Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Quê Hương Sinh Thành

06 Tháng Tư 202119:05(Xem: 3626)
Quê Hương Sinh Thành
QUÊ HƯƠNG SINH THÀNH
 
Nguyên tác: Rising from Obscurity
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

5

 

VƯƠN LÊN TỪ NƠI HẺO LÁNH

Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, là một nhân vật quen thuộc của công chúng. Ngài nói chuyện với hàng nghìn người mỗi năm và đã viết hàng chục quyển sách bán chạy nhất về quê hương của ngài, cuộc sống của ngài, tôn giáo niềm tin của ngài, khí hậu thế giới, và các vấn đề thế giới. Ngài đã được cấp bằng danh dự từ nhiều trường đại học, và đức tướng của ngài đã được công nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, “vị tu sĩ đơn giản” đã bắt đầu cuộc sống trong bóng tối như Lhamo Thondup, người con thứ tám được sanh ra trong những gia đình nông dân nghèo trong một làng quê nhỏ bé ở một vùng xa xôi hẻo lánh của Tây Tạng.

TAKTSER, TÂY TẠNG

Ở vùng đông bắc lịch sử của Tây Tạng là tỉnh Amdo, và gần góc đông bắc của tỉnh đó, chỉ cách vài dặm với biên giới Trung Hoa, là làng Taktser, có nghĩa là “Cọp Gầm” trong tiếng Tây Tạng. Vào lúc Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sinh ra trong năm 1935 (theo lịch Tây Tạng là năm Lợn Gỗ). Amdo bị kiểm soát bởi một lãnh chúa Hồi giáo liên minh với Trung Hoa, cho nên một số tài liệu ghi nơi sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma là tỉnh Thanh Hải thay vì tỉnh Amdo của Tây Tạng. Tuy nhiên, người Tây Tạng, luôn luôn xem Amdo là một bộ phận của quê hương họ và khằng định Đức Đạt Lai Lạt Ma là người Tây Tạng. Ngài, dĩ nhiênđồng ý.

Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, “[Taktser] là một làng nhỏ và nghèo nằm trên đồi nhìn xuống một thung lũng rộng.  Những cánh đồng của nó không có người định cư hay gieo trồng mà chỉ được chăn thả bởi những người du mục. Lý do cho việc ấy là sự bất thường của khí hậu của vùng này. Trong thời thơ ấu, gia đình tôi là một trong khoảng hai mươi gia đình sống bấp bênh từ mãnh đất đó.” Cha mẹ của ngài, Choekyong và Diki Tsering, trồng lúa mạch, kiều mạch, và khoai tây trên vùng đất đầy sỏi đá. Họ cũng nuôi ngựa, cừu, dê và một vài con gà, con dzomos, là con thú lai giữa con yak và bò, và một con bò.  Lúa mạch họ trồng, khi rang và xay thành bột mịn, trở thành tsampa, một thực phẩm chính trong chế độ ăn uống của người Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn ăn tsampa trong điểm tâm mỗi ngày, trộn nó với trà, sửa, hay sửa chua.

Gia đình Đức Đạt Lai Lạt Ma sống trong một ngôi nhà điển hình, được xây dựng bởi đá và bùn, sơn trắng, có mái ngói. Trước nhà là khoảng sân. Một cột cờ treo những lá cờ nhiều màu sắc, với những lời cầu nguyện của người Phật tử Tây Tạng. Đặc trưng đặc biệt của ngôi nhà là hệ thống máng xối, những đoạn khoét của các nhánh cây bách xù – mà sau này đóng vai trò chính trong việc xác định Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Trong tự truyện Tự Do Trong Lưu Đày, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã diễn tả căn nhà của gia đình ngài:

Bên trong là sáu phòng; một nhà bếp, nơi chúng tôi dành hầu hết thời gian của mình khi ở nhà; một phòng cầu nguyện với một bàn thờ nhỏ, nơi chúng tôi tập trung để cúng dường lúc bắt đầu mỗi ngày; phòng cha mẹ tôi; một phòng để dành cho khách đến thăm; một kho để thức ăn dự trử; một chuồng bò. Không có phòng ngủ cho trẻ con chúng tôi. Như một em bé, tôi ngủ với mẹ tôi; sau này, trong nhà bếp, gần lò nấu ăn.

Cuộc sống ở cao nguyên Tây Tạng khô cằn, gió lộng là khó khăn. Không phải mọi đứa trẻ đều sống sót. Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh mười sáu lần. Sống còn chỉ bảy đứa trẻ. Đức Đạt Lai Lạt Ma được sinh ra lần thứ tám, và là người thứ năm sống sót. Khí hậu cũng làm Tây Tạng là một nơi rủi ro để gây dựng một gia đình. Mặc dù khu vực chung quanh Taktser là nông nghiệp, nhưng chỉ có ít mưa. Thông thường, mưa rơi xuống là mưa đá, tạo ra nạn đói. Theo mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, gia đình ngài sống còn, đôi khi hàng năm nhờ đậu lăng, đậu xanh và lúa gạo của những tu sĩ từ tu viện Kumbum gần đó cung cấp.

LHAMO THONDUP RA ĐỜI

Vào những năm 1930, Tây Tạng không có đường tráng nhựa, nên việc đi lại bằng đôi chân hay trên lưng ngựa. Tiền tệ không phổ biến ở vùng xa xôi hẻo lánh, cho nên việc mua bán chủ yếu là trao đổitrao đổi vật thực cho những thứ khác hay làm công. Thị trấn gần nhất, Siling, cách đó ba giờ đồng hồ bằng đi ngựa, và cha của Đức Đạt Lai Lạt Ma đôi khi cởi ngựa đến đó để trao đổi những gì ông đã trồng trọt cho những vật thực khác như trà, đường, bông vài, dụng cụ hoặc có khi là một con ngựa.

Ba năm trước khi Lhamo Thondup sinh ra thì đặc biệt khó khăn đối với gia đình. Vào thời gian ấy không có mưa thông thường – chỉ có mưa đá. Mùa màng của họ thường bị tàn phá. Mặc dù người cha rất thông thạo về ngựa, nhưng tất cả các con ngựa đều nổi điên, lăn lộn trong nước uống của chúng và không ăn. Cổ chúng cứng đơ, chúng đi cà nhắccuối cùng mười ba con ngựa lăn ra chết cả. Người cha cảm thấy hổ thẹn vì đó là trách nhiệm của ông, nhưng người ta không bao giờ xác định được chúng bệnh gì. Hai tháng trước khi Lhamo Thondup ra đời, cha của ngài cũng trở bệnh rất nặng và nằm liệt giường. Khi đứng lên, ông cảm thấy chóng mặt và ngất xỉu. Mỗi lần đi ra ngoài, ông thấy hình tượng cha mẹ đã chết của ông. Ông không ngủ vào ban đêm, làm vợ ông thức giấc, và làm bà khó khăn làm việc vào ban ngày.

Một tháng trước khi đứa trẻ ra đời, Diki Tsering đã có một giấc mơ lập lại nhiều lần. Bà thấy một con rồng xanh dương và hai con sư tử xanh lục bay trên không. Trong hồi ký, Đạt Lai Lạt Ma, Con Trai Tôi, bà viết,

Chúng cười với tôi và chào tôi trong phong cách truyền thống của Tây Tạng: hai bàn tay, đưa lên trán. Sau này tôi được nói lại rằng con rồng là Đức Thánh Thiện [Đạt Lai Lạt Ma thứ13], và hai con sư tử là Nãi Quỳnh Hộ Pháp [Nechung Oracle – những vị phát biểu trong trạng thái xuất thần của Tây Tạng], chỉ Đức Thánh Thiện đường tái sanh. Sau giấc mơ của tôi, tôi biết rằng con trai của tôi sẽ là một vị lạt ma cao cấp nào đó, nhưng không bao giờ trong những giấc mơ cuồng nhiệt của tôi mà tôi nghĩ đứa con ấy sẽ là Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Vào ngày 6 tháng Bảy năm 1935, buổi sáng khi Lhamo được sinh ra, người cha rời giường trước khi mặt trời mọc, hoàn toàn khỏe mạnh. Khi ông biết rằng vợ ông đã sinh ra một bé trai, ông nói với bà rằng họ nên cho nó làm tu sĩ. Sau khi sanh, trời mưa đổ xuống và không có thêm người chết hoặc những sự kiện kỳ quặc khác xảy ra.
6
















Một cách lịch sử thì quốc gia Tây Tạng không còn tồn tại trên bản đồ thế giới. Từ khi nó bị Cộng Sản Trung Hoa xâm lược năm 1949, nó bị sáp nhập vào các tỉnh khác nhau của Trung Hoa. Khi Tàu Cộng  đặt ra Khu Tự Trị Tây Tạng
(TAR), chính quyền được dựng lên năm 1965, vốn chỉ còn ít hơn một nửa đất đai lịch sử của Tây Tạng. Tây Tạng lịch sử - những gì người Tây Tạng ngày nay vẫn liên hệ đến như Tây Tạng – vốn bao gồm 965,000 dặm vuông (2,5 triệu km vuông) – tương đương với Tây Âu hay các bang phía Tây Hoa Kỳ từ sông Mississippi. Và tuy thế, mặc dù địa lý quan trọng của khu vực này đối với Á châu, nhưng người ta chỉ biết một ít về nó cho đến tương đối gần đây, chủ yếu cũng bởi vì sự xa xôi hẻo lánh và khó tiếp cận của nó.


KÝ ỨC TUỔI THƠ

Như một đứa bé, trước khi được xác nhận bởi những lạt ma Tây Tạng, Lhamo không bao giờ cho thấy bất cứ sự sợ hãi đối với những người xa lạ và cố nài được ngồi ở đầu bàn. Mẹ ngài sau này diễn tả sự đặc biệt của đứa con trai bà: 

Lhamo Thondup đã khác biệt với những đứa con khác của tôi ngay từ đầu. Ngài là một đứa bé ủ rũ thường ở trong nhà một mình. Ngài luôn luôn khăn gói áo quần và một ít đồ đạc của ngài. Khi tôi hỏi là ngài đang làm gì, thì ngài trả lời là ngài đang chuẩn bị để đi Lhasa [thủ đô của Tây Tạng] và sẽ đem tất cả mọi người cùng đi với ngài. Khi chúng tôi đi thăm những người bạn hay thân nhân, ngài không bao giờ uống trà ở bất cứ ly tách nào ngoài chiếc ly của tôi. ngài không bao giờ để bất cứ người nào ngoài tôi đụng chạm đến chăn mền của ngài và không bao giờ để bất cứ nơi nào khác hơn là bên cạnh chăn mền của tôi. Nếu ngài đi ngang một người hay gây gỗ, thì ngài sẽ cầm một cây gậy và cố đánh người đó. Nếu có người khách nào của chúng tôi châm một điếu thuốc, ngài sẽ nổi lên cơn thịnh nộ. Những người bạn của chúng tôi đã nói với chúng tôi rằng vì một lý do không thể giải thích được nhưng họ sợ ngài, tế nhị trong hàng năm như vậy. Tất cả những điều này là khi ngài vừa hơn một tuổi và hầu như không thể nói chuyện. Một ngày nọ ngài nói với chúng tôi là ngài đến từ thiên đàng.

Những ký ức của Đức Đạt Lai Lạt Ma về cha mẹ của ngài vẫn rõ ràng. Cha ngài, qua đời năm 1947, là một người đàn ông nghiêm khắc, cao vừa phải, với một bộ ria rậm và dễ nóng. Mẹ ngài, qua đời năm 1981, rất được tôn kính. Ngài diễn tả bà như “không nghi ngờ gì nữa là một người ân cần nhất mà ngài từng biết. Bà thật sự tuyệt vời và được yêu mến. Tôi hoàn toàn chắc chắn, bởi tất cả những người biết bà.” Trong gần ba năm, Lhamo Thondup và gia đình sống bình thường hằng ngày. Ngài nhớ rằng ngài thích đi vào chuồng gà và lượm trứng cùng mẹ ngài. Khi xong việc, mẹ ngài đi vào nhà, nhưng ngài vẫn ở đó, ngồi bên một ổ gà, làm những tiếng gà mái kêu. Ngài nhớ lần đầu tiên thấy con lạc đà, nó to lớn và đáng sợ như thế nào đối với ngài. Ngài cũng nhớ việc thấy một đám con nít đánh nhau và chạy đến giúp đở những đứa bị thương.


Không có điều gì bất thường trong những năm ấy. Mặc cho những giấc mơ, dự đoán, và những sự kiện tốt lành quanh sự ra đời của đứa con trai của họ, cha mẹ ngài không bao giờ tưởng tượng rằng con trai của họ có thể là tái sanh của một người quyền lực nhất và được tôn kính nhất ở Tây Tạng – Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.

                                                                  ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 13 VĨ ĐẠI
7

                                                                          ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 13


Những người Phật tử tin tưởng tinh hoa của mỗi cá nhân – “tâm linh” hay “thần thức” – được tái sinh vào một thân thể mới một khi thân thể trước chết đi. Họ tin tiến trình này tiếp tục hàng thế hệ cho đến khi cá nhân ấy đạt được Giác Ngộ - sự tỉnh thức hoàn toàn với ý nghĩa chân thật của sự sống. Vào lúc ấy cá nhân thành tựu niết bàn – sự hòa bình an lạc cứu kính – và không trở lại đời sống vật chất [của nghiệp lực mà là sự tái sinh của nguyện lực]. Vì các lạt ma tự nguyện hy hiến trong việc theo đuổi tâm linh, cho nên họ được mọi người xem như sở hữu những tâm thức “cũ” của những kiếp sống trước. Mỗi Đức Đạt Lai Lạt Ma được tin rằng có cùng tâm thức vốn hiện hữu trong chính Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất. Nhiều người cũng cảm thấy ngài là một hiện thân của Đức Quán Thế Âm, Bồ tát của lòng từ bi. Một vị Bồ tát cũng là một người nào đó sẽ tiếp tục tái sinh để giúp đở người khác thành tựu bản nguyện độ sanh.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, Thupten Gyatso, không giống như vị tiền nhiệm của ngài. Ngài nhìn xuyên suốt sự cô lập của Tây Tạngnhận ra tầm quan trọng của những quan hệ quốc tế. Ngài là Đức Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành bên ngoài Tây Tạng – đến Mongolia, Trung Hoa, và Ấn Độ. Ngài hiện đại hóa Tây Tạng, thiết lập một hệ thống giáo dục thế tục, một kho vũ khí, một lực lượng phòng vệ, một hệ thống bưu điện, một lá quốc kỳ, và một bộ ngoại giao tinh vi hơn.

Đức Vĩ Đại thứ 13, như ngài được gọi, được là cho là có những tầm nhìn cho tương lai. Trong năm 1930, ngài nhìn thấy trước những đe dọa khủng khiếp cho Tây Tạng hai mươi năm kể từ lúc ấy. Ngài tiên đoán một giai đoạn khi “tu sĩ và tu viện sẽ bị tàn phá…[và] tất cả mọi người sẽ bị nhấn chìm trong một sự gian khổ rộng lớn và tràn ngập sợ hãi.” Trong năm 1932, Đức Vĩ Đại thứ 13 đã thực hiện một sự lựa chọn quyết liệt. Ngài quyết định viên tịch để cho vị tái sinh của ngài đủ trưởng thành để có những quyết định cần thiết khi những đe dọa đó xảy ra. Một số lạt ma cho rằng có sự kiểm soát như vậy đối với hơi thở của họ để họ có thể đúng là “tự ý” viên tịch.

Vào ngày 17 tháng 12 năm 1933, sau hàng tuần ngồi thiền im lặng, ngài Thupten Gyatso viên tịch, thọ năm mươi bảy tuổi. Thi thể ngài được bảo tồn trong phong cách truyền thống cho những lạt ma cao cấp.  Nó được nung trong bơ của con yak và muối, khuôn mặt ngài được phủ vàng, và ngài ngồi thẳng, mặt hướng về phía nam, trong một phòng thờ của Điện Potala, đại bản doanh của chính phủ Tây Tạng và là cung điện mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Theo sự tin tưởng của Phật giáo Tây Tạng, tâm thức của ngài sẽ cư trú bốn mươi chín ngày ở Hồ Lhamo Lahtso ở phía nam Tây Tạng trước khi chuyển đến sự tái sinh mới.

 


DÒNG TRUYỀN THỪA ĐẠT LAI LẠT MA

Phật tử Tây Tạng tin rằng tất cả chúng sanh được tái sinh nhưng ở những cá nhân nào đó, được gọi là tulky, hay hóa thân, chọn trở lại hết lần này đến lần khác để giáo huấn những người khác thành tựu đạo quả như thế nào. Cao nhất trong những vị này là Đức Đạt Lai Lạt Ma. Mười ba Đức Đạt Lai Lạt Ma, mỗi vị là một tulku, đã ngự trị Tây Tạng cho đến lúc Lhamo Thondup sinh ra vào năm 1935. Gendun Drup, được danh hiệu Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất năm 1391. Khi ngài viên tịch năm 1474, những lạt ma cao cấp Tây Tạng đi tìm một đứa bé có tâm thức của Gendun Drup. Hóa thân của Gendun Drup được tìm thấy trong hài nhi tên Gendun Gyatso, sinh năm 1475. Sau sự viên tịch của Gendun Gyatso năm 1541, các lạt ma tìm ra Sonam Gyatso (1543–1588). Tiếp theo là Yonten Gyatso (1589–1616), Lobsang Gyatso (1617–1682), Tsangyang Gyatso (1683–1706), Kelzang Gyatso (1708–1757), Jamphel Gyatso (1758–1804), Lungtok Gyatso (1806–1815), Tsultrim Gyatso (1816–1837), Khendrup Gyatso (1838–1856), Trinley Gyatso (1857–1875), và cuối cùng là Thupten Gyatso, sinh ra năm 1876. “Gyatso”có nghĩa là đại dương trong Tạng ngữ, có nghĩa là chiều sâu và chiều rộng của tuệ trí.

 

TÌM KIẾM VÀ THỬ NGHIỆM ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THỨ 14


“Nóc Nhà của Thế Giới”


Khi người ta nghĩ về Tây Tạng, hầu hết là hình ảnh của những ngọn núi cao, phủ tuyết. Tây Tạng bao gồm những ngọn núi cao nhất của thế giới, kể ngọn núi cao nhất – ngọn Everest (Chomo Langma trong Tạng ngữ), cao 29,028 feet (8,848m). Trải dài gần như toàn bộ biên giới phía nam của Tây Tạng. Một đặc trưng khác ít được biết hơn của vùng đất xa xôi này là cao nguyên Tây Tạng, một vùng đất cao, gió lộng, chiếm phần lớn diện tích đất đai của Tây Tạng. Vì vùng núi Hymalaya và cao nguyên Tây Tạng, có độ cao trung bình —16,000 feet (4,880m)— nên nó cao hơn tất cả trừ những đỉnh núi Rocky cao nhất ở Bắc Mỹ.

Cao nguyên Tây Tạng rộng lớn cũng cung ứng như cội nguồn của nhiều dòng sông vĩ đại nhất của Á châu. Dòng sông Hoàng Hà và Dương Tử chảy về hướng đông của cao nguyên Tây Tạng và xuyên Trung Hoa đến Biển Hoàng Hải và Biển Hoa Đông, một cách tương ứng. Dòng sông Ấn, sông Hằng, và sông Brahmaputra chảy về hướng nam từ Tây Tạng – qua Ấn Độ, Pakistan, và Bangladesh – trước khi đổ vào Biển Ả Rập, và Vịnh Bengal. Cuối cùng dòng Salween và Cửu Long chảy theo hướng đông nam Á châu và vào Ấn Độ Dương cùng Biển Đông Nam Á, một cách tương ứng. Cùng nhau, nguồn nước từ những dòng sông này vốn bắt nguồn từ Tây Tạng nuôi sống 40% dân số của thế giới


Sau khi Thupten Gyatso qua đời, các lạt ma bắt đầu tìm kiếm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 ngay khi những dấu hiện xuất hiện. Một cách truyền thống, những ảo mộngđiềm lành hướng dẫn các lạt ma đến vị hóa thân tiếp theo. Dấu hiệu thứ nhất sau khi Thupten Gyatso viên tịch đã đến từ nhục thân của chính Đức Đạt Lai Lạt Ma. Mặc dù, nhục thân của ngài được đặt hướng mặt về phương nam, nhưng đầu của ngài đã quay về phía đông bắc một cách kỳ bí. Do thế, các lạt ma đã tìm kiếm vị kế nghiệp ở hướng đông bắc.

Dấu hiệu tiếp theo trong hình thức của một ảo mộng đã đến từ một lạt ma cao cấp, Reting Rinpoché. Rinpoché là danh hiệu được ban cho những bậc thầy tâm linh. Nó có nghĩa là “Bậc Tôn Quý.” Reting Rinpoché đã thăm hồ thiêng Lhamo Lahtso và thấy những mẫu tự Tây Tạng Ah, Ka, và Ma nổi trên mặt hồ. Ngài chắc chắn Ah liên hệ đến tỉnh Amdo ở vùng đông bắc Tây Tạng. Ngài cũng thấy một ảo tượng của của một tu viện ba tầng với một mái ngọc lam và vàng kim và một ngôi nhà nhỏ với những chiếc máng nước mưa có hình thù kỳ lạ. Một đoàn tu sĩ được gửi tới Amdo. Sau bốn năm tìm kiếm, họ đã đến tu viện Kumbum, vốn cao ba tầng và có mái ngọc lam cùng vàng kim. Điều này, họ chắc chắn, biểu hiện cho Ka đến từ ảo tượng của của hồ nước. Gần đó, họ thấy một ngôi nhà với những máng xối làm từ cành cây bách xù. Bên trong, họ thấy một gia đình nông dân với cậu bé mới biết đi — Lhamo Thondup.

Lãnh đạo của đoàn, Khetsang Rinpoché, một tu sĩ cao cấp từ tu viện Sera gần Lhasa, cải trang thành một nông dân, tuy thế Lhamo chưa đầy hai tuổi vẫn chạy đến chào đón ông, và gọi, “lạt ma Sera, lạt ma Sera!” Các tu sĩ không nói gì. Họ ở lại đêm và cảm ơn lòng mến khách của gia đình, và họ rời đi sáng hôm sau. Họ trở lại ba tuần sau và một lần nữa ở lại với gia đình, quan sát đứa bé. Họ từ giả mà không cho gia đình biết mục đích của một trong hai chuyến thăm viếng.

Trong cuộc viếng thăm lần thứ ba, hai tuần sau, họ mang theo một chiếc bát, một chiếc trống lễ, một xâu chuỗi, và áo quần nào đó của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, cùng với những vật dụng tương tự mà không phải thuộc về ngài. Họ đưa chúng cho Lhamo để thấy hài nhi thích thứ nào hơn. Mỗi lần như vậy, đứa bé nhanh chóng chọn những thứ sở hữu của Đức Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm, và nói, “nó là của tôi. Nó là của tôi.” Mẹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhớ lại một cách sống động một trong những thử nghiệm như vậy: “Khetsang Rinpoché mang theo hai cây quyền trượng khi ngài đi vào hiên nhà, nơi Lhamo … đang nô đùa. Rinpoché để hai cây quyền trượng ở trong một góc. Con trai của tôi đi tới những cây quyền trượng, đặt một cây nằm xuống và cầm lấy một cây khác. Ngài đập nhẹ cây quyền trượng vào lưng Rinpoché và nói của ngài và tại sao Khetsang Rinpoché lấy nó.”

Chi đến lúc ấy, các tu sĩ mới cho biết mục đích chính của họ — để xác định đúng hóa thân vị lãnh đạo quá cố của họ. Họ đã thử nghiệm vài ứng viên có thể trong vùng nhưng được thuyết phục đây là hài nhi mà họ tìm kiếm. Sau khi thăm hỏi Lhamo riêng tư trong ba giờ nữa, các tu sĩ nói với bà mẹ là con trai bà đã nói chuyện với họ, mà không khó khăn gì với phương ngữ Lhasa của chính họ. Ngài chưa bao giờ nghe phương ngữ đó lần nào.

Họ đã bị thuyết phục. Sau khi cho gia đình biết, họ đã gửi một sứ giả đến Lhasa để thông báo cho chính quyền lâm thời — quan nhiếp chính vương — rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma mới đã được tìm thấy. Biết rằng việc này sẽ mất vài tuần để nhận được trả lời, nên họ đã quyết định rằng Lhamo nên đến tu viện Kumbum để được làm lễ nhập môn và bắt đầu việc tu tập của ngài. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhớ lại, “Tôi được làm lễ nhập đạo trong một buổi lễ xảy ra vào lúc rạng đông. Tôi nhớ sự kiện này đặc biệt khi tôi ngạc nhiên vì bị đánh thức và mặc áo quần trước khi mặt trời mọc. Tôi cũng nhớ được ngồi trên một trên một chiếc ngai.” Như vậy đã bắt đầu cuộc hành trình đã đưa Đức Đạt Lai Lạt Ma vượt xa Tây Tạng.

Chờ Đợi Lâu tại Kumbum

Không có gì bất thường trong những ngày đó cho một nhi đồng rất nhỏ – một em bé khoảng hai tuổi – được thừa nhận đến những tu viện Tây Tạng để rèn luyện như những tu sĩ Phật giáo. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhớ những tháng đầu tiên đó tại Kumbum như một thời gian đặc biệt phiền muộn cho cuộc đời của ngài vì cha mẹ ngài không có ở đó với ngài. Nhưng một vài nhân tố làm cho việc ở lại Kumbum của Lhamo hơi dễ dàng hơn để chịu đựng. Một người anh của ngài, Lobsang Samten, đã được xác nhận là một tulku sớm hơn, sự tái sanh của một lạt ma cao cấp, và đã được rèn luyện tại tu viện. Mặc dù Lobsang chỉ ba tuổi, nhưng ngài chăm sóc cho Lhamo, và họ trở thành không thể tách rời. Một việc khác vốn giúp cậu bé chập chửng trải qua thời gian này của việc chia cách là tính cách của vị thầy được chỉ định cho việc rèn luyện khởi đầu của ngài. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhớ lại vị thầy ấy là một tu sĩ già rất ân cần, người an ủi ngài cũng như dạy dỗ cho ngài, đôi khi đắp ngài với áo choàng của thầy và ban cho ngài những đối xử đặc biệt. Cuối cùng, khi rõ ràng rằng Lhamo sẽ được đoàn tụ với cha mẹ của ngài ngay khi những chuẩn bị cho chuyến hành trình của ngài đến Lhasa được thực hiện, thì ngài có thể dễ dàng hơn trong việc chịu đựng sự cô đơn ngài.

8












Tu viện Kumbum

***

Trích từ The Dalai Lama (People in the News)

Bài liên hệ

Một Tu Sĩ Giản Dị

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 87)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 103)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 127)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 145)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 146)
Chết an lành là mong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 147)
Pháp giới là vũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 256)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 201)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 272)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 223)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 226)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 202)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 310)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 254)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 326)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 316)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 433)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 309)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 353)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 463)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 424)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 351)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 622)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 345)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 419)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 406)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 422)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 436)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 425)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 360)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 476)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 815)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 806)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 669)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 974)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 500)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 438)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 543)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 561)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 539)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 534)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 712)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 603)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 758)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
(Xem: 732)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 702)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 696)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 660)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 734)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 709)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant