Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tính Không

18 Tháng Năm 202118:45(Xem: 2312)
Tính Không

TRIẾT HỌC TÍNH KHÔNG & HƯ VÔ CHỦ NGHĨA

Trần Trọng Sỹ

                                                                                          

Phần III Tính Không

Bàn về tánh không, thiền sư Tuệ Sỹ đã đưa hình ảnh con bướm của Heidegger: “Khi con bướm mùa hè dừng lại trên đóa hoa, khép lại đôi cánh, và đong đưa theo cơn gió của cỏ nội hoa ngàn ...”.
Đó là lời mở đầu huyền chi hựu huyền nhất mà tôi từng đọc về Nagarjuna.
Hình ảnh của Heidegger nói lên tính vô ngôn của đề tài với đôi cánh bướm khép lại.

Khi bướm bất động trên một cánh hoa, thì ai là hoa ? ai là bướm ?

Cái động, chỉ là gió làm cho cỏ nội hoa ngàn đong đưa.

Bướm bất động, nhưng cả vũ trụ đều động.


Con bướm của Heidegger gợi cho ta nhớ con bướm của Trang Tử.
Con bướm của Heidegger cũng khiến ta nhớ con bướm của Nguyễn Du trong bài Điệp Tử Thư Trung:

Văn đạo dĩ ưng cam nhất tử

Dâm thư do thắng vị hoa mang

應甘一死
淫書猶勝為花忙
Được nghe đạo lý rồi chết cũng cam
Ham mê sách còn hơn mải miết vì hoa.

 

Con bướm của Heidegger khép lại cuộc tồn sinh qua tác phẩm Die Seinsverlassenheit (quên đi chính mình - l’oublie de l’Être - Heidegger).

Rồi Die Seinsverlassenheit, quên đi chính mình của Heidegger, lại khiến ta nhớ đến nữ sĩ Simone Weil: Yêu chân lý là phải mài cọ với hư vô, và từ đó chấp nhận sự chết. Chân lý nằm sát bên sự chết. - Aimer la vérité signifie supporter le vide, et par suite accepter la mort. La vérité est du côté de la mort.


Bàn về tánh không chả khác lấy cây viết lên mặt nước rồi đố một người bịt mắt đọc.
Nhưng rất nhiều người nói về tánh không, vì đề tài này đã trở nên rất trăn trở từ hằng chục năm nay tại Việt Nam sau khi Phạm Công Thiện lần đầu tiên nói về Bát Bất Trung Đạo vào thập niên 60.

 

Trước khi Tuệ Sỹ xuất hiện, Tính Không chỉ là một công án khó nuốt bụi bám mọt ăn trong các tự viện Phật Giáo.
Ngày nay, với nền học thuật lúc càng phong phú, các tác giả và dịch giả trẻ trong hàng ngũ Phật giáo đã dịch Trung Luận, trước tác nhiều tiểu luận về Tính Không rất xuất sắc, tạo nên một sinh hoạt mới cho Trung Quán Tông Việt Nam. Ngoài ra, các tác phẩm viết bằng Anh ngữ, Đức Ngữ, Pháp ngữ và Trung ngữ về Long Thụ cũng rất phong phú, chỉ sợ chúng ta không có thì giờ cũng như đủ nhẫn nại để vùi đầu vào các trước tác và các chuyên luận ấy.

Đọc Tuệ Sỹ, chúng ta thấy Long Thụ viết như sau: duyên khởi tức Không, tức Giả danh, và cũng chính là Trung đạo 眾因缘生法,我說即是空,亦為是假名,亦是中道義.


Có thể nói toàn bộ triết học Tánh Không đã được tóm gọn vào câu ấy.
Như vậy Tánh Khôngba tính cách tương tác như là một tiền đề độc lập:

  • Duyên khởi tánh: Chư Pháp tùng duyên sanh
    • Giả danh tánh: Diệc tùng nhân duyên diệt
    • Trung đạo tánh: Ưng tác như thị quán

Tăng Triệu thời Hậu Tần giới thiệu về Trung Luận như sau: Trung Luận là bộ luận có đến năm trăm bài kệ tụng, do Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) trước tác. Lấy “Trung” làm cái tên (giả danh) của các pháp hữu vi, vô vi để làm sáng tỏ cái thật (thật tánh) của các pháp. Lấy Luận làm phương tiện luận bàn bày tỏ, nêu lên, làm cho ngôn ngữ nói phô được rốt ráo tận cùng. Cái chân thật mà không có tên gọi thì không lãnh hội được. Cho nên phải tựa vào cái giả danh (trung) để nói phô, tuyên thuyết. Lại nữa, nói năng mà không được giải thích rõ ràng thấu đáo, rốt ráo, là một thiếu sót. Cho nên phải nhờ vào giả luận, làm phương tiện để thuyết minh chân lý. (Tì Kheo Thích Thiện Hạnh dịch).

Nói vậy chứ nếu Tánh không chỉ có 3 tiền đề đơn giản như vừa đề cập, thì tại sao nó là một vùng huyền học ít khi được bàn luận ngay cả trong nội bộ các tự viện. Còn đối với bên ngoài cánh cửa không, Tánh Không là một cơn bão, nhất là khi nó lấn sân sang các vùng trời tư tưởng Tây phương.

Tôi sẽ phác họa vài nét về hữu vô của Tây phương trước khi vào thực đề.

Hai khái niệm đối cực rất thường thấy trong triết học Hy Lạp là hữuphi hữu (vô) mà đại diện là Parménide và Héraclite.

 

Đối với Parménide, hiện hữu, Sein - Être - Being, là khái niệm căn bản của tất cả. Từ trung tâm này, con người, như là một hữu thể, phóng tầm mắt để tiếp nhận vũ trụ, là cái mà tham dự, và  không thể tách rời. Tu ne réussiras pas à couper l’Être de sa continuité avec l’Être, de sorte qu’il ne se dissipe au-dehors, ni il ne se rassemble. Hiện hữu không thể bị cắt lìa, tan vỡ ra bên ngoài, hay tự kết hợp mình lại. L’Être est, le non-être n’est pas. Hiện hữuhiện hữu, không hiện hữu là không hiện hữu. Bộ óc và trái tim cùng chung một hiện hữu không thể tách rời, con ngườivũ trụ cũng không khác. Ta không thể hiểu hay phát biểu gì về cái phi hữu, chỉ đơn giản vì ta là hiện hữu. Tu ne peux avoir connaissance de ce qui n’est pas, tu ne peux le saisir ni l’exprimer.

 

Héraclite thì ngược lại, cho rằng, tất cả đều là ảo ảnh, không gì có thực.
Câu nói trứ danh mà ai cũng biết: không ai có thể tắm hai lần trên cùng một giòng sông - On ne se baigne jamais deux fois dans le même fleuve - là của triết gia vĩ đại này.
Vũ trụ quan của Héraclite rất gần với khái quan Phật giáo, vô thủy vô chung, chẳng do một thần linh nào tạo dựng.
Thế giới này được hình thành, không do bất kỳ thần linh hay con người ; nó vốn là như thế và sẽ là ngọn lửa mãi cháy sinh động, sáng lên khi thấy cần, và tắt đi khi thấy đúng.
Ce monde été fait, par aucun des dieux ni par aucun des hommes ; il a toujours été et sera toujours feu éternellement vivant, s’allumant par mesure et s’éteignant par mesure.

Cái nhìn biện chứng của Héraclite rất gần với tính cách giác ngộ theo luật tắc âm trưởng dương tiêu, dương trưởng âm tiêu, âm dương tương thôi nhi sinh biến hóa trong đạo học Đông Phương.

Những gì trái ngược là hữu ích ; những gì chống lại tạo nên sự hài hòa đẹp đẽ nhất; mọi thứ được thực hiện bởi sự bất hòa.
Ce qui est contraire est utile; ce qui lutte forme la plus belle harmonie; tout se fait par discorde.

Nhưng cả hai, Parménide hay Héraclite, đứng trên lăng kính của Trung Đạo, đều lọt vào hố kiến chấp. Hai hố kiến chấp này nằm trong hai phạm trù đầu tiên của tứ cú, phân loại hữu và vô, như là hai khái niệm phổ quát và bất biến.


Một triết gia khác cả đời nghiên cứu Parménide, Héraclite, Schopenhauer, và nhất là Nietzsche, đã đưa ra sự kết hợp giữa hữu và vô, tạo nên một hữu thần hư vô luận (The vacuum’s god of Cioran).

Đó là ông Emil Cioran, triết gia người Roumanie sinh sống tại Pháp, người đã đi đến tận cùng của chủ nghĩa bi quan, cho rằng có một Thượng đế độc lập với đức tin, nhưng lại hợp nhất với hư vô, tự nó được coi là chặng cuối cùng của một cuộc hành trình thần bí mà ông muốn dành trọn vẹn cho việc liên tục nhắc lại sự thất bại của nó. Ông viết:

Thượng Đế biểu thị chặng cuối cùng của cuộc hành trình, điểm cực cùng của cô đơn, điểm phi nội tại cần có một cái tên, để gán cho một sự hiện hữu hư cấu. Tóm lại, nó đáp ứng một chức năng: đó là đối thoại. Ngay cả những người vô thần cũng mong muốn trò chuyện với “Đấng duy nhất”, vì không dễ dàng để trò chuyện với hư vô.

(Dieu signifie la dernière étape d’un cheminement, point extrême de la solitude, point insubstantiel auquel il faut bien donner un nom, attribuer une existence fictive. Il remplit en somme une fonction: celle du dialogue. Même l’incroyant aspire à converser avec le “Seul”, car il n’est pas facile de s’entretenir avec le néant.)


Cioran đã nôm na gói vô vào hữu, ông gọi đó là hiện hữu hư cấu - existence fictive, vì không thể nói chuyện với hư vô, nên biến hư vô thành Đấng Duy Nhất (le Seul), một thượng đế vô cấu. Đây là một cánh cửa khác mở vào bế tắc cũng được tứ cú ghép vào nhóm diệc hữu diệc vô.


Hành trình tư duy của Cioran đi từ diệc hữu diệc vô đến một giai đoạn, sau khi bất lực với giáo lý của Nagarjuna, mặc dù ông vẫn thấy đó là ánh sáng, nhưng con đường ấy ngộp thở quá đối với ông. Ông thú nhận, bằng những lời văn của một nghệ sĩ hơn là văn phong triết gia như khi ông viết về hư vô thuyết. Lời văn giản dị đầy chân tình như sau:

Phật giáo đã lôi cuốn tôi trong một thời gian rất dài ; là vì Phật giáo cho phép tiếp cận một tôn giáo mà không cần đức tin. Đạo Phật là một tôn giáo chỉ ủng hộ kiến ​​thức. Chúng ta được dạy rằng chúng ta chỉ là những hợp chất, rằng những hợp chất này sẽ tan rã, rằng chúng không có thực, chúng ta được chứng minh về tính phi thực của mình [...] Cho đến một ngày tôi nhận ra đó là một trò giả dối. Ngay cả bây giờ tôi đồng ý với tất cả những nhận xét phủ định của Phật giáo: chúng ta không có thật, tất cả đều là dối trá, mọi thứ đều là ảo tưởng ... Nhưng con đườngPhật giáo chủ trương thì tôi không thể tiếp cận được. Sự từ bỏ dục vọng, tiêu diệt bản ngã, chiến thắng bản ngã. Nếu cứ chấp trước vào bản ngã của mình, thì Phật giáocon đường không lối vào đối với tôi. Vì vậy, chúng ta phải chiến thắng bản ngã của mình. Nhưng tôi thấy rằng tôi không thể vượt qua được bản ngã của tôi. Và rằng tôi đã bị ám ảnh với bản thân giống như tất cả chúng ta. [...] nhưng khải thị của Đức Phật về cái chết, về tuổi già, về đau khổ, là một trải nghiệm mà tôi đã sống và tôi vẫn đang sống. Đây là thực tế hàng ngày của tôi. Nhưng những giải phápĐức Phật chủ trương không phải của tôi, vì tôi không thể từ bỏ dục vọng. Tôi không thể từ bỏ bất cứ điều gì.
Le bouddhisme m’a pendant très longtemps intéressé ; c’est que le bouddhisme vous permet d’accéder à une religion sans avoir la foi. Le bouddhisme est une religion qui ne préconise que la connaissance. On nous enseigne que nous ne sommes que des composés, que ces composés se dissolvent, qu’ils n’ont pas de réalité, on nous démontre notre non réalité. [...] Jusqu’au jour où je me suis rendu compte que c’était une imposture. Même à l’heure actuelle je suis d’accord avec toutes les constatations négatives du bouddhisme: nous ne sommes pas réels, tout cela c’est des mensonges, tout est illusion... Mais la voie que préconise le bouddhisme m’est inaccessible. Le renoncement au désir, la destruction du moi, la victoire sur le moi. Si vous restez attachés à votre moi, le bouddhisme est une impossibilité. Donc, il faut triompher de son moi. Mais j’ai constaté que je ne pouvais triompher du mien. Et que j’étais obsédé par moi-même comme nous tous. [...] mais la vision du Bouddha sur la mort, sur la vieillesse, sur la souffrance, c’est une expérience que j’ai vécue et que je vis encore. C’est ma réalité quotidienne. Mais les solutions que préconise le Bouddha ne sont pas les miennes, puisque je ne peux pas renoncer au désir. Je ne peux renoncer à rien. (Entretiens - Emil Cioran)


Tôi đã rướm lệ khi đọc và dịch những dòng nguyên tác đầy khắc khoải của một thiền sư ngậm hòn sắt nóng nhả không ra nuốt không vào người Pháp gốc Roumaine này. Rướm lệ, vì tôi từng đã trải nghiệm những trăn trở về hiện hữu, hư vô như ông, như những đàn anh đi trước. Cioran leo lên dốc Tính Không, dốc thẳng đứng, ông đã rơi xuống vực thẳm, với tiếng hét kinh thiên hữu vô bặt lối.

Phạm Công Thiện đã từng mò mẫm dưới đáy sâu của hố thẳm này:

Hố thẳm của tư tưởng là Uyên tư. Tư tưởng hôm nay và tư tưởng ngày mai phải là tư tưởng về Hố thẳm. Con đường đi đến Hố thẳm là con đường của Thể và Tính ; tính thể của thể tínhthể dụng ; thể dụng là triết, tượng, ái, thơ và họa, phương trời của thể dụng là Hố thẳm, vì tư tưởng phải hủy tư tưởng, thể dụng phải phá hủy thể dụng để đi về thể tính của Hố thẳm, tức là uyên mặc, có nghĩa là niềm im lặng của Hố thẳm.

Còn Cioran bị nghẹt thở:
Thật không may, trên con đường giác ngộ, chỉ có con đườngthú vị. Còn giác ngộ ? Ta không đạt được nó, bị nó bóp cổ, chết ngạt ở đó. Niết bàn tự nó là - nghẹt thở ! Tuy nhiên nó lại là sự nghẹt thở ngọt ngào nhất ”

Par malheur, sur le chemin de la délivrance n’est intéressant que le chemin. La délivrance ? On n’y atteint pas, on s’y engouffre, on y étouffe. Le nirvana lui-même – une asphyxie ! La plus douce de toutes néanmoins - (Oeuvres, Ecartonnement, Gallimard, p. 1470).

 

Trong số những tư tưởng gia về không, thật đáng ngạc nhiên có một …linh mục !

Ông linh mục này oái oăm thay lại nhờ tu theo không mà ông được phong thánh !

Đó là thánh Jean de la Croix (Saint John of Cross).
Jean de la Croix chủ trương biến bản ngã thành không, không phải là cái không tuyệt đối, mà là cái ngã to lớn đầy ắp những khẩu hiệu không dán cùng khắp chung quanh như cái bình cắm nhiều loại hoa cùng một màu, để mong với sự trốn núp sau cái không, Thượng Đế sẽ xuất hiện. Cho dù hoa che hết bình, người ta không thể thấy bình, nhưng không vì thế mà bình biến thành hoa. Descartes nói ego cogito, ergo sum, tôi suy tư, tôi hiện hữu. Vị thánh này dùng tất cả mọi động từ, nhưng lại không dùng động từ pensersuy tư. Làm như thể kể thêm động từ suy tư vào thì không thể phủ định, vì Descartes dùng động từ suy tư để xác định. Nói cho vui, chứ Saint Jean de la Croix chết một năm trước khi Descartes ra đời.


Jean de la Croix làm một bài thơ lập đi lập lại chữ khôngrien từ đầu tới cuối khá tân kỳ
như sau:

 

Je ne suis rien,                                                            Tôi chẳng là gì cả

Je ne puis rien,                                                Tôi chẳng có thể gì cả                       
Je ne vaux rien,                                               Tôi chẳng có giá trị gì cả
Je ne mérite rien,                                            Tôi chẳng xứng đáng gì cả
L'on ne me doit rien,                                       Tôi chẳng có bổn phận gì cả
Au rien, il ne faut rien,                                    Với không gì cả, thì không phải làm gì cả
Le rien ne peut rien,                                        Không gì cả không thể làm gì cả
Le rien ne veut rien,                                        Không gì cả không muốn gì cả
Le rien n'est bon à rien,                                  Không gì cả chả tốt lành cho gì cả
Le rien n'est digne de rien,                             Không gì cả chẳng xứng đáng gì cả
Le rien doit demeurer à rien,                          Không gì cả chẳng phải ở đâu cả
Le rien ne se plaint de rien,                            Không gì cả chẳng than vãn gì cả
Le rien ne s'offense de rien,                            Không gì cả chẳng mất lòng ai cả

Le rien ne s'étonne de rien,                             Không gì cả chẳng kinh ngạc gì cả
Le rien ne se trouble de rien,                          Không gì cả chẳng bấn loạn gì cả
Le rien n'est propre à rien,                             Không gì cả chẳng phù hợp gì cả
Le rien n'ambitionne rien,                               Không gì cả chẳng tham vọng gì cả
Le rien ne méprise rien,                                  Không gì cả không khinh khi gì cả
Le rien ne demande rien,                                Không gì cả không đòi hỏi gì cả
Le rien ne considère rien,                               Không gì cả không thắc mắc gì cả
Le rien ne se contente de rien,                        Không gì cả không hài lòng gì cả
Le rien ne prétend rien,                                  Không gì cả không toan tính gì cả
Le rien ne s'approprie rien,                            Không gì cả không chiếm đoạt gì cả
Le rien ne prend goût à rien,                          Không gì cả không tán thưởng gì cả
Le rien ne désapprouve rien,                          Không gì cả không chê bai gì cả
Le rien n'est blessé de rien,                             Không gì cả không tổn thương gì cả
Le rien n'envie rien,                                        Không gì cả không thèm muốn gì cả
Le rien ne s'incommode de rien,                     Không gì cả không bận tâm gì cả      
Le rien ne prend part à rien                            Không gì cả không riêng tư gì cả
Le rien ne soutient rien,                                  Không gì cả không ủng hộ gì cả
Le rien ne tient à rien,                                    Không gì cả không để tâm gì cả
Le rien ne se scandalise de rien,                     Không gì cả không tai tiếng gì cả
Le rien ne s'empresse de rien,                         Không gì cả không vội vàng gì cả
Le rien ne juge ni ne condamne rien,             Không gì cả không phê phán cũng không tố cáo gì cả
Le rien ne se peine de rien,                             Không gì cả không lo lắng gì cả
Le rien ne craint rien,                                     Không gì cả không sợ gì cả
Le rien ne désire rien,                                     Không gì cả không muốn gì cả
Le rien n'appréhende rien,                              Không gì cả không lĩnh hội gì cả
Le rien ne se choque de rien.                          Không gì cả không kinh động gì cả
Ainsi soit-il.                                                     Hãy nên như vậy.

Vào đầu bài viết, tôi có đưa ra những phán xét của ba nhân vật Công Giáo về triết lý không bên Phật giáo, họ cho rằng Phật giáo dẫn vào hư vô chủ nghĩa.

Nhưng tất cả những gì được viết trong bài thơ ca tụng sự trống không này của Saint Jean de la Croix, lại được tôn xưng là lời lẽ của bực Thánh, được Giáo Hoàng tán xưng, và tên tuổi được viết hoa !
Và mặc dù chê bai thậm tệ Phật giáo, họ lại cho rằng có sự giao hội giữa Phật Giáo và Kitô giáo, nhằm hạ bệ Đức Phật, so sánh ngài với một tu sĩ Công Giáo Roma nhỏ bé, bị ông này qua mặt, vì Phật chỉ đạt được Niết Bàn tiêu cực, còn thánh Jean đạt được ánh sáng toàn hữu của Thiên Chúa. Cái tên Croix – Cross không biết có phải là do cuộc “hội ngộ to tát” này mà được mệnh danh chăng ?

Tư tưởng của Jean xuất phát từ sự nô lệ vào Thiên Chúa mà tự biến mình thành không, để cầu mong ánh sáng của Chúa chói lòa giữa thinh không.
Sự quên mình để đạt mục đích trong bài thơ trên làm tôi nhớ đến một bài hát Pháp rất nổi tiếng được viết vào thập niên 80 cũng diễn tả sự nô lệ vào tình yêu, biến mình thành không để cho thời gian thăng hoa thành tình yêu. Bài hát có tên Besoin de Rien envie de Toi như sau:

Besoin de rien, envie de toi                             Không cần gì hết chỉ thèm muốn em
Comme jamais envie de personne                  Như chưa bao giờ thèm muốn ai
Tu vois le jour                                                 Em thấy ngày không
C'est à l'amour qu'il ressemble                       Nó thật rất giống tình yêu

Chúng ta nên phong cho tác giả bài hát này Peter và Sloane thành thánh như thánh Jean, vì họ biết tự xóa nhòa đi trong tình ái, biến thời gian thành yêu đương. Họ là Thánh tình ái.

Chỉ cần viết hoa đại danh từ Toi (em) trong besoin de rien, envie de toi, thì Toi viết hoa sẽ biến thành Chúa Kitô, và loại tình yêu dành cho Thiên Chúa của tín đồ cũng rất xác thịt (corporel) như tình yêu nam nữ. Nên nhớ trong văn chương Pháp, tín đồ xưng hô với Chúa là Toi.
Để biến bánh thánh thành thịt thật của Chúa Giêsu, thì linh mục đọc câu Hoc Est Enim Corpus Meum. Để biến rượu thành máu thật của Chúa, vị linh mục đọc câu Hic Est Enim Calix Sanguinis Mei. Khi tín đồ ăn bánh và uống rượu thánh, họ được huấn luyện bằng sự tự kỷ ám thị rằng họ đang đưa mình thánh chúa vào cơ thể họ. Nghi thức này nặng tính xác thịt làm say mê hằng tỉ tín đồ. Đây là một trong những biến chứng của các tệ nạn tính dục trong hàng ngũ cả bên chủ chăn lẫn bị chăn, họ thường bị hoang tưởng sư mê ly xác thịt tình dục là sự hiệp thông giữa thánh với phàm.

Qua tinh thần bài thơ được Saint Jean de la Croix, và bài nhạc tình yêu nổi danh một thời của Peter và Sloane sáng tác, chúng ta nhận ra đó là một cuộc đầu tư, một trao đổi, bỏ một cái gì đó để mong đem về một giá trị to lớn hơn, nhưng nhờ vào văn chương để thi vị hóa, đánh bóng cho thành cao thượng, trong sáng. Trong tình yêu nam nữ phải có trao và nhận, không hề thực sự có l’amour c’est pour rien (tình cho không biếu không) được. Vụ trao đổi cái không để lấy cái xuyên qua tình yêu, như tình yêu Thiên Chúa, cũng không thể pour rien (biếu không). Trong vụ làm ăn này, có thừa lãng mạn thế tục, thừa sự trao đổi boléro, lắm giọt mưa thăng hoa trên tượng đá, nhưng lại thiếu vắng sự nghiêm chỉnh và tính trung thực của triết học.


Bài viết về “tính không Kitô giáo” được linh mục David Nix đăng trên tạp chí Pilgrimp Priest với tựa đề Saint John of Cross and the Buddha cho ta thấy tính cách thương mãi mượn đầu heo nấu cháo thật đậm nét. Cùng thử đọc một đoạn hạ giá ngoại đạo và tự nâng bi giáo lí của mình một cách thiếu liêm sỉ của linh mục David Nix như sau:

Trong Phật giáo, Không vừa là phương tiện, vừa là cứu cánh. Trong Kitô giáo, không chỉ là phương tiện (và từ đây, một con đường hoàn toàn khác vì ý nghĩa của việc rửa tội và bước theo Chúa Kitô trong tình yêu, chứ không đơn giản chỉ là một cuộc tu hành khổ hạnh ích kỷ.) không chỉ đơn giảnphương tiện cho Thánh Jean de la Croix, không phải là đích điểm mọi thứ tắt nghỉ của Niết Bàn, vì Giăng muốn độc giả của mình đến được nơi Chúa vui lòng ngự. Đó là đâu? Trên núi Carmel, nơi mọi sự ích kỷ và kiêu hãnh tâm linh đã bị dập tắt. Tại đó, một Giăng thậm chí còn cổ xưa hơn “nghe thấy tiếng lớn từ ngai vàng rằng: Kìa, nơi ở của Đức Chúa Trời ở cùng loài người” .— Khải-huyền 21: 3

Đúng vậy, Phật giáo thì tắt nghỉ. Công giáo là nơi Thiên Chúa vui lòng ở với con người mãi mãi.

 (In Buddhism, Nada is both the means and the end. In Catholicism, nada is only the means (and at that, quite a different path because of what it means to be baptized and follow Christ in love, not simply a selfish ascetical struggle.) Nada is simply the means for John of the Cross, not the Nirvana extinction point, for John wanted his readers to arrive “where God is pleased to dwell.” Where is that? Upon Mount Carmel where all selfishness and spiritual pride has been extinguished. There, an even more ancient John “heard a loud voice from the throne saying, Behold, the dwelling place of God is with man.”—Apocalypse 21:3

Yes, Buddhism is extinction.

Catholicism is where God is pleased to dwell with man forever.)


Nada trong đoạn văn của David Nix là một bình chứa đầy không, chứ không phải cái không nothingness của Long Thụ. Không của Long Thụ do trí tuệđạt được, chứ không phải do tu hành ích kỷ khắc khổ selfish ascetical struggle như cách thức tự cổi áo dòng tu kín của Kitô rồi mặc vào các tu sĩ Phật giáo của linh mục David. Bên Phật giáoSelf Enlightenment chứ không có selfish ascetical của các dòng tu hiến mình khổ hạnh Kitô giáo. Đạo Phật chưa hề chủ trương tu khổ hạnh !


Các linh mục thường đọc chữ nghĩa của đạo Phật, rồi hiểu bằng nội dung sai lạc đầy thâm ý của mình.

Không, trong Phật giáo không phải là từ có biến thành không, hay ngược lại, theo cách diễn giải khá trẻ trâu của luận lý thiếu căn bản minh triết.
Trong bát bất của Trung luận, cái hữu đã vô tự tánh, thì cái không cũng phi thựcvô tự tánh. Chấp vào không hay hữu là chấp vào sinh hay diệt, thường hay đoạn. Cái không đã là một tiền đề vô giá trị, bất khả tín, thì đâu thể dùng cái không ấy để cầu cái hữu được đại diện bởi Thiên Chúa như là một giá trị hằng hữu. Giả thiết Thiên Chúa là một tự thể, tự thể này phải từ chưa có xuất hiện thành có, ít ra là trong khái niệm của con người. Tức là có chủ thể sinh, và khách thể được sinh. Vậy tiền để tự thể của Thiên Chúa trở nên bấp bênh, vì nó phải chứa đựng hai yếu tố nhân và quả, như vậy, nó không tự đủ, không có tự tánh. Đó là chưa kể Thiên chúa lại lọt vào tầm ngắm tứ môn của Trung luận, rằng không pháp nào tự sinh, cũng không do cái khác sinh, cũng chẳng vừa tự sinh vừa tha sinh, cũng chẳng do nhân sinh, nên tất cả các pháp đều vô sinh. Thiên Chúa hay vật thụ tạo của ngài đều vô sinh, bình đẳng, chẳng ai sinh ra ai, vả hai đều hoàn toàn vô tự tánh.
Luận lý bên Kitô giáo, do cái không là vay mượn chứ “không tự có”, nên khi diễn dịch về không và hữu, tịch diệt và vĩnh hằng, đã vay mượn hai khái niệm này trong hai cái gói của Parménide và Héraclite, vốn là hai đối cực đều bị Phật giáo phủ nhận mà không hay. David Nix ca tụng Thánh Jean vượt qua nhị nguyên luận của Descartes để chụp bắt vào không như người bắt bóng của mình sau ánh đèn. Một con ếch, dù có phình bụng bao nhiêu, cũng không thể nuốt nổi con bò.

Hãy đọc bài kệ tứ môn, điểm danh các pháp được xem là tự sinh và hằng hữu, qua ánh mắt của Trung luận:


Chư pháp bất tự sinh               諸法不自生                 Các pháp không tự sinh

Diệc bất tùng tha sinh              亦不從他生                 Cũng không phải tha sinh

Bất cộng bất vô nhân               不共不無因                 Không cộng không vô nhân

Thị cố tri vô sinh.                     是故知無生                Nên đều là vô sinh. (HT Nhất Hạnh dịch)

 

Gioan Phaolồ II trước khi được bầu vào ghế Giáo Hoàng, đã viết về “ông Thánh Không” này, đánh giá Phật giáo bằng sự nhắc nhở người Công giáo rằng Phật giáo mang một “sự cứu rỗi tiêu cực”. Và từ “tiêu cực” ông dùng, được cho là không hề mang một "ác ý" nào, mà theo ông, Niết bàn chỉ là sự cứu rỗi kết thúc trong hư vô, trong khi mục tiêu của ba lần Nada đối với Thánh Không lại chính là…tự thân của Thiên Chúa. St. John Paul II did his first thesis on St. John of the Cross, and later as Pope he helped to shed light on potential syncretism by reminding the Catholic that Buddhism carried a “negative soteriology.” “Soteriology” is the study of salvation. By “negative,” St. John Paul II did not mean “grumpy” but that Nirvana as salvation ended in nothingness, where the goal of the threefold nada for St. John of the Cross was…God Himself (sđd).

Tiếp theo đó, bài báo của linh muc David Nix chứng minh sự hằng hữu của thiên chúa và cả vũ trụ bằng cách chuyển nada, nada, nada thành câu kinh thánh trích từ Thư 1 Gửi Tín Hữu Cô-rin-tô (3:21-23), hô biến một cái, thì mặt nạ không vay mượn biến thành hữu tuyệt đối, vứt bỏ luận lý triết học, tất cả mọi Nada của Jean de la Croix từ Nothingness đều biến thành everything
Đừng ai dựa vào phàm nhân mà tự hào. Vì tất cả đều thuộc về anh em; dù là Phao-lô, hay A-pô-lô, hay Kê-pha, dù cả thế gian này, sự sống, sự chết, hiện tại hay tương lai, tất cả đều thuộc về anh em, mà anh em thuộc về Đức Ki-tô, và Đức Ki-tô lại thuộc về Thiên Chúa. (Thư 1 gửi tín hữu Cô-rin-tô 3:21)

Thiên chúa, qua câu kinh và luận lý của Daved Nix, nhờ được thừa nhận bỡi Đức Ki-tô mà hiện hữu, Đức Ki-tô lại nhờ được thờ phụng bỡi tín đồhiện hữu. Một sự liên hữu lệ thuộc nhau như vậy, theo Trung quán luận, không tiền đề nào trong ba sự hiện hữu trên có nội hàm, và do vậy đều chỉ là các pháp duyên khởi hiện hữu từ giả danh. Nhìn được như vậy, là Trung Đạo.

  • Tại sao tôi gọi triết lý nada của Jean de la Croix là “cái không vay mượn chứ không tự có”.
    Đơn giản chì vì trong căn bản thần học không có bất kỳ một khái niệm nào về không, gần như luôn chống đối lại không, mặc cảm nặng nề khi ai gán cho mình một nghĩa phủ định. Chúng ta không thể tìm ra được một khái niệm không nào trong kinh thánh. Giáo lí nhất thần luận xoay quanh duy nhất một cái hữu là thiên chúa, còn tất cả đều là thụ tạo. Trong khi Phật giáo xây dựng một vũ trụ quan vô ngã, thì các học thuyết thần luận xây dựng một thế giới dày đặc ngã ái. Với cái ngã nặng nề ấy, chiến tranh, giết chóc, ganh tị, yêu thương và thù hận liên tục chế ngự hoàn vũ với những chiêu bài và luận điệu hòa bình, thương xót, liên tôn.

    Nếu có một cái không, thì ý nghĩa của cái không bên Kitô giáo nhằm để phục vụ cho cái độc hữu được cho là đầy quyền năng, thống trị. Cái không của Kitô giáo là giả không, ý nghĩa thực của nó là, chỉ có Một Đấng Thực Hữu, kỳ dư là thụ tạo.

Có thể tìm được cái không tuyệt đối trước khi có vũ trụ trong Sáng Thế Ký không ?

 

Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước. Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. Đức Chúa Trời thấy sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm.

Bản Việt dùng từ “mặt vực”, là nghĩa đen, tuy không sai, nhưng đã làm cho câu văn khó hiểu. phải dịch là “bóng tối ở trên sự thăm thẳm” mới chính xác - bản Pháp vănil y avait des ténèbres à la surface de l'abîme – và tiếng Anh là and darkness upon the face of the deep. Cả hai từ abîmedeep đều mang ý nghĩa sự thăm thẳm, không có hình dạng. Thực ra, vào thời bán khai, con người chưa có khái niệm về không gian space, do thấy nước trên trời lâu lâu mưa ào ạt xuống, thì nghĩ rằng vũ trụ ở giữa nước và được Chúa tạo ra từ nước - trái đất ra từ nước và làm nên ở giữa nước (2 Peter 3:5), bên trên có cái vòm, bên dưới là đất chắn, nên khi viết Thánh kinh, họ nghĩ rằng đất là vô hình và trống không thay vì nói là không gian. Từ “vòm” trong vòm trời, khi đọc bằng tiếng Việt, ta không nghĩ là cái vòm ấy cứng, nhưng bản Anh và Pháp đều dùng từ firmament được dịch từ raqia của ngôn ngữ Hébreu, mà từ này có căn ngữ firm là cái gì chống đỡ, cứng cáp. Nếu là tôi viết kinh Thánh, câu “đất là vô hình và trống không”, tôi sẽ viết là “Trước hết Đức Chúa Trời dựng ra cái không”, vì đất vô hình và trống không là một khái niệm chưa thành hình của một cái gì có thể chứ đựng, bao phủ, một nơi chốn where để định vị các sự vật, chẳng phải không gian thì là gì ? Nhưng nhân loại thời ấy chưa có khái niệm về không gian vô tận. Đã vô hình thì làm sao dịch là vực ? Như vậy trong Sáng Thế Ký, căn bản của văn hóa Abraham, khái niệm về không gian hoàn toàn vắng mặt. Từ đó làm sao có thể có khái niệm về hư vô hay nothingness để mà quán không như Jean de la Croix đã làm ?

Đối với Kitô giáo, trước khi Thiên chúa xuất hiện và tạo dựng vũ trụ thì không có gì tên, kể cả hư vô.

Không biết thuyết Big Bang mà linh mục Georges Lemaître đưa ra, được tất cả các nhà KH cho là phù hợp với thuyết Sáng Tạo, tất cả họ đều bỏ lơ câu hỏi: làm sao Big Băng có thể nổ ra một vũ trụ đại dương toàn là nước để phù hợp với Thánh kinh ?
Hình dưới cho thấy thiên giới của Chúa (heavens) cũng nằm bên trong vũ trụ toàn bằng nước, bao gồm cả hỏa ngục (Sheol).

Tóm lại, vũ trụ, theo Thánh kinh, là một khối siêu thủy cầu có mặt đất làm trung tâm. Khái niệm không gian và hệ mặt trời với những hành tinh và trái đất vây quanh chỉ được chấp nhận từ Copernic trở về sau trải qua bao công cuộc đấu tranh của nhiều thế hệ, trong đó có nhà khoa học Galilée bị Giáo Hội lên án. Bên Phật giáo đã có khái niệm tận hư không giới từ rất lâu.

 

 

                        

  • Sự lấn cấn của thần học Kitô-Do Thái là không thể giải thích nguyên nhân đầu tiên giữa âm dương, sáng tối. Trong Sáng Thế Ký, có một sự mơ hồ giữa sáng và tối, ngày và đêm. Chúa chỉ tạo ra ánh sáng mà không tạo ra bóng tối, thì làm sao biết đâu là bóng tối ? Còn nếu bóng tối được tạo ra trước ánh sáng, cùng lúc với đất vô hình và tối tăm, thì làm sao biết cái ấy là tối nếu không đã có sáng ? Sáng và tối không thể tách rời như Chúa tách rời. Nếu không đồng thời có nhân thì quả không có. Sáng tối tạo ra nhau như vừa là nhân vừa là quả. Khái niệm nhân quả đồng thời là loại toán học không có trong vương quốc của Chúa. Thượng Đế tự đánh giá mình là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Khi ta nói tối, có nghĩa là trong bản thể của sự tối đã hàm chứa sáng, vì không có sáng, thì ta hoàn toàn không thể khái niệm tối, và ngược lại. Do sự bất tri (dốt nát về lô gíc và khoa học) mà kinh thánh đã vụng về tạo ra ánh sáng, ngày đêm và cỏ cây trước khi tạo ra mặt trời, trăng sao. Điều này cũng chứng tỏ Kitô giáo không thực sự biết rõ thế nào là hữu thể hay hư vô, căn bản của bản thể học, mà chỉ quan sát hời hợt mặt ngoài các hiện tượng rồi lập thuyết. Một học thuyết quá thờ ơ với không, lại đưa không ra để làm phương tiện cho con đường đạt hữu, như David khoe, thì chúng ta hiểu được vì sao Thượng Đế tạo ra vũ trụ không những chính ông ta không biết rõ, lại còn sai bét với thực tại được khám phá của khoa học. Thực ra khi vũ trụ được hình thành từ Big Bang thì ánh sáng và bóng tối, thời giankhông gian cùng đồng loạt có mặt không trước không sau.
  • Trước hết, phải nói rằng trong hai bộ kinh thánh cả Cựu lẫn Tân Ước không hề cho ta bất kì một chất liệu nào, dù thật nhỏ, làm nền tảng suy tư về Tính Không, hay về Nothingness, dù chất liệu không, theo bài viết của David Nix, chỉ là phương tiện để đạt đến Thiên Chúa. Trong Thánh kinh không dạy phải sử dụng phương tiện quán không, tự mình biến mất, để được Thiên Chúa nhập vào. Thánh kinh chỉ dạy tin vào Thiên Chúa để cầu mong được cứu rỗi salvation. Sự cứu rỗi thiết yếu phải có chủ thể cứu rỗi là Thiên Chúa và khách thể được cứu rỗi là tôi. Nếu cái tôi biến thành không, nothing, thì Thiên Chúa cứu cái không à ? Theo Thánh De la Croix thì ông không cần gì cả, Chúa cứu cái không cần Chúa thì quả là phi lý. Đạo Chúa rất sợ cái không, luôn thuyết giảng về sự sống vĩnh hằng, chả hiểu từ đâu lọt vào ông Saint John of Cross với những mảnh không vụn vặt không biết mót từ đâu vào thế kỷ XVI ở Tây Ban Nha ?

 

  • Triết lý của Kitô giáo căn dặn rất kỹ tín đồ phải gìn giữ linh hồn. Đánh mất linh hồn đồng nghĩa với mất Chúa. Nếu nói như thánh Jean je ne suis rien, i’am nothing, tôi không là gì cả, phải chăng Jean đang đi theo con đường vô ngã của đạo Phật ?
    Thiên Chúa đã chia rẽ ánh sáng với bóng tối, ngày và đêm ? Mặc dù ngài không biết ngã là gì, nhưng ngài là nhà sáng tạo các mâu thuẫn, vì thế, vô ngã không thể cùng ngã cộng sinh. Đó là ý muốn của Thiên Chúa khi xây dựng vũ trụ.
    Làm sao một kẻ tin vào Thiên Chúa lại có thể làm trái với định luật mà Chúa tạo dựng, gieo bóng tối để đạt được ánh sáng ? dùng vô ngã để xây dựng đại ngã ? Nên nhớ không có chuyện loài ngườithể đạt đến đại ngã bình đẳng như Thiên Chúa. Bạn thuộc về Đấng Christ, và Đấng Christ thuộc về Thiên Chúa - You are Christ’s, and Christ is God’s.

Linh hồn và thân xác là cái luôn trường tồn và bất khả phân li trong giáo lí Thần học. Khi về thiên đàng thì cùng về nguyên cặp, khi vào hỏa ngục cũng vào nguyên cặp. Thân xác có thể thay đổi, và linh hồn có thể bị chi phối bỡi thiện ác, nhưng lại bất biến. Kitô giáo cho rằng thân xác, và linh hồn đều cùng chia sẻ một bản ngã. Cho dù thân xác có xuống hỏa ngục, sự đày ải cũng vĩnh hằng, cả hồn lẫn xác đều không bao giờ biến mất, mà phải chịu vĩnh hằng đau khổ !

Luyện ngục là một khái niệm tân chế dùng để mơ hồ hóa tình thế sau khi chết mà chưa đến ngày chúa phán xét để Giáo Hội lùa hết vào đó, rồi ai nộp tiền thì được lên Thiên Đàng, ai không tiền bị rơi vào hỏa ngục. Chúa đã giao chìa khóa Thiên Đàng cho kẻ đại diện Chúa ở trần thế, nghĩa là sự Phán Xét cuối cùng đã do kẻ đại diện Chúa quyết định, do vậy, ngày Tái Lâm cũng mơ hồ hết cả ý nghĩa, cũng chỉ là một lời nói dối không bao giờ được kiểm chứng. Với triết lý hồn xác vừa phức tạp vừa mê tín này, đừng nói là người ngoại đạo có thể hiểu, mà ngay giáo hoàng cũng mù mờ. Bằng chứng gần đây Giáo hoàng tuyên bố với báo chí rằng Thiên Đàng chỉ là một…trạng thái của tâm !
Lời tuyên bố Thiên Đàng chỉ là tâm, vô tình đã biến sự kiện Chúa Giêsu phục sinh bằng thân xác và bay về trời bấy lâu được ca tụng, lại cũng chỉ là một lời nói dối lớn lao khác. Một thân xác vật lý làm sao bay chui vào một nơi chốn tâm lý ? Trừ phi Giêsu chết thực. Nhưng chúa chết thực, thì làm sao duy trì được giáo lý Chiến Thắng Cái Chết và Hằng Sống ?
Lời nói của GH xác nhận chính mình cũng thiếu Đức Tin vào kinh Tin Kính tôi tin xác loài người ngày sau sống lại; tôi tin hằng sống vậy, Amen.

Đừng nói một linh hồn cực kỳ trân quý là hiển nhiên, nhưng với giáo lí Kitô, cả thân xác cũng sẽ được Thiên Chúa ban cho sự sống vĩnh hằng, thì không thể để cho linh hồn hoặc thân xác ấy biến thành hư vô, Je ne suis rien, Je n’ai besoin de rien – i’m nothing, i need nothing, tôi là hư vô, tôi chả cần gì, như Jean de la Croix khai triển. Thánh Jean ca tụng triết lý vô ngã của Phật giáo mà không tự biết giáo lí vô ngã trái với thuyết linh hồn và thân xác vĩnh hằng của Kitô giáo.

 

  • Con người phải chăng là cái chai thân xác đựng nước linh hồn, khi trút bỏ hết nước thì chai sẽ trống, Chúa sẽ tự rót ngài vào chai ? The more you pour out, the more God pours in (sđd). David Nix diễn dịch rằng, với Nada, Nada, Nada, thánh Jean đã sống siêu vượt lên thân xác theo tinh thần kinh thánh Roman 8 - St. John of the Cross lived the primacy of the spirit over the body (Romans 8). Thế thì Nada có thể làm Chúa Thánh Linh trong Roman 8, đâu cần gì phải đưa cái cái nghịch lí của Thánh kinh Roman là Thiên Chúa đã xử phạt xác thịt của Giêsu, tức là đã xử phạt sự xấu ác của thế gian. Vượt được sự sai lầm thân xác bằng Nada, Nothingness, thì Giêsu cần gì phải vì thế gian mà chịu sự đau đớn của thân xác ?

 

  • Khi tính không đã không phải là học thuyết căn bản của Kitô giáo, thì Nada - không của thánh Jean de la Croix chỉ có thể là một phương pháp tự thôi miên, một phương án tự kỷ ám thị; hay đúng hơn, có thể dùng từ “autoerotic spirituality” mà giáo hoàng Benedict XVI đã sử dụng để nói về giải thoát của Phật giáo, và từ căn bản này, ông cho rằng con đường của đạo Phậtái kỷ, tự say mê (self-absorption, narcissism), tự dẫn đến hư vô thuyết.


Thực ra, bài viết nhỏ của David Nix không phải là mục tiêu phản biện của tôi, mà là toàn thể Kitô giáo, đặc biệt tư tưởng cực kỳ hạn hẹp của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II hay Giáo hoàng Benedicto XVI về Phật Giáo.
Theo chỗ tôi biết, ngày nay, môn học mà giới giáo sĩ Kitô học nhiều nhất, e rằng còn quan trọng hơn cả thần học, đó chính là giáo lí của đạo Phật, với mục đích mặc vào cho Kitô những giá trị của đạo Phật, như Thiền Định, Vô Ngã, Tính Không đang được thế giới quan tâm. Tuy nhiên, trong tủ kính các mặt hàng trưng bày mà Kitô giáo đánh cắp từ văn hóa khác, ai cũng biết rằng, đó không phải là hàng thực. Hàng thực của Kitô giáo là kho vũ khí thống trị, ngày xưa là súng đạn, ngày nay là những mỹ từ và các thao túng chính trị dựa vào sức mạnh đế quốc, truyền thông, và dollars.


Có thể thánh Jean de la Croix xem nhẹ đường đời, nhờ quán khôngđạt được một số thành tựu đạo đức cho bản thân, nhưng con đường của ông đi, nếu được diễn dịch như Giaon Phaolồ II, hay David Nix, đem không để đổi hữu, lấy thánh kinh để đổi đất đai, chỉ có thể có giá trị chính trị, không có đất đứng trong triết học hay đạo học.
Còn nếu Jean de la Croix tự sáng và độc lập với giáo lí Kitô giáo, chỉ muốn đạt không qua cách thái self-absorption, narcissism mà giáo hoàng Benedicto XVI cố gán cho đạo Phật, thì Jean chỉ mặc được vào chiếc vỏ không, từng bị chính sấm ngôn mà Long Thụ lên án:
Bực Chiến Thắng từng nói rằng Không là sự buông bỏ tận cùng tất cả các tạp niệm. Còn đối với những ai tin vào Không, những kẻ ấy, ta cho rằng không còn thuốc chữa.
(Le Vainqueur a dit que la vacuité est l’évacuation complète de toutes les opinions. Quant à ceux qui croient en la vacuité, ceux-là, je les déclare incurables.)

 

Các nhà Phật học không dài dòng như tôi khi dẫn nhập vào Tính Không. Họ tránh đụng chạm, không so sánh Phật học với các học thuyết khác. Họ thường nghiêm túc đi thẳng vào đề tài bằng lối viết rất chuyên môn không màu mè như thường lệ, gây không ít khó khăn cho độc giả ít quen với bản thể luận của đạo Phật.
Tôi không bị ràng buộc bởi những thận trọnggiới luật như chư vị tôn đức. Tôi mượn những vụ tấn công vào Phật giáo qua ngòi bút của ngoại đạo để dẫn vào Tính Không trong chừng mực hiểu biết của tôi. Các thầy chỉ dám hiển chánh, còn tôi, vì là tục gia phó đệ tử, tôi tự cho mình có thêm sứ mạng phải phá tà, điều mà chư vị không thể làm.
Tôi dùng cách vừa vẹt mây đen vây quanh ánh dương, vừa chỉ thẳng vào nguồn sáng.
Hy vọng độc giả hiểu vì sao tôi thường không ngại ngùng đứng trước các thế lực vô minh.

Tuy hơi vòng vòng, nhưng tôi cũng đã dẫn độc giả xuyên qua những khúc quanh quan trọng về tính không:
- nhân duyên.
- giả danh
- trung đạo.
Vậy tính không cũng là một tiền đề giả danh, nên Long Thụ mới nói, ai tin vào không, lấy đó lập tông, là kẻ hết thuốc chữa. Cái không mà Long Thụ đề cập là cái phủ nhận toàn bộ các cặp nhị nguyên đối đãi trong Bát Bất, chứ không phải cái không phản vị của cái hằng ngày.

Bây giờ chúng ta bắt đầu đi vào bát bất của Trung Đạo.


* Cặp phạm trù đầu tiên: Bất sinh diệc bất diệt 不生亦不滅 (phá sinh tử, hữu vô)

Có thể nói rằng, văn hóa hóa Tây Phương xây dựng trên sự phân chia sáng tối, sinh tử, đen trắng, hữu vô.

Sự phân chia và kỳ thị này được đóng ba dấu ấn trong Thánh Kinh.
Dấu ấn thứ nhất qua Sáng Thế Ký, khi Chúa tạo ra ánh sáng, ngài hài lòng và kiêu hãnh chia rẽ ánh sáng với bóng tối, ngày và đêm.
Dấu ấn thứ hai khi Thiên Chúa chia rẽ nhân loại, biến nhân loại thành những chủng tộc dị biệt ngôn ngữ để họ mất đi bản chất thông cảm cùng nhau đoàn kết trong việc xây dựng thành Babylone: Chúa không muốn loài người đoàn kết để tiến bộ.
Dấu ấn thứ ba, được Ma-thi-ơ kiêu hãnh ghi lại như sau trong Tân Ước: “Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an mà là gươm giáo. Ta đến để chia rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng. Và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn.”

Do not suppose that I have come to bring peace to the earth. I did not come to bring peace, but a sword. For I have come to turn a man against his father, a daughter against her mother, a daughter-in-law against her mother-in-law; a man’s enemies will be the members of his own household. (Matthew 10:34-36)

 

 


Ngay khi đưa ra tuyên ngôn chia rẽ sáng và tối trước khi có mặt của loài người, văn hóa Abraham đã đồng thời đưa ra tuyên ngôn về chiến tranh, đố kỵ, hận thù trên bình diện vũ trụ. Nói chính xác hơn, văn hóa Abraham xây dựng trên nền tảng chia để trị ngay tại căn để của bản thể học.
Nhưng mọi người đều được dẫn dắt rằng phải đợi đến khi Adam và Eva phạm tội tổ tông ăn trái táo, bị đuổi ra khỏi Địa Đàng, thì từ đó mới có sinh diệt, lành dữ. Trái táo chỉ là một cái cớ khá trẻ con và không đủ dày để có thể che mắt thánh. Chính khi Chúa phân rẽ sáng tối ngày đêm, là ngài đã ăn phải trái cấm phân biệt do ngài tự chăm bón. Sau khi ăn phải trái độc này, Chúa biến thành kẻ phân biệt hạng nặng, ngài đố kị, ái kỷ, ganh ghét, háo danh, thù hận, và tội ác đầu tiên của ngài không phải là tạo ra sự đố kị để Cain giết Abel, mà là ngài đã chế ra trái táo, trái cây chia rẽ oan nghiệt, trái cây độc dữ, trái cây hân thù đố kị để đầu độc các sản phẩm của mình. Tội tổ tông được Chúa phạm, ngài lại đổ cho nhân loại. Chúng ta đọc kinh thánh bằng hai mắt của người mù, đọc trên hàng chữ nổi do Giáo Hội tạo ra, bằng cách sờ mó với những đầu ngón tay. Những gì Giáo Hội không chế ra trong các giáo đường, chúng ta lười biếng không quan tâm, nên sự hiểu biết của chúng ta về văn hóa Abraham như cái thấy của con ngựa được sử dụng kéo xe với hai mắt chỉ cho thấy phía trước.

 

Vậy thì cũng dễ hiểu vì sao đạo Phật chủ trương không phân biệt. Sự xóa bỏ phân biệt của Tính không, phải được hiểu trên chiều vũ trụ chứ không đơn thuần trên khái niệm hay luân lý.
Bất Sinhbất diệt, là cặp phủ định đầu tiên trong bát bất, nhằm phá tan các cặp nhị nguyên đối đãi.
Nói một cách khái quát hơn là không sáng - tối, âm - dương, đen - trắng, chính - tà, phúc - họa, thị - phi, đóng - mở v.v
Phủ nhận các cặp đối đãi, không mang ý nghĩa phủ nhận chúng, mà là phủ nhận giá trị nội tại của chúng, khai mở ra con đường vô phân biệtbình đẳng trước thế giới hiện tượng. Thí dụ khi một người da trắng đối xử từ bibình đẳng với bất kỳ một người da màu dơ dáy nghèo hèn hơn mình, thì đó là hành động vô phân biệt, phủ nhận đen trắng, giàu nghèo, giai cấp, chứ không phải phủ nhận người da đen, hay nhắm mắt vô cảm trước sự nghèo hèn của người ấy. Sự phủ nhận như vậy mang ý nghĩa chân chính của Trung Đạo hay Tính Không. Vây Tính không xóa bỏ trạch pháp của Thất Thánh Tài. Bất sinh diệc bất diệt không nhằm phủ nhận hiện tượng sinh diệt, mà trả lại cho sinh diệt giá trị thực tại của chúng.

 

Có ba trình độ hiểu Tính Không.

 

Trình độ thứ nhất, là trình độ hiện tượngđạo đức xã hội, như tôi vừa trình bày. Đạo đức rất cần cái nhìn Trung Đạo, phi tín ngưỡng và vô tôn giáo. Nếu có mặt của tín ngưỡng tôn giáo, thì lòng từ ái vô phân biệt trắng đen giàu nghèo sẽ được lợi dụng bỡi Thượng Đế hay Phật Trời một cách có điều kiện. Giả thiết không có sự hiện diện của Thượng Đế hay Phật Trời với lời hứa hẹn ban thưởng, thì sự bình đẳng vô phân biệt này cũng không có lý do tồn tại.
Trình độ thứ hai, là trình độ hiểu Tính Không theo chiều bản thể, trong đó có khía cạnh đạo đức mang tính vũ trụ khách quan. Ở trình độ này, giá trị sống của con bò cũng bình đẳng như giá trị sống của con người, sự đau đớn của con bò bị xẻ thịt cũng bình đẳng như sự đau đớn của George Floyd bị ngộp thở dưới sức ép chiếc đầu gối do viên cảnh sát Derek Chauvin đè lên. Nếu lên án Chauvin, thì cũng phải lên án sự giết bò lấy thịt. Điều này loài người khó đạt đến trên diện rộng.
Trình độ thứ ba hiểu tính khôngtrình độ vô ngã. Ở trình độ này Tính Không chính là giải thoát, là tự do tuyệt đối. Vô ngã đồng nhất ở vô trụ, tức là trụ ở điểm 0, vào giờ 0 phút 0 và Nanoseconde 0 của Big Bang, chưa chia rẽ không – thời gian. Tại đây, Big Bang tương ứng với sát na “y tánh duyên khởi” của Trung Đạo nghĩa (Idapaccayata Paticcasamuppada).


Không riêng trong lãnh vực Tính Không cần có nhiều trình độ theo dạng kim tự tháp, mà tất cả giáo Pháp của Phật đều sẽ đem lại lợi ích tùy theo mức độ áp dụng.
Chẳng hạn 5 giới của người tại gia, giữ được giới nào, thì lợi ích cho người ấy giới ấy. Lợi cho người ấy, thì cũng lợi cho chúng sanh. Không sát sanh, không trộm cắp, không nói dối, không tà dâm, không sử dụng các chất say sưa độc hại như rượu, thuốc phiện, thì người ấy được phúc lạc, chúng sanh sống bên cạnh cũng sẽ an hưởng bầu khí hòa bình mà không cần rêu rao yêu thương hay cứu rỗi gì cả. Ở đây không có biên giới giữa phương tiệncứu cánh.

Giới luật của đạo Phật rất khác với giới luật của Kitô giáo. Hai bên đều đưa ra những điều khuyên răn, nhưng bên Kitô điều răn đầu tiên là thờ phụng Thiên Chúa trên hết mọi sự, mà trong Thánh kinh dạy rằng ai không theo Chúa thì phải tru diệt họ đi cùng với đền thờ và văn hóa của họ. Còn đạo Phật không có “điều răn” thờ phụng Phật, mà được tách riêng ra trong phần Tam Quy, phần này không bắt buộc, và cũng chả có kinh Phật nào dạy giết chóc hay kì thị với bất kỳ lý do nào. Chưa có một ngôi chùa nào được xây trên nền một ngôi nhà thờ bị cướp trên thế giới.

Tôi xin mở ngoặc nhỏ ở đây để nói tí xíu về sáng tối trên chiều lịch sử văn hóa.

Văn hóa Phục Hưng gọi Thời Cổ Đại, vì thiếu ánh sáng của Thiên Chúa, là Thời Kỳ Đen Tối (Dark Ages).
Nhưng riêng một người vừa là học giả uyên bác, vừa là thi hào người Ý tên Francesco Petrarca, rất thân thích với Giáo Hội La Mã, lại dùng phép ẩn dụ light-versus-darkness biến sáng tối thành chính tà đen trắng lưỡng lập good versus evil, và cho rằng thời đại trước ông, tức văn minh Cổ Đại Antiquity (Thế kỷ 8 trước Tây lịch đến thế kỷ 6 sau Tây lịch), khi thần học Kytô giáo chưa ngự trị, có những thành tựu về văn hóa và nghệ thuật thật hoành tráng, đối với ông, đó mới là thời đại mà ông gọi ánh sáng. So với sau khi thần học Kitô giáo ngự trị Âu châu, đầy bế tắc, chiến tranh, tù đày, hận thù, giết chóc, thì ông gọi là thời kỳ đen tối. Francesco Petrarca đã gây sốc cho Giáo Hội khi đảo ngược cách gọi này. Dĩ nhiên các học giả tranh cãi rất nhiều về nhận định của Petrarca, nhưng ai cũng thừa nhận ông là thủy tổ của từ dark ages.  Còn kỷ nguyên Ánh Sáng, Age of Enlightenment, được các sử gia gọi cho thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII, là chiếc nôi khai sinh ra trí tuệ của nhân loại với tư tưởng tự do tôn giáo, tự do cá nhân, và đặc biệt không chấp nhận uy quyền của Giáo Hội La Mã cùng với sự thống trị của nó. Chỉ khi cái dây thòng lọng Thần Quyền Kitô được cởi ra khỏi cổ, thì lập tức trăm hoa đua nở khắp Âu châu, và khi Nietzsche đại diện cho nhân loại tuyên bố cái chết của Thượng Đế, thì lúc ấy, con nguời bắt đầu đứng lên làm chủ vận mệnh.

Nếu Ánh Sáng chỉ xuất hiện từ thế kỷ XVII với Descartes, Bacon, Diderot, Voltaire, Rousseau, Hume, Kant, Lock…thì theo tôi, từ thế kỷ XVI trở về thế kỷ IV sau khi Kitô giáo thống trị đế quốc La Mã, trải dài hơn thiên niên là thời kỳ của Bóng Tối (Âge des Ténèbres) đầy tội ác mặc dù có một khoản giữa được gọi là thời Phục Hưng.

Trong kinh Thánh, Chúa chia rẽ nhân loại ra trắng đen, chánh tà, Hy Lạp, La Tinh; Do Thái, Ai Cập. Giáo Hội tự cho mình là ánh sáng đối lập với bóng tối.
Nhưng loài người, qua Petrarca, đã mệnh danh thời kỳ thống trị của cây Thánh giá là Đêm Dài Trung Cổ mãi cho đến khi ánh sáng xuất hiện vào thế kỷ XVII, XVIII với cuộc Cách Mạng Pháp làm cột mốc, đã tháo bỏ sự u mê hơn nghìn năm, tịch thu nhà thờ Đức Bà Paris đổi thành Đền Thờ Lý Trí – Temple de la Raison. Kỷ Nguyên Ánh Sáng cũng còn được gọi là Kỷ Nguyên Lý Trí.


Như vậy, không chỉ có đấng uy quyền mới có thể chia rẽ ánh sáng với bóng tối, mà con người cũng có quyền năng y như ngài, thậm chí vào thế kỷ XX, XXI, nhân loại cỏ thể thức thâu đêm suốt sáng để làm việc hoặc ăn chơi, ngay cả có thể đá bóng ban đêm. Giáo Hội không cấm chế ra ánh sáng, mà lại ngăn cấm thụ thai nhân tạo hoặc ngừa thai. Chế ra ánh sáng cũng là cách thay “quyền tạo hóa” chứ không chỉ có thụ thai nhân tạo hoặc ngừa thai, nhưng không hiểu tại sao chưa bao giờ thấy Giáo Hội cấm chế tạo ánh sáng ?

Từ đó, trở lại với Tính Không, mới thấy rằng, thực ra sáng và tối như mặt trước và sau của tấm kính, không ai chia rẽ mặt tráimặt phải của tấm kính được. Hai mặt trước sau hay sáng tối vừa là nhân vừa và duyên của nhau, không thể có chuyện cái này sinh ra trước cái kia, tức là không thể truy tìm được nguyên nhân đầu tiên. Đứng trên chiều hiện tượng, khi nhìn vào không gian, ta thấy bao phủ toàn bóng tối. Ánh sáng chỉ le lói trên các vì sao đêm. Ta cho rằng ánh sáng sinh ra sau bóng tối. Nhưng đứng trên bản thể luận, ta không thể biết được bóng tối, khi không thể đồng thời phân biệt, so sánh nó với cái gì khác nó. Giả thiết rằng ánh sáng chưa bao giờ xuất hiện, thì ta có thấy được bóng tối hay không ? Chính cái khác là điều kiện để cài này hiện hữu. Sinh và diệt cũng không khác, sinh diệt cùng có mặt trong bất kỳ hiện tượng vật chất nào, trung quán gọi đây là bất nhất diệc bất dị. Chúng ta sẽ đề cập về nhất dị ở cặp phạm trù thứ ba.

 

 

* Cặp phạm trù thứ hai: Bất thường diệc bất đoạn 不常亦不斷 (phá khái niệm về thời gian, thường kiến - đoạn kiến)

Khái niệm về thường và đoạn được triết học Đông Tây thảo luận rất sôi nổi. Cho đến nay, đề tài này vẫn mới mẻ, chưa ai có thể trả lời làm thỏa mãn mọi khuynh hướng.

Phải chăng có một vị thần vĩnh hằng ?
Phải chăng, sau khi chết, con người hoàn toàn biến mất ?

Hai câu hỏi trên đại diện hai lập trường độc thần và vô thần lưỡng lập từng xuất hiện trong thời Phật còn tại thế. Phật, Đấng Trí Tuệ, xuất hiệnthế gian là để dẹp bỏ tà kiến, trong đó có tà kiến về thường - đoạn, sinh - diệt.

Vào thời Phật, triết gia Ajita Kesakambali chủ trương không có nhân quả và chẳng có đời sau (đoạn kiến).
Kinh Pàyàsi (Tệ Túc) kể lại những lập luận của tôn giả Kumàra Kassapa (Cưu-ma-la Ca-diếp) thuyết phục vua Pàyàsi, người theo thuyết duy vật (Matérialism) của Ajita Kesakambali. Tôi không đi vào chi tiết kinh này. Ai muốn xem xin tự tìm.

Người Cộng Sản vô thần chống lại niềm tin tôn giáo, cho đó là thuốc phiện. Vào thời kỳGiáo Hội Kitô ru ngủ cả Âu châu, thái độ của Karl Marx về tín ngưỡng rất giống với thái độ của Nietzsche trên phương diện triết học.

Đối với Marx, chỉ có vật chất, đúng hơn là vật chất mang giá trị kinh tế, mới là nền tảng cho xã hội. Tầng lớp dân chúng đại đồng bị quý tộctăng lữ bóc lột kinh tế từ thế hệ sang thế hệ. Cuộc nhân sinh là một cuộc vật lộn vì mưu sinh kinh tế. Tìm ra giải pháp lý tưởng về kinh tế, mới có thể đem lại phúc lợi cho đại đồng. Marx không quan tâm đến đời sau, và không tin vào tôn giáo. Đối với ông, tôn giáo không những phương hại cho kinh tế, còn làm con người bị vong thân.
Vô thần theo định nghĩa đầu tiên là không tin vào Thiên Chúa Sáng Tạo của văn hóa Abraham. Ngược lại, vì không có thần linh làm lá chắn, người vô thần rất cần các giá trị đạo đức để ổn định xã hội. Điều tôi nói có thể làm phật ý những người chống Cộng, vì họ cho rằng Cộng Sản luôn sống và hành xử vô đạo đức.

Đối nghịch với đoạn kiếnthường kiến của Kitô giáo. Thần học khẳng định rằng Thiên Chúa là vĩnh hằng, linh hồn và thân xác loài người cũng vĩnh hằng vào ngày Phán Xét qua kinh Tin Kính. Giá trị của sự sống vĩnh hằng được thể hiện qua truyền thuyết Phục Sinh của Giêsu. Chết đi, rồi sống lại, thì có rất nhiều trên thế gian; nhưng không ai được vinh danh là đã chiến thắng cái chết như Giêsu, vì ai sống lại xong, rồi sau đó, cũng phải vào mộ huyệt. Riêng Chúa Giêsu sau khi phục sinh đã bay về trời. Không ai có thể truy cập được ADN của Giêsu để có thể phản biện thuyết Hằng Sống. Tuy nhiên, tôi xin đưa ra một nhận địnhbản như sau: con cá không thể sống trên cạn, con chim không thể bay dưới nước, con người không thể sống ngoài hành tinh mà nó được sinh ra như mặt trăng, hỏa tinh. Ngày nay với kiến thức khoa học, không hề có sự sống trên các hành tinh quay chung quanh mặt trời. Tự thân của vũ trụ đã là một phép lạ. Phép lạ của vũ trụ có những quy luật mà ai chống lại đều bị nghiền nát. Quan niệm đi ngược các định luật của vũ trụ, là trái nghịch với “phép lạ”, cũng chính là mê tíntrái với khoa học.

Để loại trừ kiến chấp này, khoan vội sử dụng thuyết nhân duyên hay tính không, ta có thể đưa lời của nhà bác học Lavoisier người Pháp sau khi thí nghiêm và quán sát vật chất, ông đã đưa ra một khẳng định khoa học như sau:

Không gì mất đi, không gì sinh ra, tất cả đều biến chuyển (rien ne se perd, rien ne se crée, tout se transforme).

Có lẽ lúc đưa ra định luật khoa học này, Antoine Lavoisier không nghĩ rằng mình đã bác bỏ sự hiện diện quyền năng của Thượng Đế.
Mệnh đề rien ne se crée không những phản bác sự Sáng Thế ra vũ trụ (Genèse), mà còn phủ nhận cả tác nhân sinh ra vũ trụ. Không gì mất đi, không gì sinh ra, tất cả đều biến chuyển, nghĩa là không có gì thường hằng, cũng chẳng có gì đoạn diệt. Lavoisier đã giải thích tánh không của vật chất: nhất thiết pháp vô hữu tự tánh. Chính vì vũ trụ vô tự tính nên biến hóa lưu chuyển vô giới hạn, chưa từng sinh, chưa từng diệt mất.


Trong cái nhìn của hiện tượng, một cơn sóng vỗ vào bờ có khởi đầu và kết thúc ; thực ra chả có gì cả, chỉ có sự biến dạng của nước biển. Nước biển chưa từng thường hay đoạn dù có muôn đợt sóng.

Triết gia Hy Hạp Anaxagore sống vào thế kỷ V trước Tây lịch, trong luận đề Về Thiên Nhiên (De La Nature), cho rằng những giai đoạn hình thành vũ trụ, là theo một tiến trình mang tính hồng hoang mà trong đó, mọi sự sinh và diệt đều bị loại trừ. Vì không gì có thể được sinh từ hư vô, cũng chẳng thể trở về hư vô. Anaxagore xác định rằng “sự vật là như vậy” kết hợp lại hoặc phân rã trong một tiến trình vô tận.
…dans son traité De la Nature, il décrit les étapes de la formation de l’univers, selon un processus cosmogonique d’où sont bannies toute naissance et toute destruction: puisque rien ne saurait naître du néant, ni non plus y retourner, Anaxagore affirme que « les choses qui sont » se réunissent ou se dissocient dans un processus sans fin (Wikipedia).


Vào thời đại của Anaxagore, chưa ai biết rằng hư vô cũng chính là một chất liệu (dharma). Không có hư vô, làm sao có sự hiện hữu ? Hư vô là mẹ đẻ của không gian mà ngày nay khoa học khám phá ra có đến hơn 95% chất liệu đen và năng lượng xám phi hiện tượng (matière noir – dark matter). Chúng không nằm trong ba dạng hạt proton, neutron hay electron thông thường. Các nhà khoa học không nhìn thấy được chất liệu này, nhưng biết được “áp lực” của chúng nhờ so sánh sự chênh lệch đường biểu diễn trục xoay của các thiên hà so với con số tính được dựa vào công thức Newton. Tuy tất cả còn nằm trong vòng tranh cãi, nhưng cơ học lượng tử phát triển vào đầu thế kỷ XX đã xác định không gian vật lý được cấu tạo bằng vật chất dưới dạng hạt hay sóng chứ không phải hư vô. Vũ trụ của Kitô giáo thì không gian không phải là hư vô mà là nước, vũ trụ được làm ra từ nước, và ở giữa nước, như trong Thánh kinh 2 Peter. So sánh vũ trụ quan giữa Anaxagore và Thánh kinh, thì cái nhìn của người Hy Lạp minh triết hơn gấp bội. Tôi không dám bác bỏ một planet chỉ toàn nước, điều này ngoài hiểu biết của tôi, vì có một thực thể nước, nhưng ở dạng hơi (vapor cloud of water), không xa lỗ đen trong không gian và cách chúng ta đến 12 tỉ năm ánh sáng, với một lượng khổng lồ tương đương 140.000 tỉ lần số nước của trái đất (xem link). Nhưng quan niệm rằng vũ trụ được làm ra từ nước và ở trong nước, hoàn toàn trái với KH. Nếu nưóc H2O là vũ trụ, thì chắc chắn không có sinh vật nào ở và không có các thiên hà, các ngôi sao, vì giữa không gian luôn lạnh âm 270° C, nước không thể ở thể lỏng, mà ở trạng thái cứng như đá.


Lại thử đưa vũ trụ quan của Anaxagore so sánh với tầm nhìn của một nhóm nhà thiên văn vật lý Pháp của thế kỷ XXI thì không gì khác nhau bao xa:
Từ Big Bang, vũ trụ là một thế giới vật chất, rộng lớn vô tận, được tạo thành từ các hạt. Bao gồm các cụm thiên hà, cấu trúc của nó đồng nhất, cùng số lượng và cách bài trí (isotrope) ở khoảng cách rất xa. Đó là một tổng thể. Vũ trụ được tạo thành từ các ngôi sao và khí tụ tập trong các thiên hà nhóm lại với nhau thành từng cụm. Bên trong, có các hạt, proton và neutron khác. Nó được tạo thành từ 75% khí hydro. Khoảng cách tính bằng năm ánh sáng hoặc parsec. Theo mật độ của nó, hằng số vũ trụ và hằng số Hubble, nó sẽ kết thúc ở một giới hạn vô hạn, khi mà hạt cuối cùng không còn được nhìn thấy. (tài liệu thiên văn vật lý)

Vũ trụ như vậy là không có đoạn đầu và đoạn kết, vì nếu có khởi đầu để đi tới vô cùng, thì nó vẫn bị giới hạn ở đầu mốc đánh dấu cuộc khởi hành, chỉ cần đi ngược chiều thời gian, như người ta đưa ra thuyết Big Bang thì tại dị điểm 0 là đầu mốc của vũ trụ. Big Bang đã thất bại trong việc giải thích nếu có sự bùng nổ, thì tại sao vũ trụ không nhàu nát thành một đống xà bần, mà lại là một siêu thể đều và phẳng dẹt (huge, smoothe and flat) trước khi luật hấp dẫn khởi động làm biến dạng ? Alan Guth đã trám lỗ hổng Big Bang bằng thuyết vũ trụ giãn nở đều (Inflation cosmic). Nhưng Stephen Hawking lại đưa ra cái nhìn vũ trụ vô giới hạn được hình thành từ một nhất thể không gianthời gian hợp nhất tại 0, trương phình một cách đều đặn đến vô hạn theo cách mà ông gọi là “hàm sóng của vũ trụ” (wave function of the universe) bao trọn quá khứ, hiện tại, và tương lai vào một, làm đảo lộn những học thuyết về hạt giống sáng tạo, đấng sáng tạo, và mọi biến trình được đưa ra trước đó. (Natalie Wolchover)
Với đề nghị một vũ trụ vô giới hạn (no-boundery proposal), nghi vấn về thời kỳ tiền Big Bangvô nghĩa, bởi vì lúc ấy chưa có khái niệm về thời gian. Hawking trả lời trước cử tọa của Giáo Hoàng Học Viện vào năm 2016, một năm rưỡi trước khi ông qua đời. “Sẽ giống như hỏi cái gì nằm ở phía nam của Nam Cực” (Sđd)

Tóm lại, không thể có cái gọi là vĩnh hằng (thường) hay mất đi (đoạn), vì tất cả đều chỉ là vật chất luôn biến chuyển, không có gì sinh ra, cũng chưa có gì mất đi, theo định luật vũ trụ của Lavoisier hay Anaxagore.

 
 
* Cặp phạm trù thứ ba: Bất nhất diệc bất dị 不一亦不異 (phá khái niệm về không gian, trụ tướng nhất dị của vật chất)
 
Để cho dễ hiểu để tài này, tôi xin bắt đầu bằng câu chuyện về hai bài hát. Trước hết hãy nghe bài Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên của Nguyễn Đình Toàn:
Sài Gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên, như dòng sông nước quẩn quanh buồn, như người đi cách mặt xa lòng. Ta nhủ thầm em có nhớ không…(Nguyễn Đình Toàn – Sài Gòn niềm nhớ không tên)

Ca từ ấy nhắc lại câu chuyện lịch sử năm 1975, là kết thúc chia đôi đất nước sau 21 năm chịu sự xếp đặt phân ranh Bắc Nam không nằm trong tay ngưòi Việt quyết định. Hậu thế sẽ đánh giá cột mốc thống nhất lịch sử này, sẽ sàn lọc đâu là dân tộc, đâu là phi dân tộc. Tôi không đi xa về sự kiện này ở đây, chỉ đưa ra việc Sài Gòn bị đổi tên thành Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo ra hai thái độ trái ngược, rất hợp với đề tài nhất dịchúng ta đang tìm hiểu.

Những người yêu nước VNCH đau buồn khi Sài Gòn mất tên. Nhà văn Nguyễn Đình Toàn viết ca khúc trên với những lời lẽ khiến có người khóc khi hát.
Một nhạc sĩ khác, Trầm Tử Thiêng, còn khóc vang từ Mỹ về thấu Viẹt Nam:
Đêm nhớ về Sài Gòn
Tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa
Ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa
Ai sầu trong quán úa
Bóng mẹ hiền mờ mờ bên song
Mắt người tình một trời mênh mông .
Gợi bao nhiêu cho cùng...

Sài Gòn có mất hay không mà tiếng hát Khánh Ly trên cả hai ca khúc đều bi thiết đến như vậy ?
Đi sâu vào sự kiện, không cần cặp mắt của nhà Trung Quán cũng nhận ra, sự mất hay còn, đều do cái nhìn phân biệt theo chính kiến, cái nhìn ấy cũng thay đổi với tự thân của chủ thể nhìn. Những năm về sau cuộc đời, Khánh Ly và Lệ Thu, người từng hát tha thiết hai ca khúc này đều đã về VN hợp tác với “kẻ chiếm đóng”, chữ dùng của nhà chính trị Nguyễn Gia Kiểng. Khi hai siêu ca sĩ về hợp tác với Việt Công, thì Sài Gòn có còn mất nữa không ?

Lúc mới được đổi tên, nhà nước Cộng Sản VN không bao giờ cho phép sử dụng tên cũ Sài Gòn ở tất cả các cơ quan truyền thông. Nhưng gần đây, báo chí cũng như các công ty du lịch quốc doanh đã tái sử dụng lại tên cũ Sài Gòn. Ai muốn gọi tên gì cứ tùy ý.
Người VN ở Mỹ không bao giơ chịu gọi đó là TP Hồ Chí Minh.
Người trong nước yêu chế độ CS lại cũng tỏ ra rất khó chịu khi ai gọi đó là Sài Gòn.
Nhưng sự thật Sài Gòn và TP Hồ Chí Minh không phải là một, cũng không phải là hai. Ở đây, hành giả lại có cơ hội hiểu rõ thế nào là giả danh, tức là nương vào duyên khởi mà gọi tên. Người trong nước, hoặc người sinh sau 1975 có nhân duyên khác, người ở nước ngoài cũng có hai khuynh hướng già trẻ khác. Phân ra thì muôn sai vạn biệt, nhưng tóm lại chỉ là tên của một thành phố. Đó là chưa kể Sài Gòn, khi Bắc quân tiếp quản, và Sài Gòn của thế kỷ 21, cũng muôn sai vạn biệt. Nhưng nói thế nào, Sài gòn cách chúng ta gần nửa thế kỷ từ 1975, tuy muôn vàn thay đổi, vẫn không phải là hai.

Sự kiện đổi tên thành phố trên, giải thích một cách gần gũi nhất cặp phủ định bất nhất diệt bất dị.

Nagarjuna, trong phần giới thiệu phẩm đầu của Trung Luận, nói rằng vì thế gian có quá nhiều phân biệt tà kiến trong quan niệm về sinh diệt thường đoạn, nên Phật đã nói rõ bản chất của vũ trụ như sau: “Phật muốn đoạn trừ các tà kiến ấy để làm cho hiểu được Phật pháp, nên trước hết đối với hàng Thanh văn Phật nói mười hai nhân duyên, sau lại vì những người đã tu tập hành trì, có tâm trí lớn, có khả năng lãnh thọ giáo pháp thâm sâu, Ngài mới đem pháp Đại thừa, nói rõ thật tướng của pháp nhân duyên là "hết thảy pháp chẳng sinh chẳng diệt, chẳng một chẳng khác v.v…, rốt ráo không, không có gì của chính nó.” (HT Thiện Siêu dịch)
 
Như vậy, không những Sài Gòn và TP Hồ Chí Minh chẳng một chẳng khác, mà tất cả vật chất cấu tạo nên vũ trụ đều chẳng sinh chẳng diệt, chẳng một chẳng khác.

Nhà thiên văn vật lý ngày nay nhìn vũ trụtoàn thể không chia cắt, nhưng vẫn hàm ý không phải một, cho dù nếu có hai, thì tự tính của vũ trụ vẫn là một. Điều này cho thấy vũ trụ quan của các nhà thiên văn vật lý học thế kỷ XXI tương đồng với thế giới trùng trùng duyên khởi trong kinh Hoa Nghiêm một là tất cả, tất cả là một: L'Univers, c'est la totalité, ce qui suppose qu'il y en qu'un. C'est un tout. S'il y en a deux, l'Univers est la somme. Tiếng Pháp nêu rõ, nếu có hai, thì Vũ trụ vẫn một, S'il y en a deux, l'Univers est la somme (sđd). Nếu có nhiều hơn hai, thậm chí hằng tỉ, thì vũ trụ vẫn trụ yên ở một, nhưng bất nhứt. Động từ être (be) không diễn tả một cố gắng tác động để nuốt hai hay nhiều thành một, mà là bất nhị. Và khi nói bất nhị, thì phản đề của bất nhị vẫn là bất nhất.
Vũ trụ như vậy, luôn ở trạng thái bất nhất, bất dị.
Nhà Trung Quán nhìn thấy cái không là mẹ đẻ cả vũ trụ trước khi có thuyết Big Bang:

hữu không nghĩa cố           以有空義故    Chính nhờ vào nghĩa không

Nhất thiết pháp đắc thành      一切法得成    vũ trụ vạn pháp được cấu tạo

Nhược vô không nghĩa giả      若無空義者     Nếu mà không có không

Nhất thiết tắc bất thành.         一切則不成     Vũ trụ vạn pháp không thể có

 

Khi viết cuốn A Brief History of Time, Stephen Hawking còn nghi ngờ rằng phải có một vai trò nhỏ nào đó cho thượng đế lên dây cót để đồng hồ vũ trụ khởi động. Tuy nhiên, ông đã nghi vấn nếu vũ trụ tự nó tròn đầy, vô biên giới và không có bờ mép, không có khởi đầu cũng không có kết thúc: nó chỉ đơn giản như vậy. Thì vị trí nào còn dành cho đấng sáng tạo ?
So long as the universe had a beginning, we could suppose it had a creator. But if the universe is really completely self-contained, having no boundary or edge, it would have neither beginning nor end: it would simply be. What place, then, for a creator?  Stephen Hawking (A brief history of time).

 

Nhưng sau đó, hợp tác với nhà vật lý học Hoa Kỳ Leonard Mlodinow trong cuốn The Grand Design, nhà bác học lừng danh sau Newton và Einstein theo thứ tự thời gian này đã khẳng định rằng không hề có một đấng sáng tạo dựng nên vũ trụ, mà “Big Bang” là một kết quả tất yếu của định luật vật lý vũ trụ. Nếu vũ trụ chưa từng hiện hữu, nó có thể, và sẽ tự tạo ra từ hư không:

“Bởi vì có một định luật như là luật hấp dẫn, vũ trụ có thể và sẽ tự tạo ra chính nó từ hư không. Sự sáng tạo tự phát là lý do tại sao có một cái gì đó hơn là không có gì cả, tại sao vũ trụ hiện hữu, tại sao chúng ta hiện hữu.”

God did not create the universe and the “Big Bang” was an inevitable consequence of the laws of physics, the eminent British theoretical physicist Stephen Hawking argues in a new book. “Because there is a law such as gravity, the universe can and will create itself from nothing. Spontaneous creation is the reason there is something rather than nothing, why the universe exists, why we exist,” (Reuter)

Tất cả công trình nghiên cứu của ba đời khoa học vật lý, trải dài từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XXI, bắt đầu bằng Newton, qua Einstein đến Hawking, mục ích là để chứng minh Thượng Đế tạo dựng ra vũ trụ. Nhưng cuối cùng, không phải là Thượng Đế như họ muốn, mà là một “tên thủ phạm” không ngờ, kẻ tạo dựng ra mọi nguồn cơn, đó là duyên khởi hay Tính Không của vạn pháp !

Khi tôi nói phá thời gian, hay phá không gian, không hàm nghĩa đặt bom dùng chất nổ phá tan một sự vật, mà chỉ phá kiến chấp về không gianthời gian cố định được hình thành trong khái niệm. Nói đúng hơn va phá bỏ khái niêm không gianthời gian có thể rời nhau mà hiện hữu. Cặp phạm trù này cũng như ánh sáng và bóng tối, chúng không thể lìa nhau.

Vũ trụ Big Bang giãn nở chính là mô hình của tạng thức trong Duy Thức Học. Mọi chủng tửý thức không thể nhìn thấy, tựa như vật chất đen (matière noire) hay năng lực xám trong vũ trụ. Các chủng tử này chỉ trồi lên ý thức vào giờ Big Bang. Khi không gianthời gian lặng yên ôm nhau không tách rời và không phân biệt, vũ trụ là một dị điểm 0 không có khởi đầu. Nhưng lúc vũ trụ khởi động tự tạo, thì vô minh cũng bắt đầu khởi động trồi lên mặt tạng thức, tựa như vật chất đen chứa đựng hạt và phản hạt giãn phình tràn ngập vũ trụ. Đó cũng chính là sát na của hànhthức đầu tiên khởi lên trong 12 nhân duyên, và từ đó, sinh mạng lưu chuyển trong sinh tử. Trái đất và sinh mệnh của nó chưa hề khác với sinh mệnh của vũ trụ. Trái đất với vũ trụ, bất nhất, nhưng bất dị. Đừng đặt câu hỏi mà Hawking cho là vô nghĩa: phía nam của cực Nam là cái gì.

Tác giả Hồng Dương Nguyễn Văn Hai viết rất hay về khởi niệm vô minh như sau:


Kiến phần (biết) và Tướng phần (bị biết) không phải là ngã và pháp, là người và vật. Nhưng nếu để tướng ngã pháp này được huân tập mãi vào Tạng thức thành chủng tử có sẵn, thời khi móng khởi lên liền thấy ngã và pháp là những hiện hữu có tự thân độc lập riêng biệt. Chính do thức biến theo cách này (gọi là phân biệt biến) mà các pháp trong đồng nhất tính duyên khởivô danh vô tướng, vô thỉ vô chung, vô trung vô biên (không trong không ngoài) nổi lên thiên hình vạn trạng, rồi mê muội chạy theo giả tướng thiên hình vạn trạng đó mà đắm trước, trói buộc theo nó, gây nên khổ đau.(Thư Viện Hoa Sen)

 

 

* Cặp phạm trù thứ tư: Bất lai diệc bất xuất 不來亦不出 (phá khái niệm tác động của vật chất)

Để phá chấp trên hiện tượng đi và đến, Trung Luận dùng hình ảnh hạt lúa và mầm lúa. Mầm lúa không thể đi khỏi hạt, dù nó đã trồi ra khỏi vỏ để phát triển thành cây lúa. Nếu mầm ấy đã đi, sao không thấy nó trở lại chui vào hạt để chuẩn bị cho thế hệ kế tiếp. Từ đó, Long Thụ bác bỏ sự di chuyển của vật chất, các sự di chuyển đều không có thực tướng.
Vàng trong mõ khi bị đào, nó không đi đâu cả. Nếu vàng đi mất, thì làm sao thợ kim hoàn có thể tạo ra những trang ức đẹp cho phụ nữ ? Sự tham muốn chiếm hữu di chuyển chứ vàng hoàn toàn bất động.
Vật chất không di chuyển, chúng chỉ được thay đổi giấy chủ quyền hay không gian chứa đựng, còn bản chất của chúng không hề chyển động. Một căn nhà không di chuyển, người ta thay đổi tên trên giấy chủ quyền, nhưng căn nhà không đi đâu cả. Chiếc xe được chuyền tay sang tên vẫn không đi đâu cả, kể cả động cơ. Nếu chiếc xe đi mất thì làm sao chủ mới có thể xử dụng ? Nhờ tính chất không chuyển động của vật chất mà ngành ngân hàng phát triển, tạo ra sư di chuyển ảo của tiền tệ, thu hút  và trở thành nhu cầu của toàn thế giới. Một ngân hàng nhỏ có thể chứa đựng vô tận sự giàu có của nhân loại nhờ tính chất bất lai, bất xuất của tiền. Khi ông Cho chuyển 1000 USD cho bà Nhận, thì số tiền không di chuyển, nó vẫn năm yên ở ngân hàng nơi ông Cho có tài khoản, chỉ có sự thay đổi những con số trong tài khoản của ông Cho và của bà Nhận.

Nói như vậy, không phải chúng ta phủ định sự di chuyển. Sự di chuyển chính là tác giả của mọi sự sống, Ngay một cành cây cũng biết xoay theo hướng mặt trời. Một dòng nước không lưu chuyển sẽ được gọi là ao tù nước đọng.


Trong chương Quán Khứ Lai (Gatāgataparīkṣā), Long Thụ viết đến 25 tụng kệ để đưa cặp tiền đề khứ lai vào khung biện chứng. Trong bài tụng kệ bên dưới, ngài dùng lý luận thông thường để chứng minh có đi lại trong cặp mắt thường nghiệm:
 
Động xứ tắc hữu khứ            動處則有去                Có động là có đi
Thử trung hữu khứ thời       
此中有去時                Trong sự đi này có thời gian đi

Phi dĩ khứ vị khứ                   非已去未去                Nếu không đi thì chưa đi
Thị cố khứ thời khứ.              是故去時去                Cho nên có thời gian đi là có đi

 

Như vậy, Long Thụ không bác bỏ động xứ 動處, sự chuyển động, của các hiện tượng. Nhưng lý luận siêu hình và biện chứng của Long Thụ từ bài kệ số 1 đến bài kệ số 25 cho thấy, tất cả đều là giả danh, không có tác nhân đi, cũng chẳng có sự đi.

Bài kệ thứ 11 có câu:

Ly khứ hữu khứ giả               離去有去者               Lìa sự đi mà có người đi
Thuyết khứ giả hữu khứ       說去者有去               Tức là nói người đi (không cần đi) vẫn là đi.

…là một sự phi lí.

Lý luận của Long Thụ mang đầy tính biện chứng, rất khó cho người đọc bình thường. Long Thụ chia người đi và hành động đi là hai tiền đề (entité) biệt lập A và B. Hai tiền đề này kết hợp lại thành AB thì chúng mới mang một ý nghĩa. Nếu lìa sự đi thì “người đi” chỉ còn “người”. Hai tiền đề này không nhờ nhân duyên hợp chúng lại thì cả hai đều vô nghĩa, thậm chí là hư cấu. Người là gì nếu không có một hành động nào đó để nhận diện anh ta trước thiên nhiênxã hội ? Như trên tôi đã trình bày, một giòng nước phải có sự lưu chuyển, một cành hoa phải biết được hướng của mặt trời, người thiết yếu phải làm cái gì. Ở đây là người + đi, (A+B). Lìa sự đi mà có người đi ly khứ hữu khứ giả, hoặc người đi độc lập mà không cần hành động đi thuyết khứ giả hữu khứ, đều sai với luận lý toán học. Jean Paul Sartre cũng thừa nhận con người không gì khác hơn là hành động của hắn - L’homme n’est rien d’autre que ce qu’il se fait. Ta thấy Long Thụ chứng minh rằng không phải con người có tự ngã, mà các hành động đã cho con người vay mượn tự ngã. Còn các hành động, nếu không có chủ thể tác động, cũng phi lí. Tựa như nước là Hydro + Oxy. Nếu nước lìa một trong hai hợp tố thì không còn cái “bản ngã nước”, tức là nó sẽ không trầm xuống và ướt theo luật vật lý ngũ hành thủy viết nhuận hạ 水曰潤下, vì Oxy hay Hydro, nếu không kết hợp nhau, tách riêng ra, cả hai đều sẽ bay lên.

Mục đích của Long Thụ khi phủ định đếnđi, thực ra không nhằm vào tướng trạng của các pháp. Tướng luôn cần điều kiện để xuất hiện, như trời mua, trời nắng ; khi điều kiện thay đổi, tướng trời cũng thay đổi. Trời đất gì cũng phải chịu sự lưu chuyển trong sinh, trụ, dị, diệt là bốn tướng của vạn pháp.
Phẩm Khứ Lai được giảng giải rất tường tận, và tương đối dễ hiểu dưới ngòi bút dân chủ hóa triết học của đại-pháp-thiền-sư Thích Nhất Hạnh. Ai thực tâm muốn tìm hiểu Trung Luận, thì các bài viết của ngài trên Làng Mai là nơi mà mọi người nên lắng gửi tâm tư vào. Tôi cũng có thể gọi hòa thượng thiền sư Thích Nhất hạnh là Sư Ông Làng Mai.Thay vì giải thích các hiện tượng đi và đến, tôi xin phép sư ông trích một đoạn của ngài:
“Tôi biết”, trong đó có chủ thể tôi và động từ biết. “Tôi biết” ở đây là một tri giác, một chánh niệm, một tâm hành gọi là tâm hành tưởng. Tưởng là một trong năm tâm hành Biến hành. Năm tâm hành Biến hành (sarvatraga) là năm tâm hành lúc nào cũng có và bao giờ cũng có. Đó là: xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư. Khi một tâm hành biểu hiện ra thì có chủ thể của tâm hành và đối tượng của tâm hành. Tưởng là một tâm hành rất phổ biến, ai cũng có và lúc nào cũng có. Tưởng có chủ thể gọi là năng tưởng và đối tượng gọi là sở tưởng (tướng). “Tưởng gió” là ý thức về gió, vì vậy gió là đối tượng của tưởng. Chỉ cần tưởng biểu hiện ra thì có chủ thể tưởng và đối tượng tưởng mà không cần có cái tôi đứng ngoài để mà tưởng. Không cần có tác giả, chúng ta chỉ nên giữ lại tác nghiệp thôi. Trong tác nghiệp giống như là có tác giả ở trong, nghĩa là có chủ thể tưởng và đối tượng tưởng. Nếu chúng ta nghĩ, ngoài cái biết còn có kẻ biết tồn tạisai lầm. Trong ánh sáng của giáo lý Trung Luận, nếu quan niệm có “cái tôi” tồn tại độc lập ngoài “cái biết” (cái tri giác) là sai. Chúng ta có thể nói: Biết gió đang thổi. Mà “biết gió đang thổi” là gì ? Gió đang thổi là đối tượng. Nhưng nói “gió đang thổi” rất rườm rà, nó cũng chỉ là gió thôi. Vì vậy cho nên gió là đối tượng và biết là chủ thể. Biết cái gì? Biết là đang có gió. Khi gộp lại hết, còn hai chữ “biết gió” thì mình thấy cũng thừa thãi quá. Gió là đối tượng của tri giác rồi, giữ lại đối tượng thôi cũng đủ, tại sao phải nói là “biết gió”. Ban đầu chúng ta nói: Tôi biết gió đang thổi. Từ từ ta khai trừ những chữ không quan trọng, cuối cùng chỉ giữ lại chữ gió thôi. Khi nghe gió đang thổi thì ta nói: “Gió!” Như vậy có đủ không? Tại sao phải nói rằng: gió đang thổi?

Trong đoạn trích dẫn, câu văn quan trọng nhất mà sư ông gửi gắm đến chúng ta là câu tôi in đậm. Người đọc câu này phải ít nhấtcăn bản hiểu được 5 thứ tâm biến hành bao gồm xúc, tác ý, thọ, tưởng, . Chỉ cần TƯỞNG biểu hiện ra thì có chủ thể tưởng và đối tượng tưởng mà không cần có cái tôi đứng ngoài để mà tưởng. Không có sự phá ngã chấp nào rõ ràng hơn. Sự sống không thiết yếu phải có ngã chấp. Bỏ bản ngã đi, sự sống sẽ đẹp hơn, như trăng rọi xuống mặt hồ, ong bay vờn trên vạn cánh hoa. Vì sao Đức Phật không bao giờ bị thú dữ như rắn rít cọp beo làm thương tổn ? Vì không con rắn nào khi bò ngang Đức Phật mà thấy được hiện diện của một sự nguy hiểm, tựa như khi nó bò ngang một cành cây hay một mõm đá. Sự ngây thơ của trẻ thơ thường lại chính là hàng rào bảo hộ mạnh nhất cho nó. Nhìn nụ cười của trẻ thơ, dù là họng súng cũng khó có thể bóp cò. Sức mạnh vô ngã còn thuyết phục hơn sức mạnh vô tư của trẻ thơ. Trẻ thơ có thể bị voi say chà dưới chân, nhưng vô ngã lại khiến voi say phải quỳ xuống. Nếu đóa hoa hoàn toàn vô ngã, thì nó không cần khoe sắc, và cũng không cần hướng về phía mặt trời. Vì nở, không nhứt thiết phải là hoa, trong nở, đã có hoa, có cả Big Bang. Nên nhớ, nở, chứ không phải nổ, dù vẫn tạm dùng chữ big bang. Sau khi bác bỏ sự nổ từ một diện tích 0, Hawking và các nhà vât lý học sau Lemaître đã diễn đạt sự giãn nở đều của vũ trụ, không cho rằng có sự nổ, vì vũ trụ không bị nhàu nát nếu phải trải qua một sức ép bạo phát như vậy. Tôi đề nghị thay từ Big Bang bằng Big Bloom. Sư ông dùng ẩn dụ có thổi trong gió, tôi học lại “tích môn của Làng Mai”, cố tình đảo lộn chủ thể và hành động giữa gióthổi, đưa ra nở ra trước hoa, để phá chấp triệt để về ngã trong tính không. Một khi chỉ còn nở, mà không thấy hoa, sự say đắm vào hoa sẽ không có lý do tồn tại, và những đóa hoa sẽ không còn tô son điểm phấn làm cho trời đất nổi cơn gió bụi.

Qua phẩm Quán Khứ Lai, Long Thọ không những phủ nhận sự đến, sự đi, mà ngay sự trụ ở; vô lai, vô khứ, vô trụ; Như Lai, Như Khứ, Như Trụ. Như vậy mà đến, như vậy mà đi, như vậy mà trụ. Pháp thân của mười phươngba đời chư Phật luôn ở trạng thái Như Như bất động. Đó là cái nhìn Trung Đạo.

Nhân tiện, tôi cũng mở một dấu ngoặc để diễn rộng nghĩa của mười phươngba đời chư Phật, là câu niệm Phật rất thường nghe khi ta đến chùa vào những dịp lễ. Câu ấy bằng âm Hán Việt là: Nam Mô Thập Phương Tận Hư Không Biến Pháp Giới Quá Hiện Vị Lai Tam Thế Nhất Thế Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, Thường Trụ Tam Bảo. 南無十方儘虗空徧法界過現未來三世一世諸佛尊法賢聖僧常住三寶.
Không một tôn giáo nào vẽ ra được thế giớivũ trụ hoàn hảo như cái nhìn của đạo Phật qua câu niệm trên.

Mười phương diễn tả một hình cầu trọn vẹn, mà trước khi có hình học không gian, kinh Thánh chỉ vẽ được mặt đất lúc thì vuông, lúc thì tròn dẹt, sao bằng chỉ với hai chữ 十方, đã tóm hết vũ trụ. Phải đợi đến thế kỷ 21 thì KH học mới vẽ được bức tranh vũ trụ quan của Phật giáo.

Khoa học cũng chưa bao giờ đạt đến sự hợp nhất ba thời gian quá khứ, hiện tạivị lai vào cùng một gói khái niệm như khái niệm tam thế nhất thế 三世一世. Cái nhìn này trước thế kỷ 21 không thể có, một khái niệm thời gian vô thời, ngay Einstein cũng chưa vẽ ra được, cần đợi sự chín muồi của Stephen Hawking mới đột phá ra được, nhưng chỉ vài năm trước khi ông mất ! Vì ba thời không chia cắt, là một tấm ảnh chụp thật tài tìnhngoạn mục về Big Bang ngay khi nó khai hoa nở nhụy. Tam Thế làm một, cũng diễn ra khái niệm chưa từng đi,  chưa từng đến, và chưa từng trụ ở; không đầu, không cuối, vượt xa tư tưởng hạn hẹp Alpha và Omega.
Sự vô biên của vũ trụ cũng chưa sách vở nào từ 2000 năm trước có thể nói đến một tận hư không biến pháp giới mà Hawking đã rất ngạc nhiên khi thấy nó tự hình thành (biến pháp giới) không cần ai sinh ra nó !
Dịch câu niệm Phật này, thì nó rất thường, nó như vầy: Kính lạy Mười Phương Chư Phật, Chư Tôn Pháp, Chư vị Hiền Thánh Tăng thời Quá Khứ, thời Hiện Tại, thời Vị Lai, Ba Đời nhưng chỉ là Một, từng thị hiện trong các cõi thế giới biến hóa ra từ hư không vô tận.
Câu niệm Phật không khoe khoang, hoàn toàn vô ngã, bình dị, mà bao hàm tâm từ bi, lòng tôn kính, sự sống bình đẳng không đầu không cuối của vũ trụ tam giới khi đem so sánh với câu văn đã, đang, và sẽ, nổ tung màn ảnh Hollywood như sau: Ego sum Alpha et Omega, principium et finis, dicit Dominus Deus, qui est et qui erat et qui venturus est Omnipotens (Ta là Alpha và Oméga, Thiên Chúa phán. Ta đang, đã, và sẽ là Đấng Toàn Năng). Toàn năng như vậy mà lại nói đất được làm ra từ nước, và ở trong nước - the earth was formed out of water and by water (2 Peter).

 

Trịnh Công Sơn có một bài hát như thế này:
Chúa đã bỏ loài người
Phật đã bỏ loài người
Này em xin cứu một người.
Này em hãy đến tìm tôi
Vì những con sông đã cạn nguồn rồi,
Vì gió đêm nay hát lời tù tội quanh đời
Về cùng tôi đứng bên âu lo này.

Một tác giả đạo CG đã châm biếm cái nhìn “nghệ sĩ” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như sau:

Vâng tất cả, đối với nghệ-sĩ ngoài đời, lúc nào cũng thấy “Chúa đã bỏ loài người!”, “Phật đã bỏ loài người” rồi, nghệ-nhân ạ. Vâng. Nghệ-sĩ có nghĩ rằng đời người ra như thế, thì độc-giả và người nghe hát chúng tôi vẫn không hiểu như thế hoặc như vậy đâu nghệ-sĩ ạ.

 

Không nghĩ thế và không hiểu vậy, là bởi bọn tôi đây vẫn được dậy rằng:
“Narendra hỏi:
 “Thưa ngài, tôi xin hỏi: có khi nào ngài thấy Chúa ở tâm can không?”

Sri Ramakrishna đáp: “Có chứ! Tôi thấy Chúa rõ như tôi đang nhìn thấy ông đây, có điều là: tầm nhìn này mang ý-nghĩa đậm đặc hơn, thôi...”

 

Thật ra, riêng tôi vẫn một lòng cảm kích/biết ơn truyền thống “hư không/trống rỗng”, rất đặc biệt. Nhưng, chọn lựa của tôi, lại có đôi ý tưởng hơi khang khác. Bằng vào trực giác trong khuôn khổ có niềm tin, tôi thiển nghĩ: ta vẫn có thứ gì đó tốt lành hơn những thứ mà mọi người thường gọi là “tâm-thức” ở niềm tin, hơn nhận-thức giản-đơn bằng trực giác. Ở đây, tôi lại thấy trong đó có hình-hài của trí-tuệ.
Đúng hơn, phải nói: đó là “tâm-thức nội-tại” vào với Chúa. Bởi, có vào với Chúa như thế, ta mới thấy ít/nhiều điều về chính Ngài. Xem thế thì, tâm-thức nội tại mang ý-nghĩa của tầm nhìn đi vào tận phần sâu thẳm, rất thần thánh. Và niềm tin, quả đã cho ta cơ-hội thuận-tiện để có được tầm-nhìn nhắm thẳng đích vào chốn thẳm sâu có Chúa, với Chúa.

 

Thánh Tôma Akinô, từng đề-cập vấn-đề tiên-quyết có liên quan đến điều mà thánh-nhân gọi là “Prima Pars” qua ý nghĩa của “tín điều thần thánh” vốn bảo rằng: thần-học của thánh-nhân khá an-phận không chỉ nhắm vào niềm tin mà thôi, nhưng đặc biệt hơn, còn nhắm cả vào loại-hình cá-biệt về hiểu/biết mang tính tích-cực do niềm tin đem lại, nữa). (xem link ở đây)


Người Công Giáo không thành thật với giáo lí của mình.

Khi vị linh mục trao bánh thánh và rưọu thánh, họ đọc câu thần chú La Tinh biến bánh và rượu thành thịt xương, và máu của Chúa,và họ gọi lễ này là lễ rước mình Thánh Chúa. Họ nói đây là thịt thật, là máu thật. Hoc Est Enim Corpus Meum, Hic Est Enim Calix Sanguinis Mei. Sợ tín đồ chỉ xem đây chỉ là “biểu tượng” nên họ đọc thần chú La Tinh để cho mọi người rùng mình khi nuốt thịt và máu chúa vào người. Tín đồ tin vào thịt và máu Chúa đến nỗi khi không nghe lời linh mục đặt vòng xoắn chỉ vì nuôi không nổi con, thì con chiên đã trốn không dám rước Mình Thánh Chúa, sợ làm bẩn máu thịt của Ngài !
Tuy nhiên, ở một môi trường khác, khi cần biến Chúa thành món hàng triết học, thì con chiên có “trình” hơn lại chơi trò ảo thuật, biến Chúa thành món“tâm-thức nội-tại”.
Sự gian manh này còn được thấy qua cách sử dụng cái lưỡi không xương để múa mê tông quyền trước đám đông quần chúng đa phần là phe mình hoặc đa phần không biết võ nghệ như sau:
Bằng vào trực giác trong khuôn khổ có niềm tin, tôi thiển nghĩ: ta vẫn có thứ gì đó tốt lành hơn những thứ mà mọi người thường gọi là “tâm-thức” ở niềm tin, hơn nhận-thức giản-đơn bằng trực giác. Ở đây, tôi lại thấy trong đó có hình-hài của trí-tuệ.

“Hình-hài của trí-tuệ” là thứ gì vậy ? Chỉ có trí tuệ loại đặc biệt có gạch giữa mới có “hình-hài” và có khả năng để tin rằng “tôi tin phép tha tội; tôi tin xác loài người ngày sau sống lại; tôi tin hằng sống vậy, Amen. – I believe in the forgiveness of sins, the resurrection of the body, and life everlasting. Amen. Còn trí tuệ không gạch nối không hình-hài, chắc chắn không ai đủ chất xám để tưởng tượng xác chết có thể sống dậy và bay về trời ! Phải không thưa ông con chiên ?

Con chiên khi nuốt máu và thịt Chúa rùng mình ra sao, thì tôi rùng mình y như vậy khi đọc những áng văn chương siêu phẩm “Điêu Toàn Cổ Quái, Cổ Quái Điêu Toàn” như loại vừa trích.
Khi cần một Thiên Chúa cosmique theo dạng ông Trời Việt Nam, thì những kẻ rao giảng cho Chúa đội khăn đóng, mặc áo dài màu xanh và đi guốc mộc. Khi cần một Thượng Đế từ ái được Einstein thờ phụng từ triết lý của Spinoza, thì lập tức kẻ rao giảng dẹp bỏ hỏa ngụcphép lạ, chỉ nói Chúa tạo ra vũ trụ và không can thiệp vào trật tự đã tạo dựng. Nhưng đứng trước bầy cừu ngoan ngoản, thì Chúa trở lại hình hài của kinh Cựu Ước, nghĩa là đầy quyền năng, thích thưởng phạt, sẵn sàng khạc ra lửa như ngài từng khạc đốt chết toàn bộ người dân thành Sodom và thành Gomorrah. Vào thời buổi các đại học Mỹ và Âu châu xúm nhau dạy về Phật học, thì Chúa bèn mặc y vàng và ngồi thiền.



Sẵn tiện cũng bàn đôi chút về lời nhạc của cố nhạc sĩ mà rất nhiều người say mê ưa thích, trong đó có tôi.


Một hình ảnh nào đó, TCS gọi là em, được nâng lên ngang hàng với cái mà Sơn cho là “sự cứu rỗi” qua lời nhạc đã trích:
Chúa đã bỏ loài người
Phật đã bỏ loài người
Này em xin cứu một người.
Này em hãy đến tìm tôi

Trước hết, có đúng là Chúa và Phật đều đã bỏ loài người không ?

Như sự phản đối của tác giả bài viết trích dẫn, anh ta cố tình cho rằng, chúng ta đánh mất chúa, chứ Chúa luôn ở trong mọi người. Chúng ta xa rời Chúa, chứ Chúa luôn ở cạnh ta.
Nghe rất thánh thiện từ ái.
Nhưng tín đồ luôn được dạy xin nguyện được làm tôi tớ cho Thiên Chúa, tự nhận mình chỉ là vật thụ tạo. Ca sĩ Quang Lê vốn là Phật tử, cũng thiếu điều muốn quỳ mọp dâng hiến giá trị tự do của mình để được làm thụ tạo, làm nô lệ khi hát bài này, nói gì là con chiên. Trong giáo dục của Kitô giáo không có sự bình đẳng. Đừng nói là bình đẳng với Thiên Chúa, chỉ cần bình đẳng giữa nam và nữ đã là không thể, người nữ không được thụ phong linh mục, các Thánh CG còn ví đàn bà như rắn độc phun nọc phì phì, huống là !
Một kẻ tôi tớ hay vật thụ tạo, ở bên cạnh Chúa thì còn hình dung ra được, chứ tôi tớ hay bàn ghế của ngài thì làm sao có thể ở trong Ngài được ? ở bằng cách nào ?
Thiên Chúa vô hình, ngài có thể ở trong con người, nhưng con người sinh học cần ăn uống và bài tiết, không thể nào ở trong Chúa ! Từ lâu chỉ nghe nói ma nhập vào người, chứ chưa từng nghe người nhập vào ma.
Nói chúa ở trong ta, tuy có lí, nhưng như hạt mầm phải sinh ra cây mang hạt mầm, đàng này ta không bao giờ có thể sinh ra cái gì giống Chúa cả, thế bảo ngài ở trong ta là ở làm sao ?
Chúng ta được sinh ra từ cha mẹ, có cha mẹ trong chúng ta, chúng ta lại sinh ra hình ảnh của cha mẹ qua những đứa con, các con lại sinh ra sự tiếp nối và như vậy không ai biến mất.
Cái trứng có trong con gà, gà sẽ đẻ ra trứng, trứng lại nở thành gà. Còn Chúa ở trong ta, ta đẻ ra nở ra thứ gì ?

Có thể lối biện luận “phàm tục” thiên về hiện tượng của tôi không phù hợp với các bạn Kitô giáo, vậy chúng ta thử giải thích khái niệm Chúa ở trong ta, ta ở trong Chúa, qua ngã bản thể, xem có ăn khớp không ?
Trên bình diện bản thể, A ở trong Á, và Á ở trong A, chỉ khi nào bản chất của A, và Á bình đẳng không sai biệt thì mới có sự hòa tan hay ở trong nhau, như sữa hòa vào nước, và nước vào sữa ; hoặc ánh sáng đèn Néon hòa vào ánh sáng đèn Led, hoặc con người hòa vào con người. Khi nói đến bản chất, chúng ta phải loại bỏ khối lương hay số lượng, mà chỉ nói đến chất lượng. Điện âm và điện dương gặp nhau còn nổ nói gì hai thực thể quá khác biệt. KH có thể clone ra một con cừu từ tế bào cừu, một con mèo từ tế bào mèo, nhưng chưa nghe có sự sao chép mèo ra chó, chó ra chuột, đơn giản vì chó và mèo không cùng bản thể.
Cũng chưa từng nghe ai dám nói là sẽ có ngày được trở thành Chúa, ngang hàng với Chúa.
Không bình đẳngđồng loại, thì không thể nói Chúa ở trong ta, ta ở trong Chúa được.
Kết luận, Chúa đã bỏ loài người là có thật. Bằng chứng ?
Rất dễ: Vào ngày ký hiệp định Genève, Hoa Kỳ hợp tác với Giáo Hội La Mã tại VN tung tin rằng Chúa và Đức Mẹ đã vào Nam, nhằm mục đích lôi kéo tín đồ Công Giáo từ bỏ quê cha đất tổ ở phương Bắc để đi tìm đất hứa tận trời Nam. Quyền năng của Thiên Chúa luôn được tung hô lại bỏ chạy. Nếu Chúa không thực sự từ bỏ đất Bắc, sao Giáo Hội dám tung tin ?

Kế đến, Phật có bỏ loài ngưòi không ?

Tục ngữ có câu: tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu. Câu này hàm ý rằng, thờ cha mẹ không khác thờ Phật. Cha mẹ là Phật, Phật là cha mẹ. Có ai không làm cha làm mẹ ? Vậy có ai không làm Phật ? Phật đã hiện diện trong mọi thế hệ, làm sao mà lìa xa Phật ?

Vatican đã tìm mọi cách lật đổ bàn thờ tổ tiên của người VN, nhưng họ đã thất bại. Phật vẫn ngồi ở đó kim cương bất hoại với nụ cười từ bi. Ngay cả với những người tuyệt đối tuân lệnh Giáo Hội không lập bàn thờ gia tiên.

Khi TCS cho rằng Chúa đã bỏ loài người, bên đạo Chúa họ phản đối, như trên. Còn bên Phật, mọi người đều hiểu rằng, vì loài người đắm chìm trong dục lạc của yêu thươnghận thù một cách cuồng si nên Phật Tánh không có dịp trỗi dậy, như hạt giống chưa được gieo cấy.

Đạo Phật không dạy yêu thương hay hận thù, mà TCS cứ mãi đi tìm tình yêu. Khi thất vọng trong tình yêu, họ Trịnh trách Chúa và Phật. Chúa đại diện cho tình yêu, nên TCS trách có phần không sai, vì Kitô giáo rất tự hào với nhãn hiệu trình tòa Đạo Chúa là đạo của yêu thương - Catholicism is love.
Hai người yêu nhau, vẫn có lúc kết thúc. Tình yêu như vợ chồng, cha con, có khi còn sứt mẻ, thì Chúa yêu người cũng vậy thôi.
Trước hết, Chúa có dạy yêu người không thờ Chúa không ? Lúc thì Chúa nói hãy yêu kẻ thù, lúc ngài lại kêu đem những kẻ không thừa nhận ngài ra giết trước mặt ngài. Loại tình yêu thất thường ấy rất giống với tình ái của phụ nữ, lúc yêu thì họ ve vuốt như trăng mật, lúc giận họ ngoe nguẩy bóng gió nhức cả đầu, và khi trở mặt thì khỏi nói.

Rất nhiều trí thức VN thường nghĩ rằng Phật cũng dạy yêu thương, là sai lầm. Đạo Phật không cần vay mượn giáo lý của các tôn giáo khác. Phật không dạy yêu thương, cũng không bài xích yêu thương. Phật quán sát biết được chúng sinh lưu chuyển trong luân hồi là do yêu thương và thù hận nối tiếp. Hể có yêu, thì có hận. Yêu và hận là điều không cần dạy cũng tự có và chúng gói vào nhau như chiếc bánh có hai nhưng. Ăn hết phần này, thì sẽ cắn trúng phần còn lại. Trần gian như một chiếu bạc, ai ham mê đánh bạc thì mới tìm vào chiếu. Người không thích có đẩy họ vào, họ cũng ngồi như cục đất và không tham gia. Uống rượu và đánh bạc mà không có bạn thì chơi với ai ? Đời vắng em rồi say với ai ?
Đạo Phật dạy từ bi, và cho rằng yêu thương là bể khổ. Có một bài xướng trong nhà Phật thế này:

Ái hà thiên xích lãng,              愛河千尺浪    Sông yêu thương như con sóng cao ngàn trượng
Khổ hải vạn trùng ba             
苦海萬重波    Tựa biển khổ với vô vàn phong ba

Dục thoát luân hồi khổ,          欲脫輪迴苦    Nếu muốn thoát khỏi bị sinh vào biển khổ ấy
Tảo cấp nệm Di Đà.                早急念彌陀    Phải mau sớm niệm Phật Di Đà.

Nếu trên thế gian có một thứ tình yêu vô ngã, thì Đức Phật sẽ thừa nhận tình yêu ấy.

Trên nền móng của triết lý ca tụng yêu thương, khi đứng trước sự lựa chọn, tình cảm của bạn sẽ quyết định, dù quyết định ấy sai với lẽ phải.
Còn với triết lý từ bi ; từ là ban vui, bi là cứu khổ ; khi đứng trước lựa chọn, bạn sẽ theo ý nghĩa ban vui, cứu khổquyết định.
Giả thiết nếu bạn bị xét xử ở tòa án, bạn có thể tin tưởng một ông thẩm phán từ bi, còn với ông thẩm phán “tình yêu”, thì trước khi ra tòa, bạn nên khấn vái trước thần linh đánh tài xỉu cầu mong ông ta không ghét bạn.

TCS chán Phật, chán Chúa, và mời em đến cứu rỗi.
Vậy cả Phật lẫn Chúa đều không bằng em.

 

Theo đồn đãi, bài hát được nhạc sĩ viết về tình yêu của một người con gái ngoan đạo, ngày ngày đến giáo đường cầu nguyện cho người yêu là chinh nhân.

TCS tỏ thái độ thất vọng về đức tin, trái ngược với Phạm Duy và Nhất Hạnh (?) có vẻ như vẫn ca tụng cả Chúa lẫn Phật trong Giọt Mưa Trên Lá, bài hát được xem như thánh ca ở VN cho phong trào phản chiến vào thập niên 60:

Giọt mưa trên lá tiếng nói thầm thì
Bóng dáng Phật về xoa vết thương trần thế
Giọt mưa trên lá tiếng nói tinh khôi
Lúc Chúa vào đời xin đóng đanh vì người (tâm ca số 4)


TCS chán nản không bằng giám mục Anh giáo, tôn giáo rất gần với Công Giáo Rôma, John Shelby Spong. Ông chán Chúa đến nỗi đã viết một cuốn sách nảy lửa với tựa đề Why Christianity Must Change or Die (Tại sao Kitô giáo cần thay đổi hay sẽ biến mất). Trong chương 6 của cuốn này, Jesus As Rescuer: An Image That Has To Go (Giêsu như là Đấng Cứu Thế: Một hình ảnh nên dẹp bỏ), ông thẳng thắn kêu gọi hãy vứt bỏ Giêsu, vì Giêsu là hình ảnh mà người ta dựng lên từ con chiên tế thần, gây cho nhân loại cái mặc cảm tội lỗi rằng Giêsu đã hy sinh, dùng cái chết của mình để tế Chúa Cha, xin ngài tha “tội ăn trái cấm” cho loài ngưòi. Phaolồ lấy ý niệm tế thần từ kinh Cựu Ưóc Exodus khi viết rằng Chúa đã chết vì tội lỗi của chúng ta (1 Cor. 15:3: Christ died for our sins). Bạn nào chưa đọc ý nghĩa việc tế thần trong ngày Lễ Vượt Qua ra sao nên tìm đọc trên Wikipedia để biết rõ vì sao người Do Thái giết bò, giết chiên, tưới máu lên bàn thờ Chúa, và bôi máu trước cửa nhà mình để đêm đó khi Chúa đi tàn sát tất cả con đầu lòng ở Ai Cập, kể cả con đầu lòng của người dân nghèo khốn khổ, dấu máu sẽ là nơi Chúa không “vào thăm”. Sau này thì máu của Giêsu được thoa trét lên văn hóa nhân loại, bắt mọi người phải mang cái “hồng ân” Giêsu đem thân xác và máu mình làm vật tế thần để chuộc tội tổ tông của một dân tộc man rợ Do Thái, một dân tộc chả liên hệ gì đến hầu hết những người đeo thánh giá, ngay người Do Thái họ cũng chả tin !
Khổ nỗi văn hóa Âu Mỹ tràn ngập thế giới, rao giảng trên mọi ngã đường, từ thế kỷ thứ XVI đến nay (tại VN), rằng chúng ta được sinh ra từ tội lỗi của tổ tiên người Do Thái !
Cái mặc cảm tội lỗi này là một chiếc gông đè nặng lên bất cứ ai ca tụng sự đóng đinh của Giêsu.
Hãy tìm đọc thánh kinh trên đường đi thọ án, Giêsu đã bò lết than khóc như thế nào, để mà tán dương rằng Chúa nguyện đóng đinh vì người.
Muốn hiểu Tính Không, ít nhất, phải có trí tuệ vất bỏ cái của nợ này ra khỏi nội tâm tự cho rằng mình được sinh ra từ tội lỗi truyền kiếp !
Mẹ Téresa từng dùng phép tu chuộc tội như chúa Giêsu để áp dụng lên bệnh nhân của bà ở Ấn Độ. Chuyện kể rằng những người nghèo khổ bệnh tật đến nương nhờ cửa “Lòng Chúa Xót Thương” của bà, họ không có thuốc giảm đau, kim chích được xử dụng cả nghìn lần nên mỗi lần chích thì như tra tấn. Các vết thương không được băng bó và không có thuốc sát trùng. Khổ quá họ than vãn, bà nói với họ rằng, muốn được Thiên Chúa cứu rỗi, phải chịu khổ như đấng Kitô đã vì nhân loại mà đóng đinh trên thánh giá. Họ đau đớn nói rằng họ chằng cần được Chúa cứu rỗi, chỉ cần có thuốc men và được đối xử như một bệnh nhân. Họ không giết Chúa, không nên trả thù cho Chúa trên thân xác của họ. Họ không còn nơi để đi mới tìm đến Teresa.

Vậy mà có người được Chúa bỏ thì lại than khóc như nhạc sĩ TCS thì đúng là chuyện ngược đời.

Không biết có bao giờ TCS đọc ý nghĩ của triết gia Bertrand Russell khi ông ấy so sánh Đức Phật với Chúa Kitô chưa, chứ theo triết gia này thì hai người không thể ngồi ngang hàng với nhau được.


Đạo sư Osho, người rất có thẩm quyền về triết họcđạo học, đã viết như sau về sự so sánh của Bertrand Russell:
Ngay một nhân vật như Bertrand Russell đã viết rằng ông đã từ chối Kitô giáo, ông đã thoát ra khỏi rào chăn của Kitô giáo và ông biết bằng tâm thức, bằng trí thông minh của mình, rằng Đức Phật Gautama cao siêu hơn rất nhiều so với Chúa Giêsu - nhưng ông không thể viết điều ấy ra. Một cái gì đó trong vô thức của ông đã đơn giản ngăn cản ông. Ông hoàn toàn biết rõ điều đó - không nghi ngờ gì về việc Đức Phật Gautama cao siêu hơn nhiều so với Chúa Giêsu - nhưng ông cảm thấy không nói được nhiều hơn. Ông không thể viết điều ấy xuống bởi vì sau đó nó sẽ trở thành một sự kiện lịch sử nhà trí thức bực nhất của thế kỷ này đã quyết định không những chỉ chống lại Kitô giáo mà còn chống lại Chúa Giêsu.
Even a man like Bertrand Russell wrote that he has denied Christianity, he has come out of the fold of Christianity and he knows in his mind, in his intelligence, that Gautam Buddha is far higher than Jesus Christ – but he cannot write it. Something in his unconcious simply prevents him. He knows it perfectly well – there is no doubt about Gautam Buddha being far superior to Jesus Christ – but he feels helpless. He cannot put down in writting because then it will become a historical fact the greatest intellectual of this century has decided not only against Christianity but against Jesus. (mời xem link)


Đây là một mở ngoặc nóng đã hơi đi xa đề. Ai muốn tìm hiểu sâu hơn, tôi đề nghị tìm đọc những bài viết của cố giáo sư Trần Chung Ngọc, ông ấy là bực thầy về Kitô giáo, bao quát cả ba phạm trù, thần học, lịch sửtâm lý xã hội trong Đức Tin. GS Ngọc viết nhẹ nhàng hơn đạo sư Osho. Khổ nỗi viết quá thật như đạo sư Osho thì gần như không mấy ai có can đảm và tự tin như vậy.
Nên nhớ, Osho là nhà đạo học được tặng cái nickname “sex guru”, do thái độ xem thường của ông về tình dục. Ông có đời sống rất xa hoa phóng đãng và luôn tuyên bố những câu nói đầy trêu chọc, khiêu khích. Chẳng hạn ông dám cho rằng giây phút lên đỉnh trong tình yêu xác thịt, là giây phút chạm vào đáy hư vô, và vì đạt đến cảm giác hư vô tột đỉnh, sự sung sướng vượt khỏi phạm trùgiới hạn của con người, nên nó tự dừng lại. Một tuyên bố khác, khi chết, chính là lúc đạt được hư vô, tính không, đó cũng là lúc làm tình với Thượng Đế (Death is making love with God).
Nghe khẩu khi của Osho, làm tôi nhớ đến một “Zorba Việt Nam”, thi sĩ triết gia Phạm Công Thiện. Ông có những câu thơ như sau:

tôi mửa máu đen

trên nửa đêm paris

tôi giao cấu mặt trời sinh ra mặt trăng

tôi thủ dâm thượng đế sinh ra loài người

cho quế hương nằm ở nhà thương điên của trí nhớ

 

Họ Phạm xuất thân từ một gia đình Công giáo, ông rất thông minh, thứ thông minh mặt trời không vay mượn ánh sáng, thông thạo nhiều ngoại ngữ, quán thông văn họctriết học đông tây.
Khi gặp “Sa Môn Gautama”, Thiện bỏ ngay Chúa và kéo hết gia đình quy y với Phật. Ông không lặng lẽ về với Phật như nhiều người khác, mà to tiếng tuyên bố một cách “bi tráng” rằng mình theo Phật như sau:

Mười năm qua gió thổi đồi tây

tôi long đong theo bóng chim gầy

một sớm em về ru giấc ngủ

bông trời bay trắng cả rừng cây

[…]

gió thổi đồi thu qua đồi thông

mưa hạ ly hương nước ngược dòng

tôi đau trong tiếng gà xơ xác

một sớm bông hồng nở cửa đông

 

Đọc về cuộc đời đạo sư Osho, tôi chả thấy chút hương vị “giải thoát”, nhưng nếu đọc những gì ông viết vể Tính Không Bát Nhã trong cuốn “The Heart Sutra, Becoming a Buddha through Meditation” (Kinh Bát Nhã, Thành Phật bằng Thiền Định), tôi không thể nối kết được một trí tuệ như vậy, lại chặp vào một con người với một cuộc sống đầy kịch tính như vậy. Tuy nhiên, những gì ông viết, nhất là về Tính Không, theo tôi, thật khó có ai lột tả Tính Không hay rợn người như sự diễn tả của Osho. Ít nhất, vẫn theo quan điểm cá nhân tôi, Osho phải đạt sâu tới các cõi thiền từ Không Vô Biên Xứ đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Riêng ông, ông tự cho rằng mình là bực giác ngộ. Tôi luôn dè dặt với những ai tự cho mình là đạo sư. Tôi có tấm kính chiếu yêu đó là kinh Kalama của Phật, thói quen của tôi là luôn để mọi giá trị dưới lăng kính ấy, dù vị ấy có là một vị Bích Chi Phật.

Có vẻ như tôi đang lạc vào nhị nguyên luận.
Nhưng mục đích của bài viết vẫn đeo đuổi miệt mài sự phá bỏ nhất nguyên, nhị nguyên, đa nguyên, và nhất là các đầu cơ chính trị siêu thực dân khoát áo triết học hay đạo học.
Chúng ta có thể nhắm mắt cho sự lợi dụng tôn giáo để tư lợi, dù sao cái hại cũng mang tính cục bộ, nhưng phải dứt khoát nói không với hình thức tôn giáo, mà nền tảng là âm mưu thực dân thống trị về cả văn hóa lẫn chính trị, đặc biệt là tại Việt Nam.

Trở về với Tính Không.


Trung luận phủ bác tất cả, toàn bô sắc hay tâm pháp không ngoại lệ, kể cả những khái niệm tôn kính nhất mà đạo Phật thường viết hoa như Tứ Đế, Bát Thánh Đạo, và ngay cả Niết Bàn. Từ sự phủ nhận Tứ Thánh Đế, Trung Luận phủ định luôn tứ thánh quảtam bảo Phật Pháp Tăng !
Khi tôi nói “phủ định”, trong tinh thần trung đạo, thì phải hiểu một cách xuyên suốt rằng tất cả đều chỉ là giả danh và không gì có nội hàm.

Nếu Khổ thực hữu thì không cần đến Tập nguyên nhân phát sinh ra khổ.
Nếu Khổ  là một thực tại thì Diệt sẽ không thể phá vỡ.

Nếu phá vỡ được khổ, vậy khổ phi thực, chỉ là giả danh.

Diệt là do khổ mà có mặt, không phá được khổ, con đường diệt khổ Đạo cũng thành chuyện phiếm.

Bài kệ thứ nhất trong chương Quán Tứ Đế:

Nhược nhất thiết giai không             若一切皆空                Nếu tất cả đều không
Vô sanh diệc vô diệt                           
無生亦無滅                Không sinh cũng không diệt

Như thị tắc vô hữu                             如是則無有                Như vậy thì không có
Tứ Thánh đế chi pháp                       四聖諦之法                Phép tu Bốn Thánh Đế

Long Thụ tấn công liên hoàn:

Dĩ thị sự vô cố                                    以是事無故                Vì tất cả đều không
Tắc vô Tứ đạo quả                             則無四道果                Nên không có Bốn quả
Vô hữu Tứ quả cố                              無有四果故                Nếu không có Bốn quả
Đắc hướng giả diệc vô                       得向者亦無        Thì Bốn hướng thánh cũng không

Bốn hướng thánh là từ Tứ Thánh Quả mà có. Thí dụ nhập lưu hướng có từ nhập lưu quả v.v…
Ai cũng biết quả thứ nhất là nhập lưu (Sotāpatti), tức Tu Đà Hoàn, là sẽ tái sinh 7 lần, là quả đầu tiên nhập vào dòng thánh. Quả thứ hai là nhất lai (Sakadāgāmī), tức Tu Đà Hàm, chỉ 1 lần tái sinh, sau đó sẽ vào Niết Bàn. Kế đến là bất lai (anāgāmī), tức A Na Hàm, là không trở lại, ngầm ý là sinh ở một nơi nào không còn khổ, chỉ có an vui, sau đó cũng đi vào Niết Bàn. Quả này tương ứng với cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà, hoặc có thể là cõi Biến Tịnh Thiên. Hướng cuối cùngbất sinh (Arahanta), cũng tức là quả A La Hán, là bực trên cả nhân thiên, không còn tái sinh vào bất cứ nơi nào trong lưu chuyển sinh tử, đi ngay vào Niết Bàn.

Các độc giả nên nhớ, sau khi Phật thành đạo, bài pháp đầu tiên mà ngài giảng cho anh em ông Kiều Trần Như tại Vườn Lộc UyểnTứ Thánh Đế. Ngay khi bài giảng này thành tựu, thì tam bảo có mặt tại thế gian bao gồm Phật, Pháp, Tăng. Phật là Phật Thích Ca, Pháp là pháp Tứ Đế, và Tăng là 5 anh em Kiều Trần Như.
Ba nền tảng cao quý như vậy, Long Thụ phá bỏ hết chăng ?

Tôi xin kể một câu chuyện có thực về sự nguy hiểm của những người ngưỡng mộ Tính Không như sau:

Trong bốn anh chị em người bạn chủ một nhà hàng ở quận 13 Paris mà tôi thường ghé ăn đồ Việt vào cuối tuần trước khi có dịch Covid, có một người làm nghề kinésithérapeute (vật lý trị liệu) có đứa con trai cùng tuổi với con tôi. Chúng tôi quen nhau mấy mươi năm nên có thể nói là khá thân. Anh bạn vật lý trị liệu rất mê Krisnamurti. Vì cuồng tín với Krisnamurti, anh cho rằng Phật không bằng Krisnamurti: Phật còn để lại giáo hội, ngài đã thành lập tăng đoàn, còn Krisna thì không những không chấp nhận mình thuộc phe phái nào, mà còn giải tán cả Hiệp Hội Ngôi Sao Phương Đông (Thông Thiên Học).
Có hôm đang cùng ngồi ăn trong nhà hàng, anh ấy bỗng hỏi tôi có biết thế nào là Tính Không không ?
Bị hỏi bất ngờ, vì không bao giờ nghĩ người ham hưởng thụ vật chất, và cổ súy cho sự hưởng thụ vật chất như anh, sao lại có thể có cơ hội nghiên cứu Tính Không, nên tôi chỉ hơi gật đầu nói nhẹ rằng có nghe nói, nhưng cũng không mấy rành mong anh ta chỉ giáo. Anh bạn ấy càng được dịp khoe rằng, Tính Không mới là cao siêu, không cần ăn chay, đếch cần đi chùa lạy Phật như lũ mê tín bên đạo Phật thường làm, thích thì tới làm bạn với “anh Phật” cho vui, không thích cứ dẹp bỏ. Phật tính trong cục đá, thờ cục đá hay đạp cục đá cũng là Tính Không. Kêu “anh Phật” là nể anh ấy lắm rồi, có đứa còn bị kêu “thằng” nữa kìa. Thằng và anh thì có gì khác nhau ? Chỉ là cách xưng hô tùy theo sở thích thôi, mà sở thích thì mỗi người mỗi kiểu, ai thích sao cứ kêu vậy đi, có gì quan trọng.

Tính tôi hay xét người qua cách sống chứ không qua cách nói.
Tôi rất thích đọc đạo sư Osho, nhưng cách sống của ông không thuyết phục tôi. Những gì ông viết luôn có giá trị, tuy nhiên cách ông ấy sống khiến tôi không thể nghĩ rằng ông đã chứng được Tính Không. Có thể vì tôi chưa đủ trình để hiểu ông. Do vậy, tôi đem cách sống của Đức Phật làm thước đo khi bất kỳ ai kiến giải tuyệt vời về đạo Phật. Đạo Phật là đạo để sống chứ không để nói. Nói là để phá tà hiển chánh, chứ nói để được khen, thì Long Thụ gọi đó là hý luận.

Rất nhiều người đem Tính Không ra để bào chữa cho cuộc sống sa đọa, chỉ muốn ăn ngon, mặc đẹp, hưởng thụ ngũ dục, lạnh nhạt và thờ ơ với nỗi khổ của thế gian.

Anh bạn nói trên sống với triết lý khá độc đáo mà thú thật, tôi cũng chẳng dám cho là sai lầm. Anh nói rằng để cho “lũ ngu” học bài học khôn ngoan thì không phải là dạy cho họ cẩn thận đừng để bị lừa gạt, mà hãy lừa gạt họ mạnh tay hơn nữa. Lừa nữa mà vẫn tiếp tục ngu, thì cứ lừa tiếp, nếu cuối cùng có đứa chết vì ngu thì đáng đời nó, thứ đó có dạy dỗ mấy nó vẫn ngu. Đứa khôn bị lừa hai lần là phải biết tỉnh ngộ. Cách giáo dục hay nhất là đứa nào té mà không chịu tự đứng dậy, thì cứ đạp cho nó thêm một đạp.

Long Thụ không phải là nhà giáo dục vô trách nhiệm.
Sau khi phủ định toàn bộ giáo pháp của đạo Phật, ngài biết được có người sẽ chấp vào những phủ định của ngài để sống buông lung theo sở thích, vì đã không còn luân hồi, chả có tử sinh, chả còn tam bảo, chẳng có các sở đắc để tu chứng thì tại sao không sống bất chấp cho đã cuộc đời trước khi chết ?

Nên  bài kệ số 10 trong phẩm quán Tứ Đế, ngài bắt đầu phản pháo đưa ra thuyết nhị đế cho hai phương pháp giáo dục khác nhau.

Nhược bất y tục đế                 若不依俗諦             Nếu không nương tục đế      
Bất đắc đệ nhất nghĩa            不得第一義             Thì không đạt chân đế
Bất đắc đệ nhất nghĩa            不得第一義             Nếu không đạt chân đế
Tắc bất đắc Niết bàn.             則不得涅槃        Thì không chứng Niết bàn

Cái học về Tính Không nâng cao tầm nhìn rất nhanh, giống như lúc Âu châu cởi bỏ Thần quyền (thường kiến) vào thế kỷ XIX, sau đó là một bước nhảy vọt lên tư bản chủ nghĩa (đoạn kiến - chết là hết) chỉ cần hưởng thụ và làm giàu để hưởng thụ, như được trình bày ở phần I. Điều này chứng minh rằng dù học đúng hay học sai, Tính Không vẫn tặng không cho mọi người một trình độ, đó là mỗi người, vì bị phá cái kén thần quyền, đại diện cho sự sợ hãivan xin trong bản chất, có thể tự dám đứng lên chịu trách nhiệm cho vận mệnh của mình, phúc mình hưởng, họa mình chịu, chứ không tuân thủ những lề luật của thần linh nữa.
Tuy nhiên cái học về Tính Không, nếu đánh mất tính biện chứng nội tại của nó, chỉ xem Không Tính như phương tiện để đạt đến cứu cánh Tính Không, dễ sinh cống cao ngã mạn, rút cục chỉ đạt được một cái không hư ảo dưới vực thẳm. Nói cách khác, hãy đạt được cứu cánh của Tính Không, đừng dừng lại và tự thỏa mãn ở tầng phương tiện.

Bài kệ trên nói rõ, nếu không dựa vào thế tục đế thì không thể hiển bày Thắng Nghĩa Đế, hoặc Chân Đế, hoặc Đệ Nhất Nghĩa Đế.
Tính KhôngVô Ngã, là Niết Bàn.

Khi từ đỉnh núi, ta bước sang vực cao chót vót, nếu còn đứng trên đỉnh đá thì chưa gọi là Tính Không, vì chân còn nương vào một đường kính tuy nhỏ bé, nhưng vẫn chưa phải chân hư vô. Chân hư vô, thì đường kính phải ở vị trí Big Bang, có nghĩa là đường kính 0. Phải bước qua lằn ranh chân hư vô, nếu rơi xuống vực, thì đó là kẻ không nắm bắt được Tính Không, mà chỉ là cái không vay mượn từ cái có. Còn ai trụ vững giữa hư vô mà không rớt, thì đúng là đã chứng nhập Niết Bàn. Vì tính không hay hư vô là một, không thể nói Tính Không rơi vào vực thẳm của hư vô. Chân hư vôchân không trụ vào gì cả mà vẫn không rơi, cũng có thể gọi là vô trụ xứ.

Trung Luận đặc biệt ví kẻ học Tính Không vụng về như người không giỏi chú thuật đi bắt rắn độc, bắt không được rắn, còn bị rắn cắn chết trong bài kệ thứ 11:

Bất năng chánh quán không           不能正觀空                 Không hiểu suốt được không
Độn căn tắc tự hại                            鈍根則自害                 Kẻ độn căn tự hại       
Như bất thiện chú thuật                   如不善咒術                 Như không giỏi chú thuật
Bất thiện tróc độc xà.                       不善捉毒蛇                  Không bắt được độc xà

Nagarjuna là cái tên có căn ngữ của rắn, ai muốn hiểu được Nagarjuna, Tính Không, dứt khoát phải là hạng rành rẽ chú thuật có thể tay không bắt rắn. Câu văn tuy là ẩn dụ, nhưng mang cả hai nghĩa trêu chọc.
Cả cuộc đời của Phật và Nagarjuna, không sống trong nhung lụa giàu sang, đôi chân Phật luôn chạm mặt đất, nhưng đó là đôi chân mà tôi ao ước được đến Kushinagar để hôn vào. Khi thấy ai có phúc lớn được hôn đôi chân ấy thì nước mắt tôi đẫm lệ. Tôi tưởng tượng nếu mình tự hôn vào, không biết cảm xúc sẽ dâng trào ra sao.
Giáo pháp của Phật không nghiêm cấm sự hưởng thụ, nhưng đặc biệt, giáo Pháp ấy chỉ dành cho những ai làm chủ được các cảm xúc, không để chúng chăn dắt mình thành nô lệ. Ai giảng giải Tính Không mà có trong ngân hàng hằng triệu dollars, đi xe Rolls Royce, tham đắm ngũ dục…như một số ít các sư sắm xe Luxus, BMW hoặc Audi sang trọng, thì nên tìm đến Koshinagar nhìn vào đôi chân Phật mà tự xấu hổ. Nếu có thể khóc được thì hãy khóc cho hết nước mắt, nước mắt ấy sẽ rửa sạch những cấu uế của ngũ dục, rồi trở về cúng chiếc xe Audi, BWM hay Mercedes ấy vào ngân sách giúp đỡ sự khốn khó tật nguyền, và nếu cần phải xử dụng ôtô chỉ như một phương tiện, thì nên đi một chiếc Toyota, hoặc Honda hạng xoàng xoàng.
Nếu học Tính Không để sa đọa, cho rằng hưởng thụ vật chất cũng là không, tu hành khổ hạnh cũng là không, nhưng cách sống lại thiên về ngũ dục, thì quả thật, nọc rắn không cắn trúng hành giả không giỏi chú thuật mà đòi bắt rắn độc đã phát tác, và phát tác với tốc độ khó chận lại. Vực thẳm không luôn sâu đến vô đáy. Ai từng học Phật thì chắc biết được cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ chưa phải là Tính Không. Nhưng rơi từ đỉnh trời này thì còn sâu hơn rơi từ đỉnh Hymalaya đến đáy biển Mariana Trench.

Những ai dùng hình ảnh hay giáo lí của Phật để trục lợi thì đều sẽ có kết quả như nhau, như ông Võ Hoàng Yên, khi chữa không hết bệnh, ông nói rằng do nghiệp quá nặng. Đây là một tuyên bố ma mãnh méo mó giáo lý nhà Phật, tựa như bên Kitô giáo giải thích rằng khi Chúa không cứu là Chúa muốn thử thách. Không chữa hết cứ thẳng thắn nói do bệnh quá nặng, hoặc ngoài khả năng, thì hay hơn là đổ cho nghiệp. Ngoài ra, ông Yên còn tự xưng “thầy”, kêu tất cả là “con”, dù ông không phải là tu sĩ, đó cũng là một cách tự thần thánh hóa để trục lợi.
Ông Võ Hoàng Yên là chủ đề cho một scandale đang nổ ra dữ dội tại VN, được cặp vợ chồng chủ tịch tập đoàn Đại Nam tố cáo.

Có rất nhiều người lợi dụng Không 空 để phạm giới, hoặc Bi 慈 để trục lợi, đều là ma vương phá hủy Chánh pháp, đều mang tội và gây sâu dày thêm nghiệp chướng, bất kể kẻ ấy mặc màu áo gì, cư sĩ hay sa môn.
Chánh pháp mà tôi nói, là bất kỳ pháp hay luật nào đem đến phúc lợi và hòa bình cho vũ trụnhân sinh, không nhất thiết chỉ có Phật Pháp. Công giáo đã từng giúp đỡ khi tôi mới sang Pháp, họ không cầu mong tôi cải đạo, chỉ làm việc thiện, không nhân danh Chúa. Tôi gọi đó là Chánh Pháp. Khi mặc áo tôn giáo mà làm việc tà, thì là tà pháp ; khi mặc áo dơ bẩn mà hành xử trung chính, là chánh pháp. Chiếc áo không làm nên ông thầy tu.

Long Thụ cảnh báo sự cao thâm của Phật pháp qua bài kệ 12 trong Quán Tứ Đế để tránh sự giải thích hoặc hiểu biết về Tính Không theo tà kiến như sau:

 

Thế tôn tri thị pháp                世尊知是法                Thế tôn biết pháp này
Thậm thâm vi diệu tướng      甚深微妙相                Rất vi diệu sâu thẳm.
Phi độn căn sở cập                 非鈍根所及                Kẻ độn căn khó hiểu,
Thị cố bất dục thuyết.            是故不欲說                Nên không nói với họ.

 

Như vậy có nghĩa rằng Tính Không chẳng phải là môn học dành cho mọi tầng lớp. Nên mới nói có những pháp môn là công truyền, và có những pháp mônbí truyền. Nhưng bí truyền cũng chẳng có nghĩa là bí mật, chỉ dành riêng cho những đệ tử thân cận, mà là cho tất cả những ai đủ căn cơ sâu dày, có sơ tâm cầu đạo bất thối chuyển xem việc thượng cầu bồ đề, hạ hóa chúng sinh là sứ mệnh tuyệt đối. Bí truyền cũng chả giống với thế giới kiếm hiệp, cho rằng Phật để lại một bí kiếp, từ xưa đến nay chưa ai được nghe được đọc, chỉ truyền cho một nhân vật nào đó. Đừng bôi nhọ Đức Phật nói rằng ngài là chưởng môn Ma giáo giấu chôn bí kíp trong huyệt mộ, đợi ai hữu duyên đến dập đầu đúng nút cơ quan thì các cửa mật thất bật mở trao ra bí kíp hơn 2500 năm sau khi ngài Nhập diệt. Người này lấy bí kíp xong, khổ luyện võ công, lập tông lập phái chống lại tăng đoàn. Nên nhớ rằng, Tăng bảoPhật bảo tuy có ba ngôi, nhưng chỉ là một. Ai phá hủy tăng bảo, là phá hủy Phật bảo. Chúng ta có quyền không tin vào đạo đức của một cá nhân tăng, nhưng tập thể tăng giàthập phương tam thế, đừng bôi nhọ Tăng bảo mà tự cho rằng mình mới là kẻ được chân truyền.
Giáo ngoại biệt truyền của Thiền tông, cũng chẳng phải bí truyền hay biệt truyền cho người thân. Nếu Phật mật truyền y bát cho người thân, thì Ca Diếp đừng hòng nhận được, mà là A Nan, đệ tử ngày đêm bên cạnh hầu hạ. Khi Phật truyền Niêm Hoa Vi Thiếu cho Ca Diếp trước mặt tất cả tăng chúng, Ca Diếp cũng đã truyền xuống đời đời nối tiếp, không hề giấu diếm. Tuệ đăng truyền thừa từ Phật sang Ca Diếp, cũng truyền xuống Lâm Tế, Tào Động, và đến ngọn đèn trong tay Sư Ông Làng Mai, sư ông Trúc Lâm.
Rất nhiều người đi rao giảng nào là hội Long Hoa sắp khai mở, nào là ngày Chúa sắp Tái Lâm, dành cho ai có đầy đủ Đức Tin hay phước lành ở một thế giới khác hoặc một vận hội khác, khiến cho thính giả mất niềm tin vào thế giới hiện thực mình đang sống. Đối với những ai tin vào lời hứa hẹn thật tuyệt vời, nhưng chỉ đạt được sau khi đóng nắp hòm, tôi xin quý vị cứ an tâm mà nhìn ngay dưới bước chân mình đang đi, sống đúng với Chánh Niệm, ngày ngày làm việc và hít sâu thở vững, bình thản trong Bát Chánh Đạo, không lo âu điều gì, cũng đừng mong cầu được tham dự hội Long Hoa hay Thiên Đàng, an lạc ngay trên từng bước chân, trồng hoa trong vườn, dọn quét đường phố, chăm bón tình làng nghĩa xóm, xây dựng đất nước trong chỉ một vòng tay đùm bọc và chia sẻ, thì cần gì phải niệm Phật A Di Đà ? Xây dựng hạnh phúc ngay trên bước chân, ít ra khi vào lò thiêu, bạn thanh thản ra đi, để lại một gia tài đầy Việt tính cho con cháu, thay vì để lại cho chúng nhiều của nợ phát sinh từ các tham vọng vọng ngoại cùng với một hũ tro cốt vô nghĩa. Nếu bước chân này không an lạc, thì bước tới không bao giờ có thể an lạc. Nếu ngay tại bước chân mà không có Thiên Đàng hạnh phúc, làm sao sau khi chôn vào mặt đất lại có thể sống lại mà vào Thiên Đàng ? Các bạn Kitô giáo và cả Phật giáo thử đặt câu hỏi: nếu khôngtrình độ tiến sĩ, mình có thể viết luận án hay không ? Cứ học hành và trau dồi đức hạnh, sao cho mình có đủ hành trang viết luận án, rồi mới nói chuyện trình luận án ấy lên Chúa hay Phật. Đức Tin mù quáng hay niệm Phật một cách máy móc chỉ làm cho các bạn ỷ lại và tạo thêm ác nghiệp mà thôi.

Những người đọc Trung Luận tẩu hỏa nhập ma thì sẽ thấy không có Tứ Đế, không có Bát Chánh Đạo, không có Tứ Thánh Quả, cũng chả có Phật Pháp Tăng, y như lời dự đoán của Long Thụ Bồ Tát.

Còn những người không đọc Long Thụ, nhưng chấp vào đoạn kiến, tức là cho rằng chết là hết, chỉ một lần sống một lần chết, thì tâm ác sẽ rất dễ nổi dậy.
Khi tất cả đều đoạn diệt sau khi chết, thì gian manh chiếm đoạt, lừa gạt thế gian, đem Phật làm mồi câu nhử, phỉ báng tăng bảo sẽ như loạn cào cào châu chấu nổi lên dày đặc thế gian. Chính vì vậy, mà Long Thụ nói rằng, những kẻ chấp có đã đi vào tà đạo, còn những kẻ chấp không thì hết thuốc chữa. Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II cho rằng đạo Phật dẫn đến Tịch Diệt (Extinction), ông cố ý hiểu chữ tịch diệt với ý nghĩa không của đoạn kiến như những người tẩu hỏa nhập ma mà tôi vừa trình bày. Ông ấy cũng không thể hiểu được nghĩa không theo bài kệchúng ta đã trình bày ở phần trước. Chúng ta lập lại bài kệ số 14 ở đây để tự cảnh tỉnh, tự nhắc nhủ:

hữu không nghĩa cố                    以有空義故               Chính nhờ vào nghĩa không
Nhất thiết pháp đắc thành               
一切法得成                 Mà mọi pháp được thành.
Nhược vô không nghĩa giả              
若無空義者                 Nếu mà không có không,
Nhất thiết tắc bất thành.                  
一切則不成               Chẳng pháp nào thành lập

thế giới vũ trụ được cấu tạo bằng chất liệu không: không đầu, không cuối, không thời, không không, không trong không ngoài (vô trung vô biên), không thưòng hằng cũng chẳng hoại diệt ; không có đặc tính không của vũ trụ thì Thượng Đế không bao giờ được sinh ra. Trong đầu óc của Giáo Hội La Mã phải tràn ngập chất không, thì nó mới chứa đựng cả vũ trụ âm mưu phức tạp. Và, dù chứa đựng cả một lịch sử đẫm máu, biến hóa chỉnh sửa thần học, Giáo Hội Rôma vẫn chưa bao giờ đạt được trạng thái thỏa mãn tròn đầy để dừng lại.

Sư ông Làng Mai viết về nguyên nhân sinh ra vạn vật từ Tính Không thật tuyệt vời như sau:

Vạn vật không có cái gì, trống rỗng cái gì ? Nó không có tự ngã, nó trống rỗng cái tự ngã. (Empty means empty of an own-being, empty of a separate self, a self-nature). Tự tánh, tiếng Anh dịch là own-being hay self-nature. Nhờ không có tự tánh cho nên sự vật mới biểu hiện ra được. Nếu có tự tánh thì sự vật không vô thường, nó không vô thường thì nó không có sinh diệt. Ví dụ chúng ta gieo một hạt bắp vào trong đất. Nếu hạt bắp đó có tự tánh (own-being) thì hạt bắp vẫn mãi mãi là hạt bắp vì tự tánh là cái thường còn, cái không hủy diệt. Nhưng hạt bắp không có thường còn, nó hoại diệt, nhờ đó hạt bắp có thể nứt mầm trở thành cây bắp. Nhờ có cái “không có tự tánh” mà cây bắp có thể phát hiện được. Có tự tánh là có một thực chất không biến đổi. Nó luôn luôn là nó, nó không thể trở thành cái khác. Nói vạn vậttự tánh thì không có vật nào có thể biểu hiện được. Nhờ vạn vật không có tự tánh cho nên tất cả vạn vật đều có thể biểu hiện ra được.

Khi tôi nghe cái tít nhạc phẩm Đóa Hoa Vô Thường của Trình Công Sơn, tôi chặc lưỡi thầm khen, ông nhạc sĩ này thất cao thâm, đã liễu nghĩa Tính Không.
Hoa mà không vô thường, không biểu hiện các tướng sinh, trụ, dị, diệt thì đâu còn đẹp, và đất nước phân bón hôi hám làm sao nở ra hoa vừa đẹp vừa thơm?

“Từ đó em là sương
Rụng mát trong bình minh
Từ đó ta là đêm
Nở đoá hoa Vô thường…”

Tướng sinh, trụ, dị, diệt là Không Tướng. Đó là biểu hiện tuyệt vời đầy “tình ái” của vũ trụ tràn ngập tao ngộ duyên khởi. Vũ trụ đã cống hiến một đóa hoa đầy phép lạ, đó chính là đóa Vô Thường.
May mà Đức Phật đã niêm hoa vi tiếu nở ra đóa hoa cực quý cho Trịnh Công Sơn nhìn thấy. Bằng không người Việt Nam chỉ nhìn vào đóa hoa giấy tuy được tô vẽ sặc sỡ nhưng thô ráp và vô vị, là đóa Vĩnh Hằng, thì làm sao chúng ta có được những cung bậc đầy hương vị, những “dòng kệ” tuyệt bút thần thánh của Trịnh ca !

Nghe nhạc Trịnh thì tôi biết ông đã vào không, nhưng chưa chứng đắc. Nghe nhạc Trịnh mang đầy chất liệu đau khổ, rất giống với nhạc Beethoven, đầy bão tố, oằn nặng kiếp người.
Trinh Công Sơn khá giống Phạm Công Thiện, khởi đầu sự nghiệp bằng văn học Kitô giáo: Dấu Chân Địa Đàng, Chúa Nhật Buồn, Vùng Ăn Năn (Répentence), Phúc Âm buồn. Lặn hụp trong không khí phúc âm vẫn chỉ chứng nghiệm toàn khổ đau chua chát. Về sau ông dần dần trở lại với suối nguồn tươi mát mà mẹ ông để lại, như đứa con hoang tìm về nhà sau bao năm lưu lạc.

Ta cứ ví Võ Hoàng Yên với đóa Vĩnh Hằng được ca tụng là “thần” một bên, bên kia là bệnh viện mà không ai quan tâm ca tụng, nhưng nơi đó nở rất nhiều đóa Vô Thường. Đóa Vĩnh Hằng lừa bịp ra sao, thì đóa Vô Thường phô bày sự thực ra sao. Tu cả đời, phủ phục cả đời, dâng hiến sinh mạng lẫn tài sản vẫn chẳng thấy được đóa Vĩnh Hằng nở hoa, ngược lại chỉ cần nhìn vào sự thực, thì đóa Vô Thường nở ngay trước mặt, ngào ngạt hương thơm.

Tôi không có được sự liễu nghĩa tính không (ở đây là tĩnh từ) như chư tăng thạc đức, nên đưa ra cái nhìn khá thế tục của tôi về Tính Không với bao chuyện đời và lôi cả Kytô giáo vào.
Dĩ nhiên chư tăng không nên “nhiều” chuyện như tôi. Tôi cầm súng mang gươm thì không ai nói gì được. Các thầy, như sư ông Trúc Lâm, sư ông Làng Mai cả đời tu hành không dính líu đến chuyện thị phi, còn bị bôi nhọ chụp mũ, Niết Bàn được giải thích là cho dù đất nước có bị xâm lăng cũng phó mặc vì tất cả đều là Không, với mục đích tiêu diệt Phật giáo, thì tôi phải đáp lễ và trả lại không yếu nghĩa chân thật của .

Chương cuối của Trung Luận là phủ nhận Niết Bàn. Long Thụ vào đầu bằng 2 cặp tiền đề một và một không để phủ định Niết Bàn như sau:

Nhược nhất thiết pháp không          若一切法空        Nếu các pháp đều không,
Vô sinh vô diệt giả                           
無生無滅者        Không sinh cũng không diệt,
Hà đoạn hà sở diệt                           
何斷何所滅        Có gì đoạn và diệt

Nhi xưng vi Niết bàn?                      而稱為涅槃        Mà gọi là Niết bàn?

Và:

Nhược chư pháp bất không             
若諸法不空                Nếu các pháp chẳng không

Tắc vô sinh vô diệt                             則無生無滅                Thì không sinh không diệt.
Hà đoạn hà sở diệt                             何斷何所滅                Có gì đoạn và diệt
Nhi xưng vi Niết bàn?                       而稱為涅槃                Mà nói tới Niết bàn?

Trong hai bài kệ này, bài đầu là tiền đề không, cho rằng tát cả các pháp đều là không, thì không có gì sinh ra và diệt đi, vậy tại sao cho rằng Niết BànTịch Diệt ?
Ngay sau đó, chỉ thay đổi vài chữ, Long Thụ biến tiền đề không thành tiền đề có, và biện chứng rằng, nếu mọi sự vật là có, thì chúng có tự tính hữu, muôn đời chúng sẽ luôn như vậy, không sinh, cũng chẳng diệt. Vậy cần gì nói Niết BànTịch Diệt ?

Như trên tôi đã trình bày, Giáo Hoàng Gioan Phaolồ II cứ dứt khoát rằng Niết BànTịch Diệt (Extinction). Diệt ở đây là dập tắt lửa, là mất hẵn. Từ “extinction” trong Pháp ngữ còn dùng để chỉ cho nguy cơ diệt chủng Espèce en voie d’extinction của một giống vật như voi, gấu trúc v.v…
Ngày nay, để tránh những suy nghĩ sai lạc hoặc cố ý sai lạc về Niết Bàn, các học giả đã dịch Niết Bàn sang thành Freedom như trong tác phẩm Mulamadhyamakakarika of Nagarjuna the philosophy of the Middle Way của David J. Kalupahana. Tôi thấy từ Freedom đúng với tinh thần của cái mà Thiền Sư Duy Lực dùng để nói về Niết Bàn, đó là “sinh tử tự do”. Chuyện sinh tử không còn là ám ảnh hay là một bí mật sau khi chứng đắc Niết Bàn. Niết Bàn là nơi vắng mặt các cặp phạm trù sinh diệt, hữu vô, thường đoạn, đến đi, xưa nay. Khoa học vẫn tìm cách đi trong thời gian, nhưng Niết Bànthể nhập thời gian vô thời.

Chính vị giáo hoàng này đã sửa sai giáo lí của Kitô giáo về một Thiên Chúa thực hữu, một Thiên Đàng thực có, như được dạy qua kinh Tin Kính rằng “tôi tin phép tha tội; tôi tin xác loài người ngày sau sống lại; tôi tin hằng sống vậy, Amen.” – I believe in the forgiveness of sins, the resurrection of the body, and life everlasting. Amen. bằng một tuyên bố học lõm từ giáo lý nhà Phật, hoàn toàn khác với Đức Tin truyền thống Kitô giáo như sau:

Vào cuối tháng Bảy, ngài nói “Thiên đàng chẳng trừu tượng, cũng chẳng phải là một không gian vật lý trên những đám mây mà là một sự nối kết sinh động và cá nhân với Thiên Chúa Ba Ngôi”. Tốt hơnsuy nghĩ về Hỏa Ngục mà ngài giải thích một tuần sau đó, như là “một nơi hơn cả cõi vật chất”, là “trạng thái của những kẻ tự do và tự mình vĩnh viễn lìa bỏ Thiên Chúa, nguồn mạch của mọi sự sống và an lạc.” (Xem Link)
(Heaven, he said in late July, "is neither an abstraction nor a physical place in the clouds but a living and personal relationship with the Holy Trinity." Better to think of hell, he explained the next week, as "more than a physical place," as "the state of those who freely and definitely separate themselves from God, the source of all life and joy.")

Ta thường nghe rằng Thiên Chúa là một vị thần mà chúng ta không thể nào suy nghĩ về ngài được, nhưng sự thực hình ảnhtính tình rất thất thường của Chúa Cha và Chúa Con được diễn tả rất chi tiết trong Thánh Kinh. Chúa Cha ham ăn, háu uống, ham danh, và có vài đoạn kinh như Dân Số Ký cho thấy ngài cũng ham gái trinh, ngài hay nói tục, hay ganh tị và rất dễ nóng giận. Mỗi khi nóng giận thì đổ lỗi cho loài người, sau đó thì tàn sát loài người không thương xót. Chỉ một lần ngài tỏ ra ăn năn đã giết quá nhiều người bằng trận Đại Hồng Thủy, đó là lúc sau khi Noé lên bờ nướng chim để cúng cho ngài, ngài nghe mùi thơm của chim nướng thì có tỏ ra hối hận về vụ diệt chủng mà ngài thực hiện. Còn Chúa Con thì lúc tỉnh lúc mê, thường trực nhìn lên trời và lẩm bẩm gọi cha. Đang lúc đói khát, gặp cây sung chưa tới mùa có trái, thì rủa cho cây sung vĩnh viễn không ra trái, trong khi từng khoe là có năng lực biến nước thành rượu, biến vài ổ bánh mì thành vài nghìn ổ, biến vài con cá thành vài nghìn con. Giêsu khoe đi trên nước, chữa bệnh mù, què câm điếc chỉ có hơn Võ Hoàng Yên chứ không thua. Nhưng tôi dám cam đoan vào lúc Giêsu hành đạo chữa bệnh mù câm điếc, số người tin vào thần lực của Giêsu không thể nào so với số người tin vào thần lực của Võ Hoàng Yên từ VN đến tận Hoa Kỳ, Canada và Âu châu. Tiếc rằng VHY bị phanh phui ngay khi còn sống, bầy đệ tử cũng không có đủ thời gian để ủ các mánh khoé lừa bịp cho lên men thành rượu thánh bánh thánh, đồng thời biến VHY thành giáo chủ một tôn giáo vĩ đại. Đó là chưa kể khi gặp người đàn bà Canaan đến cầu khẩn chữa bệnh cho con, thì Giêsu chửi bà ta là chó. Nếu là Võ Hoàng Yên, chắc chắn ông không sử dụng “giấy 500” như vậy để đối xử với bệnh nhân, Yên luôn biết ăn nói rất hiền từđộ lượng.
Nói thế không có nghĩa là Giêsu luôn bị điểm trừ, cũng có đôi lời đạo lí từ miệng Giêsu thốt ra, như kêu gọi  hãy yêu thương kẻ thù, tát má phải thì đưa má trái, kẻ giàu vào thiên đàng còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim, ta là Alpha và Omega v.v…
Nói thế không có nghĩa là Giêsu luôn bị điểm trừ, cũng có đôi lời đạo lí từ miệng Giêsu thốt ra, như kêu gọi  hãy yêu thương kẻ thù, tát má phải thì đưa má trái, kẻ giàu vào thiên đàng còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim, ta là Alpha và Omega v.v…
Nói chung hậu thế xây dựng một triết lý phúc âm chung quanh nhân vật Giêsu, chứ chính miệng Giêsu không nói một điều gì rõ rệt và nhất quán.
Hai bộ kinh Thánh Cựu và Tân ước là chứng tích cho những vụn vặt không đầu đuôi, câu trước đá câu sau, râu ông cắm cằm bà, nhưng Thần học Kitô được hậu thế xây dựng thành một hệ thống khá chặt chẽ nhờ dựa vào quyền lực thống trị của Đế Quốc La Mã, rồi sau đó cướp toàn bộ đất đai và quyền lực của Đế Chế La Mã Tây Phương, bằng chiếu thư giả, thành lập một Đế Quốc do các Giáo Hoàng cai trị khắp Tây Âu trong nhiều thế kỷ.
Lịch sử ghi nhận Kitô giáo cướp nước, cướp cả châu lục, tàn sát và diệt chủng, chứ cướp triết lý, tiêu diệt văn hóa, thì chỉ là chuyện nhỏ. Vấn đề của Tây phương là nếu dẹp bỏ văn hóa Kitô, thì chả khác nào cầm súng bắn vào chân, nên họ không thể ra tay.

Trở lại với Long Thụ trên đề tài Niết Bàn.
Niết Bàn được mô tả ở một trạng thái như sau:

Vô đắc diệc vô chí                  無得亦無至               Không đắc cũng không tới
Bất đoạn diệc bất thường      不斷亦不常                Không đoạn cũng không thường
Bất sinh diệc bất diệt             不生亦不滅                Không sinh cũng không diệt
Thị thuyết danh Niết bàn.     是說名涅槃               Đó gọi là Niết bàn.

 

Ngay câu đầu tiên, Long Thụ phủ nhận không gianthời gian trong khái niệm Niết Bàn.
Niết Bàn không phải là một cái gì đó, để có thể nắm bắt (đắc 得) hay chụp ảnh, nó cũng chẳng phải là một nơi để mà có thể đến bằng không gian hay bằng khái niệm (chí 至). Khi không có nơi chốn, thì không có bóng dáng nào dành cho thời gian, cho nên không thể khái niệm về thời gian để nói đã chứng hoặc sẽ chứng Niết Bàn.

Đọc kinh Bát Nhã, với câu:
“Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đế Tát Đỏa, y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn.”
無苦集滅道。無智亦無得。以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃。
Không có khổ, tập, diệt đạo. Không có trị huệ, không có chứng đắc. Xá-lợi-phất, vì không có chứng đắc nên do đó Bồ-tát an trụ theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên tâm không uế chướng. Vì tâm không uế chướng nên không sợ hãi, xa lìa điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh niết-bàn.

Mỗi khi ta đọc từ không trong đạo Phật, phải lập tức nghĩ rằng nó là không không.
Khi ta đọc vô chứng diệc vô đắc, ta phải hiểu rằng nó cũng đồng thời là vô vô chứng, diệc vô vô đắc.

Đạo Phật thường được mệnh danh là duy tuệ thị nghiệp, dùng trí tuệ làm phương châm cho cả ngoại lẫn nội soi, nhưng Bát Nhã cũng phủ nhận cả trí tuệ vô trí diệc vô đắc. Nên có thể nói, Không TínhBát Nhã Tính.

Hữu thượng phi Niết bàn      有尚非涅槃                Hữu còn chẳng là Niết bàn,
Hà huống ư vô da ?               何況於無耶                Thì vô sao là Niết bàn được ?
Niết bàn vô hữu hữu             涅槃無有有                Niết bàn không có hữu,
Hà xứ đương hữu vô ?          何處當有無                Làm sao lại có vô ?


Tôi phải lập lại thêm ở đây lời khẳng định chắc nịch của Long Thọ trên thái độ chấp không như sau:

Bực Chiến Thắng từng nói rằng Không là sự buông bỏ tận cùng tất cả các tạp niệm. Còn đối với những ai tin vào Không, những kẻ ấy, ta cho rằng không còn thuốc chữa.
(Le Vainqueur a dit que la vacuité est l’évacuation complète de toutes les opinions. Quant à ceux qui croient en la vacuité, ceux-là, je les déclare incurables.)

 

Kinh Lăng Già A Bạt Đa La (Lankāvatāra sūtra) cũng rất nhất quán về Tính Không của các pháp như sau:

 

Les choses, comme les illusions et les rêves,             Các pháp, đều như ảo ảnh, như mộng
N'ont pas de naissance, ni de nature propre,               Không sinh ra, cũng vô tự tánh
Et comme elles sont toutes naturellement vides     Và vì các pháp đều có bản chất trống không
Elles ne relèvent ni de l'être ni du néant.                 Nên chúng không phải hữu thể, cũng chẳng

phải hư vô


Có thể nói rằng, toàn bộ Trung luận, là tự phủ định lấy chính nó.
Vì sao ?
Trung tâm điểm của Trung Quán lấy Duyên Khởi làm tông, như được trình bày trong phần dẫn nhập, nó bao gồm ba điểm:

  • Duyên khởi tánh: Chư Pháp tùng duyên sanh
    • Giả danh tánh: Diệc tùng nhân duyên diệt
    • Trung đạo tánh: Ưng tác như thị quán

Nhưng toàn bộ 27 chương của Trung Luận đều ra sức phủ định lý duyên khởi.
Chương 25 Quán Niết Bàn, Long Thụ lại phá nhân duyên của Niết Bàn bằng bài tụng kệ số 9:

Thọ chư nhân duyên cố                     受諸因缘故              Tùy thuộc các nhân duyên
Luân chuyển sinh tử trung              
輪 轉生死中              Luân chuyển trong sinh tử.
Bất thọ chư nhân duyên                  
不受諸因缘               Không tùy thuộc các nhân duyên
Thị danh vi Niết bàn.                       
是名為涅槃               Đó gọi là Niết bàn.

 

Ya ajacam-javi-bhava upadaya prati ty ava,
So ‘prati tyanupadaya
Nirvāṇam upadisyate

Martine và Stephen Batchelor dịch sang Anh ngữ: “Whatever things come and go are dependent or caused.  Not being dependent and not being caused is taught to be Nirvana.
David J. Kalupahana dịch hơi khác một tí: “whatever is of the nature of coming and going that occurs contingently or dependently. Freedom is, therefore, indicated as being non-contingent and independent”.

Có nhiều người đưa ra nghi vấn: Sau khi Phật nhập diệt, ngài có sẽ tái sinh không? Hay là ngài sẽ không tái sinh ? hoặc ngài vừa tái sinh vừa không tái sinh ? v.v…


Như Lai diệt độ hậu               如來滅度後                Như Lai diệt độ rồi
Bất ngôn hữu dữ vô               不言有與無                Không nói có và không
Diệc bất ngôn hữu vô            亦不言有無                Không vừa có vừa không
Phi hữu cập phi vô.                非有及非無                Không khôngkhông không.

  • After death a Buddha reappears somewhere else
  • After death a Buddha does not reappear
  • After death a Buddha both does and does not reappear
  • After death a Buddha neither does nor does not reappear


Long Thụ noí rằng, ngay cả khi Phật còn tại thế, cũng không thể xác định được ngài có hay không, hoặc vừa có vừa không, hoặc vừa không có cũng không không, bằng bài kệ số 18 như sau:

Như Lai hiện tại thời             如來現在時                Như Lai giờ phút nầy
Bất ngôn hữu dữ vô               不言有與無                Không nói có và không
Diệc bất ngôn hữu vô            亦不言有無                Không vừa có vừa không
Phi hữu cập phi vô.                非有及非無                Không khôngkhông không.

 

Sư ông Làng Mai có một đoạn kể từ kinh A Nậu La Độ rất an khớp với hai bài kệ số 17 và 18:
‘‘Sau khi Đức Như Lai diệt độ rồi thì Như Lai còn hay không còn, hay Như Lai vừa còn vừa không còn, hay Như Lai vừa không còn vừa không không còn ?’’. Đó là đối tượng của kinh A Nậu La Độ. Có một hôm, thầy A Nậu La Độ đang đi ngoài đường, gặp một số du sĩ của một giáo phái khác chặn thầy lại hỏi: Thầy A Nậu La Độ, Đức Như Lai được tôn xưng là bậc giác ngộ hoàn toàn. Vậy Ngài nói thế nào về vấn đề sau khi chết? Ngài còn hay không còn, hay vừa còn vừa không còn, hay vừa không còn vừa không không còn? Thầy A Nậu La Độ trả lời: Thầy tôi không bao giờ nói đến thực tại qua bốn mệnh đề: có, không, vừa có vừa không, hay không có cũng không không. Thầy trả lời cũng đúng, nhưng bên kia chưa được thỏa mãn. Thầy A Nậu La Độ về hỏi Đức Thế TônĐức Thế Tôn đã dạy thầy A Nậu La Độ qua kinh A Nậu La Độ. (xem kink)

Bài kệ phủ định tứ cú bao gồm:

  • Ni x – hữu
  • Ni non x – vô
  • Ni x et non x – Diệc hữu diệc vô
  • Ni x ni non x – phi hữu phi vô


Nên nhớ, khái niệm Niết Bàn có đôi chút khác biệt giữa Đại Thừa (Mahāyāna) và Tiểu Thừa (Hīnayāna).
Trong cuốn Introduction to Madhyamaka, Jaideva Singh nêu ra sự khác biệt, Tiểu thừa cho rằng Niết Bànthoát khỏi vòng luân hồi saṃsāra, nhưng Nagarjuna phản bác trong chương 25 bài kệ số 9 (MK XXV, 19):
Tiểu thừa cho rằng Niết Bàn là ngược lại với Luân Hồi Sinh Tử. Nagarjuna nói rằng không có gì khác biệt giữa Niết BànSinh Diệt.
Không gì trong thế giới hiện tượng khác biệt với Niết Bàn, không gì của Niết Bàn khác với thế giới hiện tượng.
(The Hīnayāna thinks that Nirvāṇa is the opposite of Saṃsāra (phenomena). Nagarjuna says that there is no difference between Nirvāṇa and Saṃsāra.

Nothing of phenomenal existence (Saṃsāra) is different from Nirvāṇa, nothing of Nirvāṇa is different from phenomenal existence.)

Bài Kệ số 19 và 20 phá tan chấp thủ về hai đối cực giải thoátluân hồi:

Niết bàn dữ thế gian              涅槃與世間                Niết bànthế gian
Vô hữu thiểu phân biệt          無有少分別                Không mảy may phân biệt.
Thế gian dữ Niết bàn             世間與涅槃                Thế gianNiết bàn
Diệc vô thiểu phân biệt.         亦無少分別                Không mảy may phân biệt.


Niết bàn chi thật tế                 涅槃之實際               Thật chất của Niết bàn,
Cập dữ thế gian tế                  及與世間際                Thật chất của thế gian,
Như thị nhị tế giả                   如是二際者                Thật chất hai thứ ấy
Vô hào ly sai biệt.                   無毫釐差別                Không mảy may sai khác.

Như vậy, Long Thụ đi một vòng thật xa, với 27 chương, 500 tụng kệ, bộ Trung Luận như chiếc lỗ đen vũ trụ, hút mọi vật vào Tính Không.
Đọc tới đây, tôi nghĩ ít nhiều độc giả Tính Không. Nếu không hiểu, thì tốt nhất đừng hiểu gì hết. Còn hiểu  không theo đoạn kiến, rồi buông thả phóng túng, thì sự hiểu biết ấy có hại cho chính mình, và nhất là cho xã hội. Vì lý do tế nhị này mà Phật không dạy Tính không cho người hạ căn. Khi Phật trao truyền Tính Không, ngài không nói một lời, chỉ cầm nhánh hoa và mỉm cười nhìn đại chúng. Toàn thể đại chúng đều ngơ ngác, riêng Ma Ha Ca Diếp cũng mỉm cười nhìn Phật và đóa hoa trên tay Phật. Hai cái mỉm cười đầy Tính Không trong sự im lặng viên mãn Tính Không.
Người hiểu Tính Không, đứng trước một chiếc nhẫn cỏ và một nhẫn kim cương vẫn có cái nhìn bất nhị.
Đóa hoa Vô Thườngkết kinh của thành, trụ, hoại, không. Đóa hoa ấy đại diện cho mọi lẽ sống sinh động. Không có vô thường, thì không gì sinh, không gì diệt ; tất cả đều trơ trơ một cách vô nghĩa, chả nam chả nữ, chả có gia đình, xã hội, chả có sự chuyển động, chả có ăn uống, chả có gì hết. Nếu vô thường dừng sững lại, như trái đất đang quay bỗng ngừng, thì moi sự sống sẽ biến thành mặt trăng. Vô thườngphép lạ để mọi sự sống lưu chuyển. Ai đòi vĩnh hằng, đòi sự sống đời đời, thì kẻ ấy đi ngược lại với phép lạ của vũ trụ, phép lạ ấy làm cho nước chảy, mây bay, con người sống trong hạnh phúcđau khổ, thời gian trôi đi, ngày đêm luân chuyển. Người nắm bắt được vô thường, sẽ như kẻ biết xử dụng dao, chặt khoét đẽo gọt những gì cần phải chặt khoét đẽo gọt. Người không nắm bắt được vô thường, sẽ bị dao đâm cho thật xót xa đau đớn.

Tính Không Như con dao hai lưỡi không có cán, nơi nào cũng sắc bén, cầm vào là đứt.
Tính Không cũng có muôn mặt, khi thì nó chính là Vô Thường sinh, trụ, dị, diệt ; khi thì nó là duyên khởi ; có lúc nó lại là Vô Ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả.
Chính vì vậy mà rất khó hiểu Tính Không. Hiểu Tính Không thì như cá bơi trong nước, bơi nghiêng, bơi ngửa, bơi sấp, bơi nổi, bơi lặn đều là du hí, còn không hiểu Tính Không thì chớ vội nhảy xuống hồ, sẽ sặc nước và coi chừng chết nước.

Tôi xin trích dẫn bài kệ số 16 của chương 24 Quán Tứ Đế để chấm dứt phần nói về Tính Không:

Nhược nhữ kiến chư pháp                若汝見諸法                Nếu bạn thấy các pháp
Quyết định hữu tánh giả                    
決定有性者               Quyết địnhtự tánh,
Tức vi kiến chư pháp                        
即為見諸法                Là bạn cũng chủ trương
Vô nhân diệc vô duyên.                    
無因亦無缘                Không nhân cũng không duyên.

 

Nếu chúng ta thấy mọi sự vật có tự tính, con ngườicon người, chiếc xe là chiếc xe, cục vàng là cục vàng, thì cũng đồng thời chúng ta phủ nhận thuyết duyên khởi, nghĩa là vàng không sinh, không diệt, chiếc xe tự nó có và nó vĩnh viễn không hư hao, con người tự sinh và sẽ không bao giờ chết. Cái nhìn này là phi khoa học. Sự vật nào trong vũ trụ cũng đều phải trải qua 4 thời kỳ, hoặc 4 hình thức: sinh, trụ, dị, diệt. Không thể bảo rằng chúng có tự tính. Như vậy cái nhìn của Tính Không cũng chính là cái nhìn của khoa học.
Đạo Phật bao trùm vi mô và vĩ mô, về vĩ mô, thì như tôi đã nói, vũ trụ ược tóm tắt trong vài chữ thập phương, tam thế nhất thế, tận hư không biến pháp giới. Về vi mô, thì đạo Phật đưa ra bản chất Tính Không, là bản tính căn bản của mọi sự vật, thường được nhà Phật gọi là nhất thiết pháp không, hoặc, nhất thiết pháp vô tự tánh, hoặc, chư pháp tùng duyên sanh, mà thế kỷ XXI người ta thấy được vật chất đen hoặc năng lượng đen chiếm 95% vũ trụphi vật chất, là chẳng có gì cả. Như nhà bác học Stephen Hawking trước khi qua đời đã tuyên bố vũ trụ vô biên không đầu không cuối.

Tôi xin trích 4 câu kệ của Long Thụ, cho thấy điều Stephen Hawking khám phá vào thế kỷ XXI đã được Đức Phật nhìn thấy cách chúng ta hơn 25 thế kỷ:

Nhất thiết pháp không cố       一切法空故               Vì các pháp đều không
hữu biên vô biên              何有邊無邊        Sao có hữu biên hay vô biên ?
Diệc biên diệc vô biên            亦邊亦無邊                Hoặc vừa hữu biên vừa vô biên ?
Phi hữu phi vô biên.              非有非無邊                Hoặc vừa không hữu cũng không vô biên ?

 

(Xin đón đọc phần cuối)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13519)
Con người không nên đổ thừa hoàn cảnh, mà phải có cuộc cách mạng tinh thần phổ cập trong xã hội với giá trị đạo đức Phật giáo để tháo những gỡ vướng mắc trong đời sống hiện tại.
(Xem: 13181)
Ngày mùa đông chúng tôi rủ nhau ra khu rừng chồi nho nhỏ cạnh khu nhà ở mướn của chúng tôi để hái hoa, hái trái dại về cắm bình hoa nhỏ...
(Xem: 15814)
Khi còn đi học, anh nghe chuyện kể rằng: Có nhà thám hiểm đi lạc vào bộ lạc của tộc người hung dữ. Người tù trưởng muốn mượn cớ giết anh để tỏ rõ sự khôn ngoan trước bộ tộc.
(Xem: 15795)
Chùa Từ Đàm từ quốc nội đến hải ngoại - HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 13676)
Xây dựngcủng cố một dòng chính văn hóa để đất nước tiến lên mà không mất gốc không hỗn loạn, đẹp mà dễ thương đó cũng là trách nhiệm của trí thức đương thời.
(Xem: 16586)
Đám lá dừa bắt đầu xào xạc, mùi mưa ẩm ướt xộc vào nhà qua mấy cánh cửa đang mở toan hoang. Tiếng mưa rào rào to dần như đã đến ngay cạnh bờ mương...
(Xem: 14169)
Sự bình an trong đời sống chưa bao giờ bỏ rơi người. Nó chỉ bị che lấp bởi những điều vụn vặt tầm thường. Để tìm lại sự bình an đó, người phải lau rửa, dọn dẹp lại bên trong người.
(Xem: 12887)
Cuộc đời ba trải dài theo năm tháng với bao biến cố bởi sóng gió cuộc đời; như dòng sông quê mình quanh co, uốn lượn mà mỗi khúc sông là một dòng chảy khác nhau...
(Xem: 13320)
Tôi bước lên đồi. Choáng ngợp trước một rừng hoa đại xum xuê rộng lớn. Những gốc cây sù sì, gân guốc tua tủa như đôi tay lực sĩ mạnh mẽ vươn cao. Biển trời bao la.
(Xem: 13280)
Con mèo mù nhìn là động lòng thương tâm, trắc ẩn! Gương mặt non nớt yếu ớt với hai hốc mắt dính lại, đi đứng liêu xiêu. Mỗi lần cho ăn, mình phải bế nó để lên bàn...
(Xem: 17343)
"Cái kiếp con người: Sinh lụy tử". Đó là điều chắc chắn. Nước mắt đã nhỏ xuống quá nhiều cho cái vòng tròn khép kín này.
(Xem: 13011)
Từ những chiếc lá xanh non cho đến lúc úa tàn héo rũ, đã trở thành quy luật thay đổi mất còn của tạo hoá.
(Xem: 13756)
Nếu mai là ngày cuối của cuộc đời tôi sẽ nói với bạn hãy nhìn tôi mà chiêm nghiệm và suy ngẫm một chút về cuộc đời này nhé, bạn ơi! Hãy sống có ích cho chính bản thân mình...
(Xem: 12371)
Sư ông bảo rằng: “Tiếng chuông đại hồng ngân lên không phải chỉ có chúng ta nghe được mà chư vị Bồ tát, Hộ pháp cũng đều nghe thấy. Tiếng chuôngcông năng siêu thoát...
(Xem: 12387)
Người biết yêu điều tốt ghét điều xấu là người biết phục thiện; người biết phục thiện thì dễ tiếp thu đạo lý giác ngộ; người biết tiếp thu đạo lý giác ngộ thì dễ thực hành tự tri...
(Xem: 12598)
Cảm khái từ một bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Paul và gia đình vận động mọi người ngày thứ Hai không dùng thịt, như là một phương cách làm chậm lại sự biến đổi của khí hậu.
(Xem: 12764)
Dù là một kẻ ăn mày, những kẻ hèn mạc thấp nhất trong xã hội thì họ cũng có quyền sống và khao khát được sống. Ai tước đoạt quyền ấy của họ thì cũng có ngày sẽ phải trả giá...
(Xem: 15158)
Mỗi đêm trong sự thực tập Phật Giáo của tôi, tôi cho và nhận. Tôi nhận sự nghi ngờ của người Trung Cộng. Tôi tặng lại niềm tintừ bi.
(Xem: 14990)
Hãy quán hơi thở! Hơi thở luôn ở đây cùng chúng ta. Đức Phật đã dạy chúng ta thực hành thiền định về hơi thở, điều này cũng rất hữu ích như thiền định về chánh niệm.
(Xem: 13299)
Con về ngồi bên chân mẹ ngắm nhìn đôi chân xưa nhiều năm tất bật với đôi dép nhựa quanh năm. Bàn chân nứt nẻ đau rát mà mẹ đâu quản.
(Xem: 12683)
Đức Phật vì lòng thương con người nên chỉ rõ con đường Chân thật, tìm lại tâm mình trong những sóng gió khổ đau, biến đổi, mà tìm thấy được Chân thường trong Vô thường...
(Xem: 13993)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 14356)
Những ai đang đi trên lộ trình tâm linh và những ai muốn sống hòa hợp với người khác thì việc phát ngôn với sự hiểu biếtthương yêu là điều rất quan trọng.
(Xem: 12741)
Đời sống không chỉ là bung ra, thổi tốc mảnh tâm, đi truy tìm tự ngã trong một chốn sơn khê nào đó, hay trong những đô thị sầm uất, trong một cõi hoang vu...
(Xem: 12022)
Cái tạo nên giá trị làm người ở trong xã hội là nhân cách. Có nhân cách lớn (nhân cách tự-do-tinh-thần) là do có trí-tuệ-nhân-văn cao, có trí-lương-tri trong sáng...
(Xem: 13569)
Giữa đô thị ồn àophồn hoa, giữa nhịp sống náo nhiệt và vội vã, ta đi tìm riêng một khoảng lặng bình yên...
(Xem: 14898)
Với Phật giáo, sự hình thành và tồn tại của mỗi sự vật hay hiện tượng đều do nhân duyên. Duyên hợp thì sự thành, duyên tán thì sự tan.
(Xem: 21266)
Là một người Phật tử, Steve Jobs đã rất tinh tế khi sống lời Đức Phật dạy bằng cách cố vượt ra khỏi sự bức bách của tám nhân duyên ám ảnh trần thế...
(Xem: 14392)
Mặc dù thiền định là kỷ luật tôn giáo chính được thực hành bởi các Phật tử gốc Mỹ, nghi thức tụng niệm là một phần quan trọng của nhiều cơ sở thiền định.
(Xem: 14642)
Cần phảisức mạnh để nhận thức rằng chính nỗi sợ hãi và sự vị kỷ mới gây ra tức giận. Và cần phải có kỷ luật để thiền định về ngọn lửa đang hừng hực cháy của lòng sân hận.
(Xem: 13644)
Đã mấy mùa Xuân đi qua, mùa Thu trở lại, dòng đời vẫn trôi chảy, mây vẫn bay, nước vẫn thì thầm với rừng núi và cỏ cây… HT Thích Như Điển
(Xem: 16503)
Đẹp đến nao lòng, khi trong tiết tháng Bảy mưa phùn giăng nhẹ, và bất chợt nở nghiêng giàn những chùm hoa mướp cong cong. Thắt the và tươi mới. Nôn nao và tha thiết.
(Xem: 12571)
Những cơn sóng lăn tăn đủ kỳ cọ những vết sương gió trên da thịt con trôi đi và còn lại đứa con của mẹ dại khờ. Con thả lỏng và nằm nổi trên mặt nước xanh...
(Xem: 12065)
Có cái gì đó nơi nụ cười, cứ như ông Phật của 40 năm trước bằng cách nào đó đã quay lại với ông. Ông thấy thích pho tượng, thích như chưa bao giờ thích đến thế.
(Xem: 11324)
Cuộc sống này quý báu vô vàn, Đức Phật dạy thế cho nên tôi không bao giờ có ý nghĩ hủy hoại cuộc sống. Tôi yêu mến cuộc sống của tôi và của mọi người.
(Xem: 13745)
Việc du hành đến Ấn Độ tu tập đã giúp cho Job chuyển sang Phật Giáo. Thầy Kobun Chino, một nhà sư đã chủ trì hôn lễ của ông với bà Laurene Powell...
(Xem: 15577)
Lâu rồi mới thấy tâm hồn mình thanh thản đến thế. Đứng dưới cội cây vàng nhìn lá rơi ngập phố, chợt nghe mơ màng cả một khoảng trời...
(Xem: 13835)
Ngắm chiếc lá thu chín đang lìa cành rơi rụng ta hiểu được sự hoàn tất của một chu trình chuyển hóa để thăng hoa.
(Xem: 15909)
Thuốc giải thù hận ở trong trái tim, cội nguồn của bạo động, là bao dung. Bao dung là một đạo đức quan trọng của bồ tát [những anh hùng và anh thư giác ngộ]...
(Xem: 12157)
Sáng nay, Sư Cô định lên đỉnh núi tìm hái một ít lá cây đem về làm thuốc cho bà con trong làng.
(Xem: 13170)
Là loài hoa sanh trưởng nơi vùng nhiệt đới, nhờ kết hợp nắng mưa vào hạ mà trổ nhụy ra hoa. Do đó sắc hoa sen luôn tươi nhuần, hương hoa thì thanh nhã dịu dàng mà lan tỏa.
(Xem: 11678)
Tuổi trẻ chứa chan niềm nhiệt huyết, tâm chí cầu đạo toả sáng, học hạnh kiêm ưu, trí năng càng hiển lộ. Thuận Nguyên lại nung nấu biết bao tâm nguyện.
(Xem: 10777)
Một vùng đất bán sơn địa khô cằn sỏi đá, mùa nắng thường kéo dài. Cây cối gần như khô kiệt. Nhưng cây bồ đề vẫn xanh mát, gần như tách biệt hẳn với cảnh vật xung quanh.
(Xem: 10994)
Mới đầu hạ mà sen đã nở rộ. Nhìn những cánh sen trắng hồng tươi tắn vươn lên từ trong đầm nước, cũng làm dịu bớt cái nắng nóng mà tôi mang tận từ thành phố về đây.
(Xem: 11216)
Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.
(Xem: 11836)
Rong ruổi trên những nẻo đường quê tháng 8, chợt tiếng trống múa lân trong ngõ nhà ai rộn lên từng hồi làm lòng tôi chợt thấy xuyến xao bao nỗi niềm nhớ...
(Xem: 12005)
Kẻ mất búa nhìn đâu cũng thấy người trộm búa. Ừ! ai cũng hay nhìn cuộc đời qua lăng kính của mình. Chuyện anh Cuội theo đó sinh nhiều ngõ ngách nhiêu khê...
(Xem: 11692)
Đây là một câu chuyện thật về sự hi sinh của một người mẹ trong trận động đất kinh hoàngNhật Bản. Sau khi trận động đất đã qua đi...
(Xem: 11219)
Mười năm hay bao nhiêu năm đi nữa, thì ánh đạo từ bi và niềm tin của em đối với chị vẫn nguyên vẹn như cái thuở chúng ta cùng hiện hữu trên cõi đời này.
(Xem: 11681)
Dư âm về người là đời sống thanh cao thoát tục, là hạnh nguyên vị tha, là quá trình sáng tạo không ngừng nghỉ. Sư ra đi mang theo nhiều tâm nguyện còn dang dở.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant