Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thực Tập Cái Nhìn Duyên Khởi Để Biết Yêu Thương Cuộc Đời

08 Tháng Sáu 202119:56(Xem: 3550)
Thực Tập Cái Nhìn Duyên Khởi Để Biết Yêu Thương Cuộc Đời
Thực Tập Cái Nhìn Duyên Khởi Để Biết Yêu Thương Cuộc Đời  

Thông Bảo

Các Yếu Tố Trợ Giúp Ngũ Căn Bén Nhạy








Từ xưa đến nay, nhiều người cho rằng, Đạo Phật chuyên nói về những điều cao siêu huyền bí, rất khó để một con người bình thường thực hành theo. Hoặc muốn thực hành theo thì ta phải lánh xa việc đời, bỏ hết tất cả vào chốn thâm sâu cùng cốc để có thể yên tĩnh tu hành. Đây chính là một quan điểm sai lầm. Cuộc sống ngày càng hiện đại, nếu con người hay cả những người tu hành không nắm bắt kịp những thay đổi thì sự thiệt thòi sẽ đến với chính họ. Sự tu hành chân chính không đồng nghĩa phải xa lánh thế gian, điều quan trọng là khi ta tiếp xúc với nó, ta nhìn nhận nó như thế nào.

Nhân loại đang chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh tương tàn giữa các dân tộc, những hành vi tội ác vô đạo, những hành động hủy hoại môi trường,… Có thể thấy sự thăng tiến về phương diện vật chấttinh thần của nhân loại chưa tương xứng với nhau. Do vì nguyên nhân nào đó họ đánh mất lòng tin hay vì niềm tin sai lạc nên mất phương hướng trong cuộc sống, dẫn họ đến khuynh hướng phản kháng mạnh mẽ mỗi khi ai đó đụng chạm vào. Cũng có thể, vì khát khao muốn chiếm lấy mọi thứ nhưng không thể đạt được khiến con người sống trong tâm trạng chán nản và để nó vùi lấp mình vào hố sâu của tuyệt vọng, không còn khả năng tiếp xúc với sự mầu nhiệm trong đời sống hiện tại. Có những người mang một niềm thất vọng sâu kín, cảm thấy mình không có giá trị nào trong cuộc đời. Họ không muốn đối diện với mọi người và chính bản thân. Vì thế họ tìm sự quên lãng, vùi lấp đời mình trong những thú vui vô bổ.

Để giải quyết những khủng hoảng đó, con người cần sớm nhận thức tính nghiêm trọng và phải tỉnh táo, soi vào đó bằng cái nhìn của duyên khởi, tạo nên một đôi mắt có tình thươnghiểu biết. Để phần nào giúp ta có cách nhìn tích cực hơn về cuộc sống và làm giảm đi những khổ đau mà nhân loại đang gánh chịu, khiến thế giới ngày một thân thiện, gần gũi, con người thương quý nhau như anh em một nhà.

DUYÊN KHỞI

Duyên khởigiáo lý nền tảng của Đạo Phật chỉ cho nguyên lý sinh khởiđoạn diệt do nhân duyên của các pháp hữu vi hay các hiện tượng khổ đau. Tất cả các pháp hữu vi đều do duyên sinh. Sự có mặt của một pháp cũng là sự có mặt của toàn bộ nhân duyên sinh ra nó và ngược lại sự hoại diệt của một pháp cũng là sự hoại diệt nhân duyên sinh ra nó. Các pháp không có thật sinh hay thật diệt. Có thể nói ngắn gọn như câu kinh sau: “Cái này sanh thì cái kia sanh, cái này diệt thì cái kia diệt”. Vì vậy, nhìn cuộc đời bằng đôi mắt duyên khởi để cái thấy không chỉ là cái thấy đơn thuần. Đôi mắt ấy còn đưa đến nhận thức hoàn chỉnh, hành động phù hợp với chân lý của cuộc đời, có khả năng hiểu biết rõ ràng về tính chất khổ đau của bản thân mình và thế giới xung quanh. Được dẫn dắt bởi cái nhìn duyên khởi chính là bước khởi đầu giúp con người từng bước thực nghiệm hạnh phúc an lạc trong đời sống.

Làm thế nào để có một cái nhìn duyên khởi? Theo tác giả, trước hết chúng ta nên học và chuyên tâm thực tập, theo tiến trình lắng nghe học hỏi, suy tư và thực hành (Văn – Tư – Tu). Hạt giống ở trong mỗi người đã có, ta cần trưởng dưỡng hạt giống thiện căn ấy. Sự học hỏi, thực tập một cách tinh tấn liên tục sẽ hiệu quả hơn nếu có thêm người thầy giỏi hướng đạo, người bạn tốt đồng tu. Đây cũng là con đường bắt đầu thực hành công hạnh Bồ tát giúp đời.

Bên cạnh đó, mỗi ngày chúng ta cần có một khoảng lặng, vì sự yên tĩnh luôn là yếu tố cần thiết để giúp cho ta sáng suốt quán xét mọi việc. Xem xét lại cái nhìn của mình như vậy đã đúng hoàn toàn hay chưa, hay đó chỉ là cái nhìn từ một phía. Càng có cái nhìn thấu hiểu chừng nào càng đưa đến hành động đúng chừng đó. Trong một ngày, nếu biết thực tập cái nhìn duyên khởi với tất cả mọi việc mà ta đối mặt, sẽ thấy mình có sẵn rất nhiều điều kiện của hạnh phúc ngay trong hiện tại.

MỌI SỰ TRÊN ĐỜI ĐỀU DO NHÂN DUYÊN, HỢP TAN VÔ THƯỜNG

Tất cả mọi sự vật hay hiện tượng, từ vật lý đến tâm lý, không một pháp nào sinh ra hay diệt đi mà thoát ra ngoài quy luật duyên sinh. Thấy được mọi sự trên đời đều do nhân duyên là cái nhìn trí tuệ đầu tiên mà con người cần phải nỗ lực đạt đượcĐời sống hay thế giới này tạo thành là do một chuỗi tương quan liên hệ, trong đó sự sinh khởihoại diệt của các yếu tố tùy thuộc một số yếu tố khác làm điều kiện cho chúng. Nhờ vào duyên mà người ta được gặp nhau, trở thành bạn bè, đồng nghiệp, tri kỷ. Tất cả chúng ta có mặt với nhau ở đây không phải tự nhiên, mà do nhân duyên với nhau nhiều đời nên mới gặp. Có người mình chưa bao giờ biết, nhưng vừa gặp thì thấy thân quen. Có người vừa mới gặp đã thấy không hợp. Hay tại sao ta không được sinh vào nhà cao sang quyền quý kia mà lại sinh vào nơi nghèo khổ này… chắc chắn đây là những câu hỏi mà con người thường đặt ra. Khi soi rọi bằng cái nhìn duyên sinh, ta liền hiểu rằng con người do tạo các nhân duyên thiện ác khác nhau nên phải thọ quả như vậy.

Nhận thức được nguyên lý duyên khởi, ta biết được sự hiện hữu của chúng ta trên đời này là hoàn toàn do nhân duyên, do nghiệp lực dẫn dắt, không phải do thần linh hay thượng đế nào tạo ra. Cuộc sống hiện tại của mình cũng là do nhân duyên, do hành động có chủ ý của mình tạo ra, chẳng phải do ai đó sắp đặt hay an bài cả. Từ góc nhìn duyên khởi, nó đã trả con người về với vai trò làm chủ vận mệnh của mình. Nhưng con người, ai cũng sợ khổ đau, lại luôn luôn khởi tâm với những việc bất thiện, rồi tạo những nghiệp mới, để rồi khổ đau này chưa dứt, khổ đau khác lại đến. Và vì sự che mờ của vô minh mà ta không nhận ra được mọi sự trên đời do duyên mà thành, đưa đến sự đổ lỗi hay trông chờ vào tha lực nào khác can thiệp vào đời sống của mình.

Với cái nhìn từ duyên khởi, ta hiểu được nguồn gốc tất cả mọi sự việc xảy ra với bản thân. Từ đó hướng đến xoay chuyển khổ thành vui, bệnh tật thành khỏe mạnh, giận dữ thành hiền lành, ích kỷ thành rộng lượng… hướng con người đến một đời sống cao thượng, sống không vì lợi ích cho riêng mình.

Phàm cái gì do duyên sinh thì cái đó cũng vô thường. Thế giới này không có gì tồn tại mãi mãi, luôn trôi chảy không ngừng thay đổi. Đời người phong sương phiêu bạt, hơn thua với những lợi danh, nhưng chẳng bao giờ nhận ra sự vật giây phút này với sự vật giây phút sau chẳng giống nhau. Cái này sinh ra thì trong khoảng thời gian nào đó cũng sẽ mất đi. Từ người thân, món đồ mà ta yêu quý, hay cả đến ngọn núi cao kia,…rồi cũng sẽ thay đổi theo nguyên lý thành trụ – hoại không. Người hiểu được duyên sinh vô thường là người rất quý trọng những gì mình đã và đang có, không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó để làm cho cuộc sống được an vui và ý nghĩa hơn.

TỪ CÁI NHÌN DUYÊN KHỞI ĐẾN LÀM ĐẸP CHO ĐỜI

Cuộc sống vốn vô thường, vô ngã. Nhưng chính vì mê đắm các dục vọng, tiền, tài, danh, lợi mà con người tạo ra cái nhìn sai lầm, gây nên thành kiến, ngộ nhận, khiến cho tâm hồn ngày càng nặng nề. Ta tự gây đau khổ cho chính mình và còn liên lụy đến những người xung quanh.

Theo cách nhìn của duyên khởi thì cái này có mặt cái kia cũng có mặt. Có thấp có cao, có xấu có đẹp, có trong có ngoài… Mọi phân biệt đối đãi đều nương vào nhau mà có mặt. Cả hai mặt của thực tại đều tương sinh, tương duyên, tương khởi, không thể loại bỏ bên này mà giữ lại bên kia được. Khi đã nhìn được mọi sự trên đời đều do duyên sinh, chúng ta không còn rơi vào lối sống mê lầm, tránh được bao định kiến phân biệt chủng tộc, màu da, đẳng cấp. Tất cả những năng lực cuồng nhiệt trong ảo tưởng không còn quay cuồng nữa, trái lại tâm trí ta sẽ trở nên sáng suốt và có trách nhiệm hơn đối với đời sống của mình. Thấy được rằng niềm vui chúng ta có hôm nay có liên hệ với tất cả những gì đã và đang xảy ra ở trong ta và tất cả mọi người xung quanh. Mặt khác, khi ta thấy được bất cứ cái gì sinh ra cũng đều có sự diệt đi, từ đó ta từ bỏ chấp niệm về “của tôi” hay “tôi”. Hiểu được như vậy, tâm ta không còn bị ràng buộc vào bất cứ điều gì, đó là sự an tịnh không cần cầu nguyện hay ban ơn của bất cứ ai. Giống như ánh mặt trời soi chiếu lên thì màn đêm biến mất.

Ta nên thường xuyên cảnh giác và ngăn chặn những hành động bất thiện qua thân, lời hay ý, hãy tỉnh thức đối với mọi ý nghĩ, lời nóihành vi. Như trong cuộc sống có những người thường cáu gắt, mắng chửi mình, nhưng nhờ có thực tập cách nhìn duyên khởi, ta không còn giận dữ nữa mà thay vào đó là thái độ bình hòa trước những hành vi đó. Nhờ có sự nhìn nhận này mà chúng ta tự thay đổi thói quen hành động của chính mình, biến đau khổ thành con thuyền thanh lương đưa đến bến bờ an tịnh. Dần dần mọi thói xấu sẽ chuyển hóa thành những thói quen tốt. Nhưng quan trọng phải nhìn sâu bằng trí tuệ chứ không phải chỉ nói suông là đủ. Nếu không có cái nhìn đúng đắn sẽ dẫn đến phán xét sai lầm, hành động nông nỗi.

Nhận thức về duyên khởi cũng giúp ta hiểu được mối quan hệ xã hội là một hợp thể hỗ tương; giữa con người với con người, giữa gia đình với xã hội, luôn tiềm tàng một mối liên hệ gắn kết không thể tách rời. Từ những chị lao công, anh công nhân nhà máy đến giáo viên, bác sĩ,… Tất cả mọi người đều quan trọng trong xã hội này. Ta sẽ nhận thấy mỗi hành vi của mình khởi phát đều ảnh hưởng đến người khác và môi trường xung quanh. Giống như một hành động tiêu cực một cá nhân có thể kéo theo sự trì trệ toàn cục. Tất cả tạo thành một vòng khép kín, trong cái này bao hàm cái kia, cái kia lại chứa đựng cái này, hoặc cái này tồn tại không thể thiếu cái kia và ngược lại. Nhờ có cái nhìn như vậy, mỗi khi hành động, nói năng ta đều suy nghĩ thấu suốt. Ta luôn chủ động thực hiện các việc làm theo chiều hướng tốt đẹp bằng cách “sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người bớt khổ”. Với sức mạnh của sự quán chiếu như vậy, mỗi hành động ta làm đều trở thành suối nguồn thanh lương nuôi dưỡng đóa sen thiện mỹ trong lòng ngày một tăng trưởng để có thể sống thong dong tự tại giữa cuộc đời.

Có thể thấy, sự tồn tại của một cá nhân trên cuộc đời là một phép nhiệm mầu. Nếu toàn xã hội đều có cái nhìn này thì môi trường sống trở nên tốt đẹp, làm bất cứ việc gì cũng đem đến lợi mình lợi người, có lòng từ ái đối với muôn loài chúng sinh, không còn cảnh chiến tranh tàn khốc bởi bom đạn,… Con người sống hoạn nạn có nhau, không còn thờ ơ khi thấy một cảnh đời bất hạnh.

Nếu hằng ngày không thực tập cái nhìn duyên khởi thì khi hoạn nạn xảy đến, chúng ta sẽ không nhìn thấu suốt vấn đềtiếp tục vùng vẫy trong hoạn nạn, hao tổn năng lượng. Thực tế không có sự lựa chọn nào khác, chúng ta chỉ có cách đón nhận nó bằng cái nhìn của duyên khởi mới có thể khiến ta và mọi người đều thấu hiểu nhau hơn. Thông qua con đường này, không chỉ chính mình mà toàn xã hội đều được an bình. Khi tập nhìn bằng ánh mắt thấu hiểu thì mới có thể tự giải thoát khỏi nghiệp lực và khổ đau, để đạt được hạnh phúc chân thật.

Tu tập giúp nhìn nhận được bản chất của cuộc sống, từ đó mới có thể thoát mọi ràng buộc, khổ đau. Chúng ta cần phải sống với thực tại, cho nên nếu chỉ hy vọng vào việc thoát khổ đau mà không thực tập xóa bỏ thì sau cùng cũng chỉ khiến ta rơi vào cảnh đau khổ hơn mà thôi.

Thế giới đương thời đang có những bước chuyển mình tích cực lẫn tiêu cực trong mọi lĩnh vực. Thực hành nhìn cuộc đời bằng cách nhìn duyên khởi dễ dàng vượt qua chướng ngại thiết lập một thế giới an bình. Cách nhìn về duyên khởi còn soi sáng ý nghĩa tu tập giải thoát đối với mỗi con người, giúp họ chứng nghiệm sâu sắc về sự thật vô thường, khổ đau và vô ngã của hết thảy mọi hiện hữu. Đồng thời việc ấy còn có công năng dứt trừ mọi tham áichấp thủ, đưa đến đoạn tận khổ đau. Từ cái nhìn đúng đắntích cực này, mỗi người thêm yêu mến cuộc sống và càng phấn đấu nỗ lực để góp phần cho sự phát triển chung của xã hội. Đó chính là giá trị thiết thực của sự thực tập cái nhìn duyên khởi để biết yêu thương cuộc đời.


(Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 366)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2710)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2295)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2350)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 3691)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2560)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 2709)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3071)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2145)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2257)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2561)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 2795)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2626)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2389)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2394)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 2953)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2389)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2074)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2167)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2263)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2381)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2436)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2479)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 2977)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2321)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 1927)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2438)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 1859)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2551)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2694)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 2701)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
(Xem: 2460)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2287)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2567)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm. Trong chuỗi thời gian này con người hưởng hạnh phúc không bao nhiêu,
(Xem: 2207)
Đạo đứccăn bản làm người. Một khi có đạo đức rồi, chúng ta mới có thể đứng vững được.
(Xem: 2983)
Đạo Phật thường có câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" (khởi tâm niệm mà chẳng trụ trước vào bất kỳ quan niệm, tình cảm hay hình tướng gì cả).
(Xem: 2402)
Trong nhiều bài kinh về pháp niệm hơi thở (MN 118, AN 10.60), Đức Phật dạy:
(Xem: 2323)
Như một cách lựa chọn để hiểu về sự đa dạng hình thái của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XXI, bài viết này đề xuất một mô hình
(Xem: 2192)
Phật giáo, nhất là Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: Khế lý và Khế cơ.
(Xem: 2897)
Theo Phật giáo, cúng dường hay Cung dưỡng có nghĩa là cung cấp nuôi dưỡng hay cúng dường những thứ lễ vật như ...
(Xem: 3791)
Trong lịch sử nhân loại, Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên đã giảng dạy những phương thức đem đến hạnh phúc cho con người và cả cho thiên giới.
(Xem: 2689)
Đức Phật đã nhiều lần răn dạy nếu cứ tranh chấp, đấu đá, hơn thua thì câu chuyện bất hòa sẽ kéo dài đến vô tận.
(Xem: 2794)
Sinh – lão – bệnh – tử là quá trình không ai có thể tránh khỏi. Với niềm tin từ kinh sách, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo, khi có người chết
(Xem: 2385)
Bồ đề tâmphát nguyệnthực hành Bồ tát hạnh để đạt đến giác ngộ trong mong muốn giáo hóagiải thoát chúng sanh
(Xem: 2451)
Khi đọc lịch sử Đức Phật, có lẽ độc giả đều nhận ra lý do Thái tử Tất-đạt-đa (Sidhartha) quyết chí xuất gia tìm đạo.
(Xem: 2342)
Vượt thoát bể khổ, hẳn không ra ngoài chữ buông. Từ buông vật tài, đến buông thân, rồi buông vọng tưởng, âu là lộ trình vật vã.
(Xem: 2098)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức PhậtTăng đoàn đã thay Phật để truyền bá
(Xem: 2383)
Nếu Đức Phật có thể cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không có nhiều vị Phật, chỉ một vị Phật là đủ.
(Xem: 2688)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vongẤn Độ.
(Xem: 3681)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant