mây vẫn bay, nước vẫn thì thầm với rừng núi và cỏ cây… HT Thích Như Điển
(Xem: 16503)
Đẹp đến nao lòng, khi trong tiết tháng Bảy mưa phùn giăng nhẹ, và bất chợt nở nghiêng giàn những chùm hoa mướp cong cong. Thắt the và tươi mới. Nôn nao và tha thiết.
(Xem: 12569)
Những cơn sóng lăn tăn đủ kỳ cọ những vết sương gió trên da thịt con trôi đi và còn lại đứa con của mẹ dại khờ. Con thả lỏng và nằm nổi trên mặt nước xanh...
(Xem: 12063)
Có cái gì đó nơi nụ cười, cứ như ông Phật của 40 năm trước bằng cách nào đó đã quay lại với ông. Ông thấy thích pho tượng, thích như chưa bao giờ thích đến thế.
(Xem: 11323)
Cuộc sống này quý báu vô vàn, Đức Phật dạy thế cho nên tôi không bao giờ có ý nghĩ hủy hoại cuộc sống. Tôi yêu mến cuộc sống của tôi và của mọi người.
(Xem: 13744)
Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy Kobun Chino, một nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell...
(Xem: 15577)
Lâu rồi mới thấy tâm hồn mình thanh thản đến thế. Đứng dưới cội cây vàng nhìn lá rơi ngập phố, chợt nghe mơ màng cả một khoảng trời...
(Xem: 13834)
Ngắm chiếc lá thu chín đang lìa cành rơi rụng ta hiểu được sự hoàn tất của một chu trình chuyển hóa để thăng hoa.
(Xem: 15909)
Thuốc giải thù hận ở trong trái tim, cội nguồn của bạo động, là bao dung. Bao dung là một đạo đức quan trọng của bồ tát [những anh hùng và anh thư giác ngộ]...
(Xem: 12157)
Sáng nay, Sư Cô định lên đỉnh núi tìm hái một ít lá cây đem về làm thuốc cho bà con trong làng.
(Xem: 13169)
Là loài hoa sanh trưởng nơi vùng nhiệt đới, nhờ kết hợp nắng mưa vào hạ mà trổ nhụy ra hoa. Do đó sắc hoa sen luôn tươi nhuần, hương hoa thì thanh nhã dịu dàng mà lan tỏa.
(Xem: 11677)
Tuổi trẻ chứa chan niềm nhiệt huyết, tâm chí cầu đạo toả sáng, học hạnh kiêm ưu, trí năng càng hiển lộ. Thuận Nguyên lại nung nấu biết bao tâm nguyện.
(Xem: 10777)
Một vùng đất bán sơn địa khô cằn sỏi đá, mùa nắng thường kéo dài. Cây cối gần như khô kiệt. Nhưng cây bồ đề vẫn xanh mát, gần như tách biệt hẳn với cảnh vật xung quanh.
(Xem: 10993)
Mới đầu hạ mà sen đã nở rộ. Nhìn những cánh sen trắng hồng tươi tắn vươn lên từ trong đầm nước, cũng làm dịu bớt cái nắng nóng mà tôi mang tận từ thành phố về đây.
(Xem: 11215)
Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.
(Xem: 11836)
Rong ruổi trên những nẻo đường quê tháng 8, chợt tiếng trống múa lân trong ngõ nhà ai rộn lên từng hồi làm lòng tôi chợt thấy xuyến xao bao nỗi niềm nhớ...
(Xem: 12005)
Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Ừ! ai cũng hay nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình. Chuyện anh Cuội theo đó sinh nhiều ngõ ngách nhiêu khê...
(Xem: 11692)
Đây là một câu chuyện thật về sự hi sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàngNhật Bản. Sau khi trận động đất đã qua đi...
(Xem: 11218)
Mười năm hay bao nhiêu năm đi nữa, thì ánh đạo từ bi và niềm tin của em đối với chị vẫn nguyên vẹn như cái thuở chúng ta cùng hiện hữu trên cõi đời này.
(Xem: 11680)
Dư âm về người là đời sống thanh cao thoát tục, là hạnh nguyên vị tha, là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Sư ra đi mang theo nhiều tâm nguyện còn dang dở.
(Xem: 11839)
Sáu mùa xuân trôi qua kể từ ngày chị rời xa trần thế, tôi vẫn không ngờ mình đã xa chị trong ngần ấy thời gian. Một người chị mà tôi luôn gắn bó trong suốt quãng đời tuổi thơ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant