Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bốn Đặc Trưng Trong Di Sản Văn Hóa Của Thiền Sư Pháp Loa

22 Tháng Tư 202118:07(Xem: 3372)
Bốn Đặc Trưng Trong Di Sản Văn Hóa Của Thiền Sư Pháp Loa

Bốn Đặc Trưng Trong Di Sản Văn Hóa Của Thiền Sư Pháp Loa

Thích Thanh Tâm

cam tho1

 

Tóm tắt:

Thiền sư Pháp Loa đã kế thừa và để lại di sản lớn cho thiền phái Trúc Lâm nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung. Đây là di sản đậm nét văn hóa đặc trưng, mang giá trị độc đáo; hình thành và kế tục phát triển từ quá khứ, kéo dài đến hiện tại.

Đặc trưng này có thể nhận diện trong di sản văn hóa của Thiền sư Pháp Loa, thứ nhất, tính tương tục kế thừa  - không chỉ kế thừa từ đức đệ nhất Tổ mà còn truyền thừa tương tục kéo dài cho đến hôm nay và thế hệ mai sau; thứ hai, tính tùy duyên sáng tạo - tùy thời tùy xứ, tùy cơ để ứng biến, vận dụng, sáng tạo để tồn tại cho đến hôm nay; thứ ba, tính hòa hợp tổng thể - không tồn tại cá biệthòa hợp tạo nên chỉnh thể đặc trưng của Phật giáo Việt Nam nói chung và thiền phái Trúc Lâm nói riêng; cuối cùng, tính thiết thực tồn tại và phát triển – nhu cầu cần và đủ để tồn tại và phát triển một chỉnh thể thống nhất trong dòng chảy cuộc sống, đặt nền móng cho sự thống nhất Phật giáo trong sinh hoạt và hoằng hóa.

Từ khóa: Pháp Loa, đặc trưng di sản, thiền phái Trúc Lâm, Phật giáo Việt Nam

1. Cơ sở lý thuyết chung

1.1 Khái niệm di sản văn hóa tôn giáo

Di sản văn hóa là di sản thuộc tính phi vật thể được thừa kế lại từ các thế hệ đi trước, duy trì cho đến hiện tại và có thể dành cho cả các thế hệ tương lai. Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Theo ông Peter Howard[1]Di sản rõ ràng là một vấn đề và nó trở nên như vậy ngay khi người ta gắn cho nó những giá trị khác nhau. Những giá trị mà có thể được thấy trước như là một loạt các lăng kính đặt trước mắt chúng ta, phù hợp với một vài thuộc tính của chúng ta, làm thay đổi nhận thức của chúng ta về di sản.”[2]

Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, “Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chấttinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. -văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chấttinh thần do con người sáng tạotích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội.”[3] Như vậy, văn hóa phản ảnh những lề lối, tổ chức sinh hoạt trong sự phát triển tinh thần, đạo đức, nghệ thuật sống trong những hài hòa chung giữa con ngườixã hội; những điều này hoàn toàn phù hợp với chức năng của tôn giáo, vì thế văn hóa chính là nền tảng thực thi của tôn giáo hướng đến chân trời văn minh nhân bản. Cho nên, văn hóatài sản, là di sản những thành tựu của lao động và tư duy, những tinh hoa của con người thể hiện thành vật thể hay những giá trị tinh thần phi vật thể, tất cả đem lại cái đẹp, cái thiện, cái chân lý phổ quát trong quá trình tiến hóa của loài người. Vì thế, tôn giáo cũng là văn hóa bởi vì tôn giáo có nguồn gốc nhân bản, có những bản sắc nhân văn. Nói cách khác, tôn giáo gắn liền với con ngườitác động vào quá trình thăng hoa, tiến hóa của con người.

Do vậy, từ góc độ di sản văn hóa tôn giáo có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam những giá trị văn hóa tiêu biểu về mặt lịch sử, mỹ thuật, sự sáng tạo, ý niệm về sự thiêng liêng, nuôi dưỡng đức tin của nhân dân. Di sản văn hóa Phật giáo đóng góp rất lớn trong lĩnh vực kiến trúc và mỹ thuật theo từng thời kỳ lịch sử, giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá những biến đổi về diện mạo của các di tích Phật giáo.

Tôn giáo giữ vai trò tiền phong trong việc khai sáng nền văn minh nhân loại, điều này đối với các nhà chân tu mang lý tưởng cứu đời, ai cũng đều nghĩ như vậy; nhưng việc khai sáng đó có đúng với khả năng và tầm vóc hiện có của tôn giáo hay không đó chính là những khó khăn mà tôn giáo cần phải vượt lên: khai triển giáo lý thật sâu rộng, thích ứng phù hợp được với toàn diện đời sống, nơi gặp nhau của mọi nền tôn giáo, mọi trào lưu tư tưởng tinh hoa của nền văn minh nhân loại còn đang tồn tại trong dung hợp khai phóng.[4]

Tóm lại, di sản văn hóa Phật giáo cũng đóng góp cho nền văn hóa dân tộc. Với hệ thống triết lý cao siêu của Phật giáo, khi truyền vào Việt Nam đã được dân gian hóa thành những biểu tượng, những chuẩn mực hết sức gần gũi và thân thuộc với con người Việt Nam. Phật giáo trở thành một tôn giáo ăn sâu vào đời sống của mọi tầng lớp nhân dân ở mọi giai tầng và ngày càng phát triển, là bởi tôn giáo này với một hệ thống giáo lý, quan điểm triết họa, tâm lý, đạo đức gần với con người Việt Nam, hơn nữa trong quá trình tồn tại nó đã dung hợp, thích ứng với tín ngưỡng bản địa, trở thành điểm tựa đức tin của người dân.

1.2 Về đệ nhị Tổ Pháp Loa

Thiền sư Pháp Loa (1284 - 1330) là đệ nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm đời Trần, một dòng thiền tiếp nối dòng Thiền Yên Tử. Thiền phái Trúc Lâm do Đức vua Trần Nhân Tông sáng lập, là nền Phật giáo nhập thế, liên hệ mật thiết tới chính trị, phong hóa và xã hội.

Ngài vốn tên là Đồng Kiên Cương, quê ở thôn Đồng Hòa, hương Cửu La, huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Năm 1305, Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông đích thân truyền giới Thanh vănBồ tát, ban pháp danhPháp Loa.

Ngày mùng 1 Tết năm Mậu Thân (1308), Ngài được chính thức làm trụ trì chùa Siêu Loại của Sơn môn Yên Tử, và được Đức Trúc Lâm Đệ nhất tổ Trần Nhân Tông trao cho chức vụ Tổ thứ hai của Thiền phái. Ngày mùng 3 tháng 3 năm Canh Ngọ (22/3/1330), thiền sư Pháp Loa viên tịch, thọ 47 tuổi.

1.3 Về thiền phái Trúc Lâm

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là sự thăng hoa của tư tưởng Thiền trong điều kiện xã hội và giai đoạn lịch sử đầy hào hùng Việt Nam; đã trở thành giáo phái chính, thu nhận hàng ngàn tín đồ quy tụ về Yên Tử tham thiền tu tập. Cùng với sự phát triển của Thiền môn, là những cảnh quan tôn giáo chùa - miếu – am - tháp được xây dựng theo triết lý Thiền, rộng khắp trong không gian Yên Tử, đáp ứng cho việc tu thiềnsinh hoạt lễ hội của tín đồ.

Trong buổi đầu thành lập nhà Trần, việc xây dựng một nền văn hóatôn giáo mang bản sắc riêng, thoát khỏi sự lệ thuộc về ý thức hệ với nước ngoài; làm công cụ thống nhất quyền lựcduy trì trật tự xã hội đã đặt ra vô cùng cấp bách. Với mục đích đó, nhà Trần đã lựa chọn Thiền tông làm ý thức hệ tiêu biểu, nhưng thay đổi nội dung của các Thiền phái trước đây để đáp ứng các yêu cầu của đất nước. Khác với các thiền phái khác, Trúc Lâm Yên Tử của Đại Việt mang đậm tinh thần nhập thế, tìm con đường giác ngộ giữa thế gian. Do đó, người con Phật càng phải dấn thân vào cuộc sống, vui với niềm vui của đất nước, đau với nỗi đau của dân tộc, nhưng khi thanh bình vẫn trở về với cuộc sống tu hành thoát tục.

Thiền phái đã kết hợp khéo léo giữa lý tưởng Quốc giaPhật đạo, vốn là khía cạnh của lý tưởng tôn giáo đại đồng. Tư tưởng Tam giáo đồng qui thực sự cũng được hỗ trợ bởi một lý tưởng tôn giáo như thế. Vua Trần Nhân Tông chủ trương đưa thiền phái tích cực dấn thân vào xã hội, xây dựng đất nước hưng vượng bằng từ bi, trí tuệđạo đức Phật giáo. Vua kết hợp giữa triết học siêu nhiên Phật giáo với nhân sinh quan Nho giáovũ trụ quan Lão giáo; lấy lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gialợi ích chúng sinhyếu tố cơ bản trong quá trình tu tập của mỗi người. Sáng được tâm là đạt yếu chỉ thiền, nên người tu cốt phải sáng được tâm chính mình. Chính thái độ sống rất trí tuệ Phật giáo của Trần Nhân Tông vừa giải quyết vấn đề giải thoát con người vừa giải quyết vấn đề của quốc gia, xã hội. Như vậy, tông chỉ Thiền tông rất thực tế và gần gũi với con người, lấy “chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”,[5] nhằm đánh thức mỗi người tự sống vươn lên. Phật tức tâm, ai có tâm đều có Phật; không phân biệt nam nữ, trẻ già; người trong đạo hay ngoài đạo, là chân lý bình đẳng với tất cả. Thành Phật là thành ngay trong tâm mình, không phải ở núi cao, hay cõi trời xa xôi. Đó là di sản văn hóa lấy con người làm gốc, tôn trọngnâng cao giá trị con người, nâng cao sức mạnh dân tộc. Riêng Ngài Pháp Loa còn cho rằng: “Người học Phật, trước tiên cần thấy tính,”[6] tuy nhiên cũng bảo: “Sau khi kiến tính rồi, cần kiên trì tịnh giới.”[7] 

2. Bốn đặc trưng trong di sản văn hóa của Thiền sư Pháp Loa

2.1 Tính tương tục kế thừa

Cái gọi là “di sản” vốn tồn tại, từ trong quá khứ được kế thừa và phát triển tới hôm nay, nên không chỉ là giá trị lịch sử, mà quan trọng là giá trị hiện tại của nó. Nhận thức được tính tương tục kế thừa trong di sản văn hóa của Thiền sư Pháp Loa có thể đem lại những hiểu biết mới. Cho nên, không những phải nhận thức tính hiện tại của di sản văn hóa từ thời điểm hiện tại, mà còn phải khẳng định giá trị lịch sử của di sản văn hóa, bởi sự tương tục, tồn tại và phát triển, từ quá khứ đến hiện tại, hướng về tương lai.

Vua Trần Nhân Tông mở ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trên cơ sở những nhận thức thu được từ Vua Trần Thái Tông và Trần Thanh Tông. Từ đó, đẩy lên thành thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và nghĩ đến những đặc trưng cơ bản trước hết là tinh thần nhập thế, hòa quang đồng trần. Phật giáo nhập thế gắn với quốc gia, với dân tộc; gắn với bản thân, ý thức, con người, tâm thế với đời sống xã hội cho nên Vua Trần Nhân Tông luôn nói về ý thức, đời sống, cuộc sống tu hành nhưng không xa thế gian. Tinh thần nhập thế này được tiếp tục phát huy bởi các thế hệ đệ tử của Trúc Lâm sau này, nhất là Ngài Pháp Loa.

2.2 Tính tùy duyên sáng tạo

Tùy thời, tùy xứ, tùy cơ để ứng biến, vận dụng, sáng tạo tồn tại đến tương lai. Dựa vào quan niệm ngày càng phát triển của “di sản văn hóa”, những giá trị chân chính của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, mà thiền sư Pháp Loa kế thừa luôn được tùy duyên sáng tạo thêm, vì nhu cầu ngày càng cao của con người, trong cuộc sống luôn biến đổi theo xu hướng hiện đại.

Trước hết quan niệm tu tập “tùy duyên” của Phật Hoàng Trần Nhân Tông là sự đổi mới căn bản đối với lối tu tập cũ. Lúc đầu Phật giáo tu theo kiểu khổ hạnh, vì vậy những Phật tử tìm đến núi cao Yên Tử chọn những hang đá, hay dựng những am nhỏ để tham thiền; sống đời khổ hạnh “ăn rau rừng mặc áo lá”, coi nhẹ đời sống vật chất. Về sau, với quan niệm “tùy duyên”, “đói ăn mệt nghỉ” không phải sống khổ hạnh nữa, thì hệ thống chùa miếu am đã được phát triển với quy mô lớn, tọa lạc ở rộng khắp khu vực Yên Tử và các vùng lân cận. Điều này chẳng những minh chứng cho sự phát triển của Thiền phái Trúc Lâm, mà còn có ý nghĩa to lớn về đường lối tu tập.

Đến thời Ngài Pháp Loa, từ nhu cầu của con ngườixã hội, Ngài thuyết Pháp giảng Kinh, khai dựng đạo tràng, xây chùa để hướng dẫn Phật tử tu học, tiếp Tăng độ chúng, ấn tống kinh điển, v.v. Vì vậy, chúng ta thấy, tùy điều kiện xã hội mà sự tương tục đó được vận hành tùy duyên sáng tạo. Cho nên, cần xác nhận thuộc tính cấu trúc của di sản văn hóa, phải thấy được nội hàm của tính tùy duyên sáng tạo.

2.3 Tính hòa hợp tổng thể

Không tồn tại cá biệthòa hợp tạo nên chỉnh thể đặc trưng của Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Trúc Lâm nói riêng. Sự hiện tồn mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong tổng thể nhiều mối quan hệ. Từ nguyên lí hệ thống, cấu trúc nội tại mọi sự vật và hiện tượng là một tổng thể hoàn chỉnh, để định hình và quan trọng hơn để sự vật, hiện tượng vận động và phát triển. Vì vậy khi xem xét sự tồn tại của mọi sự vật khách quan, không thể không quan tâm tới những mối quan hệ bên trong và bên ngoài, tạo thành tính chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy.

Thiền phái dung hợp với Nho và Đạo, đồng hành cùng với lịch sử dân tộc Việt Nam; và lan tỏa ảnh hưởng không chỉ ở Việt Nam, mà còn mở rộng ra nhiều nước. Ở đây, rõ ràng có sự sai biệt trong sự thống nhất về tinh thần của Phật giáo. Sự sai biệt này có thể tìm thấy từ triết lý Thiền, cách thức tu tập, tổ chức hệ thống hoằng dương Phật pháp, đến những yếu tố cảnh quan môi trường tâm linh, lễ hội Phật giáo và cả quá trình hiện đại hóa Thiền phái này, trong trường kỳ lịch sử; nhưng dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử được tiếp nối, ngày càng lớn, theo diễn trình lịch sử dân tộc, thấm sâu vào truyền thống văn hóa Việt NamTư tưởng Thiền này vẫn đang được phát huy mạnh mẽ, trong cuộc sống đương đại, đang góp phần bồi dưỡng tâm hồn, tạo dựng tinh thần vui sống, lạc quan, tự tin của con người Việt Nam trong bối cảnh thế giới có nhiều bất an cả về môi trường, chính trị và xã hội.

2.4 Tính thiết thực tồn tại và phát triển

 Sự thống nhất chỉnh thể, nhu cầu cần và đủ để tồn tại và phát triển chỉnh thể thống nhất trong dòng chảy cuộc sống, đặt nền móng cho sự thống nhất Phật giáo trong sinh hoạt và hoằng hóa. Tính thiết thực tồn tại và phát triển đó, thể hiện qua Xây dựng con người – Đẩy mạnh hoạt động – Thống nhất tổ chức.

3.4.1 Xây dựng con người - đào tạo đệ tử, trước tác kinh sách

Pháp Loa đã biên soạn những tác phẩm sau: Tham thiền yếu chỉKim Cương tràng đà la ni kinh khoa chú; Niết bàn Đại kinh khoa sớ; Pháp Hoa kinh khoa sớ; Lăng già tứ quyển khoa sớ; Bát nhã tâm kinh khoa sớ; Pháp sự khoa văn; Độ môn trợ thành tậpNhân vương hộ quốc nghi quỹ.[8]

 Sách Tam Tổ thực lục cho biết: “Những đệ tử đắc pháp của Pháp Loa Thiền sư có hơn 3.000 người đã liệt kê ở lược đồ.”[9] Tuy nhiên, theo Văn bia tháp Viên Thông trên núi Thanh Mai, nơi mai táng thi hài Thiền sư, Ngài có hơn 30 đệ tử.[10] Trên bia, danh sách các đệ tử được ghi trong 2 sơ đồ. Đếm số tên còn đọc được ta có 38 người. Ngoài Huyền Quang, Pháp Loa còn có một số đệ tử gần gũi như: Cảnh Ngung, Cảnh Huy, Huệ Nhiên, Huệ Chúc, Hải Ấn… 

3.4.2 Đẩy mạnh hoạt động - thường xuyên giảng Kinh và in ấn tài liệu Phật giáo 

Trong thời gian Pháp Loa đứng đầu Giáo hội Trúc Lâm, số lượng tự viện trong cả nước tăng lên rất nhiều, phong trào học Phật đạo lan rộng, số người xuất giaquy y cũng tăng lên rất mau chóng. Trong thời kỳ đứng đầu Giáo hội Trúc Lâm, Ngià rất chú trọng việc giảng dạy kinh điển Phật giáo, cho nên, trong Yếu minh học thuật (要明學術), Ngài khuyên: “Đối với người học, trước tiên là phải xét khảo kinh pháp, sau mới tu hành vậy.”[11] Ngoài sự giảng dạy các Kinh phổ thông (như: Kim Cương, Lăng Nghiêm, Viên Giác và các bộ lục như Tuyết Đậu ngữ lục, Tuệ trung Thượng sĩ ngữ lục, Đại Tuệ ngữ lục), thiền sư còn giảng các Kinh Niết Bàn, Lăng Già, Pháp Hoa và nhất là Hoa Nghiêm.[12]

Năm 1311, lần đầu tiên, thiền sư Pháp Loa phụng chiếu tiếp tục in bộ Đại Tạng kinh. Công việc này đã bắt đầu từ khi Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông còn sống, vào khoảng sau năm 1295, lúc Nội Viên ngoại lang Trần Khắc Dụng và Phạm Thảo xin được bộ Đại Tạng kinh ở nước Nguyên. Ấn bản này sau được cất ở phủ Thiên Trường. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép là: “In bản phó để lưu hành”.[13] Ngài đã ủy cho Bảo Sát, một đệ tử của Đức Điều Ngự Trần Nhân Tông, trông coi việc khắc in Đại Tạng kinh.[14] Có lẽ việc khắc in đã hoàn thành vào năm 1319. Sách Tam tổ thực lục chép: “Tháng 12 năm Kỷ Mùi (1319), Ngài Pháp Loa  kêu gọi Tăng chúngcư sĩ chích máu in Đại Tạng kinh hơn 5.000 quyển, để tại viện Quỳnh Lâm.”[15]

Năm 1322, Pháp Loa đã cho khắc ván quyển Tứ phần luật[16] in đến hơn 5.000 bản; sau đó, mời Quốc sư Tông Kính ở núi Tiên DuQuốc sư Bảo Phác ở núi Vũ Ninh đến chùa Siêu Loại giảng bộ luật này.[17]

3.4.3 Thống nhất tổ chức - củng cố và phát triển chỉnh thể Phật giáo

Sau khi xuất gia, tu hành, Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông dốc toàn tâm lực để xây dựng cơ sở vững chãi cho một nền Phật giáo thống nhất và nhập thế tại Việt Nam. Chính vì thế, Pháp Loa được giới quý tộc ủng hộ mạnh mẽ, nên đã thi hành dễ dàng nhiệm vụ lãnh đạo giáo hội của mình. 

Trong thời kỳ này, Phật giáo phát triển mạnh mẽ; là thời kỳ mà số người xuất gia rất đông. Theo Văn bia tháp Viên Thông, cũng như Tam Tổ thực lục, vào tháng 9 năm Quý Sửu (1313), Ngài đến chùa Vĩnh Nghiêm[18] ở Lạng Giang, quy định chức vụ sư tăng trong cả nước và bổ nhiệm hơn 100 ngôi chùa.[19] Như vậy, thiền sư Pháp Loa đã tiến một bước trong việc tổ chức giáo hội thống nhất. Chùa Vĩnh Nghiêm đã trở thành trụ sở Trung ương Giáo hội Trúc Lâm, chứa đủ hồ sơ của Tăng - Ni cả nước.

4. Kết luận

Lịch sử Phật giáo Việt Nam mãi mãi ghi nhận Pháp Loa như là một thiền sư vừa uyên thâm về giáo lý đạo Thiền, vừa có tài tổ chức các hoạt động của Phật giáo trong nước thời bấy giờ. Sau Trần Nhân Tông, các vị đệ nhị tổ Pháp Loa, tam tổ Huyền Quang đã nối tiếp truyền thừa, mở rộng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Từ miền non thiêng Yên Tử, tinh thần Trúc Lâm đã khởi phát và lan tỏa khắp nơi, đến nay đã, đang thu hút đông đảo người tham gia trên toàn thế giới.

Dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đã được hồi phục và phát triển mạnh mẽ bởi cách tu tập và triết lý vẫn mang đậm tính thời đại: Tu thiền chính là trở lại với tâm mình, đem tâm mình trở về từng giờ từng phút, sống với nội tâm thanh tịnh. Như vậy, Phật giáo Trúc Lâm là một nền Phật giáo độc lập, uy tín tinh thần của nó là uy tín tinh thần quốc gia Đại Việt. Nền Phật giáo này tuy có tiếp nhận những ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, Ấn ĐộTây Tạng nhưng vẫn giữ cá tính đặc biệt của mình, nhờ những đặc trưng di sản ấy.

Trung Ẩn sơn, Thiệu Long tự - 2020

Tài liệu tham khảo

1.   Nguyễn Lang (2000), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học, Hà Nội.

2.  Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, t.2, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

 3.   Nhiều tác giả (1997), Tổng tập Văn học Việt Nam – Tam Tổ thực lục, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội

4. Y Đằng Anh Tam (2009), Trung Quốc Thiền tông tư tưởng sử thể hệ,  Nxb. Trung tâm Văn giáo Pháp Ấn tự Đài Loan.

5. Lê Mạnh Thát (2000), Toàn tập Trần nhân Tông, Nxb. Tp Hồ Chí Minh

6. Thích Minh Tuệ (1993), Việt Nam Phật giáo sử lược, Nxb. Sài Gòn.

7. Thích Thanh Từ (1997), Tam Tổ Trúc Lâm Giảng Giải, Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh ấn hành.

 8. Viện Văn học (1988), Thơ văn Lý Trần (tập 2), Nxb. Khoa học xã hội - Hà Nội

 

 

 

 



[1] Nhà địa lý học tiếp cận với di sản từ các nghiên cứu về cảnh quan, biên tập viên của tạp chí quốc tế “Nghiên cứu di sản” (Heritage Studies), có nhiều năm giảng dạy về di sản tại Trường Đại học Plymouth, hiện nay, đảm nhiệm việc nghiên cứu và giảng dạy tại một số viện nghiên cứu ở Vương quốc Anh

[2] Peter Horward (2003), Heriatge: Mangement, Interpretation, Identity; Continuum, London – New York,p. 216

[3] Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản

[4] http://www.danchimviet.info/archives/28751/th%E1%BB%B1c-t%E1%BA%A1i-van-hoa-v%E1%BB%9Bi-ton-giao/2011/02)

[5] Nguyên văn bốn câu: 不立文字, 教外別傳, 直指人心, 見性成佛/Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ nhân tâm, Kiến tánh thành Phật. Nghĩa là, sự giác ngộ là không lệ thuộc vào các phương tiện chuyển tải văn tự, kinh điển; chỉ cần thông qua tâm linh trực quán mà kiến tính thành Phật. [Y Đằng Anh Tam (2009), Trung Quốc Thiền tông tư tưởng sử thể hệ,  NXB. Trung tâm Văn giáo Pháp Ấn tự Đài Loan, tr.55.]

[6] Trích từ Thượng thừa tam học khuyên chúng phổ thuyết (上乘三學勸眾普說). Nguyên văn:夫學佛之流, 先須見性/ Phù học Phật chi lưu, tiên tu kiến tính. Xem Viện Văn học (1988), Thơ văn Lý Trần (tập 2). NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.663.

[7] Nguyên văn: 見性之後, 堅持淨戒/ Kiến tính chi hậu, kiên trì tịnh giới. Viện Văn học, Sđd, tr.663.

[8] Nhiều tác giả (1997), Sđd, tr. 807.

[9] Nhiều tác giả (1997), Sđd, tr. 808.

[10] Bia tháp Viên Thông khắc rõ là “Đệ tử tam thập dư nhân” - Đệ tử hơn 30 người). Chắc hẳn là nhầm lẫn khi sao chép Tam tổ thực lục, người ta đã ghi sai: 弟 子 三 十 餘 人 (Đệ tử tam thập dư nhân) thành ra là 弟 子 三 千 餘 人 (Đệ tử tam thiên dư nhân - Đệ tử 3.000 người.

[11] Nguyên văn: 若學者, 先按經法而後修行也/ Nhược học giả, tiên án kinh pháp nhi hậu tu hành dã. Xem Viện Văn học (1988), Thơ văn Lý Trần (tập 2). NXB. Khoa học xã hội - Hà Nội, tr.675.

[12] Hoa Nghiêm kinh là tên gọi tắt của bộ Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh, là bộ Kinh cơ bản của Hoa Nghiêm tông thuộc phái Đại thừa. Kinh nhấn mạnh đến tính “vô ngại” của mọi hiện tượng và chủ trương tâm con người chính là vũ trụđồng thể với tâm Phật. Việc học Hoa Nghiêm kinh đã trở thành một phong trào thiền giới. Tính từ năm 1306, Ngài Pháp Loa lần đầu tiên được cử làm chủ giảng ở chùa Siêu Loại, đến năm cuối cùng cuộc đời mình (1330), theo Tam Tổ thực lục, Ngài làm chủ giảng 18 hội giảng Kinh, thì có tới 9 lần giảng Hoa Nghiêm kinh. Những buổi giảng Kinh như thế rất đông người nghe, thường thường khoảng trên 500, 600 người. Khóa giảng năm 1322, ở chùa Báo Ân, có hơn 1.000 người đến nghe.

[13] Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê (1998), Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb. Khoa học xã hội, tr.73

[14] Nhiều tác giả (1997), Tổng tập Văn học Việt Nam – Tam Tổ thực lục, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 802.

[15] Nhiều tác giả (1997), Sđd, tr. 804.

[16] 四分律. Bộ Tứ phần luật khởi nguyên do Bộ phái Đàm vô đức (Dharmagupta, Pháp tạng bộ) truyền trì. Bộ Luật này được Ngài Phật Đà Da Xa và Trúc Phật Niệm cùng dịch ra Hán văn, gồm 60 quyển.

[17] Nhiều tác giả (1997), Sđd, tr. 805

[18] Còn gọi là chùa Đức La, hiện ở xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

[19] Nhiều tác giả (1997), Sđd, tr. 803.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2024)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(Xem: 1789)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(Xem: 1139)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(Xem: 1317)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(Xem: 1368)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(Xem: 1652)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(Xem: 1428)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(Xem: 1278)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(Xem: 1435)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(Xem: 1364)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(Xem: 1689)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(Xem: 1396)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1348)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(Xem: 1364)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(Xem: 1445)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(Xem: 1603)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(Xem: 1517)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(Xem: 1466)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(Xem: 1323)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(Xem: 1423)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(Xem: 1126)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(Xem: 1859)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 1318)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
(Xem: 1474)
Để giúp người Phật tửđời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(Xem: 2766)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1478)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(Xem: 1653)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(Xem: 1530)
Chu Lợi Bàn ĐặcMa Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(Xem: 1962)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(Xem: 1509)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1710)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(Xem: 1906)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(Xem: 2090)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(Xem: 1549)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(Xem: 2544)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(Xem: 1639)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(Xem: 1775)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(Xem: 1734)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(Xem: 1471)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(Xem: 2221)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1654)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1711)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1591)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 1959)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 1931)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2086)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1582)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 1897)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1588)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1582)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant