Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vấn Đề Nam TôngBắc Tông

15 Tháng Ba 202119:57(Xem: 4213)
Vấn Đề Nam Tông Và Bắc Tông

VẤN ĐỀ NAM TÔNGBẮC TÔNG

Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm

Theo Dấu Chân Phật

 

Vấn đề Nam tôngBắc tông là một vấn đề tương đối rất cũ – cũ đến hơn một ngàn năm trăm năm kể từ ngày con người có được cái hạnh phúc biết đến giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đây là một vấn nạn đã từng được lập đi lập lại như một dấu xe lăn trên con đường mòn, nhưng tiếc thay, con đường mòn đó không phải là Đường Đạo (The Way of Enlightenment). Nếu đã không phải là con đường dẫn đến giải thoát thì đó không còn là vấn đề lớn trong đại đa số Phật tử chúng ta; mà trái lại, đó chính là một chướng ngại lớn đến từ một cảnh giới của thức, hoặc có thể gọi là từ một trình độ trí thức của cái gọi là “sở tri chướng sở tri” theo lối nhìn của Thiên Thai Trí Giả (538-597).

Một khi đây là một vấn đề quá cũ kỹ thì câu hỏi và câu trả lời hẳn nhiên cũng không phải là mới, nghĩa là cả hai Vấn và Đáp đều lập lại từ trăm năm này qua trăm năm khác. Như vậy thì không phải là vấn đề “lớn” này cần đến lúc phải chấm dứt ư?.

Trước khi nói về cái hiểu biết chưa đạt đến cái gọi là Diệu Trí của chúng ta đã chướng ngại chúng ta như thế nào, người viết xin nói qua một vài dòng (với phạm vi giới hạn của một email) về Pháp Môn, Phật Lý, Chân Lý, Sở Tri Chướng; là một vài đề mục liên quan đến việc “khai tử” cho vấn đề lớn này, mà nơi đó, ông cha chúng ta, chính bản thân chúng ta, và có thể con cháu chúng ta đã, đang, và sẽ thảo luận, cũng như tranh cãi.

1.   Pháp Môn (Dharmaparyàya):

 Pháp tức là những lời dạy của Đức Phật. Pháp này là cửa ngõ cho các cõi trong 9 pháp giới Địa ngục, Ngạ Quỷ, Súc sinh, Người, Trời, A tu la, Thanh văn, Duyên giác, và Bồ tát tháo mở tập khí, thấy, hiểu, và vào được chân lý thì gọi là Môn. Khi đã nói đến 9 pháp giới thì dân cư trong 9 pháp giới này hẳn là có căn tánh khác nhau từ những chủng tử khác nhau mang theo từ Tạng thức A lại da luân chuyển, thay hình đổi dạng qua nhiều kiếp. Một khi Phật nói pháp cho 9 căn tánh khác nhau thì pháp Phật nói ra đương nhiên không phải là pháp cố định. Một khi không phải là pháp cố định thì pháp đó trở thành phương tiện tùy nghi, khế hợp với từng căn cơ sai biệt. Trong Tứ Tất Đàn gọi là Thế tục tất đàn, Vị nhân tất đàn, và Đối trị tất đàn, tức không phải là Đệ nhất nghĩa nhưng bao quát hết 12 bộ kinh, tám vạn bốn ngàn pháp tạng, hiển dương Thực Tướng; theo Đại Trí Độ Luận. Một khi pháp môn trở thành phương tiện khế hợp căn cơ thì Phật tử chúng ta có cần nhất quyết phải tranh cãi (đến 1.500 năm), để cho rằng pháp môn mình chọn là pháp môn hạng nhất không? Có cần phải xác quyết bài pháp Phật dạy ngày đó, tháng đó, giờ đó… mới là bài pháp tối thượng không?. Thật sự, bài pháp nào Đức Phật dạy cũng là bài pháp tối thượng, nhưng tối thượng cho một căn tánh nào đó khế hợp được với lời Ngài dạy vào thời điểm đó mà thôi. Câu trả lời này của quý Phật tử cũng là đã trả lời luôn cho câu hỏi về giáo pháp Tiểu thừa, Đại thừa, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông v.v… pháp nào phải là pháp hạng nhất.

2.  Phật lý:

Viết đến đây khiến tôi nhớ lại những ngày còn cắp sách đến Đại học Văn Khoa những năm 1971-1975. Quy chế thi cử của Văn Khoa là một thí sinh thi đậu phần Thi Viết thì còn phải đậu cả phần Vấn Đáp nữa mới được cấp chứng chỉ cho năm học đó (còn gọi là Tín chỉ). Lúc tôi vào thi Vấn Đáp cho Tín Chỉ “Lịch sử Triết học Đông Phương”, ông Giáo Sư với cặp kính dầy cộm, rất khó tính, ngay giây phút hồi hộp đó lại viết đề thi rõ ràng lên bảng đen. Đây là một điều kỳ lạ, bỡi vì thi Vấn Đáp thì từng thí sinh lần lượt lên bục trả lời, nếu đề thi đã được công khai thì trong khi chờ đợi đến phiên mình, thí sinh có thể tha hồ mở sách tìm câu trả lời, đúng không?. Mặc dù Văn Khoa là một đại họctruyền thống đánh rớt 70% thí sinh Thi Viết, nhưng con số thí sinh còn lại không phải là ít.

Đề thi được công khai viết lên bảng là: “Thế nào là một quyển sách hay?”. Với đề thi này thì câu trả lời không có trong các tập sách thí sinh mang theo trong cặp, cũng không có trong đống sách ở nhà hoặc trong thư viện.

Sau cả tiếng đồng hồ bối rối, tên tôi cũng đến lượt lên trả lời. Thôi thì tôi liệt kê hết tất cả danh từ nào mà mình biết và nhớ được, nào là nhân bản, nhân sinh, nhân vị, chuyển tải được đạo đức, công bằng v.v… ông Thầy đều lắc đầu thất vọng. Sau cùng Thầy tôi nói: “Là một quyển sách hay nếu quyển sách đó có thể mang lại hạnh phúc cho con người”.

Trở lại với Vấn Đề Lớn của chúng ta, nếu bất cứ hệ thống truyền thừa nào của Đức Phật khế hợp được với căn tánh người nghe, mang lại hạnh phúc cho người nghe thì đối với người đó, hệ thống truyền thừa đó hay, và là hay nhất. Điều này áp dụng vào cả các thể chế chính trị, giáo dục, xã hội…

3.   Chân lý:

Khi nói đến hai chữ Chân Lý ở đây, tôi muốn nói đến Chân Kinh (do Phật thuyết), và Kinh Ngụy Tác (không phải do Phật thuyết).

Về Chân Kinh thì tất cả Phật tử không xa lạ gì với các phương pháp phân định thời kỳ Phật thuyết kinh của các tông phái nổi tiếng như Hoa Nghiêm Tông, Thiên Thai Tông … mỗi tông mỗi vẻ; thiết nghĩ không cần phải nhắc lại.

Về Kinh  được cho là Ngụy Tác, theo Giáo Sư Paul L. Swanson trong quyển “Nền tảng Phật học Thiên Thai Tông” (Foundations of T’ien T’ai Philosophy), tôi xin chép lại một đoạn trong bản dịch của tôi xuất bản tại Saigon năm 2010:

“Một bảng liệt kê các bản văn được tin hoặc nghi ngờ là các bản kinh ngụy tác tại Trung Hoa gồm những kinh và luận quan trọng và có ảnh hưởng trong Sino-Japanese Buddhism. Bảng kể tên này có những tên quan trọng như: kinh Phạm Vương (còn được gọi là Mahayana Bharmajala), kinh Quán Vô Lượng Thọ, luận Khởi Tín, kinh Vô Lượng Nghĩa, và một số kinh khác. Những bản văn này không những gây được ảnh hưởng trong dân chúng mà còn tạo tiếng vang trong giới học giả Phật giáo. Tôi (Paul Swanson) đã chọn chữ “ngụy tác” (apocryphal) thay vì dùng chữ “bịa đặt” (forgery) hoặc “giả mạo” (pseudepigrapha), hoặc những việc giả dối (spurious works), vì tôi muốn tránh đưa ra cái nhìn phủ định đến từ những danh từ này. Những bản văn này “giả” với nghĩa không phải là nguyên văn của ứng thân Phật Thích Ca Mâu Ni, chắc chắn như vậy, nhưng không phải là “giả” với ý nghĩa các bản văn này mang một nội dung sai lầm, hoặc dạy người những việc phỉnh phờ. Sau cùng, Đại Trí Độ Luận nói: “Phật pháp không chỉ là những Chữ và Lời được nói ra từ Đức Phật, mà tất cả những ngôn từ chân thực, thiện lành, sâu xa, và an lạc trong thế giới này đều nằm trong Phật pháp”.

Huống chi chữ và lời chỉ là những phương tiện giả lập, tạo tác. Tùy căn cơ chúng sinh khác nhau mà việc hóa độ của chư Phật có khác nhau. Kinh Lăng Già A Bạt Đa La đã từng nói rất rõ rằng có cõi Phật tạo hình tướng để thuyết pháp, có cõi không cần hình tướng. Có cõi không dùng ngôn ngữ trừ khi tùy duyên tạo tác, làm như không làm thì chỗ nào gọi là có tánh cố đinh?. Không phải chỉ có ngôn từ, âm thanh, mà hương vị xúc pháp đều là kinh giáo, đều có thể hiển bày Phật lý. Pháp do nhân duyên hòa hợp thì giáo pháp cũng do nhân duyên hòa hợphiển hiện trong từng thời điểm khác nhau, cho từng đối tượng khác nhau, đối trị từng căn tánh khác nhau của chúng sinh.

4.  Sở Tri Chướng:

Về Sở Tri Chướng (Jneyavarana), Giáo sư Paul Swanson, trong quyển “Thiền và Chỉ Quán” (Ghi chú: Chỉ Quán ở đây chỉ cho phương pháp Chỉ và Quán của Thiên Thai Trí Giả. Về thứ bậc cao thấp thì có quyển “Chỉ Quán tọa thiền pháp pháp yếu” còn gọi là Đồng Mông Chỉ Quán dành cho người sơ cơ; và 9 quyển Maha Chỉ Quán dành cho các hành giảcăn tánh cao hơn), viết như sau. Tôi cũng xin chép lại một đoạn ngắn trong bản dịch của tôi xuất bản tại Saigon, năm 2011. Sở Tri Chướng được Paul Swanson gọi là Wisdom-Obstacle qua Anh ngữ:

“Chúng ta thấy ngay rằng Thiên Thai Trí Giả đã giải thích Sở Tri Chướng (Jneyavarana) là chướng ngại ĐỐI VỚI trí tuệ, và cũng là Chướng Ngại TỪ trí tuệ (sinh ra). Thí dụ, giống như 62 loại biên kiến. Những biên kiến này mặc dù mang theo sự khôn ngoan và thông minh, nhưng đây cũng chỉ là trí thế gian. Nếu hành giả mong cầu trí vô lậu, thì chính sự khôn ngoan, kèm theo hí luận này, cùng với những cái thấy sai lệch, trở thành chướng ngại cái thấy chân thực. Cũng như vậy, trí tuệ về Nhị Đế, cùng với vô minh trở thành chướng ngại Trung Đạo. Đây gọi là Trí Chướng, vì chỉ cho cả hai: cái gây chướng ngại và cái bị chướng ngại.”

Tóm lại, một hành giả không nên trở thành nạn nhân của chính mình trên con đường tu tậpbiên kiếnthành kiến tự mình tạo ra. Thêm vào đó, tôi nghĩ rằng chữ Hành này có thể đọc là Hạnh; và nên được hiểu là Hạnh; tức Đức Hạnh của người học và tu tập theo Phật pháp. Muốn tăng trưởng Trí Tuệ thì điều cần yếu là phải kiểm điểm Đức Hạnh. Cái Trí không phát sinh từ Đức Hạnh thì đó cái trí đó không phải là Trí Tuệ. Nói về điều này tôi cũng có ý nói đối với một số nơi, các thời khóa (hành) đã trở nên máy móc như một việc phải làm trong một ngày; khiến việc tư duy trở nên giới hạn và sai lệch.

Để kết luận, và cũng để tính cách luận lý giảm bớt cường độ khô khan, tôi xin tặng quý Phật tử 8 câu thơ cuối trích trong bài Thủy Chung tôi gởi cho tangthuphathoc.net nhiều năm trước.

“Trang kinh cuộn giấu thầm tâm kiêu mạn,
Mỏ chuông khua xé rạn cõi tịch hư.
Chia đôi bờ bỉ thử, gắng công dư
Khắc đạo lý lên màu tâm hồng, tía.
Câu huyền ca ẩn tàng kinh huyền nghĩa,
Huyền lại huyền, biết mấy kẻ tri âm.
Thấy kệ kinh, chẳng thấy tánh tức tâm,
Dùng thế trí vẽ vời lời chư Phật.”

 

Trân trọng,

Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
Tháng Hai năm 2021

 
___________________________________
Bài đọc thêm:
Thế Nào Là Kinh Điển Ngụy Tạo Trong Phật Giáo (Thích Lệ Thọ)
Kinh Ngụy Tạo (Apocrypha) (BS. Phạm Doãn dịch)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1401)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(Xem: 1815)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(Xem: 1569)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(Xem: 1343)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(Xem: 1635)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 2153)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1898)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1260)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1440)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1430)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1720)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1480)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1343)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1486)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1428)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1754)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1452)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1411)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1429)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1499)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1686)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1585)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1524)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1402)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1492)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1205)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1969)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1386)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1538)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2902)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1539)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1732)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1587)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 2032)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1570)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1773)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1975)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2165)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1637)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2605)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1703)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1883)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1845)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1608)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2354)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1788)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1841)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1716)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2087)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2061)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant