Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Hành Trình Vào Đạo Phật

01 Tháng Tư 202119:25(Xem: 3486)
Hành Trình Vào Đạo Phật
HÀNH TRÌNH VÀO ĐẠO PHẬT

Elizabeth J. Harris
Nguyên TâmTâm Đăng

buong bo


Giới Thiệu

Vào giữa thập niên 1980, Elizabeth Harris, một Kitô hữu người Anh, cảm thấy sự thúc giục phải buông bỏ đức tin tôn giáo cố hữu của mình để bước vào thế giới một đức tin khác. Sự thúc giục này là do sự tin tưởng rằng con người với niềm tin tôn giáo không thể bị trói buộc vào một niềm tin duy nhứtcần phải tìm hiểu những niềm tin khác nữa. Bà đã chọn đạo Phậtđạo Phật đã đề cao thiền quán và sự bất bạo động. Bà đã ở Tích Lan hơn 7 năm - từ 1986 đến 1993 - để tu họcthực hành đạo Phật. Bà muốn đến với đạo Phật như là một con người hơn là một Kitô hữu. Bà vẫn là một Kitô hữu, một ngưòi theo đuổi con đường tự hy sinh của Jesus ở Nazareth, nhưng bà rất tôn kính đức Phật và đã quy y Tam bảo, và cảm thấy an lạc, hạnh phúc được thực tập thiền quán.

Năm 1992, bà đã được Chương trình Phát Thanh Tôn Giáo của đài BBC mời cộng tác. Trong hai năm 1993 và 1994, bà đã viết nhiều bài ngắn cho chương trình này, gồm nhiều chủ đề như: sự liên quan giữa tinh thần vô chấp và những hoạt động từ bi thiết thực; ý nghĩa thực tiễn của "vô ngã" và những quan hệ mật thiết của nó; ích lợi của "chánh niệm" trong đời sống cá nhânxã hội; những phương thức mà đạo Phật có thể giúp được cho những người hoạt động cho công bằng xã hội hay hòa hợp tôn giáo; vai trò của người phụ nữ trong xã hội... Chúng tôi xin lược dịch một số trích đoạn các bài viết này, đã được đăng trên tập san Lá Bồ Đề (Bodhi Leaf) số 134, Sri Lanka.

 

Chánh Niệm

Có lần tôi nói với một học giảTích Lan rằng tôi đã tập thiền theo đạo Phật. Một cách đùa giỡn, ông hỏi tôi là đã bay lên trời được chưa. Điều này là một phản ứng rất phổ biến. Người ta thường lẫn lộn giữa thiền định và những trạng thái mê đắm tự kỷ ám thị hay là trạng thái làm cho tâm trí trống rỗng, những cái gì xa vời, không liên hệ gì đến đời sống hàng ngày. Nhưng đó là một lầm lẫn đáng tiếc. Thiền định đích thực là một cách thức vững chãi luyện tập tâm trí và có thể chuyển hóa cả tư tưởng và hành động.

Trong truyền thống đạo Phật nguyên thủy, tìm thấy ở Miến Điện, Tích Lan, và Thái Lan, thực tập chánh niệm hay "chú ý trống rỗng" rất quan trọng. Khi ngồi thiền, theo dõi hơi thở, khi hơi thở vừa chạm vào mũi, nhiều ý nghĩ đã đến với tâm ta. Chúng thường liên hệ đến quá khứ hay tương lai. Những cuộc đối thoại gần đây cũng được nhớ lại. Những quyết định chưa dứt khoát cứ xoáy vào tâm ta. Cảm giác khó chịu của thân thể hiện đến. Và thỉnh thoảng, những hình ảnh chìm sâu trong tiềm thức cũng dần dần trồi lên. Khi tư tưởngcảm giác hiện ra trong lúc thiền định, chúng được quan sát một cách đơn giản. Chúng không được đè nén, đẩy qua một bên, nhưng chúng cũng không được hoàn toàn tự do nảy nở. Sự hiện khởi và mất đi của chúng được ghi nhận mà không chỉ trích hay đề cao.

Khi tôi mới bắt đầu tập thiền, tôi khám phá ra rằng tư tưởngcảm giác rất lưu hoạt, luôn thay đổi, thường khó kiểm soát, nhiều khi không hợp lý. Đó là một nhận thức đau đớn, bởi vì tôi cho rằng tâm tôi được sự kiểm soát trực tiếp của tôi. Thế nhưng, chính đó cũng là bước khởi đầu cho tự thức, sự bắt đầu để tìm hiểu tâm ta hoạt động như thế nào và là cánh cửa dẫn tới sự điều chỉnh những khuôn mẫu tiêu cực, cố định trong chính đời sống của tôi.

Tại một trung tâm thiền ở Tích Lan, trên núi cao, được bao quanh bởi các vườn trà, buổi thiền tập đầu tiên bắt đầu lúc năm giờ sáng. Tôi phải thức dậy dưới ánh nến, mặc quần áo ấm và băng qua bãi cỏ đến thiền đường, dưới bầu trời thường đầy sao lấp lánh. Một buổi sáng, tôi nhìn lên bầu trời tối đen, và nghe tiếng bước chân sau mình. Ngay tức khắc, tôi bắt gặp tiếng thì thầm của tâm tôi: "Đi gấp tới thiền đường để họ thấy mình tới trước nhất." Thông thường, tôi sẽ vội vã đi nhanh đến thiền đường để bảo đảm kịp đúng giờ, nhưng trong trường hợp nầy, tôi chú ý đến tiếng thì thầm của tâm, nhận rõ yếu tố cạnh tranh, và rồi, một cách ý thức tôi từ chối làm điều đó. Tôi dừng lại một lúc, cảm thấu sự yên tĩnh của buổi ban mai, một luồng gió mát lạnh thổi qua da thịt, và chắc chắn rằng tôi không phải là người đầu tiên ngồi xuống tọa cụ trước tượng Phật im lìm lung linh trong ánh nến. Và tôi biết rằng đó chính là nhờ sự thực tập chínhh niệm, đã giúp tôi có thể nhìn sâu vào chính bản ngã cạnh tranh của mình, nhìn sâu vào ước vọng ấu trĩ của tôi, muốn tạo được ấn tượng, được đứng đầu lớp thiền.

 

 

 Thiền định như thế là một thực tập chăm chỉ. Nó không phải là việc làm cho tâm ta trống rỗng, mặc dù nó có thể dẫn tới sự an bình và tĩnh lặng khi mà cái tâm lăng xăng của ta yên lắng lại và chỉ có giây phút hiện tại nầy thôi. Một tăng sĩ, thầy tôi, đã nói như vầy"Thiền định là sự thực tập tối cao của tinh thần bất bạo động. Buồn khổ, đau đớn, và giận dữ không được dồn nén mà phải được nhìn rõ, đương đầu và chuyển hóa."

 

2. Không Trả Thù

Trong Trung Bộ Kinh, một trong năm bộ kinh theo truyền thống nguyên thủy, đức Phật đã dạy các môn đệ:

"Này các Tỳ kheo, ví như có một tên cướp hạ tiện dùng cưa để cắt tứ chi của các ông ra, cho dù như vậy, nếu ai trong các ông khởi lòng thù oán, thì người đó không thực hành đúng giáo pháp của ta. Đây là cách mà các ông nên theo để tự rèn luyện mình: tâm ý ta không bao giờ nghĩ xấu, cũng như không nói những lời hung ác, mà phải luôn an trú trong thân thiệntừ bi, với lòng lân mẫn và không oán hận."

Hình ảnh sống động đó luôn kích động tôi - một tên cướp đang cưa chân và tay của tôi ra. Và đó không phải là điều hoang tưởng. Chiến tranh đã giết hại như thế. Sự chà đạp nhân quyền trong các thể chế chuyên chế cũng đưa đến sự ghê rợn tương tự. Nỗi sợ hãi, khiếp đảm, hoặc sự trả thù bằng bạo động để tự bảo vệ mình dường như là phản ứng tự nhiên với sự tấn công như thế.

Thế nhưng ở đây sự thách đố của đạo Phật là: đừng trả thù, đừng oán hận; hãy yêu thương mọi người cho dù họ sắp giết mình. Và sự thách đố này cũng có trong những tôn giáo khác. Jesus ở Palestine, quằn quại đau đớn vì bị đóng đinh trên thập giá, nhưng vẫn tha thứ cho những người giết ông, và vẫn thương mến họ vì sự mù quáng của họ.

Thế nhưng có phải điều này ngầm hiểu rằng đạo Phật chủ trương rằng chúng ta sẽ không bao giờ tự bảo vệ cho chúng ta và cho người khác khỏi sự bạo động, rằng chúng ta phải cam chịu sự bóc lột, rằng khi phải đối đầu với những thế lực tàn bạo chúng ta phải thụ động, tiêu cực? Nếu trả lời "vâng" là chúng ta đã hiểu sai đạo Phật. Đạo Phật không bao giờ ủng hộ sự thụ động khi phải đương đầu với bạo động và sự tàn ác. Đúng ra, đạo Phật khuyến khích một thái độ tâm thức can đảm giúp chúng ta có thể đương đầu và phản đối bạo lực mà không sợ hãioán hận.

Không có nơi nào trong kinh sách đạo Phật đề nghị là chúng ta nên tiêu cực trước sự đau khổ của người khác. Không có nơi nào đạo Phật cho rằng chúng ta nên nhịn nhục mà không chống trả khi một người định giết người thân, láng giềng, hay bạn bè của chúng ta ngay trước mắt ta. Trong tình huống như thế, đau khổ phải được giải tỏa, bạo lực phải bị lên án, có khi đòi hỏi cả sự tự hi sinh, mặc dù đạo Phật cũng luôn cảnh giác rằng lấy oán để báo oán thì oán thù sẽ chồng chất. Điều mà kinh sách đạo Phật đều nói rõ là nếu lấy oán thù, giận dữ đối với người gây ra bạo độngchúng ta đã tự bại hủy. Người mang lòng thù oán sẽ chịu nhiều đau khổ hơn người bị thù oán.

Trong kinh sách Phật giáo, chúng ta thấy có nhiều câu chuyện về những người không có lòng sân hận đã làm thay đổi được sự tàn ác và biến nó thành vô hiệu. Một người đàn bà, vì bà không mang lòng oán hận, nên đã không bị thương tích gì khi người vợ cùng chồng với bà đã ghen tuông đổ dầu sôi lên người bà. Và khi một vị tăng sĩ chết vì bị rắn cắn, đức Phật đã nói rằng ông ấy không chết nếu như ông rãi tâm từ của ông vào thế giới rắn. Điều này có vẻ không tưởng trong thế giới đầy bạo động hôm nay. Những người hoài nghi sẽ viện đến cái chết của Gandhi ở Ấn Độ, Oscar Romeo ở El Salvador, của Michael Rodrigo ở Tích Lan để cho thấy rằng những người làm việc hăng say với đầy thiện tâm vẫn không tránh khỏi cái chết gây ra bởi lòng tham và oán hận của kẻ khác.

Thế nhưng sức mạnh của giáo huấn này vẫn còn đó. Bạo lực không thể được khắc phục bởi bạo lực. Oán hận không thể được giải trừ bởi oán hận. Đời sống của chúng ta sẽ không an toàn hơn nếu chỉ có ước vọng bảo vệ chúng. Để đương đầu với cái chết mà không oán thù và sợ hãi, ngay cả với những tên sát nhân, là con đường thiêng liêng, thánh thiện. Đó là những sự thật vĩnh cửu.

 

3. Tứ Vô Lượng Tâm

Có lần một vị giáo sư về Phật giáo nguyên thủy đã hỏi tôi: "Trong hầu hết các cuộc hội nghị về tôn giáo mà tôi dự, tại sao người ta cho rằng Thượng Đế là điểm hội tụ giữa các tôn giáo? Lẽ ra, chúng ta nên tập trung về các vấn đề của con người hơn là của thần linh."

Khi nói về những tín hữu cầu nguyện một đấng Sáng Thế Tối Cao hay một Thượng Đế Toàn Năng thì Phật tử và các tín đồ đạo Kỳ Na (Jains) không có trong đó. Tuy Phật tử tin rằng có những vị thần sống trong những thế giới tốt đẹp khác, nhưng họ không cho rằng các vị thần đó có quyền năng sáng tạo, cũng như họ không tin rằng các vị thần đó có ảnh hưởng gì đến việc giải thoát của con người.

Vì thế, niềm tin vào Thượng Đế không thể là nền tảng chung giữa Phật tử và tín hữu các đạo khác như Kitô giáo, Hồi giáo, hay Do Thái giáo. Thế nhưng có thể có một nền tảng chung nào giữa các tôn giáo khi nói về con người và về các hoạt động phục vụ xã hội loài người chăng? Tôi tin rằng câu trả lời là "Có". Đạo Phật nói về "Tứ Vô Lượng Tâm" mà phẩm tính tốt đẹp của nó đã thấm nhập vào toàn thể giáo pháp. Đó là Từ, Bi, Hỉ và Xả.

Từ  là lòng thương yêu vô hạn tỏa đến mọi loài - bạn hữu và kẻ thù, những người quen biết và những người chưa quen biết, những gì ta yêu thích và những gì không yêu thích. Đó là một khuynh hướng tâm lý nhằm chuyển đổi hành động. Bi được thể hiện khi người ta xúc động trước những đau khổ của kẻ khác và làm việc không ngừng nghỉ để giải trừ những đau khổ đó. Ở một mức độ cao hơn, Bi đòi hỏi phải hành động. Hỉ  là một đức tính mà tôi gặp nhiều thách thức nhất. Để biểu tỏ tâm Hỉ là biểu tỏ niềm vui trước sự thành công của kẻ khác, hoàn toàn tự tại trước sự ganh ghét và tị hiềm, chia xẻ niềm vui và sự thành công của kẻ khác ngay cả khi mình gặp cảnh đau buồn.

Về Xả, thường bị hiểu lầm là sự lãnh đạm, thờ ơ, hờ hững trước sự đau khổ của con người, một điều hoàn toàn tương phản với lòng từ bi. Nhưng Xả chính là sự tự do đích thực vượt khỏi tự ngã ích kỷ đã che mờ sự hiểu biết và hủy diệt sự sáng suốt. Người với tâm Xả không bị lôi kéo theo hướng này hay hướng khác bằng những phản ứng đầy cảm tính - những phản ứng đầy vị kỷ hơn là quan tâm đến kẻ khác. Họ hành động với sự hiểu biết.

Tứ Vô Lượng Tâm đã chỉ cho tôi những lý tưởng có thể hướng dẫn cuộc đời chúng ta - những lý tưởng có thể kiến tạo một xã hội mà những người có lòng tín ngưỡng luôn mong mỏi. Một xã hội như thế là một xã hộilòng từ bi chiến thắng lòng tham ái, một xã hội mà sự thành công của một người không phải do sự bóc lột và chèn ép người khác, một xã hội mà những người cai trị được hướng dẫn bằng những nguyên tắc rõ ràng, công chính hơn là sự theo đuổi quyền lựcdanh vọng. Tứ Vô Lượng Tâm là một hình ảnh toàn thiện, là niềm hi vọng của mọi tôn giáo và có thể mang đến một mục đích chung, độc lập với quan niệm về Thượng Đế.

Vậy thì hãy đặt lòng từ bi nhằm cải thiện xã hội làm điểm quan trọng hàng đầu trong mọi đối thoại tôn giáo. Mong rằng những ai xuất thân từ những truyền thống độc thần nhận thấy rằng họ có thể chia sẻ nhhững hi vọng của họ cho một xã hội công chính với những người bạn Phật tử. Mong rằng những người Phật tử thấy rằng họ có thể kết hợp với những người bạn Do Thái giáo, Kitô giáo, Hồi giáo trong việc xây dựng một thế giới mà lòng từ bi, bác ái thay chỗ cho lòng tham và sân hận.

 

 

4. Lễ Phật Đản

Vào tháng 5-1991, tôi đi về miền Nam từ Jaffna - một thành phố ở phía bắc Tích Lan bị tàn phá vì chiến tranh. Lúc đó đúng vào mùa Phật Đản. Đây là dịp Phật tử tưởng niệm ba biến cố lớn trong cuộc đời của Đức Phật: ngày sinh, ngày thành đạo, và ngày nhập Niết Bàn. Tình hình giống như là đi từ một thế giới nầy đến một thế giới khác. Ở miền Bắc, tình hình rất căng thẳng, nhiều thị trấn bị chiến tranh phá hủy, nhiều con đường hoang vắng, dân chúng lộ rõ nét lo âu. Nhưng khi chúng tôi đến địa phận miền Nam thì có nhiều lễ hội. Nhiều nhóm thiếu niên vẫy xe chúng tôi lại và trao cho chúng tôi nước trái cây. Đèn lồng và giấy màu sặc sỡ được treo trước hành lang, cờ phướn tung bay trong gió. Và khi tới gần Colombo, lần đầu tiên, chúng tôi thấy một Phật đài (pandal). Đó là một kiến trúc hoành tráng hình vòm, được xây đựng tạm thời bên đường đi, đèn chiếu sáng, được trưng bày nhiều bức tranh về sự tích của Đức Phật đã chiến thắng bạo lực, và lòng từ bi đã khắc phục mọi thù oán.

Phật Đảnlễ hội lớn nhất trong năm của Phật tử. Nó được đánh dấu bởi nhiều ngọn đèn tỏa sáng, những cuộc hành hương, và kể lại các sự tích. Trọng tâm là nhớ lại sự nỗ lực thiền định trong đơn độc của Đức Phật đưới cội Bồ đề gần Bồ Đề Đạo tràngẤn Độ hơn 2500 năm trước. Khuôn mặt trầm lặng, thanh thản của tượng Phật đã tạo một ấn tượng sâu sắc rằng sự nỗ lực nầy đã dẫn đến một kinh nghiệm siêu hình. Tuy nhiên, Thái tử Sĩ-Đạt-Ta đã trở thành Đức Phật không phải vì Ngài đã vượt cao khỏi thế giới mà vì Ngài thấy rõ được bản chất của thế giới. Chính vì xúc cảm trước nỗi thống khổ của con người đã thúc đẩy Ngài lìa xa vợ con nhiều năm trước đó. Ngài muốn được trả lời cho câu hỏi: Tại sao? Tại sao cuộc đời đầy đau khổ bệnh tật, chết chóc, và khao khát vô vọng? Ngài đã tìm ra điều đó tại Bồ Đề Đạo tràng. Ngài thấy rằng con người vướng đầy thống khổ vì đã giải thích sai lầm về thế giới. Ngài thấy rằng lỗi lầm của chúng ta là đã tin rằng mạng sống, của cảihy vọng của chúng ta đã xoay quanh một cái "ngã" bất biến luôn được bảo vệ và đề cao. Ngài thấy rằng đau khổ chính là kết quả được tạo thành bởi những tham ái, thù hận qua nỗi khao khát tự kỷ của chính mình.

"Chư hành vô thường" là điều mà Đức Phật hiểu. Ngài nhận ra rằng, tự dính mắc là kết quả của vô minh. Từ đó Ngài giải thoát. Nhà tù của tự ngã đã tan biến. Tham và Sân đã đoạn diệt. Từ bi vô lượng đã khơi nguồn và Ngài có thể dạy thế giới rằng đau khổnguyên nhân của nó và nó có thể được chấm dứt.

Trong dịp lễ Phật Đản, Phật tử chào đón thông điệp rằng đau khổ có thể được chấm dứt, rằng trong nỗi đau của cuộc đời còn có niềm hy vọng. Trong năm 1991 và hôm nay 1994, thông điệp đó diễn ra trước thảm họa của chiến tranh, ở Tích Lan và nhiều nơi khác - chiến tranh tạo ra bởi sự bất công, có gốc rễ từ sự tham áivô minh của con người, đã coi thường sự vô tội trước nòng súng hay những đống gạch vụn của những toà lâu đài đổ nát. Niềm hy vọng của tôi là thông điệp của Đức Phật không phải chỉ để lắng nghe mà còn phải được làm theo. Tất cả mọi cuộc chiến tranh và xung đột đều khởi từ tham và si. Đó có thể là sự tham quyền lực, hoặc do sự khống chế của một cá nhân hay một nhóm người, cũng có thể do vô minh qua sự xuyên tạc lịch sử hay huyền thoại. Mùa Phật Đản kêu gọi chúng ta hãy xét lại những nguyên nhân đã gây ra những cuộc đẫm máu, để thấy những đám mây tham ái đã che khuất hoà bình như thế nào.

sự tích kể rằng, lúc đầu, Đức Phật đã không muốn chia xẻ sự chứng ngộ của Ngài với người khác vì Ngài e rằng nó khó hiểu và có thể hiểu sai. May mắn cho chúng ta là Ngài đã trao truyền giáo pháp. Sự lành mạnh của thế giới chúng ta tùy thuộc vào việc chúng ta có làm theo những lời dạy đó hay không.

 

5. Cái "Tôi" Trong Đạo Phật Và Đạo Kitô

Sri Pada, ở Tích Lan, cao hơn 7,000 bộ và là một nơi hành hương trong nhiều thế kỷ qua. Ở trên đỉnh có một dấu chân lớn, mà tùy theo tôn giáo khác nhau, có người cho là của đức Phật, của Adam, hay của thần Shiva. Từ tháng Chạp đến tháng Năm là mùa hành hương. Mỗi đêm, hàng ngàn người mộ đạo leo lên những bậc thang của một con dốc dài, chiếu sáng. Nhìn từ xa, ngọn núi như có một xâu chuỗi kim cương lấp lánh bên sườn. Đôi khi, nhóm người hành hương quá đông nên người ta phải dừng lại ở mỗi bậc thang. Sức nặng đè lên bắp chân thật là khủng khiếp. Một người bạn Phật tử của tôi đã hành hương vào một đêm như thế. Bà bảo tôi rằng chỉ có một cách duy nhứt để giúp đôi chân của bà vượt qua cơn thử thách là bà nói với sự đau đớn"Nỗi đau này không phải của tôi, nó không phải là tôi."

Bà đã lặp lại như vậy trong buổi thiền quán, và tôi cũng học làm như thế. Trong khi ngồi thiền bất động, sự kích thích hiện đến, muỗi cắn, hai đầu gối tê cứng, nhột ngứa khắp nơi. Thế nhưng ta có thể chiến thắng ước muốn nhúc nhích hay gãi ngứa bằng cách nhìn rõ một cách đơn giản rằng sự khó chịu chỉ là sự khó chịu và nó không tùy thuộc vào cái "tôi". Sự khó chịu trở thành một đề tài thiền quán. Nó có thể được quan sát. Nó không giống với sự phản ứng thông thường của chúng ta đối với sự kích thích, mà chúng ta thường cho là "của mình" và tìm cách dẹp bỏ nó.

Tất cả những điều này liên quan đến "vô ngã", một quan niệm của Phật giáo về sự không có bản ngã hay là không có một linh hồn bất tử. Vô ngã được các nhà truyền giáo đạo Kitô vào thế kỷ 19 ở Tích Lan coi như là điều đã chứng minh rằng đạo Phật là một hư vô luận tuyệt đối. Thí dụ như, Linh mục Thomas Moscrop, một nhà truyền giáo Methodist, vào năm 1889, đã cho rằng đạo Phật "quá bi quan, quá lãnh đạm, quá tương phản với thể chất của nhân tính để có thể chinh phục thế giới (The Ceylon Friend, 16 October 1889). Nhưng tôi không tìm thấy chủ nghĩa hư vô trong những điều mà đức Phật dạy về "vô ngã".

Cách đây nhiều năm, một người bạn của tôi nói rằng: "Nếu không có niềm tin về tự ngã, thì sẽ không phải lo lắng gì; không có lý do gì để giận dữ hay bị thương tổn." Đối với bà ấy, đó là một quan điểm rất giải phóng. Một sự tự do vì không ràng buộc vào sự tự đề cao hay tự bảo vệ.

Tôi nhớ rõ rằng điều bà nói đã là một thách thức sâu sắc đối với tôi. Nó giúp tôi thấy rằng Đạo Phật và Đạo Kitô không đối kháng nhau. Cơ cấu nền tảng thì khác nhưng con đường thực tập nhằm giải thoát con người thì cả hai đều đề cập đến. Cả hai tôn giáo đều nói đến ý niệm sai lầm về cái tôi. Đạo Phật cho rằng: Đừng nghĩ rằng bạn luôn cố định, không bao giờ thay đổi. Thực ra, bạn luôn trôi chảy, xê dịch, tương liên với toàn vũ trụ. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn là một cá thể biệt lập và cố gắng tranh đấu với thế giới để giữ vững bản ngã của bạn. Kitô giáo cũng có những điều tương tự. Phái Giám lý (Methodist), một tông phái của Kitô giáo được thành lập vào thế kỷ 18 ở Anh, trong buổi lễ Hiệp Thông (Covenant Service) vào chủ nhật đầu tiên của tân niên trong đó họ cam kết vâng lời Thượng Đế, họ nói: "Tôi không còn là chính tôi mà là các bạn."  Thánh Paul, trong nhiều bức thư gởi cho giáo hội cũng đã nói đến việc đánh mất cái tôi xưa cũ của mình. Với những người Kitô hữu ở Colossae (Hy Lạp), Ngài nói: "Để bạn chết đi và cuộc đời của bạn ẩn mình với đấng Kitô trong Chúa." (Colossiams 3:3).Tất cả những lời nói đó đều nhằm tiêu diệt cái tôi tự cao tự đại của con người.

Cả đạo Phật và Kitô giáo đều cho rằng cái tôi biệt lập với mọi cái khác là cái đáng bị kết án. Đạo Phật cho rằng một cái tôi như thế không có một hiện hữu khách quan như là một bản vị không thay đổi. Kitô giáo cho rằng cái tôi phải chết để dọn đường cho một tình yêu đầy quyền năng hơn. Tôi tin chắc rằng nếu chúng ta không coi sự đau khổ, sự khó chịu, và sự sợ hãi như là "của chúng ta" nhưng chúng ta chấp nhận chúng như một phần của dòng hiện hữu, nếu chúng ta không cố tìm cách để bảo vệ cá tính và sự an toàn bằng mọi giá thì chúng ta có thể leo cao hơn đỉnh Sri Pada. Chúng ta giải phóng mình vào một phương thức nhận thức mới và một sự cởi mở mới hướng tới một quá trình hiện hữu luôn thay đổi.

 

6. Vô Chấp Và Từ Bi

Có lần một nhà truyền giáo Kitô giáo đã hỏi tôi một cách chân thành rằng: "Hình ảnh của đức Phật cho tôi thấy sự lạnh lùng, thờ ơ, quay lưng lại cuộc đời. Tôi thích hình ảnh của Jesus Christ với chiếc áo dơ bẩn dính đầy mồ hôi của kẻ nghèo."

Có một ấn tượng về đạo Phậttôn giáo nầy đề cao sự rút lui khỏi thế giới đầy đau khổ, sự từ bỏ mọi hoạt động tích cực về xã hội. Tôi vẫn còn nhớ mãi một hội nghị liên tôn mà tôi tham dự cách đây vài năm bởi vì có một tham dự viên Tây phương đã nhấn mạnh rằng lòng từ bi hướng về những hoạt động bên ngoài không phải là điều quan trọng trong đạo Phật. Sự tiếp xúc của tôi với đạo Phật đã thúc đẩy tôi phải thách đố với ấn tượng này. Tôi đã làm điều này ngay tại hội nghị đó và tôi sẽ tiếp tục làm việc này. Chính là những người bên ngoài - những nhà quan sát người Âu và những người tìm kiếm sự chạy trốn khỏi thế giới này - đã nghĩ rằng đạo Phật khuyến khích sự lãnh đạm, hờ hững trước những đau đớn, quằn quại của đời người. Điều này không đúng với đạo Phật. Dĩ nhiên, đạo Phật có nói đến sự xuất gia, từ bỏ, và buông bỏ, nhưng đó là sự buông bỏ khỏi những gì có tác dụng ngăn chận lòng từ bi phát khởi - như sự sở hữu, sự ganh đua, và sự ích kỷ"Viraga", một từ Pali được dịch là buông bỏ, vô chấp, thực ra có nghĩa là "không có raga" - không có luyến ái, không có tham ái - chứ không phải là không có quan tâm đến thế giới.

Khi tôi kể cho một tăng sĩ Phật giáoTích Lan nghe về hội nghị liên tôn, ngài đã nói rằng: "Không có lòng từ bi thì không thể có đạo Phật". Và lòng từ bi đó là một đức tính tích cực. Phật Âm (Buddhaghosa), một luận sư vĩ đại ở thế kỷ thứ năm, người đã từ Ấn Độ sang giáo hóaTích Lan, đã đưa ra nhiều định nghĩa về từ bi. Ngài viết: "Khi có sự đau khổ ở kẻ khác thì tâm từ bi sẽ làm cho những người thiện tâm xúc động. Một cách khác, tâm từ bi chiến đấu chống lại sự đau khổ của kẻ khác và nhằm chấm dứt sự đau khổ đó. Hay một cách khác nữa, tâm từ bi chan hòa đến những ai đau khổ, đến với họ với đầy tình thương."  (Thanh Tịnh Đạo, The Path of Purification Visuddhimagga, translated by Bhikkhu Ñanamoli, BPS 1975], IX, 92)). Chan rãi tâm từ đến với người khác là một phần quan trọng trong thiền tập, nhưng nó cũng quan trọng như thế trong cố gắng tranh đấu nhằm chấm dứt sự đau khổ. Chiến đấu để chấm dứt sự đau khổ không phải chỉ có việc giảm thiểu sự gây đau khổ cho người khác mà còn đòi hỏi hành động nhằm giải thoát người khác khỏi những lực lượng xã hội vô nhân đạo và khỏi những khuôn mẫu tư tưởng tù túng nữa. Hành động như thế có thể thấy được trong chính đời sống của đức Phật và những người thực sự giác ngộ.

Đối với tôi, hình ảnh của Jesus Christ với bộ áo dính đầy nỗi đau khổ của người nghèo và hình ảnh của đức Phật không có gì chống chọi nhau. Họ không xung đột hay cạnh tranh nhau. Lòng từ bi đã kết hợp họ lại. Jesus đã chìa đôi tay của ngài ra đến với những người nghèo và những người bị khinh miệt trong xã hội của ngài, và tự mình gánh chịu mọi tội lỗi của loài người. Đức Phật, với lòng từ bi đối với chúng sinh đầy đau khổ, đã lìa bỏ vợ đẹp con thơ để lên đường tìm đường giải thoát cho tất cả chúng sinh.

Ở Polonnaruwa, một thành phố cổ nay đã bị tàn hủy, đã từng là thủ đô của Tích Lan. có một ngôi đền đá (the Gal Vihara), nơi có ba bức tượng lớn bằng đá. Trong đó có hai bức tượng Phật. Niềm an lạc đã tỏa ra từ đó và trải dài hơn 800 năm nay. Tuy nhiên đó không phải là niềm an lạc của sự lãnh đạmthờ ơ. Đó là niềm an lạc của trí tuệtừ bi. Niềm an lạc có được khi bản chất đau khổ của sân hậntham ái đã được nhận thức toàn vẹn. Đó không phải là sự thống khổ, tiếng thét quằn quại của nỗi giày vò và bản tính của thế giới vô nhân đạo, nhưng đó là một biểu hiện bằng đá một cách tài tình, im lặng về sự thông cảm, lòng từ bi và dũng lực. Ngay trước những bức tượng này, Thomas Merton, một linh mục Kitô người Mỹ trong thế kỷ này mà hành trình tôn giáo của ông đã đưa ông đến rất gần với đạo Phật, đã viết: "Tượng đá, mọi hình sắc, đều chan hòa với pháp thân (dharmakaya)... tất cả là không và tất cả là từ bi."

Vì thế, hình ảnh của đức Phật đã chỉ cho tôi, trước hết là trí tuệ để nhìn thấy rõ mọi nguyên nhân đã gây đau khổ cho con người, và lòng từ bi đã nằm ngay nơi trái tim của sự giác ngộ chân chính. Và nó đã thúc giục tôi phải cố gắng làm những điều nhằm chấm dứt sự đau khổ trong thế giới của chúng ta.

 

7. Đạo PhậtCông Bằng Xã Hội

 

“Này các Tỳ kheo, giữa các loài hữu tình ấy, có đao trượng kiếp khởi lên trong bảy ngày, trong thời gian ấy họ xem nhau như loài thú, dao kiếm sắc bén hiện ra trong tay họ. Với đao kiếm sc bén ấy họ tàn hại mạng nhau, xem nhau như loài thú.”  (Theo bản dịch của Cố Hoà Thượng Thích Minh Châu)

 

Đoạn kinh Pali trên ở gần cuối kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống (Cakkavatti  Sihanada Sutta) trong Kinh Trường Bộ (Digha Nikaya). Ở đây Đức Phật diễn tả một tình trạng xã hội hết sức hỗn loạnbạo động, đã mất hết sự quí trọng mạng sống con ngưòi, và người ta sẵn sàng giết nhau mà không cảm thấy tội lỗihối tiếc. Khởi đầu là trộm cắp, rồi giết người, nói dốitheo sau đó là tà dâm. Tôn giáo bị hủy hoại; lòng tôn kính bậc trưởng thượng bị phá hủy; mạng sống con người không còn giá trị gì nữa. Đó là một hình ảnh kinh hoàng của sự trỗi dậy thú tính mà cho tới hôm nay vẫn còn đúng như thời Đức Phật đã nói xa xưa.

 

Khi tôi lần đầu tiên tiếp xúc với Phật giáo, một câu hỏi quan trọng đối với tôi là Phật giáo đã nói gì về các vấn đề bạo lực và bất công, những vấn đề ảnh hưởng đến mọi quốc gia. Công thức kinh điển cốt lõi của Phật giáotanha, tham ái, chính là gốc rễ của sự khốn khổ của thế giới. Thường thì điều này được nhìn thấy theo một cách rất cá nhân. Đạo Phật được đề cao như một lối thoát khỏi đau khổ thông qua việc rút khỏi xã hội và thông qua văn hóa tinh thần. Tôi không hạ thấp sự nhấn mạnh này. Tầm quan trọng của việc rèn luyện tâm trítrọng tâm trong giáo lý của Đức Phật. Nó giữ chìa khóa cho cái nhìn sâu sắc giải phóng có thể thay đổi cuộc sống của con người. Tuy nhiên, tôi đã thấy rằng các yếu tố tâm lý cá nhân không phải là yếu tố duy nhất được nhấn mạnh trong các bản kinh Phật giáo. Các bản kinh nầy đưa ra hình ảnh cho bất cứ ai quan tâm đến công lýhòa hợp trong cấu trúc xã hội.

 

Trong bài kinh trên, chuỗi nhân quả dẫn đến sự phát triển thú tính quy về chính quyền, nhà vua, người đã quên mất một trong những nhiệm vụ được gán cho một người cai trị công chính trong Phật giáo. Đó là điều này: "Và bất cứ ai trong vương quốc của bạn đều nghèo, hãy để anh ta được giàu có."  Bằng cách nhìn này, nhà vua đã từ chối cuộc sống của người nghèo, và từ đó - một sự từ chối tạo ra công bằng kinh tế - dẫn đến ăn cắp, giết người, dối trá, vô đạo đức và phát triển thú tính. Điều tôi cảm thấy thú vị là sự buộc tội được chỉ vào các cấu trúc quyền lực chứ không phải là phẩm chất xấu xa trong thường dân. Và thông điệp là: bạo lực và đổ vỡ xã hội là không thể tránh khỏi nếu mọi người bị từ chối phương tiện để sống với nhân phẩm. Để sử dụng một thuật ngữ Kitô giáo, người nghèo trong huyền thoại bị người cai trị của họ coi như là những kẻ "phạm tội chống lại". Họ là nạn nhân của sự bất công về cấu trúc xã hội và sự thôi thúc của họ để sống sót làm hỏng toàn bộ kết cấu xã hội.

Tuy nhiên, câu chuyện trong kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống (Cakkavatti Sihanada Sutta) không kết thúc với thời kỳ kiếm đao, bạo lực. Khi đạt tới độ sâu của sự tàn bạo, có một số người nhìn thấy sự tàn khốc của sự sụp đổ đó từ các giá trị nhân bản. Họ đi vào ẩn dật - vào các hang động, các khu rừng rậm và các bọng cây lớn - và bao dung đùm bọc lấy nhau, khôi phục sự hài hòa thông qua sự phục hồi của ý thức đạo đức. Một sự suy thoái từ trạng thái thoái hóa từ trên xuống được chuyển thành sức sống mới từ dưới lên, thông qua ý chí và sự phân biệt của chính người dân.

Thông điệp của bài kinh này thách thức tất cả những ai nhìn tôn giáo hoàn toàn theo thuật ngữ cá nhân. Nó cho thấy sự quan tâm rất thực tế của Phật giáo đối với công bằng xã hội, cũng như sự nhấn mạnh đến những phân tích nguyên nhân gốc rễ của sự bất hòa và bạo lực. Nó trình bày xã hội như một mạng lưới của những sinh vật tương tác, phụ thuộc lẫn nhau, những người được giúp đỡ hoặc cản trở cuộc sống lành mạnh bởi các lực lượng từ các cấu trúc nhà nước hoặc thế giới. Ở Tích Lan, tôi đã gặp các nhóm tìm hiểu các yếu tố trong Phật giáo liên quan đến các vấn đề xã hội. Câu chuyện thần thoại này là một trong số đó. Nó có thể là một nguồn tài nguyên cho tất cả chúng ta. Nó thúc giục chúng ta nhìn vào xã hộichúng ta đang sống một cách nghiêm túc và hỏi, "Có sự suy giảm giá trị của con người không?" Nếu vậy, chúng ta phải hỏi thêm, "Xã hội của chúng ta có tạo ra những điều kiện để mỗi người có thể sống với nhân phẩm không?" Nếu không, thì Phật giáo không chỉ khuyến khích một con đường của văn hóa tinh thần cá nhân mà còn là kiểu thức tham gia xã hội thừa nhận khả năng của thường dân muốn thay đổi hoàn cảnh của họ và tìm cách đấu tranh cho một thế giới công bằng hơn, nơi không ai bị từ chối tài nguyên để sống.

8. Từ bi

Kataragama là một nơi hành hương ở phía nam Tích Lan, linh thiêng đối với cả Phật tử và Ấn giáo. Năm 1989, tôi đã đến lễ hội hàng năm của họ. Vào đêm cuối cùng, khi những con voi, người đánh trống và vũ công đang di chuyển chậm rãi và duyên dáng dọc theo con đường giữa đền thờ thần Kataragama và Kiri Vehera, ngôi đền Phật giáo có hình vòm màu trắng sữa, hai quả lựu đạn đã nổ dữ dội giữa đám đông , bao gồm chủ yếu là dân làng nghèo nhưng có một chức sắc chính trị. Khoảng mười lăm người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, đặc biệt là trong lúc vội vã trốn khỏi khu vực linh thiêng. Đó là thời điểm JVP, Mặt trận Giải phóng Nhân dân, đang cố gắng giành chính quyền thông qua súng đạn và mối đe dọa tử vong.

 Tại Kataragama, sự sùng bái tôn giáo đã bị phá vỡ bởi những xung đột đổ máu - một khuôn mẫu không xa lạTích Lan. Cả người Ấn giáo và Hồi giáo cũng đã bị tấn công khi thờ cúng. Mối quan tâm chính trị và tôn giáo đã va chạm vào. Trong bối cảnh đó, cuộc gặp gỡ giữa các tôn giáo mà tôi bắt đầu vào năm 1986 khi còn là một sinh viên Phật giáoTích Lan, cũng trở thành một hành trình đi vào thực tế chính trị đau khổđau đớn, bao gồm cái chết thảm khốc của bạn bè và chia sẻ nỗi sợ hãi của những người bị đe dọa . Một câu hỏi quan trọng đối với tôi lúc này là làm thế nào để đối phó với những đau khổ xung quanh mà không bị giết hại, làm thế nào để đồng cảm với người khác và đối phó với nỗi sợ hãi của chính tôi vì sự an toàn của những người thân yêu.

Trong bất kỳ tình huống bạo lực hoặc chiến tranh nào, có một lựa chọn được đưa ra - trở nên dễ bị xúc động, tổn thương trước nỗi đau chiến tranh hoặc tăng cường phòng thủ chống lại nó bằng sự từ chối công nhận sự tồn tại của nó. Nhiều người chọn thái độ tăng cường phòng thủ vì một con đường như vậy có vẻ dễ dàng hơn. Để trở nên dễ bị tổn thươngbuông bỏ sự kiểm soát - sự kiểm soátchúng ta đặt lên cảm xúc của mình khi chúng ta kìm nén chúng hoặc chiến đấu với chúng. Và một mất mát như vậy có thể rất đáng sợ. Ở Tích Lan, tôi đã chọn thái độ chấp nhận tổn thương, nhìn thẳng vào bạo lực. Tôi đã nhìn thấy nỗi kinh hoàng của nó và nhận ra nỗi sợ hãi và nỗi đau mà nó mang lại hơn là đẩy những thứ này ra khỏi ý thức của tôi.

Kinh nghiệm sẽ không thể chịu đựng được nếu không có một cuộc gặp gỡ với lòng từ bi. Vì đó là khi tôi nhận thức được, trong toàn bộ bản thân tôi chứ không chỉ ở cấp độ trí tuệ, rằng điều tôi cảm thấy là nỗi đau của một quốc gia, một thế giới, thay vì chỉ đơn giản là nỗi đau của tôi, mà tôi có thể đối phó với nó. Đó là sự nhận thức về sự kết nối, tương liên với nhau - rằng chúng ta đang kết nối cái này với cái khác - một quan điểm trọng tâm sáng suốt của Phật giáo. Tôi thấy rằng có một cốt lõi chung của sự đau khổ trong cuộc sống liên kết chúng ta lại với nhau để trở nên dễ bị tổn thương, xúc động, chắc chắn rằng không chỉ nhận thức được nỗi đau của chính mình mà còn của người khác. Khi tôi đạt đến điểm sáng suốt này, lòng từ bi đến như một món quà và tôi học được rằng nó có thể phá hủy sự cay đắng và tê liệt. Đằng sau nỗi đau là lòng từ bi, trắc ẩn - lòng trắc ẩn cho tất cả chúng sinh bị cuốn vào bạo lực của sự hiện sinh.

Chính vào thời điểm này, tôi đã viết những câu thơ sau đây, bị chê trách bởi nhiều người dường như dửng dưng với thực tế rằng Tích Lan đã trở thành một chiến trường giết chóc:

 

Mắt chúng ta không còn mây đau buồn

Thanh kiếm không còn xoắn trong trái tim

Tiếng rên rỉ trên gió không còn làm suy yếu chân tay

chúng ta đã chai lì, thuần hóa.

Cảm xúc tổn thương của chúng ta được bọc trong tượng đá tự dựng lên.

Chúng tacần phải học lại cảm c như thế nào không?

Làm thế nào để loại bỏ những gì chúng ta đã xây dựng

Để cảm nhận một lần nữa sự gia tăng của đau đớn,

phá vỡ sự kiểm soát

Khi giọt máu trở thành dòng sông

Và nước mắt hòa vào dòng chảy cay đắng của nó.

Đây có phải là yêu cầu quá nhiều?

Rằng chúng ta nên mở cơ thể của mình để biết đau

Để phần bóng tối của bản thân sâu sắc hơn của chúng ta

Sự tổn thương và niềm vui của vũ trụ nằm ở đâu

lòng trắc ẩn, giống như một hạt giống màu mỡ,

Đang chờ phát triển?

 

Tôi cảm thấy chúng ta phải mở ra chính mình. Chúng ta phải nhận ra sự đau khổ nằm ở trung tâm của sự tồn tại và sau đó để cho lòng từ bi, trắc ẩn nảy sinh và củng cố chúng ta đấu tranh chống lại tất cả những gì phi nhân cách.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 86)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 103)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 127)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 145)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 146)
Chết an lành là mong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 147)
Pháp giới là vũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 255)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 201)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 271)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 223)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 226)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 202)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 310)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 254)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 326)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 316)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 432)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 309)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 353)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 463)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 424)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 351)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 622)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 345)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 419)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 406)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 422)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 436)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 425)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 360)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 476)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 815)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 805)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 669)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 974)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 500)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 438)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 543)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 560)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 539)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 534)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 712)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 603)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 758)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
(Xem: 732)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 702)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 696)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 660)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 734)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 709)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant