Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Đây Là Tâm Tôi, Sáng Tỏ Và Trống Không

17 Tháng Tư 202118:39(Xem: 3609)
Đây Là Tâm Tôi, Sáng Tỏ Và Trống Không

Đây Là Tâm Tôi, Sáng Tỏ Và Trống Không

Tsoknyi Rinpoche
Minh Hằng

hinh phat 1

Theo Kim Cang Thừa, con đường nhanh chóng để tỉnh thức là nhìn thẳng vào tâm của chính bạn và nhận ra bản tánh thật của tâm. Tsoknyi Rinpoche chỉ cho chúng ta làm sao kinh nghiệm  hai phẩm tánh sâu sắc nhất của tâm.   Hồi nhỏ tôi thường hay ngồi trong lòng của ông tôi khi ông thiền định. Dĩ nhiên, lúc hai hay ba tuổi, tôi không hình dung được thiền định liên quan đến cái gì. Ông đâu có chỉ dẫn cho tôi và đâu có nói với tôi về chính trải nghiệm của ông. Vậy mà, khi ngồi với ông, tôi cảm giác thoải mái vô cùng, cùng với kiểu mê hoặc của trẻ thơ với bất cứ thứ gì đang diễn ra quanh tôi. Tôi cảm thấy chính mình đang nhận ra cái gì đó trở nên sáng hơn và tràn trề hơn trong chính thân tôi, chính tâm tôi, chính lòng tôi.      

Khi tôi đủ lớn để tìm từ ngữ cho nó, cái đó là một loại tia soi sáng đời sống của mọi chúng sanh. Nó được ban cho những tên khác nhau bởi những người thuộc nhiều giới khác nhau và bản tánh của nó đã được tranh luận trong nhiều thế kỷ. 

Trong nhiều giáo lý Phật giáo, nó được biết như là Phật tánh. Thuật ngữ là một sự chuyển ngữ gần đúng của hai từ tiếng Phạn, thường có thể thay thế cho nhau: sugatagarbha hoặc tathagatagarbha (Như Lai tạng). Sugata có thể được hiểu đại khái như “đến cực lạc”, trong khi tathagata thì thường thường được hiểu là “như thế - đã đến”. Cả hai đều nói đến những người, như Đức Phật, đã siêu việt, hoặc “vượt qua”, mâu thuẫn, ảo tưởng, hoặc bất cứ loại khổ đau nào – một trạng thái mà người ta có thể tạm hiểu như “cực lạc”. Garbha thì hầu như thường được diễn giải là “thể tánh”, mặc dù ở cấp độ tinh tế, nó cũng có thể chỉ “hạt giống” hoặc “căn nguyên”. Cho nên một giải thích chính xác hơn của Phật tánh có thể là thể tánh của một người đã vượt qua sự mâu thuẫn, ảo tưởng, vân vân để đạt trạng thái cực lạc hoàn toàn. Một trong những giáo lý cốt lõi của Phật giáo là tất cả chúng ta đều có thể tánh này, căn nguyên hoặc hạt giống này.

Hầu hết chúng ta đều cảm giác một loại tánh Không nào đó vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta tự hỏi “Tôi đang làm gì đây?” Đây có thể là một công việc, một mối quan hệ, một mái nhà, một thân thể với các khớp kêu răng rắc, một tâm hồn với ký ức phai mờ. Tuy vậy, nếu chúng ta nhìn sâu hơn, chúng ta có thể thấy rằng sự trống không mà chúng ta có thể cảm nhận trong cuộc đời mình thực ra là một viễn cảnh tích cực.

 

Phật tánh thì khó diễn tả, phần lớn bởi vì Phật tánhvô biên. Có một chút khó để thu hẹp cái vô biên trong phạm vi ranh giới rõ ràng của từ ngữhình ảnh. Mặc dù cảm giác thực sự đạt tới bản tánh tỉnh thức của chúng ta không thể diễn tả tuyệt đối, nhưng trên hai thiên niên kỷ qua một số người đã cố gắng ít nhất làm sáng tỏ theo cách dùng từ ngữ để soi sáng dọc theo hành trình.

Tánh Không

Theo truyền thống, một trong những từ diễn tả nền tảng của chúng ta là ai và là gì – thực vậy, nền tảng của mọi hiện tượng – đã được diễn giảitánh Không; từ ngữ mà thoạt nhìn dường như có thể hơi rùng rợn, một gợi ý, được chứng minh bởi các dịch giả và diễn giả triết học Phật giáo rằng có một loại trống rỗng nào đó tại trung tâm con người của chúng ta.

Hầu hết chúng ta đều cảm giác một loại tánh Không nào đó vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta tự hỏi “Tôi đang làm gì đây?” Đây có thể là một công việc, một mối quan hệ, một mái nhà, một thân thể với các khớp kêu răng rắc, một tâm hồn với ký ức phai mờ.

Nếu chúng ta nhìn sâu hơn, tuy chúng ta có thể thấy rằng cái trống không mà chúng ta có thể cảm nhận trong cuộc đời mình thực ra là một viễn cảnh tích cực.

Tánh Không là một giải thích gần đúng của thuật ngữ tiếng Phạn shunyatathuật ngữ tiếng Tạng tongpa-nyi. Nghĩa cơ bản của chữ Phạn shunya là “không có gì”, trong khi chữ Tạng tongpa nghĩa là “trống không” – nhưng không phải nghĩa của rỗng tuếch hay trống rỗng, mà đúng hơn trong nghĩa nền tảng của nhận biết vượt xa khả năng lĩnh hội bằng đầu óc hoặc nắm bắt một khái niệm chính xác, gọn gàng của chúng ta. Có lẽ một sự hiểu hơn về ý nghĩa sâu sắc của từ này có thể là “không thể diễn bày” hoặc “không thể gọi tên”.

Vì vậy khi các Phật tử nói về tánh Không như là nền tảng của con người chúng ta, chúng ta không có ý cho rằng cái người hay cái điều mà chúng ta là lại không là gì cả, là số không. Đây là một quan điểm có thể dành cho một loại thuyết hoài nghi. Những giáo lý thực tế về tánh Không đưa đến một không gian rộng mở vô biên cho phép bất cứ thứ gì đó hiện ra, đổi thay, mất đi, và hiện ra lại. Nói cách khác, ý nghĩa cơ bản của tánh Không là khai phóng, hoặc có khả năng. Ở trình độ cơ bản của con người, chúng ta là “trống không” không có những đặc điểm có thể định rõ. Chúng ta không được xác định bởi quá khứ của chúng ta, hiện tại của chúng ta, hoặc các ý tưởng cảm thọ của chúng ta về tương lai. Chúng ta có khả năng kinh nghiệm bất cứ thứ gì. Và bất cứ thứ gì có thể liên quan đến các ý tưởng, cảm thọ, và cảm giác trên thân.

Thực hành tánh Không

Tôi muốn cho các bạn nếm trải một chút tánh Không thông qua bài thực hành được biết đến là “thiền định không có đối tượng!” (“objectless shinay!”). Shinay là thuật ngữ tiếng Tây Tạng, kết hợp bởi hai từ: shi – thường được diễn giải là tĩnh lặng hoặc an định – và nay, có nghĩa là an trụ, hoặc đơn giản “ở yên đó”. Trong tiếng Phạn, thực hành này được gọi là shamatha. Như shi, shama có thể được hiểu bằng nhiều cách khác nhau, kể cả “an tĩnh”, “an trụ”, hoặc “lắng dịu”, trong khi tha, giống như nay, có nghĩa là “ở lại” hoặc “ở yên”. Cho dù tiếng Phạn hoặc tiếng Tạng, các từ ghép miêu tả tiến trình lắng dịu từ trạng thái phấn khích của tinh thần, cảm xúc hoặc giác quan.

Khi chúng ta nhìn thấy cái gì đó, nghe điều gì đó, hoặc có một ý nghĩ hoặc cử chỉ, thì hầu hết chúng ta đều phản ứng gần như tự động cùng với một kiểu phán xét nào đó. Phán xét này có thể rơi vào ba phạm trù cơ bản: dễ chịu (“Tôi thích điều này”), khó chịu (“Tôi không thích điều này”), hoặc mơ hồ (“Tôi không biết liệu tôi thích điều này hay không nữa”). Mỗi phạm trù này thường được chia nhỏ ra thành các phạm trù nhỏ hơn: chẳng hạn, các cảm giác dễ chịu được đánh giá là “tốt”; các cảm giác khó chịu được đánh giá là “tệ”. Đến chừng mức mà một học sinh bày tỏ nó, phán xét mơ hồ chỉ là quá khó: “Em thường cố tống nó ra khỏi đầu để tập trung vào một thứ gì khác”. Tuy nhiên, các khả năng (được thể hiện qua tất cả những phản ứng khác nhau) này xúi chúng ta bám vào các phán xét và khuôn khổ vốn là nền tảng cho chúng, làm suy yếu dần dần sự cố gắng của chúng ta để phân biệt giữa có đó và chân thật.

Có nhiều kiểu thực hành shinay hay shamatha. Thực hành mà tiếp cận gần nhất với hiểu biết thực nghiệm hơn là lý thuyết về tánh Không thường được biết như là “không có đối tượng”, bởi vì nó không liên quan tới – như một số biến thể khác – tập trung chú tâm vào một đối tượng cụ thể, như âm thanh, hoặc mùi vị, hoặc một vật cụ thể như bông hoa, viên pha lê hoặc ánh nến.

Những chỉ dẫn cho bài thiền định này thì đơn giản:

  • Chỉ cần giữ thẳng cột sống trong khi các phần còn lại của cơ thể đều thả lỏng.
  • Hãy hít thở sâu vài lần.
  • Mở mắt, nhưng đừng chăm chú đến nỗi mắt bị rát hay chảy nước mắt. Bạn có thể chớp mắt. Nhưng phải nhận biết chính mình đang chớp mắt. Mỗi cái chớp mắt là một trải nghiệm của giây phút này.
  • Bây giờ hãy để chính bạn nhận biết mọi thứ mà mình đang trải qua – các cảnh tượng, âm thanh, cảm giác trên thân, ý tưởngcảm xúc.
  • Cho phép bản thân cởi mở với tất cả những trải nghiệm này.

Chắc chắn, khi bạn bắt đầu bài thực hành này, mọi loại ý tưởng, cảm thọ, và cảm giác sẽ được bạn cảm nhận qua. Đây là điều được mong đợi. Bài thực hành nhỏ này, theo nhiều nghĩa khác nhau, giống như khi bắt đầu chương trình tập tạ ở phòng tập thể dục. Lúc đầu, bạn có thể nâng chỉ vài ký, lập đi lập lại vài lần trước khi cơ bắp của bạn mỏi. Nhưng nếu bạn tiếp tục nâng, từ từ bạn sẽ thấy mình có thể nâng tạ nặng hơn và thực hiện nhiều lần hơn.

Tương tự, học kết nối với giây phút này là một tiến trình tiệm tiến. Lúc đầu, bạn còn có thể mở ra mỗi lúc chỉ vài giây trước khi các ý tưởng, cảm xúccảm giác nổi lên trên bề mặt và thu hút sự chú ý của bạn. Chỉ dẫn cơ bản chỉ là đừng theo đuổi những điều này mà chỉ nhận biết mọi thứ đi qua nhận biết (tính giác) của bạn như nó đang là. Bất cứ điều gì bạn trải nghiệm, đừng có ngăn cản nó. Thậm chí việc bắt đầu bực bội – “Ồ, tôi ước gì đứa bé hàng xóm vặn nhạc nhỏ xuống”. “Tôi ước gì gia đình ở tầng trên đừng la hét nhau nữa” – là một phần của hiện tại. Chỉ quan sát những ý tưởngcảm thọ này đến và đi – và chúng đến đi nhanh như thế nào, và chúng nhanh chóng được thay bằng những ý tưởngcảm thọ khác như thế nào. Nếu bạn tiếp tục thực hiện điều này, bạn sẽ nếm vị chân thật của tánh Khôngkhông gian rộng lớn, bao la trong đó các khả năng nổi lên và phối hợp với nhau, nhảy múa cùng nhau trong một lúc, và tiêu tan nhanh chóng lạ lùng. Bạn nếm trải được một mặt bản tánh căn bản của mình, đó là sự tự do trải nghiệm bất cứ thứ gì và tất cả mọi thứ.    

Đừng phê phán hay chỉ trích bản thân nếu bạn thấy chính mình đang chạy theo các cảm giác, ý tưởng, hoặc cảm xúc. Không ai thành Phật sau một đêm. Thay vào đó, hãy nhận ra rằng trong vài giây, bạn có thể trực tiếp kinh nghiệm điều gì đó mới, điều gì đó ngay bây giờ.

Đừng phê phán hay chỉ trích bản thân nếu bạn thấy chính mình đang chạy theo các cảm giác, ý tưởng, hoặc cảm xúc. Không ai thành Phật sau một đêm. Thay vào đó, hãy nhận ra rằng trong vài giây, bạn có thể trực tiếp kinh nghiệm điều gì đó mới, điều gì đó ngay bây giờ. Bạn đã kinh qua lý thuyết và đã mạo hiểm đi vào lĩnh vực kinh nghiệm. Khi bạn bắt đầu để cho những kinh nghiệm của mình đến và đi, bạn bắt đầu thấy chúng ít vững chắc. Chúng có thể có đó, nhưng chúng ta bắt đầu hoài nghi liệu chúng có chân thật không.

Kinh nghiệm đi theo chủ ý. Dù chúng ta ở bất cứ đâu, làm bất cứ điều gì, điều tất cả chúng ta cần làm là nhận diện các ý tưởng, cảm thọ, và tri giác của chúng ta như là điều gì đó tự nhiên. Không bác bỏ cũng không chấp nhận, chúng ta chỉ đơn giản thừa nhận kinh nghiệm ấy và để nó đi qua. Nếu chúng ta giữ vững điều này, cuối cùng chúng ta sẽ thấy chính mình có khả năng xoay xở được những tình huống mà trước kia chúng ta thấy khổ đau, sợ hãi, hoặc buồn rầu. Chúng ta sẽ khám phá ra cảm giác tự tin, loại tự tin không bén rễ từ tính kiêu ngạo hoặc tự cao. Chúng ta sẽ nhận biết rõ mình luôn được chở che, luôn an toàn và luôn quay về.

Tính Sáng

Bài thực hành được mô tả trên đây nêu lên một khía cạnh khác của bản tánh căn bản, và giờ đây tôi sẽ để cho các bạn đi vào sự hiểu biết khác thường một chút xíu.

Như đã đề cập trước đó, theo nhiều bản dịch Tây Tạng chuẩn mực, thành tố nyi có nghĩa là “ness” (trong tiếng Anh) – phẩm tánh tinh túy của một sự vật. Nhưng tôi được dạy rằng thành tố nyi trong tongpa-nyi, ở mức độ biểu tượng, ám chỉ tính sáng: khả năng nhận biết về tất cả những sự vật mà chúng ta kinh nghiệm được, nhận thấy điều chúng ta kinh nghiệm và biết rằng chúng ta đang thấy nó. 

Khả năng này là phương diện biết về bản tánh của chúng ta: năng lực căn bản, hết sức đơn giản của sự nhận biết. Sự nhận biết căn bản hoặc tự nhiên này đơn thuần là một tiềm năng. Giống như tánh Không là khả năng trở thành bất cứ thứ gì, tính sáng là khả năng thấy bất cứ thứ gì, nó giúp cho chúng ta có thể nhận biết và phân biệt trạng thái khác nhau vô tận của các ý tưởng, cảm thọ, cảm giác, và hiện tướng liên tục khởi lên từ tánh Không. Không có tính sáng, chúng ta không thể nhận biết hoặc nhận ra bất cứ khía cạnh nào của kinh nghiệm của chúng ta. Nó không liên quan đến sự nhận biết về bất cứ sự vật cụ thể nào. Sự nhận biết về một sự vật – về mặt chủ thể (người nhận biết) và đối tượng (sự vật, cảm nhận, v.v mà chủ thể nhận biết) – là một điều gì đó mà chúng ta học trong khi chúng ta tiến bộ.

Phương diện tỉnh giác hoặc nhận biết về bản tánh này của chúng ta thường được mô tả bằng tiếng Tây Tạng o-sel-wa, cũng có thể diễn giảiquang minh – khả năng căn bản để soi sáng hoặc làm sáng tỏ các kinh nghiệm của chúng ta và, vì vậy, nhận biết hoặc tỉnh giác về chúng. Trong những lời dạy, đôi khi Đức Phật ví dụ nó giống như một ngôi nhà mà trong đó ngọn đèn được thắp lên và xua tan bóng tối hoặc xuyên qua chớp cửa. Ngôi nhà tượng trưng cho những khuôn khổ ràng buộc chúng ta với một viễn cảnh có vẻ vững chắc về bản thân chúng tathế giới xung quanh mình. Ngọn đèn tương ứng với tính quang minh của bản tánh căn bản của chúng ta. Dù cho bóng tối có dày đặc và cửa chớp đóng khít chặt như thế nào chăng nữa, chắc chắn một chút ánh sáng bên trong ngôi nhà cũng chiếu xuyên qua. Bên trong nhà, ánh sáng từ ngọn đèn làm sáng tỏ để phân biệt, lấy ví dụ như giữa ghế, giường, hoặc thảm – tương đương với các ý tưởng, cảm xúc, và cảm thọ cá nhân của chúng ta. Khi ánh sáng này rọi qua bóng đêm hoặc cửa chớp thì chúng ta nhìn thấy các thứ khác – con người, nơi chốn, hoặc sự việc. Những cảm nhận như vậy có thể mang tính nhị nguyên; tức là khuynh hướng nhận biết kinh nghiệm của chúng ta về mặt bản thân và người khác, “tôi” và “đâu phải tôi”, nhưng nếu chúng ta dành chút thời gian thậm chí để cảm kích những khoảnh khắc lờ mờ như vậy thì chúng tathể đạt đến một kinh nghiệm sâu sắc hơn và rộng lớn hơn về tính sáng căn bản hoặc tự nhiên.

Thiền Định: Nếm Vị của Tính Sáng

Để kinh nghiệm tính sáng, trong nhiều trường hợp cần phải bắt đầu bằng một thực hành thiền định (chỉ) khác, lần này sử dụng một đối tượng chính thức như là trọng tâm chú ý của chúng ta. Tôi khuyên bạn nên dùng một đối tượng vật lý, như một chiếc ly trong suốt, bởi vì đối tượng đó trong suốtxuyên thấu rồi. Hãy bắt đầu đặt đối tượng như vậy ở nơi có thể thấy dễ dàng cho dù bạn đang ngồi trên ghế, trên bồ đoàn, hoặc dưới sàn nhà. 

Hãy dành một chút thời gian ngừng lại để thiền định (chỉ) không có đối tượng, để cởi mở bản thân để kinh nghiệm. Sau đó hãy nhìn vào đối tượng mà bạn đã chọn – không quá một phút trong một khoảng thời gian – một tiến trình không khác gì nhìn chằm chằm vào màn hình ti vi hoặc một người xếp hàng trước chúng ta ở quầy tạp phẩm lắm.

Sau đó, chầm chậm, dần dần chuyển chú tâm của bạn từ đối tượng chú ý hướng vào phương diện có khả năng nhận biết các đối tượng của con người bạn. Hãy nhận diện khả năng nhìn và kinh nghiệm các sự vật của bạn. Khả năng này thường xuyên được cho là điều hiển nhiên.

Lần đầu tiên khi chúng ta bắt đầu dừng sự chú tâm của mình vào đối tượng, chúng ta có khuynh hướng thấy đối tượng như khác biệt hoặc tách rời khỏi bản thân chúng ta. Theo các nhà khoa học thần kinhtâm lý học mà tôi đã nói chuyện, khả năng tạo nên sự khác biệt như vậy là một phần cơ chế sinh tồn nhằm giúp chúng ta phân biệt giữa những đối tượng có thể gây hại với những đối tượng có thể giúp chúng ta trong môi trường sống của mình. Kết quả là cơ chế sinh tồn này tác động lên ý thức bên trong về cái “tôi” của chúng ta như những con người được xác định rõ ràng độc nhất vô nhịthuần nhất và tách rời khỏi cái “không phải tôi”.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng nếm vị của tính sáng.

  • Đầu tiên, hãy nghỉ ngơi trong hiện tại rộng mở.
  • Sau đó hãy chuyển sự chú tâm của bạn vào đối tượng mà bạn đã chọn để định. Các ý tưởng, cảm thọ, và phán xét về đối tượng gần như chắc chắn sẽ phát sinh: “Cái này thật đẹp”. “Cái này xấu”. “Cái này – tôi không biết – nó chỉ là cái ly”. Thậm chí bạn có thể tự hỏi “Tại sao tôi làm điều này vậy?” như tôi đã tự hỏi nhiều năm về trước khi được dạy về thực hành này. 
  • Mục đích thực hành – điều “tại sao” này – nằm ở bước tiếp theo.
  • Sau khi định một lúc vào một đối tượng, hãy chuyển sự chú tâm của bạn hướng vào trong, từ đối tượng sang tỉnh giác nhằm nhận biết không chỉ đối tượng mà còn các ý tưởng, cảm thọ, phán xét khác nhau xung quanh nó.

Khi bạn làm như vậy, một cảm nhận hết sức nhẹ nhàng về những gì mà nhiều vị thầy của tôi gọi là “nhận biết tính giác” khởi lên. Bạn sẽ bắt đầu nhận biết bất cứ thứ gì bạn nhìn thấy, dù bạn thấy nó như thế nào, đều kèm theo dư lượng cảm xúctư duy – những thứ còn lại của một đứa trẻ lôi thôi, thất vọng trong đôi mắt của cha mẹ hay thầy cô, nạn nhân của một đầu gấu học đường.

Khi chúng ta chuyển sự nhận biết (tỉnh giác) hướng vào trong, chúng ta bắt đầu buông lỏng những hình tượngchúng ta bám chấp về bản thân mình và thế giới quanh ta. Trong khi làm như vậy, chúng ta bắt đầu sử dụng tiến trình phân biệt hơn là để nó sử dụng mình. Chúng ta bắt đầu nhìn thấy những kinh nghiệm đã qua có thể đổi thành những khuôn khổ hiện tại như thế nào. Chúng ta thoáng thấy khả năng kết nối giữa cái chúng ta thấy và khả năng thấy của chúng ta.

Theo Rộng mở Lòng, Rộng mở Tâm (Open Heart, Open Mind): Hướng Dẫn Chuyển Hoá Nội Tâm của Tsoknyi Rinpoche và Eric Swanson. © 2012 của Tsoknyi Rinpoche với Eric Swanson. Được xuất bản bởi Harmony, bộ phận của Nhà xuất bản Random. Cho phép tái bản. 

TÁC GIẢ TSOKNYI RINPOCHE

Tsoknyi Rinpoche là thiền sư thuộc dòng Kagyu và Nyingma của Phật giáo Tây Tạng, là con trai của cố Đức Tulku Urgyen Rinpoche. Thiền sư giảng dạy rộng khắp phương Tây và giám sát các ni việntu việnTây Tạng và Nepal. Quyển sách gần đây nhất của thiền sưRộng mở Lòng, Rộng  mở Tâm (Open Heart, Open Mind).

 

Minh Hằng Dịch Sang Tiếng Việt

Nguồn: https://www.lionsroar.com/this-is-my-mind-luminous-and-empty-may-2012/

 

 

This Is My Mind, Luminous and Empty

BY TSOKNYI RINPOCHE| MARCH 4, 2021

According to Vajrayana Buddhism, the fast track to awakening is to look directly at your own mind and discover its true nature. Tsoknyi Rinpoche shows us how to experience two of mind’s most profound qualities.

As a young child I used to sit on my grandfather’s lap while he meditated. At two or three years old, of course, I had no idea what meditation involved. My grandfather didn’t give me instructions and didn’t speak to me about his own experience. Yet, as I sat with him I felt a sense of deep comfort, together with a kind of childlike fascination with whatever was going on around me. I felt myself becoming aware of something becoming brighter and more intense in my own body, my own mind, my own heart.

That something, when I was old enough to fit words to it, is a kind of spark that lights the lives of all living beings. It has been given various names by people of many different disciplines, and its nature has been debated for centuries.

In many Buddhist teachings, it’s known as buddhanature. The term is a very rough translation of two Sanskrit words, often used interchangeably: sugatagarbha or tathagatagarbha. Sugata may be roughly understood as “gone to bliss,” while thatagata is usually interpreted as “thus-gone.” Both refer to those, like the Buddha, who have transcended, or “gone beyond,” conflict, delusion, or suffering of any kind—a condition one might reasonably understand as “blissful.” Garbha is most commonly translated as “essence,” although on a subtle level, it may also suggest “seed” or “root.” So a more accurate translation of buddhanature might be the essence of one who has gone beyond conflict, delusion, and so on to an experience of unclouded bliss. One of the core teachings of Buddhism is that we all possess this essence, this root or seed.

Most of us, at some point in our lives, have experienced some sort of emptiness. We’ve wondered “What am I doing here?” Here may be a job, a relationship, a home, a body with creaking joints, a mind with fading memories. If we look deeper, though, we can see that the void we may experience in our lives is actually a positive prospect.

Buddhanature is hard to describe, largely because it is limitless. It’s a bit difficult to contain the limitless within the sharp boundaries of words and images. Although the actual experience of touching our awakened nature defies absolute description, a number of people over the past two millennia have at least tried to illuminate a course of action using words that serve as lights along the way.

Emptiness

Traditionally, one of the words that describes the basis of who and what we are—indeed, the basis of all phenomena—has been translated as emptiness; a word that, at first glance, might seem a little scary, a suggestion, supported by early translators and interpreters of Buddhist philosophy, that there is some sort of void at the center of our being.

Most of us, at some point in our lives, have experienced some sort of emptiness. We’ve wondered “What am I doing here?” Here may be a job, a relationship, a home, a body with creaking joints, a mind with fading memories.

Top of Form

Bottom of Form

If we look deeper, though, we can see that the void we may experience in our lives is actually a positive prospect.

Emptiness is a rough translation of the Sanskrit term shunyata and the Tibetan term tongpa-nyi. The basic meaning of the Sanskrit word shunya is “zero,” while the Tibetan word tongpa means “empty”—but not in the sense of a vacuum or a void, but rather in the sense that the basis of experience is beyond our ability to perceive with our senses and or to capture in a nice, tidy concept. Maybe a better understanding of the deep sense of the word may be “inconceivable” or “unnameable.”

So when Buddhists talk about emptiness as the basis of our being, we don’t mean that who or what we are is nothing, a zero, a point of view that can give way to a kind of cynicism. The actual teachings on emptiness imply an infinitely open space that allows for anything to appear, change, disappear, and reappear. The basic meaning of emptiness, in other words, is openness, or potential. At the basic level of our being, we are “empty” of definable characteristics. We aren’t defined by our past, our present, or our thoughts and feelings about the future. We have the potential to experience anything. And anything can refer to thoughts, feelings, and physical sensations.

An Emptiness Exercise

I’d like to give you a little taste of emptiness through a practice that has become known as “objectless shinay!’ Shinay is a Tibetan term, a combination of two words: shi—which is commonly translated as calmness or peace—and nay, which means resting, or simply “staying there.” In Sanskrit, this practice is known as shamatha. Like shi, shama may be understood in a variety of ways, including “peace,” “rest,” or “cooling down,” while tha, like nay, means to “abide” or “stay.” Whether in Sanskrit or Tibetan, the combination terms describe a process of cooling down from a state of mental, emotional, or sensory excitement.

Most of us, when we look at something, hear something, or experience a thought or motion, react almost automatically with some sort of judgment. This judgment can fall into three basic categories: pleasant (“I like this”), unpleasant (“I don’t like this”), or confused (“I don’t know whether I like this or not.”) Each of these categories is often subdivided into smaller categories: pleasant experiences are judged as “good,” for example; unpleasant experiences are judged as “bad.” As far as one student expressed it, the confused judgment is just too puzzling: “I usually try to push it out of my mind and focus on something else.” The possibilities represented by all these different responses, however, tempt us to latch onto our judgments and the patterns that underlie them, undermining our attempt to distinguish between real and true.

There are many varieties of shinay or shamatha practice. The one that most closely approaches an experiential rather than a theoretical understanding of emptiness is known commonly as “objectless,” because it doesn’t involve—as some other variations do—focusing attention on a particular object, like a sound, or a smell, or a physical thing like a flower, a crystal, or a candle flame.

The instructions for this meditation are simple:

  • Just straighten your spine while keeping the rest of your body relaxed.
  • Take a couple of deep breaths.
  • Keep your eyes open, though not so intently that your eyes begin to burn or water. You can blink. But just notice yourself blinking. Each blink is an experience of nowness.
  • Now, let yourself be aware of everything you’re experiencing— sights, sounds, physical sensations, thoughts, and emotions.
  • Allow yourself to be open to all these experiences.

Inevitably, as you begin this exercise, all sorts of thoughts, feelings, and sensations will pass through your experience. This is to be expected. This little exercise is in many ways like starting a weight-training program at the gym. At first you can lift only a few pounds for a few repetitions before your muscles get tired. But if you keep at it, gradually you’ll find that you can lift heavier weights and perform more repetitions.

Similarly, learning to connect with nowness is a gradual process. At first you might be able to remain open for only a few seconds at a time before thoughts, emotions, and sensations bubble up to the surface and consume your attention. The basic instruction is simply not to chase after these but merely to be aware of everything that passes through your awareness as it is. Whatever you experience, you don’t have to suppress it. Even latching onto irritations—”Oh, I wish that kid next door could turn down his music.” “I wish the family upstairs would stop yelling at each other”—are part of the present. Just observe these thoughts and feelings come and go—and how quickly they come and go, to be replaced by others. If you keep doing this you’ll get a true taste of emptiness— a vast, open space in which possibilities emerge and combine, dance together for a while, and vanish with astonishing rapidity. You’ve tasted one aspect of your basic nature, which is the freedom to experience anything and everything.

Don’t criticize or condemn yourself if you find yourself following after physical sensations, thoughts, or emotions. No one becomes a buddha overnight. Recognize, instead, that for a few seconds you were directly able to experience something new, something now.

Don’t criticize or condemn yourself if you find yourself following after physical sensations, thoughts, or emotions. No one becomes a buddha overnight. Recognize, instead, that for a few seconds you were directly able to experience something new, something now. You’ve passed through theory and ventured into the realm of experience. As we begin to let our experiences come and go, we begin to see them as less solid. They may be real, but we begin to question whether they’re true.

Experience follows intention. Wherever we are, whatever we do, all we need to do is recognize our thoughts, feelings, and perceptions as something natural. Neither rejecting nor accepting, we simply acknowledge the experience and let it pass. If we keep this up, we’ll eventually find ourselves becoming able to manage situations we once found painful, scary, or sad. We’ll discover a sense of confidence that isn’t rooted in arrogance or pride. We’ll realize that we’re always sheltered, always safe, and always home.

Clarity

The exercise described above raises another aspect of our basic nature, and now I’m going to let you in on a little bit of unconventional understanding.

As mentioned earlier, according to many standard Tibetan translations, the syllable nyi means “ness”—the essential quality of a thing. But I was taught that the nyi of tongpa-nyi, on a symbolic level, refers to clarity: the capacity to be aware of all the things we experience, to see the stuff of our experience and to know that we’re seeing it.

This capacity is the cognizant aspect of our nature: a very simple, basic capability for awareness. This basic, or natural, awareness is merely a potential. Just as emptiness is a capacity to be anything, clarity is the capacity to see anything that enables us to recognize and distinguish the unlimited variety of thoughts, feelings, sensations, and appearances that continually emerge out of emptiness. Without clarity, we wouldn’t be able to recognize or identify any aspect of our experience. It’s not connected with awareness of any particular thing. Awareness of a thing—in terms of a subject (the one who is aware) and an object (the thing, experience, etc., of which the subject is aware)—is something we learn as we grow up.

This cognizant, or knowing, aspect of our nature is often described in Tibetan as o-sel-wa, which can also be translated as luminosity—a fundamental capacity to illuminate, or shed light on, our experiences and, thus, to know or be aware of them. In his teachings, the Buddha sometimes compared it to a house in which a lamp has been lit and the shades or shutters have been drawn. The house represents the patterns that bind us to a seemingly solid perspective of ourselves and the world around us. The lamp represents our luminous quality of the spark of our basic nature. No matter how tightly the shades and shutters are closed, inevitably a bit of the light from inside the house shines through. Inside the house, the light from the lamp provides the clarity to distinguish between, say, a chair, a bed, or a carpet—which corresponds to our personal thoughts, feelings, and physical sensations. As this light seeps through the shades or shutters we see other things—people, places, or events. Such experiences may be dualistic; that is to say, a tendency to perceive our experience in terms of self and other, “me” and “not me,” but if we take a moment even to appreciate such glimpses we can arrive at a deeper, broader experience of basic, or natural clarity.

Meditation: Tasting Clarity

To experience clarity it is often necessary to embark on another shamatha exercise, this time using a formal object as the focus of our attention. I advise using a physical object, like a clear glass, because that object is already clear and transparent. Start off by setting such an object where it can easily be seen whether you’re sitting in a chair, on a meditation cushion, or on the floor.

Take a few moments to rest in objectless shamatha, in order to open yourself to experience. Then look at the object you’ve chosen—no longer than a minute for a little while—a process that isn’t all that different from staring at a TV screen or a person ahead of us in a line at a grocery store.

Then, slowly, slowly, turn your attention from the object of attention to the aspect of your being that is capable of perceiving objects. Recognize your ability to simply see and experience things. This ability is all too often taken for granted.

When we first begin to rest our attention on an object, we tend to see it as distinct or separate from ourselves. The capacity to make such distinctions is, according to neuroscientists and psychologists with whom I’ve spoken, in part a survival mechanism that helps us distinguish between objects in our environment that can harm us and objects that can help us. This survival mechanism, in turn, influences our internal sense of “I” as uniquely defined beings—solid and separate from “not I.”

Now, let’s just take a taste of clarity.

  • First, just rest in open presence.
  • Then turn your attention to the object on which you’ve chosen to focus. Thoughts, feelings, and judgments about the object will almost inevitably arise: “This is pretty.” “This is ugly.” “This is—I don’t know—it’s just a glass.” You may even wonder, as I did many years ago when I was first taught this practice, “Why am I doing this?”
  • The point of the practice—the “why” of it—lies in the next step.
  • After focusing for a few moments on an object, turn your attention inward, from the object to the awareness that perceives not only the object, but also the various thoughts, feelings, judgments surrounding it.

As you do so, a very gentle experience of what many of my teachers called “awareness of being aware” emerges. You’ll begin to recognize that whatever you see, however you see it, is accompanied by emotional, and cognitive residue—the stuff that remains from being a neglected child, a failure in the eyes of parents or teachers, the victim of a schoolyard bully.

When we turn our awareness inward, we begin to decompress the images we hold about ourselves and the world around us. In so doing, we begin to use the process of distinction rather than be used by it. We begin to see how past experiences might turn into present patterns. We glimpse the possibility of a connection between what we see and our capacity to see.

From Open Heart, Open Mind: A Guide to Inner Transformation by Tsoknyi Rinpoche with Eric Swanson. © 2012 by Tsoknyi Rinpoche with Erie Swanson. Published by Harmony, a division of Random House. Reprinted with permission.

ABOUT TSOKNYI RINPOCHE

Tsoknyi Rinpoche is a meditation master in the Kagyu and Nyingma lineages of Tibetan Buddhism and son of the late Tulku Urgyen Rinpoche. He teaches widely in the West and oversees nunneries and monasteries in Tibet and Nepal. His most recent book is Open Heart, Open Mind.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 86)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 103)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 127)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 145)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 146)
Chết an lành là mong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 147)
Pháp giới là vũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 254)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 201)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 271)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 223)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 226)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 202)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 310)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 254)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 326)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 315)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 431)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 309)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 353)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 463)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 424)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 351)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 622)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 345)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 419)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 406)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 422)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 435)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 425)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 360)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 476)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 814)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 805)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 669)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 974)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 500)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 438)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 543)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 560)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 539)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 534)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 712)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 603)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 758)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
(Xem: 732)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 702)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 696)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 660)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 734)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 709)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant