Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lục Tổ Huệ Năng, Ba Chặng Đường, Một Đời Sống

29 Tháng Ba 202121:41(Xem: 3677)
Lục Tổ Huệ Năng, Ba Chặng Đường, Một Đời Sống
Lục Tổ Huệ Năng
Ba Chặng Đường, Một Đời Sống

 

Một đời người có rất nhiều chặng đường trong đời sống. Chúng ta có nghe: "Thời gian còn nhỏ học chết bỏ. Lớn lên làm việc chết bỏ. Về già tu chết bỏ." Hay Khổng Tử lại nói: "Tam thập nhi lập. Tứ thập nhi bất hoặc. Ngũ thập nhi nhĩ thuận. Lục thập tri thiên mạng. Thất thập cổ lai hy." Cũng trong ý nghĩa của chặng đường ấy, nền văn học bình dân Việt Nam cũng nói: "Sông có khúc, người có lúc." Người có nhiều lúc lắm. Lúc còn nhỏ khóc nhòe. Lúc lớn lên lao đầu vào cuộc sống. Và lúc về già thì đau yếu, bệnh hoạn. Cứ như thế, đời người ai cũng vậy. Thăng, trầm, thành, bại có đủ. Hay khi lên voi, lúc xuống chó, dường như không thiếu một chặng đường nào. Dẫu biết vậy, nhưng có người trải qua bao chặng đường của đời sống, nhưng cuối đời rồi chẳng ra chi. Sanh tử vẫn hoàn sanh tử. Luân hồi nghiệp báo vẫn hoàn nghiệp báo, luân hồi, chẳng xa rời một tơ hào, gang tấc. Người xưa nói: "Phận nghèo trèo núi lặn non, tránh sao khỏi cực, cực cũng còn theo sau." Nếu người biết tu, biết học Phật pháp, biết chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện, biết bỏ dữ làm lành thì chắc hẳn được có đời sống an vui, hạnh phúc, còn bằng ngược lại thì đời mình sẽ nhiều lênh đênh, trôi dạt, bể dâu. Tất cả đều do mình quyết định cho đời mình để có được sự thăng hoa hướng thượng, hay bị rơi rụng, lăn lóc, gian truân.

Chúng ta bình tâm để thấy ba chặng đường một đời sống của Lục Tổ Huệ Năng:

Chặng đường thứ nhất: Làm người tiều phu, vào rừng đốn củi, gánh xuống chợ đổi gạo, kiếm tiền, để nuôi Mẹ già và tự thân. Cứ thế, ngày này qua ngày nọ, một đời sống thanh thản dần trôi trong vô thức. Vì không có sự suy tư, đắng đo, lý giải, chỉ có một lòng nuôi Mẹ già để đền ơn, trả hiếu trong bổn phận của người làm con. Không sợ nặng nhọc gánh củi xuống chợ. Không sợ gian khổ để nuôi Mẹ già ở túp lều tranh trong bìa rừng heo hút. Ngày thì vui với cây rìu đốn củi. Đêm thì vui bên cạnh Mẹ già, chăm sóc cơm nước.

Làm thân một lão tiều phu, sống đời núi rừng, lầm lũi trông thật hắt hiu, nhưng tâm hồn luôn trong sáng, như nhiên như lá hoa đồng, cỏ nội. Như rừng xanh núi cao đậm màu hương sắc cho một sức sống hạo nhiên mang tính thiên nhiên, tạo vật. Một lão tiều phu yêu rừng xanh nước thẳm. Tâm tư của lão như áng mây trời bềnh bồng theo gió mang đi khắp bốn phương trời, không vướng mắc, không trói buộc bất cứ nơi đâu. Đốn củi xong, gối đầu nơi gốc cây nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe, chiều gánh củi xuống chợ bán để có tiền mua gạo, rau tương về sống với Mẹ già. Ôi! Một đời sống trung trinh với cái Hiếu, cái Thảo của đứa con của Mẹ một đời thanh cao. Đây, bên cạnh ánh đèn dầu leo lét, Mẹ nằm ngủ an nhiên, hiện lên khuôn mặt răn reo nhưng nội hàm thánh thiện. Kia, bên góc túp lều, lão tiều phu, con của Mẹ đang chăm đọc Kinh Kim Cang, trải qua bao năm tháng như vậy, nhưng vẫn chưa hiểu nổi ý Kinh, còn nằn nèo, dò dẫm mong cầu liễu nghĩa, thấu đạt lời Phật dạy: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, là gì?" Xếp Kinh lại gối nơi đầu, ngủ trong dòng suối mát của lời Kinh nhiệm mầu.

Chặng đường thứ hai: Gà rừng vừa gáy sáng. Trời phương đông còn tỏ lờ mờ, Mẹ già dậy trước, đánh thức con gánh củi xuống chợ cho nhà ông cư sĩ tu Phật, mà ngày hôm qua hai bên đã giao hẹn. Lão tiều phu choàng tỉnh, nhìn Mẹ trong ánh mắt trong sáng, đầy vẻ an lạc, kính yêu. Đã 20 năm rồi, hai Mẹ con sống như thế. Con vào rừng đốn củi. Mẹ ở túp lều tranh, cơm nước cho con. Sớm chăm sóc vườn rau cải, ngò, tía tô, rau húng... chiều tụng Kinh, thầm nguyện "Nam Mô Phật" cho hai Mẹ con luôn sống có nhau, an lành giữa núi rừng trầm lặng. Đây, bát nước trà gừng còn bốc khói, nồi khoai mài núi mới hấp xong, lão tiều ăn buổi sáng, uống cạn bát trà nóng, rồi chào Mẹ, gánh củi xuống chợ. Trên con đường từ nhà gánh đôi củi nặng trên vai mà tâm luôn chiêm nghiệm lời Kinh Kim Cang khi hôm, "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm!!!" Như là đề khởi công án Thiền không vụt chạc, không xao lãng, như gà ấp trứng, như mèo rình chuột, một lòng phá vỡ công án để quách nhiên tỏ ngộ lời Kinh.

Lão tiều phu gánh củi đã đến trước nhà người cư sĩ tu Phật, nhưng không gánh củi vào, dường như ông ta còn chiêm nghiệm một điều gì đó. Thì ra, một âm thanh trầm bổng, lời nhặt tiếng khoan của người cư sĩ tu Phật đang tụng Kinh Kim Cang từ trong nhà đã rót trọn vào tâm tư của lão tiều phu bán củi đang đứng ngoài cửa. Tâm tư định tĩnh. Ý lòng vô sự, như ánh sáng ban mai soi tỏ trên những lá hoa, làm rạng rỡ, ngời lên màu xanh tía lục của ruộng vườn, núi đồi, non cao, biển thắm. Lời Kinh tụng Kim Cang đến câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" của người cư sĩ tu Phật đột phá một cách mãnh liệt, xô dạt bao thành trì vô minh, chấp ngã của tự tâm, làm rơi rụng bao não phiền, lậu hoặc... Một dòng suối mát chảy vào đến tận tâm cang, ý lòng bừng sáng, quách nhiên liễu ngộ lời Kinh. Hãy đem cái tâm của mình đặt vào chỗ không có chỗ đặt. Giờ đây, lại đặt gánh củi lên vai gánh vào cửa nhà người cư sĩ tu Phật kia, lão tiều phu đâu còn thấy gánh củi trên vai để gánh, và cũng chẳng thấy có người gánh củi để bán, kiếm tiền nuôi dưỡng Mẹ già sống trong túp lều giữa núi rừng kia. Bình đẳng nhất như, hữu tình vô tình, nhơn pháp câu không.

Chặng đường thứ ba: có người hàng xóm tốt bụng, biết được chí nguyện xuất trần của lão tiều phu, nên đã đem cho tiền bạc, cấp dưỡng Mẹ già, sớm hôm chăm sóc... Đã có người thay thế mình để phụng dưỡng Mẹ, nên đã yên lòng, người tiều phu đứa con hiếu thảo của Mẹ, khăn gói lên đường đâu đó đã xong, vào lạy Mẹ ra đi tìm Thầy học đạo. Biết được ở núi Nam Nhạc, Ngũ Tổ Hoàng Mai đang có một đồ chúng lớn đang tu học ở nơi đó.

Ngày đi, đêm nghỉ, dốc hết chí nguyện tu hành, cầu mong đem cái sở ngộ của mình mà phụng sự cho công đức hóa độ, tự tha viên mãn. Lão tiều phu, quê mùa, dân dã bước chân vào cửa Phật, dần về phía cốc của Ngũ Tổ Hoàng Mai, sụp lạy ba lạy, thấy vậy, Tổ hỏi: "Ông là ai? Từ đâu đến đây?" "Bạch Tổ, con là người xứ phương Nam, đến đây để cầu làm Phật." Tổ nói: "Người xứ phương Nam là làng mọi rợ, làm sao có tánh Phật mà cầu?" "Bạch Tổ, người thì có người ở phương Bắc, phương Nam, chứ Phật tánh đâu có Nam Bắc." Trước câu nói của người nhà quê dân dã kia, Ngũ Tổ biết đây là pháp khí nhà Thiền rồi.

Do vậy, Tổ bảo: "Hãy xuống nhà dưới mà giã gạo đi." Mừng quá, đã được Tổ cho ở lại đây thì làm gì cũng được, dù bắt mang đá, giã gạo, gánh nước, bửa củi gì gì cũng vui. Tấm lòng của người cầu đạo thì chẳng nề hà gì hết. "Sớm hiểu đạo, chiều chết cũng cam lòng" huống nữa là gánh nước, bửa củi, giã gạo thì đâu là gì! Nhưng có ai ngờ rằng trong thân tướng của gã nhà quê dân dã kia lại nội hàm bao nhiêu tánh giác, linh minh, đổng triệt của một bậc Thánh, Tổ Sư. Tánh giác ấy ẩn tàng trong thân năm uẩn, ẩn sâu trong tứ đại, giả hợp duyên sinh, như viên ngọc ma ni ngàn năm dưới lòng đại dương thăm thẳm. Một khi tánh giác đã bùng vở, đạo giải thoát đã chín mùi, giác ngộ bừng dậy, thì ở đâu cũng là Tổ, cũng là Thánh giả, xuất trần. Lục Tổ Huệ Năng, trong thân tướng là "người dân dã, hoang sơ", nhưng trong tự tánh lại là "bậc xuất trần vi thượng sĩ." Bậc Thánh trong hàng Thánh. Bậc Tổ Sư Thiền trong hàng Tổ Sư bậc trội. Chính  vì vậy, mà Tổ đã quán chiếu tự tánh của mình, của vạn sự vạn vật để lại bài học vô giá tuyệt đối trên tiến trình tu chứng bản lai diện mục của vạn pháp:

"Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh

Đâu ngờ tự tánh vốn không sinh diệt

Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ

Đâu ngờ tự tánh vốn không giao động

Đâu ngờ tự tánh hay sanh vạn pháp."

Cho đến một ngày, đang mang đá giã gạo dưới nhà bếp, có người vào vỗ vai mà nói: "Này chú giã gạo có muốn đọc bài kệ của ngài Thần Tú, người làm giáo thọ đại chúng ở đây, theo lời chỉ dạy của Tổ mà làm bài kệ để trình cái sở ngộ của mình." Do vậy, ngài Thần Tú đã làm bài kệ dán trên vách nhà Tăng kia."

Tôi là người "vô học", không biết đọc chữ, xin đọc giúp cho nghe.

"Thân thị Bồ đề thọ

Tâm như minh cảnh đài

Thời thời cần phất thức

Vật sử nhạ trần ai."

Dịch: 

Thân như cây Bồ đề

Tâm như đài gương sáng

Siêng năng thường lau chùi

Chớ để dính bụi trần.

- Sao! Chú giã gạo kia, có hiểu không, có muốn làm kệ trình chỗ sở ngộ của mình không? Tôi thấy chú đến đây và đã giã gạo qua tám tháng dưới nhà bếp rồi.

- Tôi cũng muốn làm kệ, nhưng không biết viết, xin viết giùm cho.

- Được, tôi viết cho, nhưng khi được Tổ trao y bát, thì xin đừng quên tôi nghe. Chú giã gạo đọc kệ:

"Bồ đề bổn vô thọ

Minh cảnh diệc phi đài

Bổn lai vô nhất vật

Hà xứ nhạ trần ai."

Dịch:

Bồ đề chẳng phải cây

Gương sáng chẳng phải đài

Xưa nay không một vật

Lấy chi dính bụi trần.

Bài kệ được viết xong trên vách tường chùa phía Bắc, cả đại chúng hăm hở thi nhau mà đọc, người người đến xem, làm náo động nhà Thiền. Tiếng đồn đến tai Tổ, chống gậy ra xem bài kệ viết thế nào, sở ngộ của người làm kệ ra sao. Sau khi đọc qua Tổ biết sở ngộ của người trình kệ, mà nếu để lâu chắc sinh ra những điều không hay. Tổ liền bảo: "Hãy chùi bài kệ này đi, người chưa tu hành không thể hiểu tới." Bài kệ xóa đi quay về "Tánh Không." Im lìm ngàn đời bất động, không tăng, không giảm, chẳng thường, chẳng đoạn, như nhiên.

Cảnh vật nhà Thiền, chìm vào đêm trường tĩnh lặng, hai bóng thầy trò chập chờn dưới ánh trăng đêm. Nghe tiếng êm đềm đâu đây: "Để Thầy đưa con qua sông." Bạch Thầy: "Khi xưa con chưa "ngộ" thì nhờ Thầy "độ" cho, nhưng bây giờ con đã "ngộ" rồi thì con tự "độ" lấy.

Ba cảnh đời, một cuộc sống, có đủ phàm thánh trong nhau. Bài học của đời, kiếp tu của Đạo đáng giá ngàn vàng, ai ơi! Tánh - Tướng có dị, đồng, nhưng bổn lai không khác. Nguyện xin thừa sự mười phương chư Phậtliễu ngộ tự tâm, dù có trôi lăn trong biển trầm luân sinh tử, cũng không bao giờ quên Bồ đề tâm.

Chùa Phật Đà, ngày 26 tháng 3 năm 2021

Thích Nguyên Siêu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1655)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1648)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1823)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1817)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1510)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1672)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2010)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1759)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2318)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1652)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1663)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1617)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2070)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 1890)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2027)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1579)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2185)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1547)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1806)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1694)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1760)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1588)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2342)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2057)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2008)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1820)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2154)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1724)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1852)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2078)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1607)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1876)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 1866)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2092)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1856)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1703)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1686)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1691)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1804)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2098)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1659)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
(Xem: 1636)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2188)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 1896)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1705)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2278)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1896)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 1987)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2180)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2463)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant