Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nghiệp Riêng

19 Tháng Hai 202118:13(Xem: 4068)
Nghiệp Riêng

NGHIỆP RIÊNG  

Thích Như Tú

nghiep chung nghiep rieng


Trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Đức Thế Tôn đã dạy cho Long Vương ở tại cung điện Long Vương Ta Kiệt La rằng: “Vì tâm tưởng của tất cả chúng sinh khác nhau nên tạo nghiệp cũng khác nhau. Do đấy, cho nên có sự lưu chuyển trong các đường”.

Rồi cũng một lần khác Đức Thế Tôn ở tại nước Xá Vệ trong rừng Thắng Lâm, vườn ông Cấp Cô Độc, trả lời các câu hỏi của trưởng giả Anh Vũ Ma Nạp Đô Đề Tử về người cha thọ nghiệp đầu thai làm “chó trắng” giữ nhà.

Đoạn kinh như sau: “Bạch Cù Đàm, do nhân gì, do duyên gì, chúng sanh kia đều thọ thân người mà có người cao kẻ thấp, có người đẹp kẻ xấu. Vì sao vậy? Bạch Cù Đàm, tôi thấy có kẻ sống lâu, người chết yểu; có kẻ nhiều bệnh, người ít bệnh; lại thấy có kẻ thân hình đoan chánh, có người không đoan chánh; lại thấy có kẻ có oai đức, người không oai đức; lại thấy có kẻ sanh nhằm dòng dõi tôn quý, có người sanh nhằm dòng dõi ti tiện; lại thấy có kẻ giàu có, có người nghèo hèn; lại thấy có kẻ thiện trí, có người ác trí”.

Đức Thế Tôn trả lời: “Chúng sanh kia do nơi hành nghiệp của chính mình, nhân bởi nghiệp mà thọ báo, duyên vào nghiệp, y nơi nghiệp, tùy theo nơi nghiệp xứ có cao thấp mà chúng sanhtốt đẹp hay không tốt đẹp”. (Kinh 170. Anh Vũ. Trường A Hàm III. Tuệ Sỹ dịch và chú thích).

Qua nhiều bài kinh khác cũng được Đức Phật dạy về nghiệp báo nên "mỗi chúng sinh đều có nghiệp riêng". Vì vậy, nghiệp của mỗi chúng ta dường như không ai giống ai cả.

Nay nhờ khoa học phát triển, có đủ điều kiện để minh chứng cho lời nói ấy cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm về trước. Và nơi đây, xin mượn tạm công nghệ tiên tiến để dẫn chứng cho được rõ ràng hơn. Chúng ta cùng xem lại những nghiên cứu về dấu vân tay của mỗi con người sinh ra trên quả địa cầu này.

Trung Quốc Cổ Đại, các thương nhân đã từng sử dụng việc lăn ngón tay cái trong việc giao dịch hay vay mượn. Hoặc trong các phán quan cho người tội điểm chỉ ở lời khai. Nhưng có lẽ khi đó người ta còn chưa biết rằng dấu vân tay có thể nhận dạng một cá nhân. Chỉ đến cuối thế kỷ thứ 16 dấu vân tay mới được các học thuật khoa học Châu Âu nỗ lực đưa vào nghiên cứu. Kéo dài đến giữa thế kỷ thứ 17 những kết luận hợp lý mới được thiết lập.

Vào năm 1686 giáo sư giải phẫu học người Ý tại Đại Học Bologna là Marcello Malpighi đã xác định được các đường gờ, đường xoắn ốc và đường vòng trong dấu vân tay khi để lại trên bề mặt. Một thế kỷ sau đó, vào năm 1788, nhà giải phẫu học người Đức Johann Christoph Andreas Mayer là người Châu Âu đầu tiên công nhận rằng dấu vân tay của mỗi cá nhân khác nhau. Đến năm 1880, Tiến Sĩ Henry Faulds một lần nữa chứng minh, dựa trên các nghiên cứu của ông: “dấu vân tay của mỗi người là duy nhất”. Mặc dù những thành viên trong gia đình có cùng hệ thống Gen di truyền và môi trường phát triển trong bụng mẹ nhưng cũng ở vị trí khác nhau. Đó chính là vân tay của mỗi người duy nhất và không ai giống ai cả. Đường nét vân tay sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời. Hiện nay để sử dụng công nghệ bảo mật an toàn người ta còn có thể dùng máy quét mắt cho dịch vụ này.

Năm 1882, cảnh sát Pháp và Anh quốc đã sử dụng biện pháp này đầu tiên lăn ngón tay của người dân trên các hồ sơ căn cước. Thực tế cho thấy là không có ai trên quả địa cầu này, từ trong quá khứ, hiện tại và tương lai có dấu vân tay trùng hợp với bất kỳ ai. Kể cả các cặp song sinh.

Trên bình diện đó rõ ràng có sự khác nhau và như thế mới dễ dàng phân biệt, giúp cho các cơ quan quản lý tiềm năng con người tìm ra dấu vết của những người có hành vi phạm tội trong xã hội ngày nay.

Xét về tình trạng tâm lý cũng như hoàn cảnh sinh hoạt vật chất, mỗi chúng ta cũng có ít nhiều khác nhau tùy theo quả báo hay phước báo của mỗi người. Nhưng nhìn với góc độ chung, chúng ta cũng có thể thấy rõ nhiều điểm tương phản nhau. Như người nghèo khổ, thiếu thốn vật chất thì khổ đã đành nhưng ngược lại người giàu sang, quyền quývật chất dư dả mà lại khổ tâm, trong lòng lo lắng bất an đủ điều. Đây có phải là nghiệp báo không?

Trong xã hội phát triển hiện nay, cũng có nhiều người tuổi trẻ mê mẫn trong công ăn việc làm, đến lúc gần tuổi nghỉ hưu lại phát sinh bệnh tật. Thậm chí chưa nhận được lương hưu để tận hưởng tuổi già thì đã nhắm mắt xuôi tay. Tâm linh cũng bị bỏ quên. Lúc cận tử thì tâm thần bấn loạn, chẳng biết víu vào đâu. Thế là chỉ đành theo nghiệp lực dẫn dắt muôn nơi trong mê mờ tăm tối “U minh nẻo trước xa xôi dặm về”. Lạc loài trong kiếp sống tha hương. Vui hay buồn, khổ hay hạnh phúc dường như đan xen nhau trong tấm lưới vô hình của cuộc đời.

Tôi có một người đệ tử tại gia, cô ấy đã kết hôn với một người chồng thuộc công dân Thụy Sĩ gốc hơn 25 năm qua. Vợ chồng có được hai người con trai. Nay đã trưởng thành, học xong các trường Đại Học và có việc làm ổn định, chưa kết hôn. Nhưng rất tiếc các con của cô không nói được tiếng Việt. Còn cô ở lúc sinh thời chỉ biết chăm lo cho gia đình nhỏ của mình, không tiếp xúc với cộng đồng Việt Nam hay các hội đoàn người Á Châu. Trong gia đình nhỏ đó, cô cũng không thường nói tiếng Việt cho các con làm quen. Hơn nữa, cô chỉ nghĩ đơn giản là cô cần phải thực tập tiếng Đức cho thành thạo mới mong xin được việc làm. Nên các con của cô dường như không biết gì về phong tục tập quán và văn hóa Việt Nam. Cô cũng không có niềm tin vào tôn giáo nào cả. Chỉ sống theo đạo Ông Bà, đặt một bát nhang trên tủ cao rồi đến ngày nào nhớ thì lạy, thắp nhang nghi ngút, không hình không tượng.

Năm 2016, cô phát hiện mình đã bị bệnh Ung Thư. Lúc bấy giờ, chồng của cô cũng trở nên lạnh nhạt. Người Thụy Sĩ mà lại bị ảnh hưởng rượu chè bê tha. Đến lúc gần nghỉ hưu, anh ta mắc chứng bệnh mất trí nhớ. Hai người con trai đến tuổi trưởng thành đã ra ngoài sống riêng. Căn nhà vắng lạnh cô đơn. Cô chợt nghĩ đến gia đình và những người thân yêu bên cạnh đã khiến cô trở nên trầm cảm. Trong tình trạng này, bệnh lại thêm bệnh. Tinh thần bất an, lối sống mệt mỏi. Mất phương hướng trong cuộc đời này. Cô như người mất hồn.

Trong lúc nguy nan, tình cờ dạo bước bên bờ hồ Luzern vào một buổi chiều thu, cô gặp được một người Việt Nam chuyện trò qua lại mới biết ở Luzern có một ngôi chùa Việt và cô hỏi thăm tìm về lạy Phật. Từ đó cô thường xuyên đi chùa mỗi khi có lễ, thành tâm dâng hoa hương cúng Phật, tìm hiểu Phật pháp. Không bao lâu, cô đã phát tâm quy y Tam Bảo, phát nguyện ăn chay và rất tinh tấn sám hối, đọc kinh, niệm Phật, nghe thuyết pháp mỗi ngày qua các băng giảng.

Từ khi biết đạo Phật, cô có lối sống nhẹ nhàng hơn. An nhiêntự tại. Nhờ tinh thần thoải mái, cô sống trong niềm tịnh tín hỉ lạc, chân thành với ba ngôi Tam Bảo, xả bỏ những điều ác xưa nay đã tạo như nghiệp sát sanh… Có lần cô kể chuyện như một lời thành tâm sám hối, “người chồng đi câu cá về và bảo cô phải đập đầu cá trong lúc nó còn vùng vẫy trên mặt đất”. Tuy cô không muốn nhưng vì chồng con nên cô đã làm như thế. Lúc đang kể lại những chuyện quá khứ, bỗng dưng nước mắt của cô ràn rụa như chợt nhận ra sự tội lỗi của mình đã tạo. Cô thành tâm sám hốitinh tấn hành trì ngũ giới như những nguyên tắc đạo đức của Phật giáo được cô áp dụng vào đời. Nhất là giới không sát sanh.

Từ đó, cô cố gắng hóa giải, không cho bất kỳ ác niệm nào khởi lên làm khổ mình, khổ người. Cô thực tập sống với tâm hồn rộng mở bao dung, sẵn sàng chia sẻ yêu thươngtha thứ. Dường như cô đã tìm ra được điểm tựa tinh thần nên nhanh chóng thay đổi lối sống trước đây, chuyên tâm trong niệm tỉnh thức với thiện nghiệp hiện tại. Hiểu rõ sự vô thường. Và sống thanh thản, biết đối diện với sự thật đang đến. Qua đó, bệnh tình của cô đã sống khỏe và kéo dài thêm được vài năm. Tưởng chừng như cô đã chiến thắng được căn bệnh nan y này. Nhưng nghiệp lực hiện tại đã bám lấy cô cho đến giây phút cuối cùng. Tuy thời gian ngắn ngủi, nhưng với tâm hồn thanh thảntự tại đã giúp cô vượt qua những ngày tháng dày vò, thân tâm đau khổ như trong địa ngục hỏa thiêu. Biết được căn bệnh Ung Thư vào thời kỳ giai đoạn cuối nên cô đã quyết định về Việt Nam luôn để sống gần gũi gia đình cha mẹ ruột. Và rồi, cô cũng đã trút hơi thở cuối cùng tại Việt Nam. Cô ra đi một mình, một bóng đơn côi. Chồng và các con của cô không có mặt để tiễn đưa cô. Thật sự cô đã để lại trần gian những đứa con trai ngơ ngác không biết nói tiếng “mẹ đẻ” và người chồng tội nghiệp mất trí của cô ở Thụy Sĩ. Vô thường biến dịch. Thời gian dần trôi qua rồi họ cũng sẽ quên hình bóng của cô đã từng sống với họ trong suốt 25 năm qua. Cát bụi sẽ trở về với cát bụi. Nhắc đến cô ấy, dường như ít người biết. Chỉ một vài Phật tử trong chùa thường tiếp xúc với cô. May ra còn nhớ đến tên cô và thầm cầu nguyện cho hương linh của cô sớm được vãng sanh về miền cực lạc. Chúng tôi mượn câu chuyện thật ở đời này để hôm nay xin được chia sẻ cùng quý Phật tử.

Ở Thụy Sĩ, kiến trúc quy hoạch cở sở hạ tầng các bệnh viện đều được xây gần với nghĩa trang, nhà quàng tang lễ và lò hỏa thiêu. Có lẽ đây cũng là phương tiện để dễ dàng lo cho hậu sự khi con người đến lúc mãn phần một kiếp người chăng?

Vào tháng 6 năm 2020, có dịp tôi nằm viện, nhìn những giọt nước chuyền chậm chạp đều đặn chảy vào ven như đang tiếp sức cho một cơ thể yếu ớt. Nếu còn cứu được thì cơ thể đó sẽ lại phải đối diện với bao điều đối đãi trong cuộc đời này.

Ai đã từng hành trì Phật phápgiác liễu được vô thường thì khi ở vào trạng thái như này sẽ dễ dàng buông bỏ tất cả. Tâm không dường như trống không. Của cải vật chất hay tình người thương ghét cũng không còn giá trị nữa. Lúc này càng thẩm thấu bản chất của cuộc sống. “Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã”. Chỉ có lời niệm Phật nhắc nhở định tâm và giọt nước biển mong manh đang từ từ rót vào trong sự tĩnh lặng và an nhiên. Từng giọt từng giọt nối tiếp nhau tựa như dòng chảy của thời gian mang theo bao nghiệp lực nương theo một kiếp người. Càng nhận ra tánh vô thường của các pháp hữu vi. Có cái gì là trường cửu? Một giọt nước nhỏ xuống ngay khi sanh liền diệt, giọt sau tiếp nối cũng không hằng nguyên thể. Đâu phải đợi khi lìa đời này con người mới thật sự chết. Sự sống và con người muôn thuở vẫn luôn chịu sự vô thường chi phối trong từng sát-na, già và chết đi từng ngày, từng giờ, từng phút… Thành, Trụ, Hoại, Không là một định luật tự nhiên. Chúng ta hãy quán tưởng một tiểu vũ trụ thu nhỏ như thân ta vậy!

Trong bài thơ “Giọt Vô Thường” Mặc Nhiên đã tâm sự:
Tạm gác lại những chuyện đạo vui buồn
Không nghĩ ngợi ngày sau hay dĩ vãng
Cứ nằm đây yên tĩnh chẳng lo toan
Nhìn nước biển nối nhau vào cơ thể
Chậm chạp, Nhẹ đều,
Buông rơi tất cả.
Đôi mắt khép, thay lời chào thanh thản
Một kiếp người chớp nhoáng bỗng tan nhanh. ….
Ngỡ như…
Đang giạt vào quên lãng!
Giật mình, tĩnh giấc trên giường bệnh viện
Cô Y tá vào thay bịch nước truyền
Thầm cảm nhận nhiệm mầu trong giây phút
Mỉm nụ cười theo nhịp sống hôm nay
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”.

Nghiệp lực sẽ đưa ta vào vòng sanh tử. Cho dù trở lại đời này có được sanh vào một gia đình giàu có, không phải chịu sự nghèo đói. Chúng ta cũng không thể thoát khỏi một sự thậtĐức Phật đã từng chỉ dạy cho chúng ta thấy. Đó là KHỔ.

Cho dù gia tài có kết xù bao nhiêu, tiền tài có nhiều bao nhiêu cũng không thể mua được sức khỏe, sự an lạc và sự bình yên trong tâm hồn. Thong dong và tự tại! Chỉ có câu niệm Phật và sự tu tập hành trì Phật pháp, mang đạo vào đời mới mong giúp ta đoạn trừ những nỗi khổ niềm đau trong cuộc đời này.

Khi nhận biết được cuộc đời là khổ và luân hồi, bồng bềnh lên xuống trong ba cõi sáu đường như dòng tuần hoàn xoay vòng trong cơ thể của con người. Từ trong một trái tim sinh học nhỏ bé, dòng máu đỏ tuần hoàn đi khắp cơ thể rồi trở về lại tim./.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2062)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2253)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2518)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2548)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2083)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2534)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1872)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1965)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2253)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2779)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1690)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1609)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1796)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1630)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2204)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2363)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2081)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1858)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1784)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1968)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1704)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2687)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1845)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2178)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2144)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2494)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1803)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1986)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1864)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2038)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2610)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3668)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2284)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2289)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1664)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1978)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2314)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2312)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2152)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3114)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2128)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2529)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2047)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1979)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2185)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2476)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2051)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2445)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2409)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2998)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant