Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Quê Hương Sinh Thành

06 Tháng Tư 202119:05(Xem: 3777)
Quê Hương Sinh Thành
QUÊ HƯƠNG SINH THÀNH
 
Nguyên tác: Rising from Obscurity
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

5

 

VƯƠN LÊN TỪ NƠI HẺO LÁNH

Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, là một nhân vật quen thuộc của công chúng. Ngài nói chuyện với hàng nghìn người mỗi năm và đã viết hàng chục quyển sách bán chạy nhất về quê hương của ngài, cuộc sống của ngài, tôn giáo niềm tin của ngài, khí hậu thế giới, và các vấn đề thế giới. Ngài đã được cấp bằng danh dự từ nhiều trường đại học, và đức tướng của ngài đã được công nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, “vị tu sĩ đơn giản” đã bắt đầu cuộc sống trong bóng tối như Lhamo Thondup, người con thứ tám được sanh ra trong những gia đình nông dân nghèo trong một làng quê nhỏ bé ở một vùng xa xôi hẻo lánh của Tây Tạng.

TAKTSER, TÂY TẠNG

Ở vùng đông bắc lịch sử của Tây Tạng là tỉnh Amdo, và gần góc đông bắc của tỉnh đó, chỉ cách vài dặm với biên giới Trung Hoa, là làng Taktser, có nghĩa là “Cọp Gầm” trong tiếng Tây Tạng. Vào lúc Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sinh ra trong năm 1935 (theo lịch Tây Tạng là năm Lợn Gỗ). Amdo bị kiểm soát bởi một lãnh chúa Hồi giáo liên minh với Trung Hoa, cho nên một số tài liệu ghi nơi sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma là tỉnh Thanh Hải thay vì tỉnh Amdo của Tây Tạng. Tuy nhiên, người Tây Tạng, luôn luôn xem Amdo là một bộ phận của quê hương họ và khằng định Đức Đạt Lai Lạt Ma là người Tây Tạng. Ngài, dĩ nhiênđồng ý.

Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, “[Taktser] là một làng nhỏ và nghèo nằm trên đồi nhìn xuống một thung lũng rộng.  Những cánh đồng của nó không có người định cư hay gieo trồng mà chỉ được chăn thả bởi những người du mục. Lý do cho việc ấy là sự bất thường của khí hậu của vùng này. Trong thời thơ ấu, gia đình tôi là một trong khoảng hai mươi gia đình sống bấp bênh từ mãnh đất đó.” Cha mẹ của ngài, Choekyong và Diki Tsering, trồng lúa mạch, kiều mạch, và khoai tây trên vùng đất đầy sỏi đá. Họ cũng nuôi ngựa, cừu, dê và một vài con gà, con dzomos, là con thú lai giữa con yak và bò, và một con bò.  Lúa mạch họ trồng, khi rang và xay thành bột mịn, trở thành tsampa, một thực phẩm chính trong chế độ ăn uống của người Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn ăn tsampa trong điểm tâm mỗi ngày, trộn nó với trà, sửa, hay sửa chua.

Gia đình Đức Đạt Lai Lạt Ma sống trong một ngôi nhà điển hình, được xây dựng bởi đá và bùn, sơn trắng, có mái ngói. Trước nhà là khoảng sân. Một cột cờ treo những lá cờ nhiều màu sắc, với những lời cầu nguyện của người Phật tử Tây Tạng. Đặc trưng đặc biệt của ngôi nhà là hệ thống máng xối, những đoạn khoét của các nhánh cây bách xù – mà sau này đóng vai trò chính trong việc xác định Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Trong tự truyện Tự Do Trong Lưu Đày, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã diễn tả căn nhà của gia đình ngài:

Bên trong là sáu phòng; một nhà bếp, nơi chúng tôi dành hầu hết thời gian của mình khi ở nhà; một phòng cầu nguyện với một bàn thờ nhỏ, nơi chúng tôi tập trung để cúng dường lúc bắt đầu mỗi ngày; phòng cha mẹ tôi; một phòng để dành cho khách đến thăm; một kho để thức ăn dự trử; một chuồng bò. Không có phòng ngủ cho trẻ con chúng tôi. Như một em bé, tôi ngủ với mẹ tôi; sau này, trong nhà bếp, gần lò nấu ăn.

Cuộc sống ở cao nguyên Tây Tạng khô cằn, gió lộng là khó khăn. Không phải mọi đứa trẻ đều sống sót. Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh mười sáu lần. Sống còn chỉ bảy đứa trẻ. Đức Đạt Lai Lạt Ma được sinh ra lần thứ tám, và là người thứ năm sống sót. Khí hậu cũng làm Tây Tạng là một nơi rủi ro để gây dựng một gia đình. Mặc dù khu vực chung quanh Taktser là nông nghiệp, nhưng chỉ có ít mưa. Thông thường, mưa rơi xuống là mưa đá, tạo ra nạn đói. Theo mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, gia đình ngài sống còn, đôi khi hàng năm nhờ đậu lăng, đậu xanh và lúa gạo của những tu sĩ từ tu viện Kumbum gần đó cung cấp.

LHAMO THONDUP RA ĐỜI

Vào những năm 1930, Tây Tạng không có đường tráng nhựa, nên việc đi lại bằng đôi chân hay trên lưng ngựa. Tiền tệ không phổ biến ở vùng xa xôi hẻo lánh, cho nên việc mua bán chủ yếu là trao đổitrao đổi vật thực cho những thứ khác hay làm công. Thị trấn gần nhất, Siling, cách đó ba giờ đồng hồ bằng đi ngựa, và cha của Đức Đạt Lai Lạt Ma đôi khi cởi ngựa đến đó để trao đổi những gì ông đã trồng trọt cho những vật thực khác như trà, đường, bông vài, dụng cụ hoặc có khi là một con ngựa.

Ba năm trước khi Lhamo Thondup sinh ra thì đặc biệt khó khăn đối với gia đình. Vào thời gian ấy không có mưa thông thường – chỉ có mưa đá. Mùa màng của họ thường bị tàn phá. Mặc dù người cha rất thông thạo về ngựa, nhưng tất cả các con ngựa đều nổi điên, lăn lộn trong nước uống của chúng và không ăn. Cổ chúng cứng đơ, chúng đi cà nhắccuối cùng mười ba con ngựa lăn ra chết cả. Người cha cảm thấy hổ thẹn vì đó là trách nhiệm của ông, nhưng người ta không bao giờ xác định được chúng bệnh gì. Hai tháng trước khi Lhamo Thondup ra đời, cha của ngài cũng trở bệnh rất nặng và nằm liệt giường. Khi đứng lên, ông cảm thấy chóng mặt và ngất xỉu. Mỗi lần đi ra ngoài, ông thấy hình tượng cha mẹ đã chết của ông. Ông không ngủ vào ban đêm, làm vợ ông thức giấc, và làm bà khó khăn làm việc vào ban ngày.

Một tháng trước khi đứa trẻ ra đời, Diki Tsering đã có một giấc mơ lập lại nhiều lần. Bà thấy một con rồng xanh dương và hai con sư tử xanh lục bay trên không. Trong hồi ký, Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Tôi, bà viết,

Chúng cười với tôi và chào tôi trong phong cách truyền thống của Tây Tạng: hai bàn tay, đưa lên trán. Sau này tôi được nói lại rằng con rồng là Đức Thánh Thiện [Đạt Lai Lạt Ma thứ13], và hai con sư tử là Nãi Quỳnh Hộ Pháp [Nechung Oracle – những vị phát biểu trong trạng thái xuất thần của Tây Tạng], chỉ Đức Thánh Thiện đường tái sanh. Sau giấc mơ của tôi, tôi biết rằng con trai của tôi sẽ là một vị lạt ma cao cấp nào đó, nhưng không bao giờ trong những giấc mơ cuồng nhiệt của tôi mà tôi nghĩ đứa con ấy sẽ là Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Vào ngày 6 tháng Bảy năm 1935, buổi sáng khi Lhamo được sinh ra, người cha rời giường trước khi mặt trời mọc, hoàn toàn khỏe mạnh. Khi ông biết rằng vợ ông đã sinh ra một bé trai, ông nói với bà rằng họ nên cho nó làm tu sĩ. Sau khi sanh, trời mưa đổ xuống và không có thêm người chết hoặc những sự kiện kỳ quặc khác xảy ra.
6
















Một cách lịch sử thì quốc gia Tây Tạng không còn tồn tại trên bản đồ thế giới. Từ khi nó bị Cộng Sản Trung Hoa xâm lược năm 1949, nó bị sáp nhập vào các tỉnh khác nhau của Trung Hoa. Khi Tàu Cộng  đặt ra Khu Tự Trị Tây Tạng
(TAR), chính quyền được dựng lên năm 1965, vốn chỉ còn ít hơn một nửa đất đai lịch sử của Tây Tạng. Tây Tạng lịch sử - những gì người Tây Tạng ngày nay vẫn liên hệ đến như Tây Tạng – vốn bao gồm 965,000 dặm vuông (2,5 triệu km vuông) – tương đương với Tây Âu hay các bang phía Tây Hoa Kỳ từ sông Mississippi. Và tuy thế, mặc dù địa lý quan trọng của khu vực này đối với Á châu, nhưng người ta chỉ biết một ít về nó cho đến tương đối gần đây, chủ yếu cũng bởi vì sự xa xôi hẻo lánh và khó tiếp cận của nó.


KÝ ỨC TUỔI THƠ

Như một đứa bé, trước khi được xác nhận bởi những lạt ma Tây Tạng, Lhamo không bao giờ cho thấy bất cứ sự sợ hãi đối với những người xa lạ và cố nài được ngồi ở đầu bàn. Mẹ ngài sau này diễn tả sự đặc biệt của đứa con trai bà: 

Lhamo Thondup đã khác biệt với những đứa con khác của tôi ngay từ đầu. Ngài là một đứa bé ủ rũ thường ở trong nhà một mình. Ngài luôn luôn khăn gói áo quần và một ít đồ đạc của ngài. Khi tôi hỏi là ngài đang làm gì, thì ngài trả lời là ngài đang chuẩn bị để đi Lhasa [thủ đô của Tây Tạng] và sẽ đem tất cả mọi người cùng đi với ngài. Khi chúng tôi đi thăm những người bạn hay thân nhân, ngài không bao giờ uống trà ở bất cứ ly tách nào ngoài chiếc ly của tôi. ngài không bao giờ để bất cứ người nào ngoài tôi đụng chạm đến chăn mền của ngài và không bao giờ để bất cứ nơi nào khác hơn là bên cạnh chăn mền của tôi. Nếu ngài đi ngang một người hay gây gỗ, thì ngài sẽ cầm một cây gậy và cố đánh người đó. Nếu có người khách nào của chúng tôi châm một điếu thuốc, ngài sẽ nổi lên cơn thịnh nộ. Những người bạn của chúng tôi đã nói với chúng tôi rằng vì một lý do không thể giải thích được nhưng họ sợ ngài, tế nhị trong hàng năm như vậy. Tất cả những điều này là khi ngài vừa hơn một tuổi và hầu như không thể nói chuyện. Một ngày nọ ngài nói với chúng tôi là ngài đến từ thiên đàng.

Những ký ức của Đức Đạt Lai Lạt Ma về cha mẹ của ngài vẫn rõ ràng. Cha ngài, qua đời năm 1947, là một người đàn ông nghiêm khắc, cao vừa phải, với một bộ ria rậm và dễ nóng. Mẹ ngài, qua đời năm 1981, rất được tôn kính. Ngài diễn tả bà như “không nghi ngờ gì nữa là một người ân cần nhất mà ngài từng biết. Bà thật sự tuyệt vời và được yêu mến. Tôi hoàn toàn chắc chắn, bởi tất cả những người biết bà.” Trong gần ba năm, Lhamo Thondup và gia đình sống bình thường hằng ngày. Ngài nhớ rằng ngài thích đi vào chuồng gà và lượm trứng cùng mẹ ngài. Khi xong việc, mẹ ngài đi vào nhà, nhưng ngài vẫn ở đó, ngồi bên một ổ gà, làm những tiếng gà mái kêu. Ngài nhớ lần đầu tiên thấy con lạc đà, nó to lớn và đáng sợ như thế nào đối với ngài. Ngài cũng nhớ việc thấy một đám con nít đánh nhau và chạy đến giúp đở những đứa bị thương.


Không có điều gì bất thường trong những năm ấy. Mặc cho những giấc mơ, dự đoán, và những sự kiện tốt lành quanh sự ra đời của đứa con trai của họ, cha mẹ ngài không bao giờ tưởng tượng rằng con trai của họ có thể là tái sanh của một người quyền lực nhất và được tôn kính nhất ở Tây Tạng – Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.

                                                                  ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 13 VĨ ĐẠI
7

                                                                          ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 13


Những người Phật tử tin tưởng tinh hoa của mỗi cá nhân – “tâm linh” hay “thần thức” – được tái sinh vào một thân thể mới một khi thân thể trước chết đi. Họ tin tiến trình này tiếp tục hàng thế hệ cho đến khi cá nhân ấy đạt được Giác Ngộ - sự tỉnh thức hoàn toàn với ý nghĩa chân thật của sự sống. Vào lúc ấy cá nhân thành tựu niết bàn – sự hòa bình an lạc cứu kính – và không trở lại đời sống vật chất [của nghiệp lực mà là sự tái sinh của nguyện lực]. Vì các lạt ma tự nguyện hy hiến trong việc theo đuổi tâm linh, cho nên họ được mọi người xem như sở hữu những tâm thức “cũ” của những kiếp sống trước. Mỗi Đức Đạt Lai Lạt Ma được tin rằng có cùng tâm thức vốn hiện hữu trong chính Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất. Nhiều người cũng cảm thấy ngài là một hiện thân của Đức Quán Thế Âm, Bồ tát của lòng từ bi. Một vị Bồ tát cũng là một người nào đó sẽ tiếp tục tái sinh để giúp đở người khác thành tựu bản nguyện độ sanh.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, Thupten Gyatso, không giống như vị tiền nhiệm của ngài. Ngài nhìn xuyên suốt sự cô lập của Tây Tạngnhận ra tầm quan trọng của những quan hệ quốc tế. Ngài là Đức Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành bên ngoài Tây Tạng – đến Mongolia, Trung Hoa, và Ấn Độ. Ngài hiện đại hóa Tây Tạng, thiết lập một hệ thống giáo dục thế tục, một kho vũ khí, một lực lượng phòng vệ, một hệ thống bưu điện, một lá quốc kỳ, và một bộ ngoại giao tinh vi hơn.

Đức Vĩ Đại thứ 13, như ngài được gọi, được là cho là có những tầm nhìn cho tương lai. Trong năm 1930, ngài nhìn thấy trước những đe dọa khủng khiếp cho Tây Tạng hai mươi năm kể từ lúc ấy. Ngài tiên đoán một giai đoạn khi “tu sĩ và tu viện sẽ bị tàn phá…[và] tất cả mọi người sẽ bị nhấn chìm trong một sự gian khổ rộng lớn và tràn ngập sợ hãi.” Trong năm 1932, Đức Vĩ Đại thứ 13 đã thực hiện một sự lựa chọn quyết liệt. Ngài quyết định viên tịch để cho vị tái sinh của ngài đủ trưởng thành để có những quyết định cần thiết khi những đe dọa đó xảy ra. Một số lạt ma cho rằng có sự kiểm soát như vậy đối với hơi thở của họ để họ có thể đúng là “tự ý” viên tịch.

Vào ngày 17 tháng 12 năm 1933, sau hàng tuần ngồi thiền im lặng, ngài Thupten Gyatso viên tịch, thọ năm mươi bảy tuổi. Thi thể ngài được bảo tồn trong phong cách truyền thống cho những lạt ma cao cấp.  Nó được nung trong bơ của con yak và muối, khuôn mặt ngài được phủ vàng, và ngài ngồi thẳng, mặt hướng về phía nam, trong một phòng thờ của Điện Potala, đại bản doanh của chính phủ Tây Tạng và là cung điện mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Theo sự tin tưởng của Phật giáo Tây Tạng, tâm thức của ngài sẽ cư trú bốn mươi chín ngày ở Hồ Lhamo Lahtso ở phía nam Tây Tạng trước khi chuyển đến sự tái sinh mới.

 


DÒNG TRUYỀN THỪA ĐẠT LAI LẠT MA

Phật tử Tây Tạng tin rằng tất cả chúng sanh được tái sinh nhưng ở những cá nhân nào đó, được gọi là tulky, hay hóa thân, chọn trở lại hết lần này đến lần khác để giáo huấn những người khác thành tựu đạo quả như thế nào. Cao nhất trong những vị này là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Mười ba Đức Đạt Lai Lạt Ma, mỗi vị là một tulku, đã ngự trị Tây Tạng cho đến lúc Lhamo Thondup sinh ra vào năm 1935. Gendun Drup, được danh hiệu Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất năm 1391. Khi ngài viên tịch năm 1474, những lạt ma cao cấp Tây Tạng đi tìm một đứa bé có tâm thức của Gendun Drup. Hóa thân của Gendun Drup được tìm thấy trong hài nhi tên Gendun Gyatso, sinh năm 1475. Sau sự viên tịch của Gendun Gyatso năm 1541, các lạt ma tìm ra Sonam Gyatso (1543–1588). Tiếp theo là Yonten Gyatso (1589–1616), Lobsang Gyatso (1617–1682), Tsangyang Gyatso (1683–1706), Kelzang Gyatso (1708–1757), Jamphel Gyatso (1758–1804), Lungtok Gyatso (1806–1815), Tsultrim Gyatso (1816–1837), Khendrup Gyatso (1838–1856), Trinley Gyatso (1857–1875), và cuối cùng là Thupten Gyatso, sinh ra năm 1876. “Gyatso”có nghĩa là đại dương trong Tạng ngữ, có nghĩa là chiều sâu và chiều rộng của tuệ trí.

 

TÌM KIẾM VÀ THỬ NGHIỆM ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14


“Nóc Nhà của Thế Giới”


Khi người ta nghĩ về Tây Tạng, hầu hết là hình ảnh của những ngọn núi cao, phủ tuyết. Tây Tạng bao gồm những ngọn núi cao nhất của thế giới, kể ngọn núi cao nhất – ngọn Everest (Chomo Langma trong Tạng ngữ), cao 29,028 feet (8,848m). Trải dài gần như toàn bộ biên giới phía nam của Tây Tạng. Một đặc trưng khác ít được biết hơn của vùng đất xa xôi này là cao nguyên Tây Tạng, một vùng đất cao, gió lộng, chiếm phần lớn diện tích đất đai của Tây Tạng. Vì vùng núi Hymalaya và cao nguyên Tây Tạng, có độ cao trung bình —16,000 feet (4,880m)— nên nó cao hơn tất cả trừ những đỉnh núi Rocky cao nhất ở Bắc Mỹ.

Cao nguyên Tây Tạng rộng lớn cũng cung ứng như cội nguồn của nhiều dòng sông vĩ đại nhất của Á châu. Dòng sông Hoàng Hà và Dương Tử chảy về hướng đông của cao nguyên Tây Tạng và xuyên Trung Hoa đến Biển Hoàng Hải và Biển Hoa Đông, một cách tương ứng. Dòng sông Ấn, sông Hằng, và sông Brahmaputra chảy về hướng nam từ Tây Tạng – qua Ấn Độ, Pakistan, và Bangladesh – trước khi đổ vào Biển Ả Rập, và Vịnh Bengal. Cuối cùng dòng Salween và Cửu Long chảy theo hướng đông nam Á châu và vào Ấn Độ Dương cùng Biển Đông Nam Á, một cách tương ứng. Cùng nhau, nguồn nước từ những dòng sông này vốn bắt nguồn từ Tây Tạng nuôi sống 40% dân số của thế giới


Sau khi Thupten Gyatso qua đời, các lạt ma bắt đầu tìm kiếm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 ngay khi những dấu hiện xuất hiện. Một cách truyền thống, những ảo mộngđiềm lành hướng dẫn các lạt ma đến vị hóa thân tiếp theo. Dấu hiệu thứ nhất sau khi Thupten Gyatso viên tịch đã đến từ nhục thân của chính Đức Đạt Lai Lạt Ma. Mặc dù, nhục thân của ngài được đặt hướng mặt về phương nam, nhưng đầu của ngài đã quay về phía đông bắc một cách kỳ bí. Do thế, các lạt ma đã tìm kiếm vị kế nghiệp ở hướng đông bắc.

Dấu hiệu tiếp theo trong hình thức của một ảo mộng đã đến từ một lạt ma cao cấp, Reting Rinpoché. Rinpoché là danh hiệu được ban cho những bậc thầy tâm linh. Nó có nghĩa là “Bậc Tôn Quý.” Reting Rinpoché đã thăm hồ thiêng Lhamo Lahtso và thấy những mẫu tự Tây Tạng Ah, Ka, và Ma nổi trên mặt hồ. Ngài chắc chắn Ah liên hệ đến tỉnh Amdo ở vùng đông bắc Tây Tạng. Ngài cũng thấy một ảo tượng của của một tu viện ba tầng với một mái ngọc lam và vàng kim và một ngôi nhà nhỏ với những chiếc máng nước mưa có hình thù kỳ lạ. Một đoàn tu sĩ được gửi tới Amdo. Sau bốn năm tìm kiếm, họ đã đến tu viện Kumbum, vốn cao ba tầng và có mái ngọc lam cùng vàng kim. Điều này, họ chắc chắn, biểu hiện cho Ka đến từ ảo tượng của của hồ nước. Gần đó, họ thấy một ngôi nhà với những máng xối làm từ cành cây bách xù. Bên trong, họ thấy một gia đình nông dân với cậu bé mới biết đi — Lhamo Thondup.

Lãnh đạo của đoàn, Khetsang Rinpoché, một tu sĩ cao cấp từ tu viện Sera gần Lhasa, cải trang thành một nông dân, tuy thế Lhamo chưa đầy hai tuổi vẫn chạy đến chào đón ông, và gọi, “lạt ma Sera, lạt ma Sera!” Các tu sĩ không nói gì. Họ ở lại đêm và cảm ơn lòng mến khách của gia đình, và họ rời đi sáng hôm sau. Họ trở lại ba tuần sau và một lần nữa ở lại với gia đình, quan sát đứa bé. Họ từ giả mà không cho gia đình biết mục đích của một trong hai chuyến thăm viếng.

Trong cuộc viếng thăm lần thứ ba, hai tuần sau, họ mang theo một chiếc bát, một chiếc trống lễ, một xâu chuỗi, và áo quần nào đó của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, cùng với những vật dụng tương tự mà không phải thuộc về ngài. Họ đưa chúng cho Lhamo để thấy hài nhi thích thứ nào hơn. Mỗi lần như vậy, đứa bé nhanh chóng chọn những thứ sở hữu của Đức Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm, và nói, “nó là của tôi. Nó là của tôi.” Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhớ lại một cách sống động một trong những thử nghiệm như vậy: “Khetsang Rinpoché mang theo hai cây quyền trượng khi ngài đi vào hiên nhà, nơi Lhamo … đang nô đùa. Rinpoché để hai cây quyền trượng ở trong một góc. Con trai của tôi đi tới những cây quyền trượng, đặt một cây nằm xuống và cầm lấy một cây khác. Ngài đập nhẹ cây quyền trượng vào lưng Rinpoché và nói của ngài và tại sao Khetsang Rinpoché lấy nó.”

Chi đến lúc ấy, các tu sĩ mới cho biết mục đích chính của họ — để xác định đúng hóa thân vị lãnh đạo quá cố của họ. Họ đã thử nghiệm vài ứng viên có thể trong vùng nhưng được thuyết phục đây là hài nhi mà họ tìm kiếm. Sau khi thăm hỏi Lhamo riêng tư trong ba giờ nữa, các tu sĩ nói với bà mẹ là con trai bà đã nói chuyện với họ, mà không khó khăn gì với phương ngữ Lhasa của chính họ. Ngài chưa bao giờ nghe phương ngữ đó lần nào.

Họ đã bị thuyết phục. Sau khi cho gia đình biết, họ đã gửi một sứ giả đến Lhasa để thông báo cho chính quyền lâm thời — quan nhiếp chính vương — rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma mới đã được tìm thấy. Biết rằng việc này sẽ mất vài tuần để nhận được trả lời, nên họ đã quyết định rằng Lhamo nên đến tu viện Kumbum để được làm lễ nhập môn và bắt đầu việc tu tập của ngài. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhớ lại, “Tôi được làm lễ nhập đạo trong một buổi lễ xảy ra vào lúc rạng đông. Tôi nhớ sự kiện này đặc biệt khi tôi ngạc nhiên vì bị đánh thức và mặc áo quần trước khi mặt trời mọc. Tôi cũng nhớ được ngồi trên một trên một chiếc ngai.” Như vậy đã bắt đầu cuộc hành trình đã đưa Đức Đạt Lai Lạt Ma vượt xa Tây Tạng.

Chờ Đợi Lâu tại Kumbum

Không có gì bất thường trong những ngày đó cho một nhi đồng rất nhỏ – một em bé khoảng hai tuổi – được thừa nhận đến những tu viện Tây Tạng để rèn luyện như những tu sĩ Phật giáo. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhớ những tháng đầu tiên đó tại Kumbum như một thời gian đặc biệt phiền muộn cho cuộc đời của ngài vì cha mẹ ngài không có ở đó với ngài. Nhưng một vài nhân tố làm cho việc ở lại Kumbum của Lhamo hơi dễ dàng hơn để chịu đựng. Một người anh của ngài, Lobsang Samten, đã được xác nhận là một tulku sớm hơn, sự tái sanh của một lạt ma cao cấp, và đã được rèn luyện tại tu viện. Mặc dù Lobsang chỉ ba tuổi, nhưng ngài chăm sóc cho Lhamo, và họ trở thành không thể tách rời. Một việc khác vốn giúp cậu bé chập chửng trải qua thời gian này của việc chia cách là tính cách của vị thầy được chỉ định cho việc rèn luyện khởi đầu của ngài. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhớ lại vị thầy ấy là một tu sĩ già rất ân cần, người an ủi ngài cũng như dạy dỗ cho ngài, đôi khi đắp ngài với áo choàng của thầy và ban cho ngài những đối xử đặc biệt. Cuối cùng, khi rõ ràng rằng Lhamo sẽ được đoàn tụ với cha mẹ của ngài ngay khi những chuẩn bị cho chuyến hành trình của ngài đến Lhasa được thực hiện, thì ngài có thể dễ dàng hơn trong việc chịu đựng sự cô đơn ngài.

8












Tu viện Kumbum

***

Trích từ The Dalai Lama (People in the News)

Bài liên hệ

Một Tu Sĩ Giản Dị

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13931)
Y phục của người xuất gia cũng gây nhiều sự chú ý của giới nghệ thuật, chiếc áo cà sa đã đi vào văn học dân gian, im đậm vào văn hoá và tư tưởng con người.
(Xem: 12643)
Những sự vật đều nằm trong tiến trình của sự trở thành để rồi tan rã. Như thế một vật có tính chất tạm thời thì không thể cho chúng ta hạnh phúc thật sự...
(Xem: 12717)
Cũng một mùa xuân trong sáng đẹp đẽ như hôm nay nhưng là một mùa Xuân xa xăm lắm, một vị Quốc vương có tiếng nhân từ vui vẻ, ngự giá về các làng mạc thôn xóm...
(Xem: 12426)
Chúng ta đến đây là tiếp xúc cho được với niềm vui và nỗi buồn của một triều đại, của một ông vua, để từ đó có thể tiếp xúc được với niềm vui, nỗi buồn của chính mình trong kiếp sống con người này.
(Xem: 13411)
Một hôm, Ðức Phật cùng đệ tử vào thuyết pháp trong thành La Duyệt Kỳ, lúc ra về gặp chành thanh niên đang lùa một bầy bò vừa ăn no, chúng nhảy vọt vào húc nhau...
(Xem: 13603)
Bên trời sương mù đã tan hẳn. Vầng thái dương ẩn hiện sau áng mây thua, chiếu ánh sáng huy hoàng trong khoảng không gian trong tạnh...
(Xem: 13753)
Bước đi trong chánh niệm, chúng ta sẽ tiếp xúc được những sự màu nhiệm của cuộc sống. Từng bước chân thiền hành đã cho tôi tiếp xúc được với đất trời vào Thu...
(Xem: 14184)
Ngày xưa, thuở đức Phật còn tại thế, một hôm có người mẹ ôm xác con tìm đến đức Phật để khóc lóc và xin cứu sống cho đứa con của bà vừa mới chết...
(Xem: 12586)
Sau lễ tiễn đưa Phật và các thầy Tỳ kheo trở về tịnh xá Kỳ Hoàn, vua A Xà Thế cùng với đình thần trở lại nội cung để dự buổi yến thân mật...
(Xem: 13666)
Sau khi kính cẩn chắp tay hình búp sen, tôi quyết định chụp một tấm hình bên cạnh Đức Phật Như Lai. Và cùng với đó là ước nguyện nụ cười luôn nở trên môi mình...
(Xem: 13753)
Hôm nay theo thứ lớp khất thực Ðạo sĩ A La phải đặt chân vào một chiếc cổng cổ kính, nhưng không kém phần tráng lệ và mỹ thuật của một thương gia...
(Xem: 13625)
Con người không nên đổ thừa hoàn cảnh, mà phải có cuộc cách mạng tinh thần phổ cập trong xã hội với giá trị đạo đức Phật giáo để tháo những gỡ vướng mắc trong đời sống hiện tại.
(Xem: 13283)
Ngày mùa đông chúng tôi rủ nhau ra khu rừng chồi nho nhỏ cạnh khu nhà ở mướn của chúng tôi để hái hoa, hái trái dại về cắm bình hoa nhỏ...
(Xem: 15920)
Khi còn đi học, anh nghe chuyện kể rằng: Có nhà thám hiểm đi lạc vào bộ lạc của tộc người hung dữ. Người tù trưởng muốn mượn cớ giết anh để tỏ rõ sự khôn ngoan trước bộ tộc.
(Xem: 15975)
Chùa Từ Đàm từ quốc nội đến hải ngoại - HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 13755)
Xây dựngcủng cố một dòng chính văn hóa để đất nước tiến lên mà không mất gốc không hỗn loạn, đẹp mà dễ thương đó cũng là trách nhiệm của trí thức đương thời.
(Xem: 16672)
Đám lá dừa bắt đầu xào xạc, mùi mưa ẩm ướt xộc vào nhà qua mấy cánh cửa đang mở toan hoang. Tiếng mưa rào rào to dần như đã đến ngay cạnh bờ mương...
(Xem: 14252)
Sự bình an trong đời sống chưa bao giờ bỏ rơi người. Nó chỉ bị che lấp bởi những điều vụn vặt tầm thường. Để tìm lại sự bình an đó, người phải lau rửa, dọn dẹp lại bên trong người.
(Xem: 12969)
Cuộc đời ba trải dài theo năm tháng với bao biến cố bởi sóng gió cuộc đời; như dòng sông quê mình quanh co, uốn lượn mà mỗi khúc sông là một dòng chảy khác nhau...
(Xem: 13400)
Tôi bước lên đồi. Choáng ngợp trước một rừng hoa đại xum xuê rộng lớn. Những gốc cây sù sì, gân guốc tua tủa như đôi tay lực sĩ mạnh mẽ vươn cao. Biển trời bao la.
(Xem: 13352)
Con mèo mù nhìn là động lòng thương tâm, trắc ẩn! Gương mặt non nớt yếu ớt với hai hốc mắt dính lại, đi đứng liêu xiêu. Mỗi lần cho ăn, mình phải bế nó để lên bàn...
(Xem: 17454)
"Cái kiếp con người: Sinh lụy tử". Đó là điều chắc chắn. Nước mắt đã nhỏ xuống quá nhiều cho cái vòng tròn khép kín này.
(Xem: 13119)
Từ những chiếc lá xanh non cho đến lúc úa tàn héo rũ, đã trở thành quy luật thay đổi mất còn của tạo hoá.
(Xem: 13891)
Nếu mai là ngày cuối của cuộc đời tôi sẽ nói với bạn hãy nhìn tôi mà chiêm nghiệm và suy ngẫm một chút về cuộc đời này nhé, bạn ơi! Hãy sống có ích cho chính bản thân mình...
(Xem: 12507)
Sư ông bảo rằng: “Tiếng chuông đại hồng ngân lên không phải chỉ có chúng ta nghe được mà chư vị Bồ tát, Hộ pháp cũng đều nghe thấy. Tiếng chuôngcông năng siêu thoát...
(Xem: 12449)
Người biết yêu điều tốt ghét điều xấu là người biết phục thiện; người biết phục thiện thì dễ tiếp thu đạo lý giác ngộ; người biết tiếp thu đạo lý giác ngộ thì dễ thực hành tự tri...
(Xem: 12665)
Cảm khái từ một bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Paul và gia đình vận động mọi người ngày thứ Hai không dùng thịt, như là một phương cách làm chậm lại sự biến đổi của khí hậu.
(Xem: 12840)
Dù là một kẻ ăn mày, những kẻ hèn mạc thấp nhất trong xã hội thì họ cũng có quyền sống và khao khát được sống. Ai tước đoạt quyền ấy của họ thì cũng có ngày sẽ phải trả giá...
(Xem: 15267)
Mỗi đêm trong sự thực tập Phật Giáo của tôi, tôi cho và nhận. Tôi nhận sự nghi ngờ của người Trung Cộng. Tôi tặng lại niềm tintừ bi.
(Xem: 15075)
Hãy quán hơi thở! Hơi thở luôn ở đây cùng chúng ta. Đức Phật đã dạy chúng ta thực hành thiền định về hơi thở, điều này cũng rất hữu ích như thiền định về chánh niệm.
(Xem: 13394)
Con về ngồi bên chân mẹ ngắm nhìn đôi chân xưa nhiều năm tất bật với đôi dép nhựa quanh năm. Bàn chân nứt nẻ đau rát mà mẹ đâu quản.
(Xem: 12749)
Đức Phật vì lòng thương con người nên chỉ rõ con đường Chân thật, tìm lại tâm mình trong những sóng gió khổ đau, biến đổi, mà tìm thấy được Chân thường trong Vô thường...
(Xem: 14126)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 14437)
Những ai đang đi trên lộ trình tâm linh và những ai muốn sống hòa hợp với người khác thì việc phát ngôn với sự hiểu biếtthương yêu là điều rất quan trọng.
(Xem: 12821)
Đời sống không chỉ là bung ra, thổi tốc mảnh tâm, đi truy tìm tự ngã trong một chốn sơn khê nào đó, hay trong những đô thị sầm uất, trong một cõi hoang vu...
(Xem: 12163)
Cái tạo nên giá trị làm người ở trong xã hội là nhân cách. Có nhân cách lớn (nhân cách tự-do-tinh-thần) là do có trí-tuệ-nhân-văn cao, có trí-lương-tri trong sáng...
(Xem: 13648)
Giữa đô thị ồn àophồn hoa, giữa nhịp sống náo nhiệt và vội vã, ta đi tìm riêng một khoảng lặng bình yên...
(Xem: 15032)
Với Phật giáo, sự hình thành và tồn tại của mỗi sự vật hay hiện tượng đều do nhân duyên. Duyên hợp thì sự thành, duyên tán thì sự tan.
(Xem: 21389)
Là một người Phật tử, Steve Jobs đã rất tinh tế khi sống lời Đức Phật dạy bằng cách cố vượt ra khỏi sự bức bách của tám nhân duyên ám ảnh trần thế...
(Xem: 14518)
Mặc dù thiền định là kỷ luật tôn giáo chính được thực hành bởi các Phật tử gốc Mỹ, nghi thức tụng niệm là một phần quan trọng của nhiều cơ sở thiền định.
(Xem: 14803)
Cần phảisức mạnh để nhận thức rằng chính nỗi sợ hãi và sự vị kỷ mới gây ra tức giận. Và cần phải có kỷ luật để thiền định về ngọn lửa đang hừng hực cháy của lòng sân hận.
(Xem: 13798)
Đã mấy mùa Xuân đi qua, mùa Thu trở lại, dòng đời vẫn trôi chảy, mây vẫn bay, nước vẫn thì thầm với rừng núi và cỏ cây… HT Thích Như Điển
(Xem: 16661)
Đẹp đến nao lòng, khi trong tiết tháng Bảy mưa phùn giăng nhẹ, và bất chợt nở nghiêng giàn những chùm hoa mướp cong cong. Thắt the và tươi mới. Nôn nao và tha thiết.
(Xem: 12745)
Những cơn sóng lăn tăn đủ kỳ cọ những vết sương gió trên da thịt con trôi đi và còn lại đứa con của mẹ dại khờ. Con thả lỏng và nằm nổi trên mặt nước xanh...
(Xem: 12197)
Có cái gì đó nơi nụ cười, cứ như ông Phật của 40 năm trước bằng cách nào đó đã quay lại với ông. Ông thấy thích pho tượng, thích như chưa bao giờ thích đến thế.
(Xem: 11456)
Cuộc sống này quý báu vô vàn, Đức Phật dạy thế cho nên tôi không bao giờ có ý nghĩ hủy hoại cuộc sống. Tôi yêu mến cuộc sống của tôi và của mọi người.
(Xem: 13874)
Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy Kobun Chino, một nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell...
(Xem: 15712)
Lâu rồi mới thấy tâm hồn mình thanh thản đến thế. Đứng dưới cội cây vàng nhìn lá rơi ngập phố, chợt nghe mơ màng cả một khoảng trời...
(Xem: 14002)
Ngắm chiếc lá thu chín đang lìa cành rơi rụng ta hiểu được sự hoàn tất của một chu trình chuyển hóa để thăng hoa.
(Xem: 16056)
Thuốc giải thù hận ở trong trái tim, cội nguồn của bạo động, là bao dung. Bao dung là một đạo đức quan trọng của bồ tát [những anh hùng và anh thư giác ngộ]...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant